1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuchp

    phuchp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ui anh Tùng ơi,anh post nhầm số phone của em rồi ah.hehesố mobile của em là 0904.845.428 cơ mà.số đẹp như thế mà cũng ko nhớ,chán ông anh wá đấy.hehenhất định anh em mình sẽ tổ chức 1 buổi ofline tất niên thật hoành tráng anh ah.Hi vọng mọi người sẽ ủng hộ!!!
  2. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Sorry Phúc nha,anh ko rõ cai số mà anh post lên là số của ai mà trong điện thoại anh lưu cũng là PHÚC
    DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN HÁT VĂN DÂN TỘC


    STT HỌ VÀ TÊN SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ Nick Yahoo
    1 Bùi Đắc Trường 904902717 Quê Hải Dương truong_uct
    2 Chị Hảo connector
    3 Nguyễn Thanh Tùng 916458169 Quê Ninh Bình thanhtung_vietsoftware
    4 Lê Đức Khánh 984788425 Hà Nội khanh_vdp
    5 Tuấn Anh 0922242018(0948950533 Quê Thái Bình tuananh3484
    6 Đoàn Lê Phương 917763654 hanoi_heritage
    7 Nguyễn Đức Hiền 902091192 Quê Nam Định hien_namtruc
    8 Nguyễn Đình Phúc 0904.845.428 Quê Hải Phòng tiennayanhdanghetchoem
    9 Phong 983306881 Quê Hải Dương vietstyle6881
    10 Dũng 904.554979 dungmilo79
    11 Nguyễn Văn Hữu 912186618 thich_dua80
    12 Hoàng Hà Nội tala_dauhoi_cuata
    13 linh_trang " vien_chuc_tre
    "
    14 Tuấn Anh Hà Nội xinhzai_daidai89
    15 đức Hà Nội anhanh_216
  3. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cổ Tích Mẫu Thượng Ngàn
    Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫụ
    Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ hơn chùạ Đôi khi cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh.
    Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng Mẫụ
    Trường hợp đặt một tượng Mẫu thì đó là Thánh Mẫu, được hiểu là Mẫu của tất cả.
    Trường hợp đặt ba tượng Mẫu thì đó là Mẫu Thượng Ngàn(ở bên phải), Mẫu Liễu (ở chính giữa) và mẫu Thoải (ở bên trái).
    Ba pho tượng này đều tạc hình một phụ nữ, đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp. Sự khác nhau chỉ là ở những bộ trang phục.
    Ở đây chỉ xin nói đến truyền thuyết của một mẫụ Đó là Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu Thượng Ngàn được mang trang phục màu xanh. Cũng có người gọi Mẫu là Bà Chúa Thượng Ngàn.
    Mẫu là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).
    Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình.
    La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, Ngài đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước ...Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh ...
    Ngài cũng thường dùng các vị Sơn thần, Tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc ...
    Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điềụ Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏị Những khi Sơn Thánh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha ủy nhiệm đi thaỵ Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.
    Các Sơn thần, Tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh chủ tướng. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọ người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc ...
    Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế, về trời, trở thành hai vị thánh bất tử, thì Ngài cũng phong La Bình là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam ta ...
    Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, Thượng Ngàn công chúa vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Ngài bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhaụ Dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...
    Ngài dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha Ngài đã dạy, Ngài đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các Tù trưởng, Ngài cũng học thêm ở họ được nhiều điềụ Thế là Ngài lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãị
    Ngài cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha Ngài chỉ mới bắt đầụ Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết trạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhaụ Cách nấu nướng thức ăn,chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mớị
    Rồi công việc đồng áng, Ngài dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm.
    Trong các con vật nuôi trong nhà, Ngài đem về thêm nhiều giống gia súc mớị Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ...
    Công lao của Ngài đối với dân chúng thực không kể sao cho hết. Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho Ngài thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.
    Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của Công chúa Thượng Ngàn.
    Cùng với nhiều vị thần thánh khác, Công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Và thật là tự nhiên, khi mọi người đều gọi Ngài là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.
    Lịch sử nước Việt từ các thời về trước, đã từng ghi lại các chiến công âm phù lừng lẫy của Ngàị
    Tướng sĩ của nhà Lý đánh quân Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh quân Nguyên, đều có Ngài âm phù. Các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ Ơn và có sắc thượng phong cho Ngàị
    Lại đến đầu hồi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì giặc Minh kéo đến bao vâỵ Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơị Trong đêm tối, Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của Ngài, chỉ quân sĩ của ta biết được, còn quân giặc thì không thể nào nhìn thấỵ
    Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của Công chúa Thượng Ngàn, quân ta vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân ta tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóạ Sau đó,với những trận thắng oanh liệt, ở Tốt Động, ở Chi Lăng, và cuối cùng, bao vây bức hàng quân giặc ở Đông Quan,đã giải phóng hoàn toàn đất nước.
    Sau chiến thắng vẻ vang, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi, viết bản Bình Ngô đại cáo, tổng kết lại cuộc chiến tranh. Trong bản Bình Ngô có câu: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", là nhắc lại thời nghĩa quân ở núi Chí Linh, tuy gian lao vất vả nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng, vì đã được sự âm phù, che chở của Công chúa Thượng Ngàn.
    Công chúa Thượng Ngàn, cũng như bao nhiêu vị thần thánh được mọi người tôn thờ, chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên.
    Ngài có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi từ miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.Vì vậy, ở nơi nào dân chúng cũng lập điện thờ, thờ phụng Ngàị
    Tuy nhiên, đại bản doanh của Ngài vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn bình yên, mọi sự tai qua nạn khỏi, thường cầu xin sự che chở, phù trợ của Ngàị Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Ngài chấp thuận.

  4. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Phó giáo sư - Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh mới xuất bản cuốn Đạo Mẫu ở Việt Nam - 100 bài văn chầu. Hiện có bán tại rất nhiều nhà sách trên phố Đinh Lễ, giảm giá, chỉ còn dưới 40 nghìn đồng 1 cuốn. Mời các bạn tham khảo.
    Tôi hay mua ở Anh Minh, nhà sách đầu tiên từ Đinh Tiên Hoàng đi vào.
  5. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Cái Clip chầu Thượng ngàn Trường up lên ấy mà, nó cứ dở dở ương ương làm sao ấy, từ cung cách thể hiện lẫn giọng điệu. Đây không phải là hầu đồng. Đây chỉ là một hình thức văn nghệ bình thường mà thôi. Đại khái thế!
  6. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    videoclip cô đôi thượng do nghệ sĩ Thanh Huyền trình bày chỉ mang tính chất giới thiệu về hát văn và có múa phụ hoạ mà thôi
    Hầu thánh # múa nghệ thuật vì thế phải là thanh đồng bắc ghế hầu thánh khi đó thánh giáng nhập múa hầu Vua hầu mẫu . Tôi ko hề giới thiệu đây là 1 video hầu thánh mà chỉ nói là video cô đôi thượng vì thế đôi lúc còn có cả lời mới nói về đất nước quê hương nhưng tôi vẫn thích videoclip này
  7. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Vừa ngồi ở cà phê Mimoza chỗ anh Điệp chị Hảo về!
  8. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    phương ơi sao ông đến chỗ anh chị ấy mà không rủ ai đi cùng với,đến đó anh Điệp có gẩy đàn ,hát hò gì không,lúc nào đi thì rủ nhau đi cùng nha,lâu lâu mình không đến chỗ anh chị ấy chơi.
  9. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Nói thật là không quen rủ ai đi đâu cả. Chỉ thích đi một mình thôi. Vì muốn có không gian riêng để vừa uống cà phê (hoặc rượu), vừa đọc sách.
    Mà này, tên riêng thì phải viết hoa chứ? Tên ai tôi không biết nhưng viết tên tôi mà không viết hoa, khó chịu lắm!
  10. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Phương à,tôi cũng mệnh danh là người kỹ tính,vậy mà vẫn có người kỹ tính hơn tôihihihihi,tính tôi nhiều lúc cũng thích một mình không muốn có người thứ 2 nhưng đi đâu xa cũng phải có 2 người trở lên mới vui đi 1 mình chán lắm,có điều kiện tôi với ông gặp nhau xem thế nào hình như có điểm gì đó giống nhau đây .

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này