1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    đánh phấn tô son một chút hầu các bà các cô mới đẹp
  2. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] CHẦU MƯỜI ĐỒNG MỎ
    [​IMG] ÔNG HOÀNG BẨY BẢO HÀ
    [​IMG] ÔNG HOÀNG MƯỜI NGHỆ AN
  3. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0

    Barley đã thực sự "sống và hít thở" bầu không khí của nhạc cổ thuần Việt, của lối hát riêng biệt với kỹ thuật thanh nhạc cao, kỹ thuật phách đệm phức tạp, những phức điệu tinh tế của đàn đáy và trống chầu.
    "Chúng tôi đã có những ngày rất vui, thầy trò ríu rít - NSƯT Văn Ty (người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ Barley thu nạp kiến thức về hát văn cho luận án tiến sĩ) nhớ lại - bắt đầu từ năm 1995, một tuần vài buổi, chàng trai trẻ người Anh ấy lại đến nhà tôi ở phố Hàng Chiếu, học đánh đàn nguyệt, học những nhịp phách cơ bản và các làn điệu của chầu văn!".
    Cuộc "hành trình" tiếp xúc của Barley với âm nhạc dân tộc Việt bắt đầu từ đây? Thưa, không! mà đó chỉ là bước đi tiếp nối của những lần sang Việt Nam từ hai năm về trước.
    Năm 1993, (như Barley đã từng kể) chính giọng hát ca trù (ả đào) mê hoặc của nghệ nhân nổi tiếng NSND Quách Thị Hồ do GS Trần Văn Khê ghi âm từ 1976 đã là "chất xúc tác" chính "đẩy" Barley đến với một đất nước xa xôi - đất nước Việt Nam - nơi sản sinh ra giọng ca mê đắm tình người và loại hình nghệ thuật bác học vào bậc nhất của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
    Những giai điệu lạ, thú vị, tiết tấu mềm dẻo, không có tiết nhịp đều đặn cổ điển, nhất là giọng hát có lối rung đặc biệt (rung hạt)... đã thực sự thu hút và đưa Barley đến với những người gắn bó đời mình với loại hình nghệ thuật hấp dẫn ra đời từ thế kỷ 15 này. Và, cuộc "hành trình" bắt đầu.
    Barley sang Việt Nam. Ngay trong những ngày đầu tiên ấy (qua sự giới thiệu của GS-TS Nguyễn Thuyết Phong - Mỹ), với vốn tiếng Việt kha khá, lập tức chàng trai trẻ người Anh này trở thành một người bạn đáng mến của những nghệ nhân, những nhà nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam (đặc biệt là ca trù).
    Trong không gian thính phòng ấm cúng, cũng khăn xếp, áo the, cũng tham gia vào những buổi hát, buổi chầu (Barley được học theo phương cách truyền miệng), Barley đôi khi... "thản nhiên" trở thành một thành viên của cuộc diễn (chỉ gồm 3 người: nghệ sĩ đàn đáy, đào nương và người đánh trống chầu) với những kỹ thuật riêng đặc sắc của ca trù đã học từ các nghệ nhân.
    Ban đầu, người xem có hơi lạ lẫm khi thấy một người ngoại quốc trong trang phục truyền thống Việt, hát và đàn với thái độ rất nghiêm túc, nhưng sau rồi, họ cũng quen dần bởi sự gần gũi và thân thiện của chính chàng trai ngoại quốc ấy. Cứ vậy, Barley "đi" từ từ vào âm nhạc truyền thống Việt không phải như người khách lạ mà như một người con của... truyền thống đi xa trở về đam mê tìm tòi và học hỏi những giai điệu, tiết tấu, thang âm, điệu thức, rồi các yếu tố như màu âm, thổ âm, những luyến láy, nốt hoa mỹ, cách nhả âm...!
    "Người con" này đã tìm đến và thụ giáo những nghệ nhân nổi tiếng như cụ Chu Văn Du - nghệ nhân đàn đáy, nghệ sĩ ca trù Bạch Vân, gia đình nghệ nhân ca trù nổi tiếng như gia đình cụ Nguyễn Văn Mùi... Barley được nghe họ hát, họ đàn và học được cách hát, gõ phách, luyến láy, tình tứ cùng tiếng đàn ngọt ngào, da diết của họ.
    Không chỉ có nghe, Barley đã mạnh dạn hát và chơi đàn cho người khác hát. "Những kỷ niệm ban đầu đó rất vui - Nguyễn Mạnh Tiến (con trai cụ Nguyễn Văn Mùi) kể - chúng tôi trở thành những người bạn thân thiết từ chính sự nhiệt tình, hồn nhiên và tấm lòng yêu mến nghệ thuật Việt, đất nước Việt của Barley đấy!".
    Rồi, để hiểu sâu sắc về ca trù (khi ấy Barley làm luận văn thạc sĩ về ca trù), Barley đã cùng Tiến đi rất nhiều nơi, hễ nơi nào có nghệ nhân là học, là tìm hiểu và cùng đàn, cùng hát với họ. Barley đã thực sự "sống và hít thở" bầu không khí của nhạc cổ thuần Việt, của lối hát riêng biệt với kỹ thuật thanh nhạc cao, kỹ thuật phách đệm phức tạp, những phức điệu tinh tế của đàn đáy và trống chầu (tiếng tom chát khó quên)... từ chính những chuyến đi điền dã quý báu ấy.
    Với hát văn cũng vậy, "Barley chịu khó lắm. Chịu khó đi. Chịu khó học hỏi và nắm bắt rất nhanh vấn đề? - NSƯT Văn Ty nhớ lại - ?oTôi đã phân tích cho Barley biết về những làn điệu của chầu văn với những tiết tấu nhanh, chững chạc, đĩnh đạc kết hợp với những điệu Xá. Tôi nhớ rõ, Barley đã từng rất thành công khi đàn và hát Bà chúa Thượng Ngàn trong những buổi chầu ở Phủ Giầy, đền Dâu... Bà con yêu mến Barley, yêu mến ông cung văn người nước ngoài này lắm!". Những kết cấu cơ bản của chầu văn, sự biến đổi ngẫu nhiên của làn điệu Xá tuỳ thuộc vùng miền, các điệu hát riêng cho mỗi bà như "Tam Toà", "Cô Chín Sổng", "Cô Bé", "Cô Thượng Ngàn", "Cô Ba Thoải", hoặc của các quan như "Quan Hoàng Chín", "Quan Hoàng Mười", "Ông Hoàng Bảo Hà", "Ông Hoàng Đệ Tam"...
    Các điệu mượn trong dân nhạc hay hát ả đào như Bỉ, Mưỡu, hay tự hát chèo như "chèo đò", "hát bộ nhịp một", những điệu thuần túy chầu văn như "rập", "cờn", "sơn trang". Các bài hát trong chầu văn, được nghe trong lúc người lên đồng vừa hát vừa múa khi ông hoàng bà chúa nhập vào... Rồi những buổi lên đồng, những cuộc tiếp xúc liên tục với hàng chục nghệ nhân tên tuổi trong Nam ngoài Bắc (Lê Bá Cao, Trọng Kha, Đức Miêng, Đặng Công Hưng...), các ông đồng đền (cụ đồng Xuân, đồng Hải, bà Xuân, bà Phượng...), tiếp cận tư liệu của một số học giả như Đỗ Thanh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Toán Ánh và một số học giả người Pháp, dự một vài buổi nhạc tại Viện Văn hoá dân gian... trong suốt 4-5 năm - quãng thời gian quý báu giúp Barley học hỏi được rất nhiều, vốn sống từ thực tiễn và vốn sống từ tư liệu để hoàn chỉnh luận án tiến sĩ của mình.
    Nhưng, đối với anh chàng người Anh này, thì chừng đó đâu phải là đủ. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, Barley còn trở lại Việt Nam nhiều lần, trong một số cuộc hội nghị, hội thảo, những lần lấy thêm tư liệu cho cuốn sách dự định sẽ xuất bản trong năm 2007 mang tên Songs for the spirits: music and mediums in modern Vietnam, gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Hát ca trù người Việt" tại Hà Nội (6.2006).
    Tại đó, Barley Norton đã đưa ra ý kiến "Hãy lắng nghe các nghệ nhân, hãy để họ lên tiếng" trong việc muốn bảo tồn và gìn giữ ca trù, bởi chính nghệ nhân là người hiểu hơn ai hết về loại hình nghệ thuật này. Và, cuộc "thâm nhập" của Barley Norton vào nghệ thuật truyền thống Việt hơn 10 năm qua tưởng chừng sẽ... không bao giờ dừng... Rõ ràng, chàng trai trẻ người Anh này xứng đáng với những tình cảm mà các thầy, các bạn dành cho mình, xứng đáng là người con... "truyền thống" của nghệ thuật âm nhạc cổ truyền Việt Nam!
    [​IMG]
    - Tiến sĩ Barley Norton sinh năm 1971.
    - Hiện là giảng viên âm nhạc cao cấp tại Đại học Tổng hợp Roehampton (Anh).
    - Barley Norton là nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học vùng Đông Nam Á (đặc biệt là Việt Nam), là thành viên của nhóm nhạc Indonesia Sekar Enggal thường xuyên có những buổi trình diễn tại Anh.
    - Barley đã làm luận văn thạc sĩ về ca trù và luận án tiến sĩ về hát chầu văn.
    - Barley Norton đã có nhiều bài viết về ca trù trên nhiều báo và tạp chí nước ngoài: Ca trù một thể loại âm nhạc thính phòng của Việt Nam (Ca tru: a Vietnamese chamber music genre, 1996); Ca trù - thể loại âm nhạc của miền Bắc Việt Nam (Ca tru: the music of north Vietnam, 2001), Lên đồng Việt Nam: cấu tạo âm nhạc của thần thánh (?oVietnamese mediumship rituals: the musical construction of the spirits?, 2004)...
  4. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] GIẾNG ĐỀN SÒNG SƠN
    [​IMG] PHỦ VÂN CÁT
    [​IMG] ĐỀN PHỐ CÁT
    [​IMG] PHỦ NẤP
  5. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH
  8. VoTriVoGiac

    VoTriVoGiac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa các bác,
    Vì cơ duyên đưa đẩy, họ Nguyễn chúng em hôm nay lạc vào diễn đàn này. Em là Việt kiều tại Mỹ thành ra tìm hiểu về Tam Tòa và Tứ Phủ cao minh chí linh cực kỳ khó khăn. Lại vừa đọc trên đây thấy là có hai bác sắp ra trình đồng. Xin các bác thương tình cho em được lễ bạc tâm thành góp chút ít công đức ăn mày lộc Thánh.
    Em xin đa tạ các bác trước,
    Nguyễn Tuấn Tú
    Houston, Texas
  9. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mừng bạn Nguyễn Tuấn Tú mới ra nhập diễn dàn,chúc bạn có những giây phút thật bổ ích khi vào diễn đàn.Bạn có thể giới thiệu rõ hơn nữa về mình được không,chỗ ở hiện nay,số điện thoại,đang làm việc hay còn đi học.....,bao nhiêu tuổi.thế nhé....
    Thân ái!
    Tùng.NT(0168 4 331 289)
  10. VoTriVoGiac

    VoTriVoGiac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa bác,
    Em đang sống tại Houston, bang Texas. Em tuổi Canh Tý (1960) và hiện giờ đang hành nghề luật sư tại đây đã hơn hai mươi năm. Em xa quê hương từ 1975, nhưng luôn nhận thức được là dù đến chân trời góc bể nào thì em vẫn là người Việt và nền văn minh VN luôn luôn là bảo vật Tổ tiên trao lại cho con cháu. Từ hơn 30 năm nay, em rất say mê đạo Phật và thực hành Phật pháp theo tông môn của tổ Trúc Lâm.
    Em chú tâm đến Tứ Phủ trên hai bình diện. Thứ nhất là sự hãnh diện là có cha ông bất khuất hào hùng chống ngoại xâm suốt lịch sử dân tộc. Các anh hùng này được nhân dân tôn sùng tưởng nhớ công ơn dưới nhiều hình thức từ tục thờ Thành Hoàng làng nước cho đến các đền miếu khắp đất nước. Đạo Mẫu là đạo duy nhất xuất nguồn từ lòng nhân dân VN và em xem như đây mới thực sự là đạo của Việt tộc. Thứ nhì là càng có tuổi thì càng lăn lộn với chướng duyên nghịch cảnh, và có lúc gần như tuyệt vọng thì em đã kêu xin đến Chúa Bà Đệ Nhị để nhờ ngài thương sót nâng đỡ dẫn đường cho em. Điều thứ nhì mới thúc đẩy niềm tin nơi Tứ Phủ mãnh liệt hơn. Xin các bác hiểu cho là em theo Tây học cho nên ngày xưa em hay nhìn các hoạt động hầu Thánh là mê tín, nhưng khi nào sự ngờ vực của em lên cao thì cũng vào thời khoảng đó lại có những giấc mơ hay sự hiện thức của lời cầu khẩn làm cho em ngờ vực là sinh hoạt Tứ Phủ không thể nào biện dẫn bằng phương pháp duy lý của tư tưởng Tây Phương. Trong năm Đinh Hợi vừa qua là lần đầu tiên em bắt đầu để tâm "nhập đạo" và có những điều linh ứng mà bộ não em không thể nào giải thích được. Ở tại đây có một đền Thiên Tiên Thánh Mẫu và em đã đến dự từ căn bản hiếu kỳ và quan sát. Nhưng sự thành tâm của em có thể có tác động nào đó đến các ngài nên các ngài đã ban phước lộc cho em và từ đó em dốc tâm nương nhờ các ngài. Nếu các bác nói rằng cầu được ước thấy thì mới theo thì em xin chịu tội. Nhưng tâm ý em đã hòa hợp và em theo.
    Em biết là phải có các thủ tục như tôn nhang bản mệnh và em có ngỏ lời xin được làm việc đó nhưng bà đồng đền nói rằng đền chỉ thờ vọng vì không thầy dẫn dắt nên không nhận và có khuyên em là nếu có cơ hội thì về VN xin tôn nhang bản mệnh rồi tiện thể làm lễ tiễn căn hoặc trình đồng, nhưng phải có vị thầy tài giỏi nâng đỡ. Em không biết ngày nào thì có cơ hội này, nhưng đã dốc tâm theo Mẫu thì có đứng ngoài ngõ, mà chưa được vào đền, em vẫn theo. Nay các bác ở VN có đầy đủ đồng hay thầy giỏi chỉ còn thiếu chút phương tiện thì cho em xin phép được lễ bạc tâm thành góp duyên với các bác.
    Vài lời thô thiễn cùng các bác. Có gì trái tai nghịch nhĩ thì xin các bác rộng lượng bỏ qua. Em xin kính chào các bác.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này