1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
  2. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của Phúc đúng đấy. Cái quan trọng là đừng sai ý nghĩa, sai những cái căn bản nhất. Văn hoá dân gian là thế mà!
  3. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Thank you anh trai nha!So much đó (hehe)Em viết hay không ah?
  4. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1

    Nghệ Tĩnh mình ơi năm nay lại mất mùa.......
    .................................................................................
    Hãy cùng chia sẻ nỗi đau với đồng bào miền trung đang phải gánh chịu những đợt thiên tai nặng nề
    Kính mong Đức Hoàng Mười xét soi ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
    Sông Lam Hồng Lĩnh đẹp như tranh
    Tạo hoá xưa kia đã lập thành
    Muôn thuở núi sông bền vững mãi
    Nam Đàn Nghệ -Tĩnh vẫn còn danh
  5. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào thuộc văn Chúa Nguyệt Hồ không?post lên giùm em
  6. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ừ,anh cũng thích nghe văn chúa bói lắm em ạ!Nhưng chưa được nghe kĩ bao h cả ,anh đi xem hầu chỉ thuộc được vài câu thôi nên post lên cho mọi người nghe thử chút ít nè
    Ai lên tới tỉnh Lạng Sơn
    Ai qua tỉnh Bắc để vào Lạng Sơn
    Hỏi thăm Ga kép mà vào
    Đền thờ Chúa Bói khác nào động tiên
    ...................................................................
    Đệ tử lễ bạc tâm thành
    Thỉnh mời Chúa Bói ngự đền thung dung
    Vui chơi các phủ các đền
    Vâng lệnh Mẫu truyền giáng phúc trừ tai
    Thương ai tiếp lộc ban tài
    Trẻ thời trường thọ gái trai an lành
    Vui chơi đàn hát tập tành
    Điểm đa điểm đót tính tình hoạ ca
    Thơ thơ phú phú ngân nga
    Cung 5 thì 7 cung 3 nhịp 10
    Thơ ngâm đủ 4 câu rồi
    ........................................
    Một đời làm phúc cứu dân
    Sinh ra Chúa Bói,đặt tên Nguyệt Hồ
    (Nguyện 1 đời làm phúc Chúa cứu dân
    Sinh ra Chúa Bói đặt tên Chúa Nguyệt Hồ
    .........................................................................
    Biết Chúa Bói ra thời nhẹ như tên
    Nhược bằng không biết như thuyền bỏ neo
    CHúa hành cho trăm chứng hiểm nghèo
    Khi uống thuốc vào lại đổ mồ hôi
    Biết Chúa ra lập đàn lễ chúa
    Tiến hình nhân thế mạng trần gian
    Kêu ngay Chúa bói ngự đồng
    Ngự đền,ngự phủ Chúa Bà truyền tha
    .................................................................
    Đó ,tôi chỉ biết thế thôi nên post lên diẽn đàn để Khánh và mọi người tham khảo.Có gì sai sót mong mọi người thông cảm cho tôi nhé.Hj`hj`
  7. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ thì có 3 vị Chúa bà chuyên về đáp giải bói bốc còn gọi là Tam toà Chúa bói hay Tam vị Chúa Mường.Danh hiệu của 3 vị Chúa bà cụ thể như sau:
    1)Chúa bà đệ nhất Tây Thiên công chúa
    2)Chúa bà đệ nhị Nguyệt Hồ ngự tại Linh từ Chúa ở Ga Kép Bắc Giang
    3)Chúa bà đệ tam Lâm Thao ngự tại phủ Lâm Thao trên Phú thọ
    Tôi rất rất muốn được có các bản văn hầu của cả 3 vị Chúa Bói nên mong mọi người ai mà biết thì hãy post lên dd nhé!Thanks so much
  8. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Anh Phúc ơi, anh nghe văn chúa Nguyệt Hồ ở đĩa thanh đồng Trần Văn Quyên hầu đúng không? Đó ko phải là văn chúa Bói đâu anh ạ , họ tự sáng tác văn Chúa đấy .Em cũng thuộc văn Chúa Bói nhưng chưa chắc chắn lời nên chưa dám post lên diễn đàn
  9. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    uh`,đúng rồi em ạ !Biết ít cũng được mà ,em cứ post lên đi
    ,anh muon xem văn Chúa Bói lắm rồi
  10. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Lối sống


    Ngày giờ cập nhật: 23.10.2006 - 14:59


    Linh đồng
    Theo Thiền Uyển tập anh thì lên đồng xuất hiện ở nước ta sớm nhất là vào thế kỷ 12. Cuốn sách chính thức nghiên cứu về hiện tượng lên đồng là Vân Cát thần nữ xuất bản năm 1990. Hội thảo khoa học quốc tế lần đầu do nhà nước tổ chức vào năm 2001. Và Liên hoan diễn xướng hầu Thánh - lên đồng được tổ chức công khai lần thứ nhất tại Kiếp Bạc, Hải Dương tháng 10.2006.
    Giải cứu tâm linh

    Giá hầu bà chúa Thác Bờ Hoà Bình là một trong Tứ vị Chầu Bà, hoá thân trực tiếp của Tứ vị Thánh Mẫu (Mẫu thượng thiên, Mẫu địa, Mẫu thoải, Mẫu thượng ngàn). Bà có vai trò coi sóc miền thuỷ phủ.
    Khác hẳn với không khí nghiêm trang trong giá hầu Mẫu, Trần triều hay các hàng Quan, khi tới các giá hầu hàng Chầu, hàng Cô không khí buổi lên đồng vui nhộn lạ thường. Từ người lên đồng tới các con nhang đều nhảy múa, reo hò phấn khích. Sự giao đãi mạnh mẽ giữa Thánh và người trần tạo ra một hiệu quả tâm linh, một "xung" tâm lý đặc biệt khiến mọi người đều dễ rơi vào trạng thái ngây ngất

    Liên hoan diễn xướng hầu Thánh -chỉ là một cách gọi chệch, khác đi của cái tên ?ocúng cơm? - hầu đồng hay lên đồng. Cũng giống như cách đây 16 năm khi xuất bản những cuốn sách đầu tiên (trong hệ thống quản lý của nhà nước) nghiên cứu về hầu đồng, các nhà khoa học cũng phải xướng ra một cái tên rất u ơ, lòng vòng nhưng an toàn như Vân Cát thần nữ, Hát văn...
    Liên hoan diễn xướng hầu Thánh - một kiểu câu chữ rất đúng phông ngôn ngữ hành chính đang thông dụng ở chốn công quyền, có phần hơi dông dài và chưa thoát khỏi ám ảnh bệnh "sợ đủ thứ".
    Nhưng với tôi, bỗng chốc cả cụm chữ loằng ngoằng ấy thoắt trở nên đáng yêu vô cùng khi nó đang lừ lừ khẳng định một sự kiện văn hoá không hề nhỏ. Nếu được bình chọn, tôi coi đây là sự kiện văn hoá lớn nhất trong năm.
    Hàng chục năm cấm kỵ, lần đầu tiên hầu đồng được chính quyền tỉnh Hải Dương và Bộ Văn hoá đã tổ chức thành cuộc biểu dương công khai trong một lễ hội có tầm cỡ quốc gia - lễ hội Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần, người được dân Việt tôn xưng là Cha.
    Tiếp theo những định hướng lý luận từ các cuộc hội thảo khoa học, vượt qua cái đơn lẻ vài gánh diễn trò đem đi xuất khẩu văn hoá, hội lên đồng Kiếp Bạc lần thứ nhất có dáng dấp một cuộc giải cứu tâm linh, một tín hiệu cho thấy thái độ cởi mở, khoa học hơn của nhà nước khi tiếp cận một hiện tượng khá phức tạp, vốn tồn tại bền bỉ và có ảnh hưởng nhất định trong đời sống cộng đồng.
    Đêm mơ

    Một không gian thật lý tưởng để con người có thể thăng thoát, phát lộ những khả năng siêu việt, để gần gũi hơn khi tiếp xúc với thế giới thần linh và tâm linh
    Trời Nam có Đức Hoàng Mười/Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai/Nền chí dũng, bậc nhân tài/Văn thao võ lược tư trời thông minh/Tiêu dao di dưỡng tang tình/Thơ tiên một túi Phật kinh trăm tờ

    Điện lên đồng được dựng lên ngay trên sân tiền tế. Người đến xem đông như nêm cối. Cứ hai tiếng một lần, các cơ cánh thay nhau lên đồng.
    Tôi ngắm nghía một cách thích thú những người đàn bà nông thôn, già có, trẻ có, đang dán mắt vào những giá đồng, mặc kệ những đứa con hay cháu đang lăn lóc ngủ trên manh chiếu xốc xếch do nhà đền dọn ra trong dịp đại lễ. Những giấc ngủ phớt lờ muỗi đói.
    Lúc này đã hơn 2 giờ sáng, nhẽ thường ngày những người nông dân kia vừa hưởng một giấc đẫy và chuẩn bị thức dậy để lo cho những chuyến đò dọc, một lần đi xa hay một phiên chợ sớm tong tả mang nông sản vừa ngon lành vừa rẻ mạt về cho phố, thị...
    Những con mắt vốn quen nhíp lại ngay khi gà mới vào chuồng nay vẫn tỉnh queo, đôi lúc còn ánh lên vẻ tinh anh hiếm hoi khi cô Bơ, cô Chín giáng nhập vào cô đồng, bà cốt.
    Họ say sưa dõi theo những bước nhún mô tả cảnh vượt rừng đại ngàn nơi Nhạc phủ hay bàn tay phe phẩy khăn đỏ nhịp nhàng như đang khua mái chèo nơi Thuỷ phủ.
    Những ánh mắt suốt một đời cắm sâu vào bùn chua, cỏ dại, gốc rạ oải mục nay có phần hốt hoảng khi ngửa mặt chiêm ngắm bức tranh Tứ phủ như ôm trùm sân điện.

    Đồng Nhàn trong giá hầu Ông Hoàng Mười đang giáng bút. Ông Hoàng Mười có gốc tích là con Long Thần Bát Hải đại vương, một người tài hoa thích giao du, hiểu biết văn chương và... đa tình. Ông Hoàng Mười được nhân dân gắn với Nguyễn Xí, một danh tướng thời Lê, có công đưa vua Lê Tư Thành lên làm vua. Ông còn được gắn với Chiêu Trưng vương Lê Khôi, một anh hùng của nghĩa quân Lam Sơn, cháu của Lê Lợi...

    Bức tranh dân gian Hàng Trống ấy lần đầu tiên được in phóng cỡ lớn có quy tụ đủ mặt các vị thánh thần ở bốn miền Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ. Kìa trên chóp đỉnh có Ngọc Hoàng, tiếp theo là hàng Thánh Mẫu, hàng Quan, hàng Chầu, hàng ông Hoàng, hàng Cô, hàng Cậu.
    Những cặp mũi nhăn nheo tạm quên mùi ẩm mốc của những xó nhà thường lưu cữu chút thóc lượm gặt được của mùa trước hay chồng, vắt những bộ quần áo khá nặng mùi mồ hôi bởi ít có sự can thiệp của Omo hay Tide siêu sạch.
    Những ngóc ngách khứu giác nhướng phồng hết cả lên vì mùi hương quyện với hương hoa tươi, táo thơm, cam ngọt và thật khó bỏ qua những kích thích rất đáng ngờ từ son, phấn, nước hoa mác nhãn châu Âu nhưng made in... Quảng Châu.
    Thương nhất là những vành tai đã nhỏ như tai chuột, đã mỏng như lá muống thì chớ lại còn cụp về phía sau gáy như cánh chuồn chuồn bay ngược cơn dông.
    Xét từ phía "tai học", tiền lộc dĩ nhiên là không và khó dừng đọng ở những phận này. Những vành tai chỉ quen lưu đọng tiếng mắng chửi của chồng, những lời thì thầm toan tính bán đất, ruộng, tậu mua xe "rim Tàu" để ngược xuôi buôn bán của các quý tử...
    Đêm nay, những vành tai ấy như quắn hết cả lại mỗi khi cung văn dài cằm, căng gân cổ để vào các điệu Xá thượng trong các giá chầu cô Bé, cô Sáu, cô Đôi hay điệu Bỉ chim thước ở giá Cậu, điệu Bỉ thơ ở giá ông Hoàng... bất chấp sự tra tấn của trang âm tồi tàn.
    Có lẽ không nhiều lần trong đời những gương mặt nông dân hiền lành, chất phác kia lại hướng tới gần, lại cận kề những giấc mơ lớn của đời mình đến thế.
    Giấc mơ được một lần ngất ngây trong rực rỡ đèn, lung linh nến, được mọi người ngắm nhìn, được mũ áo xênh xang, được đi những bước khoan thai, được phán truyền những điều lớn lao, được ban phát những tín chỉ phúc lộc...
    Từ bến sông linh


    Giấc mơ được một lần ngất ngây trong rực rỡ đèn, lung linh nến, được mọi người ngắm nhìn, được mũ áo xênh xang, được đi những bước khoan thai, được phán truyền những điều lớn lao, được ban phát những tín chỉ phúc lộc...

    Tôi lặng lẽ rút ra khỏi nơi đang hầu đồng và bước dọc con đường Thượng đạo để đi về phía sông Lục Đầu. Hình như đã canh hai hay canh ba, cả vùng đền Kiếp Bạc lặng lẽ, tịch mịch hơn.
    Núi sông, trời mây khoác một vẻ huyền ảo. Trăng mười bảy bàng bạc, khéo làm nổi bật dãy núi Rồng uốn theo hình chiếc ngai mà hai nhánh là Nam Tào, Bắc Đẩu cùng chầu về Lục Đầu giang.
    Một không gian thật lý tưởng để con người có thể thăng thoát, phát lộ những khả năng siêu việt, để gần gũi hơn khi tiếp xúc với thế giới thần linh và tâm linh.
    Nếu coi những điều ghi lại cuộc trò chuyện của thầy trò nhà sư Khánh Hỷ trong cuốn Thiền Uyển tập anh là chứng lý thì việc xuất hiện lên đồng sớm nhất của nước ta là vào hồi thế kỷ 12. Cuốn sách chính thức nghiên cứu về hiện tượng lên đồng là Vân Cát thần nữ được xuất bản năm 1990. Hội thảo khoa học quốc tế lần đầu do nhà nước tổ chức vào năm 2001. Và đến hôm nay lên đồng mới chính thức được tổ chức công khai. Một hành trình quá chậm chạp, nhọc nhằn.

    Kiếp Bạc, nơi địa linh tụ hội khí thiêng sông núi từng giúp nhà Trần dựng công nghiệp vẻ vang. Hôm nay, cũng từ nơi đây, một lộ trình tâm linh rộng rãi, hanh thông? Khi xưa: Lục đầu vô thuỷ bất thu thanh - nước sông Lục Đầu luôn vang dội tiếng quân reo. Chẳng biết từng lớp sóng Lục Đầu hôm nay có đủ sức chuyên chở nổi những ngọt ngào thanh âm của mùa thu cùng bao trầm tích văn hoá dân tộc để bồi đắp yên lành, đẹp đẽ cho miền Tứ phủ?



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này