1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành vi của CÁC LOÀI THÚ và VÕ THUẬT ...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 17/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    TLVN đọc nhiê?u, biết rộng. Gấu có nhiê?u loa?i, nơi na?o cufng có, thế có môn na?o lưu truyê?n nhưfng thế đánh liên quan đến Gấu không ? (ngoại trư? Gấu mẹ vif đại)
  2. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Cái đúng sẽ chiến thắng, cái hợp lý sẽ tồn tại.
    Võ thuật tượng hình các loài vật đã, đang và sẽ tồn tại vì nó không chỉ mang mục đích duy nhất là chiến thắng trên võ đài, mà còn là yếu tố di sản văn hoá, tinh thần, biểu diễn, triết học,...v..v... (có người không quan niệm thế vì cho rằng võ là phải mang yếu tố thực chiến, nhưng cũng có người không quan niệm thế, cũng có người quan niệm thế mà không tự biết là mình quan niệm thế, cũng có người chẳng quan tâm đến việc quan niệm như thế nào, chẳng cần phân tích rốt ráo đến tận cùng của vấn đề là gì, thích võ thì tập võ, thế thôi.... nói chung là "nhân tâm tuỳ thích")
    Xét trên góc độ thực chiến thì không biết hồi xưa võ thuật tượng hình có tồn tại không (trên chiến trường chẳng hạn,....) tôi thì tôi nghĩ là không, quy luật tự đào thải thôi, đang giáp chiến, thương kích, qua, .. đâm vèo vèo, cung tên tua tủa,... mà diễn cho đủ, đúng như thế tượng hình thì hy sinh đầu tiên.... Binh sỹ lẽ cũng tập đủ bài bản múa may trên thao trường, nhưng ra trận có bài bản chiến đấu riêng, ví dụ 18 đường đánh qua (tiến lùi, phải trái, nhổm thụt, né gạt, xoay trở,...) đơn giản và hiệu quả trên chiến trường. Còn thời nay thì quá rõ rồi, xem trên các võ đài thì thấy thôi, chẳng có tượng hình bắt chước loài vật nào cả, đánh theo kiểu con người thôi.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Bác coi trọng tôi quá, tôi chỉ dám nhận là KẺ NÓI BỪA chẳng may nói trúng thôi.
    Xét về khía cạnh nào đó thì hình tượng các loài thú trong võ thuật mang tính "MÔ PHỎNG" nhiều hơn. Những động tác đó thường phải truyền tải 1 nội dung, 1 cách dùng cụ thể.
    Ví dụ như thế võ KIM KÊ ĐỘC LẬP, là thế võ xuất sứ từ "kê quyền". Nếu chỉ nhìn tư thế đứng 1 chân như vậy thì hơi bị điên, mà phải nhìn vào cách dụng của nó. Theo những gì tôi được học, đã tập, đã thực hành giao đấu nhiều trận (tất nhiên là đều không mặc áo giáp lẫn "cuki" che hạ bộ) ,... thì đây là thế võ khá hữu hiệu để chống đỡ các đòn đá tầm TRUNG (thường mục tiêu là đá vào hạ bộ, bụng và đùi). Đợt đi Sài Gòn vừa rồi, tôi cũng mô phạm thế KIM KÊ ĐỘC LẬP này với 1 số anh em Sài thành, trong đó có DONGBAI. Chỉ với 1 thế dụng như vậy tôi dễ dàng khống chế mọi cú đá - đạp tầm trung với lực vào đòn mạnh nhất có thể.....
    Chỉ 1 thế võ đơn giản vậy nhưng khi đưa vào thực chiến thì sẽ khác, thậm chí sẽ thay đổi cục diện trận đấu. Vấn đề là sẽ dùng như thế nào, dùng lúc nào, dùng với đòn nào,.... thì phải bàn nhiều nữa.
    Mời các bạn tiếp tục loạn bàn thêm.
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 18/09/2007
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    mô phạm => thị phạm
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Em cũng nghiêng về giả thiết người xưa học cách dụng lực của các con thú do va chạm quan sát nhiều khi vào rừng săn bắn hái lượm.. tất nhiên trừ cong rồng thì không phải thế.
    Cách dụng lực có lẽ nói cụ thể hơn là cách luyện chuyên biệt từng nhóm cơ của người xưa khi chưa có những dụng cụ hỗ trợ hiện đại như ngày nay.
    Còn về miếng đánh cụ thể thì thú có cách bố trí nhóm cơ khác, người có bố trí nhóm cơ và tư thế đứng cũng khác nên có muốn đánh giống thì cũng chỉ ở ý tưởng kiểu như đánh kiểu hạc là dùng nhiều lực xoay khớp vai, đánh kiểu hổ thì dùng lực giật của sống lưng, đánh kiểu khỉ thì nhón chân vẩy tay ở cự ly ngắn...
    hề hề tán cho vui chứ thật em cũng chả biết miếng võ thú nào, chỉ thích xem nên luận ra thôi
  6. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác không thích tên các loài thú thì dùng loài người cho gần gũi vậy. Tỉ du: thế thằng đái bậy, thế thằng say rượu, thế em ****...
    Tượng hình mà chỉ lấy ''hình'' thì chẳng được mấy. Lấy ý, lấy thần, lấy qui luật... mới nhiều.
  7. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Việc học tập loài vật trong chiến đấu là có thực. Tôi xin lấy ví dụ nhỏ để các bác tham khảo: con chó khi cắn mồi không bao giờ giữ nguyên một chỗ mà luôn phải quăng quật giũ con mồi khiến con mồi không thể đứng vững và có đủ tâm lí bình tĩnh mà chống trả, hoặc làm trật khớp sống lưng hay cổ con mồi. Nói chung bác nào tập cầm nã thì hiểu cái lối giằng đằng này rồi lại giật trở lại đằng kia. Nhân thể mời các bác xem một đoạn cầm nã (nắm đầu): http://youtube.com/watch?v=JKVpMmdWwLs
    Xà quyền cũng là một bài võ mô phỏng, học tập loài trăn rắn ở các đặc tính quấn vít, đưa đối thủ vào những thế bất lợi không thể phản công được: http://www.youtube.com/watch?v=g9CAr7ytKEM
    Nói chung mục tiêu học tập ban đầu của con người là vậy, sau này người học tự huyễn hoặc mình, bấu víu vào hình thức mà võ thuật mô phỏng mất đi hiệu quả chiến đấu.
    Mở rộng thêm, việc mô phỏng thiên nhiên là một việc làm hết sức khoa học cái đó gọi là "phỏng sinh học"
    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 07:26 ngày 19/09/2007
  8. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, đến khi nào bắt được cái bản chất vật lý của hiện tượng rồi thì mình có thể phỏng sinh học theo một diện mạo hoàn toàn khác mà vẫn giữ được cái bản chất về vật lý đó. Cái phỏng sinh học đó khác hẳn với việc bắt chước thuần túy về hình thức.
    Mời các bác xem thêm: Hổ vs Báo; Báo vs Trăn:
    http://www.youtube.com/watch?v=YEgu272c5Ls
    chú ý con trăn cắn vào một điểm rồi lập tức lấy thân quấn và giấu đầu đi khiến đối phương không tìm được điểm cắn mà gỡ đòn

    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 19/09/2007
  9. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    cái thế của anh TLVN hay đấy ,em vẫn chơi hoài đều đều ,thông thường mọi người phản xạ khi bị đá thường co chân lên che kín phần hạ bộ ,tuy nhiên cái thế này là bị động .Nếu ta định đúng thời điểm ra đòn và dùng gối như là đòn chặn thì đòn công của đối phương bị mất tác dụng .
    Thanks anh TLVN.
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Người ta là VÔ TÌNH còn mình là HỮU TÌNH, "vô tình" với "hữu tình" hoàn toàn khác xa nhau.
    Để hiểu về Kê quyền, người ta không thể hình dung ra nếu không xem ĐÁ GÀ, một nét văn hoá mà ở vùng miền nào cũng có. Thế Kim Kê Độc Lập, khởi nguyên từ hình ảnh của Gà đứng 1 chân, nhưng trong cuộc đấu (Chọi gà - Đá gà) Gà chọi là giống hiếu chiến và rất thuần thục, mỗi con mỗi vẻ. Bình thường đứng 2 chân còn chẳng ăn ai, huống hồ là đứng 1 chân, nhưng khi chọi các chú gà chọi lại dùng rất thuần thục tư thế dở hơi này mới chết chứ. Gà nòi, đôi khi người ta còn yêu quí như vàng ấy, chăm sóc cưng chiều có khi còn hơn cả con người. Nhiều con còn được chủ ưu ái cho mang cả cựa sắt. Với những cựa sắt thì các cú đá của gà chọi vô cùng dũng mãnh, con nào không có sở trường chiến đấu riêng khi đấu mà bị đá trúng thì cầm chắc cái chết. Có lẽ về đá gà thì tại vùng đất Bình Định xưa có Nguyễn Lữ, em ruột Nguyễn Huệ là người đam mê có tiếng nên cũng sáng tạo ra bài HÙNG KÊ QUYỀN để lại đến ngày nay. Về bài quyền này, nghe nói toàn lấy các tư thế chiến đấu của Chọi Gà để sáng tác.....
    Thế võ KIM KÊ ĐỘC LẬP bình thường là thế võ phòng thủ_ Bị động, nhưng nếu biết cách có thể chuyển thành Phòng thủ_ Chủ động nếu chịu khó nghiên cứu và chịu khó thực hành trên 1000 lần sẽ tìm ra mấu chốt của vấn đề. Đừng vì hình ảnh và tên gọi "mô phỏng" mà bỏ qua cái dụng thực của nó. Và trong cuộc đấu chớ nên dùng nó lộ liễu quá, thời gian dùng nó chỉ tính bằng 1 Sát_Na thôi. Người có trình độ võ học cao dùng thế võ này có thể cho đối thủ đo ván gãy chân ngay lập tức, tức là GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG.
    Lúc nào có đk vào Nam tiếp anh sẽ xem Dongbai sử dụng nó đến mức nào, và sẽ có bài tập tiếp.
    _______________
    Nào mời các bác tiếp tục bàn thêm về "Hình tượng các loài thú trong võ thuật".


Chia sẻ trang này