1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Hoàng ơi nghe như thầy cúng í hihi
  2. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Anh Trường ơi ,thế thì cũng có oan uổng gì đâu,biết đâu sau này ông anh lại trở thành thầy cúng trong tương lai thì sao.hahaha
  3. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Khi lên đồng, thanh đồng sử dụng một tấm vải đỏ lớn trùm lên đầu(khăn phủ diện), Cung văn hát văn kiều thỉnh thánh nhập. Sau đó nếu tung tấm vải ra, thì tức là thánh đã nhập vào, và hành động lời nói lúc đó là của thánh. Sau đó đến cuối giá đồng, cung văn hát ?oXe loan xa giá hồi cung? thì lại trùm vải đỏ vào, đảo người, bắt quyết. Có thể vị này xuất thì vị khác lại nhập vào. Cứ như thế mấy chục giá đồng.
    Mỗi khi có vị khác nhập vào, thì lại phải thay trang phục ứng với vị ấy. Phụ đồng sẽ giúp việc bỏ trang phục cũ, mặc trang phục mới. Trang phục thường được chuẩn bị sẵn có thứ tự, mặc vào khá nhanh. Hàng chục tấm áo gấm xếp thành chồng cao đến nửa mét. Cả chục bộ khăn vành dây, khăn xếp, khăn gấm kiểu người Tày, người Thái, mấy hộp khuyên đeo tai, vòng đeo cổ, đeo tay, các loại trâm thoa, hoa cài đầu.
    Thường đồng sẽ chọn trước sẽ hầu giá vị nào, cung văn biết trước để hát bài cho phù hợp với vị ấy. Các bài hát có khá nhiều, ngoài những bài truyền thống, cung văn được quyền sáng tác thêm cho hoa mỹ,. Vì thế cùng là văn về một vị, các bài hát chỉ giống nhau ở danh vị, địa phương, công đức, còn cụ thể thì rất biến ảo.
    Thứ tự các giá hầu thường là

    Tam toà đức thánh mẫu
    Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
    Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
    Mẫu Đệ Tam Thoải phủ
    Thỉnh Trần Triều

    Đức Thánh Trần. Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo - Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương)
    Đệ Tam Ông Cửa Suốt - Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương
    Đệ Nhất Vuong Cô - Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương
    Đệ Nhị Vương Cô - Con gái thứ hai của Hưng Đạo Vương
    Cô Bé Cửa Suốt -cháu gái của Hưng Đạo Vương
    Tam Vị Chúa Mường(Tam Toà Chúa Bói)
    Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
    Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ( Đền thờ ở Ngã Ba Kép /Bắc Giang)
    Chúa Đệ Tam Lâm Thao
    Ngũ vị tôn quan
    Quan Đệ Nhất quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
    Quan Đệ Nhị (Quan Giám Sát) . . Mặc bào mầu xanh lá cây. Quan Đệ Tam (Quan Tam Phủ) là con vua Bát Hải Long Vương, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
    Quan Đệ Tứ (Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
    Quan Đệ Ngũ (Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm cái thanh long đao to như của ông Quan Công của thời Tam Quốc
    Lục Phủ Tôn Ông (.o??S~-^)
    : Quan Điều Thất
    : Quan Hoàng Triệu
    Tứ Phủ Chầu Bà
    Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ) -Chầu Đệ Nhất Vân Đình
    Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ).chầu ngự Đền Đông Cuông ở Tuyên Quang
    Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ).
    Chúa Thác Bờ ở Thác Bờ Hoà Bình
    Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa
    Chầu Năm (Nhạc Phủ). Đền Thờ ở Suối Lân Sông Hoá Lạng Sơn
    Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa
    Đền Chín Tư ỏ Xã Hoà Lạc Bắc Lệ Lạng Sơn
    Chầu Bẩy Tân La
    Chầu Tám Bát Nàn Công Chúa -Đông Nhung Đại Tướng Quân
    Chầu Cửu Tỉnh ở Bỉm Sơn Thanh Hoá
    Chầu Mười(Nhạc Phủ).thờ ở Đồng Mỏ Chi Lăng
    Chầu Bé (Nhạc Phủ). thờ ở Bắc Lệ lạng Sơn
    Tứ Phủ thánh Hoàng
    thường hầu 3 giá ông Hoàng Là ông Bơ, ông Bảy, ông Mười
    Ông Hoàng Cả Thiên Phủ
    Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
    Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
    Ông Hoàng Đệ Tứ (Địa Phủ).
    Ông Hoàng Năm
    Ông Hoàng Sáu
    Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
    Ông Hoàng Bát
    Ông Hoàng Chín Cờn Môn
    Ông Hoàng Mười:Nghệ an
    Tứ Phủ Thánh Cô
    Cô Nhất Hầu Cận Mẫu Thưọng cô Nhận đồng Tiến Mẫu Sòng Sơn
    Cô Đôi Thượng ( Đền Đông Cuông)
    Cô Đôi Cam Đường( quê ỏ Đình Bảng Bắc Ninh nhưng cô Hiển Thánh ở Cam Đường Lào Cai
    Cô Bơ Hàn Sơn
    Cô Tư
    Cô năm Suối Lân
    Cô sáu Sơn Trang
    Cô bảy Tiên la
    Cô Tám đồi chè ở đền Phong Mục
    Cô Chín Sòng Sơn
    Cô Mười Đồng Mỏ
    Cô Bé thưọng ( thờ ỏ nhiều nơi như Tân An , tp Lạng Sơn , Suối Ngang Đông Cuông)
    có nơi hầu cả cô bé Thoải cô bớ Thác Bờ
    Trong miền nam hầu cả Cô bé Sóc(Cô bé địa phương)
    tứ Phủ Thánh Cậu thờ ở đồi ngang thưòng hầu cậu hoàng Bơ và cậu bé
    Có Nơi hầu Cô bé Bản Đền Cô ra hiệu cũng bằng ngón tay út như cô bé thưọng nhưng ngón tay lại chỉ xuống đất
    [​IMG]Thỉnh Mẫu
    [​IMG]
    [​IMG]quan Đệ Nhất
    [​IMG]
    [​IMG] Quan đệ Nhị
    [​IMG]
    [​IMG]Quan Tam Phủ
    [​IMG][​IMG]quan tứ Phủ
    [​IMG][​IMG]Quan Tuần
  4. ltmetal_uras

    ltmetal_uras Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hì,hôm qua cũng muốn đi họp off nhưng mờ lại bị vướng 1 tí việc . Xem ra đành phải hẹn 1 hôm khác rồi .Rất khâm phục tinh thần của 3 bạn kia :))
    Bạn Trường ơi ,ảnh trên là ở đền nào?
    Được ltmetal_uras sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 10/12/2007
  5. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0

    Bà con ơi!
    hum nay tui mới nhảy vô diễn đàn nè,lâu lắm ko vào thấy moị người háo hức quá.hôm nào off tớ đi đánh phách,cảnh đôi ,thanh la và trống cho.hơi thiện nghệ đấy
    mỗi tội chưa bít đánh đàn.bà con nhé! mới về quê làm đuợc cái phách tre kêu hơn gỗ nhiều.cái mà ở bnhà Tùng ý
    Lạy Hội đồng tam tứ phủ chứng minh công đức!
    Nghe có giống thầy cúng hem bà con?
  6. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Anh Trường ơi,bài liệt kê các giá hầu của anh tưong đối đầy đủ và chính xác rồi đấy.Nhưng vẫn con thiếu giá Cậu Bé Cửa Đông đấy.Cậu thường được các thanh đồng hầu sau giá Cô Bé Cửa Suốt.Tuy nhiên cũng rất hiếm khi người ta hầu giá này
  7. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Chị Giang ơi,Các bức ảnh anh Trường post lên đều hầu ở Phủ Chính Tiên Hương -Phủ Giầy.Các bức ảnh đầu là thanh đồng Nguyễn Thị Thanh Nhàn ,còn 2 bức ảnh Quan Tuần là người khác hầu
  8. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Anh Trường đã liệt kê danh hiệu của chư vị tiên Thánh tương đối đầy đủ rồi ,em xin phép đưọc bổ sung thêm cho đầy đủ hơn:
    -Thường thường thì các thanh đồng chỉ thỉnh mời Tam Toà Thánh Mẫu thôi nhưng cũng có lắm nơi người ta còn thỉnh cả Đức Thánh Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai quyền cai Tứ Phủ
    -Trong phần thỉnh về Đức Đại Vương Trần Triều,sau giá của Nhị vị Vương cô còn có khi hầu cả Đức ông phò mã Trần Triều Phạm Điện Suý Tôn Thần(tức Phạm Ngũ Lão-con rể của đức Trần Triều)
    -Như Khánh nói sau giá Cô Bé Cửa Suốt còn có cả Cậu Bé Cửa Đông nữa (hay còn gọi là Cậu Bé Hoàng Quận ):
    Dâng văn thỉnh mời Cậu Bé Hoàng Quận
    Vua sai Cậu trấn ở ngoài Cửa Ông
    -Sau giá Tam vị Chúa Mường còn có thanh đồng bắc ghế hầu cả giá Chúa BÀ Cà Phê(đền Chúa Ở Lạng Sơn)và GIá Chúa Bà Năm Phương nữa.Cũng có khi giá Chúa Bà Năm Phương được hầu sau giá Chầu Năm Suối Lân:
    Năm phương năm miếu rõ ràng
    Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa BÀ quyền hành tối linh
    (Văn Chúa BÀ Năm Phương)
    -Đền Chầu BẨy ở Thanh Liên Mỏ Bạch chứ không phải là ở Tân La (Tân LA với Tiên La là một -Đền thờ Chầu BÀ BÁt NẠn Tướng Quân)
    -Giá Cô Chín còn có cả cô Chín Thượng và Cô Chín THoải,cũng có khi cả 2 Thánh Cô đều về đồng nhưng các Thanh đồng thường chỉ hầu Cô chín Đền Sòng thôi.
    -Khi hầu xong giá cuối cùng là Cậu Bé BẢn Đền còn có ng` hầu cả các quan hạ ban Ngũ Hổ Đại tướng và Thanh Xà ,Bạch Xà Đại Tướng(còn gọi là ông Lốt)
    Ở miền nam ,sau khi hầu hết các vị Thánh Tứ Phủ còn có sự nhập đồng của Tổ Tiên(thường là Cụ Tổ Cô Tối tú linh thiêng của dòng họ)
  9. ltmetal_uras

    ltmetal_uras Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hình như Phủ Giầy là nơi nhiều người chọn để hầu đồng nhỉ. Hic chả hiểu bao h mới đc đến .Hay chúng ta tổ chức họp off hàng tháng vào 1 ngày hội nhỉ?
  10. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Vâng,đúng rồi chị ạ.Nhân vật trung tâm được phụng sự nhang khói ở di tích Phủ Giầy nổi tiếng anh linh là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Những con nhang đệ tử đi lễ ở Phủ Giầy đều với tâm niệm là trở về quê mẹ-Mẫu Liễu-nơi Ngài đã sinh ra và cũng là nơi Ngài hoá(lăng Mẫu).Mẫu Liễu Hạnh được coi là bậc thần chủ quyền hành tối cao nhất của Đạo Tứ Phủ.Nói tới đạo Mẫu là ta phải nói tới quyền hành tối cao của đức Mẫu Mẹ Liễu Hạnh-Người mà theo thần tích còn truyền tụng đến tận ngày nay là người có quê quán,gốc tích,có ngày giáng,ngày thăng rất rõ ràng.Vì vậy ,Phủ Giầy được coi là địa linh chung tú là đất Thiêng của Tứ Phủ là trung tâm gốc rễ của đạo Mẫu Việt Nam cho nên các Thanh đồng thường phải về Phủ Giầy để trình cửa cha cửa mẹ,đặc biệt là ngày hội giỗ Mẫu tháng 3.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này