1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạt nhân

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi hung_thang_999, 21/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Hạt nhân

    Bác nào cho em hỏi một chút: khoảng cách giữa các nuclon (proton và norton) trong hạt nhân có thay đổi không? và nếu có thay đổi thì như thế nào?
  2. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Các nuclon được coi là phân bố đều trong hạt nhân nếu như hạt nhân ở trạng thái cân bằng bền, khoảng cách giữa chúng là không thay đổi, bất kể đó là proton hay notron. Khoảng cách đó không nhỏ hơn, nói cách khác là không thể nén chúng lại với nhau. Khoảng cách đó tăng lên trong trường hợp hạt nhân bị kích thích khi nhận năng lượng.
    Lực liên kết giữa chúng là lực mạnh, lớn hơn rất nhiều so với lực Coulomb giữa các proton.
    Đó chính là 1 trong những cơ sở để ra đời mẫu Giọt chất lỏng hạt nhân (the Liquid-drop Model) để tính toán và giải thích các hiện tượng liên quan đến hạt nhân.
  3. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Vậy trong phân bố các hạt nuclon, các proton có được phép ưu tiên chiếm vị trí phía ngoài, còn norton ở phía trong không?
    Trả lời giúp mình nha!
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu có một sự ưu tiên nào đó mà một trong 2 loại hạt luôn ở phía ngoài còn loại kia ở phía trong thì khong bao giờ người ta lại có thể dùng một tên chung để gọi chúng như bạn nói đâu
  5. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý luôn, nhưng bạn cho mình hỏi tại sao có các nhóm barion (có chứa nuclon), medon (có chứa electron), lepton giống như nhóm nuclon . Sao họ không nói tuột ra là có các hạt này hạt kia mà còn xếp nhóm như vậy?
    Mình nói vậy thôi, mình đang học về hạt nhân, thấy họ nói trong hạt nhân thì thế năng tương tác điện (giữa các proton) tỉ lệ thuận với bình phương số proton, tỉ lệ nghịch với bán kính hạt nhân. Nếu như giả sử proton phân bố đêu như thế thì thấy không thể thoả mãn điều trên ấy mà!!! Để tớ về xem lại, chắc tớ bị sai ở chỗ nào đấy.
  6. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Cái này tôi biết chút ít xin trao đổi với bạn.
    Trong công cuộc kiếm tìm nền tảng cơ bản nhất của vật chất mà người ta gọi là các hạt cơ bản người ta đã phát hiện ra ngày càng nhiều vi hạt cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại. Số lượng vi hạt tìm được đến nay khá lớn và để thuận tiện cho việc nhớ tên cũng như các đặc trưng của chúng mà người ta đã phân loại thành các nhóm tuỳ theo quy ước. 3 nhóm bạn đưa ra là được phân chia dựa theo khối lượng của vi hạt : hạt nhẹ (lepton), hạt trung bình (mezon), hạt nặng (barion). Không nhớ chính xác con số nhưng đại loại như sau : hạt nhẹ có khối lượng nhỏ hơn khoảng 100 lần khối lượng electron m[sub]e[/sub], hạt trung bình từ nặng hơn hạt nhẹ cho tới khoảng 1000m[sub]e[/sub], hạt nặng lớn hơn chừng đó.
    Gọi là nuclon vì đó là các hạt cấu tạo nên hạt nhân còn khối lượng của nó có thể nằm trong 3 loại trên.
    Còn gì thắc mắc về mấy thứ này bạn hỏi tiếp nhé, tôi sẽ đọc lại rồi trả lời, bye !
  7. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn, NoHellandHeaven.
    Bạn ơi, thế cho mình hỏi hạt quark nó thuộc nhóm nào vậy.
    Cảm ơn trước nha!
  8. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra phân nhóm các hạt cơ bản còn căn cứ vào spin, điện tích, tác dụng trong trường điện từ .... còn quark thì do chưa có cách nào để tạo ra hạt quark tự do (dù chỉ là lý thuyết) nên quark được xếp vào nhóm hạt lạ ... hình như cái tên của nó mang ý nghĩa tương tự thì phải ?????
  9. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thanks ,BlueSpider!
    Cho mình hỏi thêm:
    Vậy hiện nay có tất cả bao nhiêu loại hạt quark tất cả, và hạt quark là thành phần cấu tạo lên những loại hạt hạt nào?
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Không những không tạo ra được mà hiện tại chưa có phép đo nào xác định chính xác khối lượng và kích thuớc của quark. Cách phân loại các quark chỉ là cách phân loại để dễ phân biệt các loại khi nhắc đến chúng thôi

Chia sẻ trang này