1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Đền Củi thờ ông Hoàng Mười - Hà Tĩnh
    Theo báo Yên Bái
    Thứ sáu , 21 Tháng chín 2007 09:58

    Đền Củi có tên chữ là Khu Độc linh từ được tạo lập ở cuối đời nhà Lê, là nơi thờ ông Hoàng Mười được truyền tụng linh thiêng. Đền ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cách thành phố Vinh chừng 10 cây số, hoặc từ Hà Tĩnh trở ra 40 cây theo quốc lộ 1.
    Đền Củi nằm trên núi Khu Độc bên dòng sông Lam hữu tình là một trong những danh thắng có phong cảnh nổi tiếng ở Nghi Xuân. Trong tâm thức dân gian của người vùng Hà Tĩnh - Xứ Nghệ, ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng Lê Khôi (Nghĩa quân Lam Sơn), gọi Lê Lợi bằng chú. Ông có nhiều công trong chống giặc Minh xâm lược và là quan qua ba đời vua Lê làm đến chức Khâm sai tiết chế thủy, lục chư dinh hộ vệ thượng tướng quân.
    Ông mất năm Bính Dần (1446), an táng trên ngọn Long Ngâm của núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và được xây đền thờ. Sau đó ông lại được tấn phong là Uy Mục Đại Vương rồi Chiêu Trưng Đại Vương năm 1487.
    Cũng ở xứ Nghệ, ông Hoàng Mười được dân gian đồng nhất với nhân vật lịch sử nổi tiếng khác gắn bó với vùng quê này là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ từng làm Tri Châu Nghệ An.
    Có chuyện kể rằng, là tướng tài của nhà Lê, khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mỗi đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.
    Dù hiện thân của Chiêu Trưng Đại Vương hay Uy Minh Vương, nhưng ông Hoàng Mười vẫn rất gần gũi, gắn bó và có cái gì đó phù hợp với tâm lý và phong cánh người xứ Nghệ. Đó là con người có chí khí nam nhi, anh hùng ngang dọc, có tài văn võ và trí dũng hơn người. Ông biết lo nghĩ cho cuộc sống của dân chúng, biết vì dân, không ham danh lợi?
    Từ quốc lộ 1, men theo chân núi Ngũ Mã khoảng 300 mét, rồi xuôi theo bờ sông vài chục mét là đến đền Củi. Đây chính là nơi dãy Hồng Lĩnh vườn mình sà và dòng sông Lam. Đền tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống Lam giang. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.
    Trước đền sông nước mênh mang tạo nên không gian kiến trúc huyền ảo, linh thiêng. Qua vài lần tôn tạo nhưng đền vẫn giữ được nét xưa thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi. Tam quan của đền đặt liền biến sông, cao 2 tầng, đường nét tinh sảo và mền mại uyển chuyển của đôi rồng chầu nguyệt. Mặt trước tam quan có câu đối: "Lam giang hiển hách tự thiên thu/ Ngũ mã anh linh chung tú khí". Phía trong tam quan là hồ bán nguyệt ở sân thấp nhất của đền, vòng qua hồ qua 7 bậc thềm đến sân trên, bước thêm 5 bậc thềm nữa là tới đền.
    Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm ba tòa, mỗi tòa ba gian. Các tòa thống nhất liên kết với nhau và bố trí thành các cung thờ. Thờ Tam tòa Thánh Mẫu, tiếp đến là Ngũ Vị Tôn Ông, sau đó là cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười rồi cung Trần Triều.
    ở cung thờ ông Hoàng Mười có hai bức đại tự "Mẫu Đức Chiếu ảnh" và "Huyền Từ Bố Chững" cùng câu đối: "Quá giả hóa tồn giả thần vị liệt Nam bang tứ bất/ Quốc hữu từ gia hữu danh cao thiên bản lục kỳ" (dịch: Cái đã qua là hóa, cái còn lại là thần, nước Nam có bốn vị bất tử/ Nước có đền, nhà có miếu, trời cao vốn có lục kỳ).
    Mặt tiền hạ điện của ngôi đền có hai tầng mái, trông bề thế nhưng vẫn có nét thanh thoát. phần giữa hai tầng mái có đề: Linh Từ Thánh Mẫu. Trước đền và mặt bên của hàng cột hiên có khắc các câu đối ca ngợi vẻ đẹp của ngôi đền - nơi lưu đức ông Hoàng Mười muôn thuở.
    Xưa nay, người ta truyền tụng đền thiêng, mọi người đến cầu nguyện thường được ông linh ứng phù hộ. Quanh năm, không riêng người xứ Nghệ mà muôn phương khách về đây vãn cảnh hành lễ. Hội đền được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch. Ngôi đền cổ và phong cảnh nên thơ sẽ tạo cho du khách những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại hoặc chìm đắm trong văn chầu và không khí lễ hội truyền thống linh thiêng.


  2. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Đền ông Hoàng Mười - Một di tích lịch sử văn hóa độc đáo
    Người dân xứ Nghệ có câu "Cánh đồng thấp thoáng trăng thanh, Nghệ An có đức thánh minh (ông Hoàng Mười) ra đời". Với họ, ông Hoàng Mười luôn có vị thế hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh. Hơn nữa, đền ông Hoàng Mười lại nằm ở một vị trí có cảnh quan đẹp, vừa trung tâm, vừa gắn với vùng du lịch Lâm viên Núi Quyết nên thu hút đông đảo du khách tìm về thắp hương và vãn cảnh đền.
    Cách thành phố Vinh 5km về phía Nam, đền ông Hoàng Mười còn có tên gọi là Mỏ Hạc Linh Từ thuộc làng Xuân Am, xã Ân Công, nay là xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê trên mảnh đất bằng phẳng với diện tích 10.615m2. Tương truyền, ông Hoàng Mười là con vua Long thần Bát Hải Đại vương. Theo sự phân công của vua cha Long thần Bát Hải Đại vương và đệ nhất thánh mẫu Thiên Tiên công chúa, ông Hoàng Mười được giao trọng trách trấn thủ Nghệ An về mặt tâm linh, được đặc cách gần như toàn quyền kiểm sát khâm sai ở Nghệ An. Ông là người có công dựng nên nền thịnh trị, ổn định cuộc sống cho nhân dân quanh vùng và là người quan tâm, gần gũi với những người dân lao động nghèo khó. Người ta còn cho rằng ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi đã từng làm tri châu, trấn thủ xứ này và họ cũng đều là các hoàng tử được các bậc thánh vương phái đến đây để giúp dân. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là "Đức thánh minh", là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam (xếp bậc thứ 10 trong hệ thống đạo mẫu). Nơi nào có điện thờ mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười
  3. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Kính mừng đại tiệc quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An
    10/10 /đinh hợi
  4. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Bác Trường ơi, bác hơi nhầm rồi:
    Đất Nghệ An có anh hùng hào kiệt
    Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
    Vung gươm cưỡi ngựa đề thơ
    Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam
  5. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Xin chào tất cả mọi người
    Em tên là Lê Đức Khánh,chắc em nhỏ tuổi nhất trong diễn đàn,em sinh năm 1993
    Đang sống ở Hà Nội
    Nick yahoo: khanh_vdp
    Rất rất vui được làm quen với mọi người
  6. hoagiang142

    hoagiang142 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    sôi nổi nhỉ mới vắng có mấy ngày mà các bác hoạt động dữ quá
  7. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    tình yêu nào thế ! giới thiệu với anh em đi chứ nhỉ
  8. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    đoạn
    Đất Nghệ An có anh hùng hào kiệt
    Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
    Vung gươm cưỡi ngựa đề thơ
    Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam
    người ta hay hát và nghe vần hơn
    nhưng đoạn
    Đất Nghệ An có anh hùng hào kiệt
    Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
    Vung gươm cưỡi ngựa đề thơ
    Gươm thiêng ra sứ ngựa hồng lên yên
    người ta cũng hay hát và đoạn này nhằm tạo vần để nối với đoạn
    Nghe thường hội nghị quần Tiên ,
    Nghe tin người đến thiên duyên chạnh lòng .
    Vân tiên mượn cánh chim hồng ,
    Xin người soi tỏ tấc lòng cho chăng ?
    Cầu Ô đem bắc sông Ngân ,
    Ngồi trong cung Quảng đêm Xuân mơ màng .............................
    Chúc mọi người vui vẻ
  9. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Hê hê. Tình yêu á. Hê hê. Ngượng nhắm ngượng nhắm!
  10. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Bác truong_uct nói đúng rồi đó mọi người ah! Với lại chầu văn là một loại hình nghệ thuật dân gian có từ rất lâu rồi ,đời này truyền sang đời khác,cứ thế mà lưu truyền tới tận bây h.Nhưng không phải lúc nào các bản văn hầu cũng được ghi chép đầy đủ dưới hình thức sách vở mà đa số đều được truyền miệng trong dân gian.Chính vì điều đó mà trong dân gian xuất hiện khá nhiều các dị bản ,cho nên chúng ta cũng không thể kết luận người nào là hát đúng ng` nào là hát sai được.Chúng ta chỉ nên tiếp thu thôi ,cái nào mà nghe cảm thấy hợp lí thì ok mà.Phải không mọi người?hihi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này