1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hát văn
    * Send this page to somebody
    * Print this page
    Hát văn hay còn gọi là hát chầu văn. Chầu văn là loại hình ca nhạc chuyên sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng ở các đền miếu xưa, đặc biệt là khi ngồi đồng. Nhạc cụ dùng trong hát văn gồm đàn Nguyệt, trống đế, thanh la và phách.
    Người ca sĩ được gọi là cung văn, thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn điệu, vừa biết chơi nhạc cụ. Hát văn là một hình thức hát thờ, hát trong khi ngồi đồng nên các làn điệu và lối hát cũng phụ thuộc vào cuộc lên đồng. Mở đầu buổi lên đồng, cung văn hát điệu sai quan tướng, điệu này tiết tấu nhanh, gấp; sau đó khi đồng nhập thì hát chầu văn thờ để ca ngợi công tích hay sự tích các thánh, sau đó chuyển hát dọc để kích thích khả năng thăng thoát của người ngồi đồng, điệu này nhạc dồn dập, tưng bừng. Khi nhân vật đã nhập vai các thánh và ?olàm việc thánh? thì chuyển điệu còn là điệu thức cao hơn dọc một cung bậc. Tuy nhiên khi người ngồi đồng vào vai thánh nào thì người hát phải chuyển giọng theo ngôi thánh đó cho phù hợp (nhận biết ngôi vị này qua cách phục trang trong giá chầu).
    Hát văn và hầu bóng một (cách gọi khác của ngồi đồng) có thể có nguồn gốc từ văn hoá ca múa nhạc tôn giáo của người Chăm nên trong các điệu thức của hát văn cũng có điệu hát giàn (điệu hát của người Chăm). Mặt khác cung văn khi hát cũng phải hát sao cho thể hiện tâm lý tình cảm của các nhân vật nên giọng hát phải chuyển đổi luôn luôn. Vì thế mà chỉ trong một thể hát thì cũng có nhiều dạng khác nhau: thể phú thì có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm trạng vui, phú rầu để diễn tả tâm trạng buồn. Những khi thay đổi như thế thì âm nhạc đều chuyển điệu thức 5 âm để phụ họa theo. Nói chung hát văn không chỉ khó mà còn đòi hỏi cung văn phải nhanh, linh hoạt để vừa có thể chuyển lời, giọng và nhạc cho ăn khớp mà vẫn hay, vẫn sát vai của người ngồi đồng, lại vẫn thể hiện được tài năng riêng của mỗi cung văn.
    Nếu như không khí, nhịp điệu trong ca trù thính phòng là êm đềm, réo rắt, bổng trầm thì không khí, nhịp điệu trong hát văn ngược lại hẳn. Nó mang tính chất sôi nổi, kích động cộng với trống phách, thanh la rộn ràng làm cho buổi hầu đồng luôn trong không khí tưng bừng.
    Lời văn trong hát văn cũng phổ từ thơ ca dân gian, đôi khi vay mượn cả trong các tác phẩm văn thơ bác học và thường là thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, bốn chữ. Nội dung thường là kể về công tích, kỳ tích cũng như sự tích các thánh thần, vì thế mà giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi. Với tính chất này hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi dùng trong nghi lễ mà hát văn cũng được coi như một hình thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh và đưa ra công diễn trước đông đảo quần chúng, bước đầu đã có những thành công đáng kể.
  2. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Một số câu hát văn của quê huơng tôi theo điệu dọc
    AI VỀ NAM ĐỊNH QUÊ TÔI
    DỪNG CHÂN ĐỨNG LẠI CHO TÔI NHỦ CÙNG
    VỀ ĐÂY EM CẤY TÔI TRỒNG
    BA MÙA CẦY CẦY CẤY VUN CHĂM TỐT BỜI
    QUÊ TÔI ĐẸP LẮM MÌNH ƠI ................quê tôi á a a à à à a á a a đẹp lắm mình ơi dừng chân đứng lại í i i ì i i cho tôi nhủ cùng...........
  3. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hat van
    Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.
    Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác.
    Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.
    Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia đã từng khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích.
  4. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    ấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
    Hát văn có 13 điệu, hay còn gọi là lối hát. Đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú Rầu, Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn, Hãm và Dồn.
    * Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để hát trước khi chính thức vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Có 2 cách hát: Bỉ 4 câu và Bỉ 8 câu. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
    * Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
    * Thổng chỉ giành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
    * Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
    * Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
    * Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
    * Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
    * Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
    * Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
    * Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
    * Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
    * Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
    * Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
    Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số[1]
    Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.
  5. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Dàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ có thể là trống ban hoặc trống đế(gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc nên không thể thiếu được. Những buổi hát thờ lớn thì thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo và tiêu,trống cơm
    Đức Hiền
  6. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    ngoài những buổi lễ cúng rằm, tại các đình, lăng, miễu? vẫn có riêng một lễ hội lớn gọi là lễ Kỳ Yên. Vào những ngày diễn ra lễ Kỳ Yên, dân làng sẽ tổ chức những suất hát cúng có mời đoàn hát về biểu diễn mà các nghệ sĩ thường gọi là hát chầu.
    Từ nhiều năm qua, hát chầu đã trở thành một trong những hoạt động mưu sinh của không ít nghệ sĩ trong tình hình cải lương mất dần sân khấu. Cũng theo sự thay đổi của cuộc sống, hát chầu bây giờ ở các lễ Kỳ Yên nhiều nơi cũng không còn giữ được những tập quán xưa như trước: Không còn là những buổi chầu hát bội mà có rất nhiều ?obiến tấu? tùy theo thị hiếu của bà con khán giả?
    Hát chầu? tạp kỹ?
    Thật ái ngại khi phải dùng đến từ ?otạp kỹ? để nói về suất hát trong buổi lễ chầu tôn nghiêm, nhưng? sự thật là thế! Nội dung biểu diễn của suất hát không khác mấy so với các chương trình? ca nhạc tạp kỹ, bao gồm: ca nhạc, ca cổ, trích đoạn cải lương và tấu hài (đôi khi có cả? xiếc - ảo thuật). Các suất hát này thường diễn ra tại các đình, lăng, miễu tọa lạc tại ngoại thành, những nơi vùng sâu vùng xa và ít dân cư nên không có điều kiện tổ chức lễ Kỳ Yên kéo dài ngày với nhiều suất hát. Nghi lễ cúng kiếng sẽ diễn ra trong ngày và được kết thúc bằng một suất hát vào ban đêm. Một số nơi còn mời thêm đoàn về hát nguyên tuồng cải lương sau chương trình hát chầu tạp kỹ.
    Những công việc như thuê âm thanh, ánh sáng, mời nghệ sĩ, v.v? đã được các đình, lăng, miễu giao khoán cho ?obầu sô? (vốn cũng là? nghệ sĩ). Được biết hiện nay, tổng chi phí cho một suất hát tạp kỹ khoảng từ 5-6 triệu đồng, và có thể cao hơn nhiều nếu mời nhiều nghệ sĩ tài danh và ngôi sao đến diễn. Cách đây 2 năm, người viết bài đã được xem một suất hát có thành phần nghệ sĩ tham gia ?ocứng? hơn nhiều so với sân khấu tụ điểm tại TP.HCM như: Thanh Tuấn, Minh Cảnh, Tấn Tài, Diệu Hiền, Thanh Ngân, Hề Sa, v.v? Hỏi nghệ sĩ T. ?" ?oông bầu? của suất hát buổi tối hôm ấy, nhận show giá bao nhiêu? Anh đưa 10 ngón tay thay cho câu trả lời và nói: ?oTrừ đi các khoản, tôi còn lời 500 ngàn, cộng thêm tiền cát-sê biểu diễn. Làm bầu show dạng này lời không nhiều, chủ yếu là tạo cho mình và đồng nghiệp có thêm sân khấu để mưu sinh?.
    Tuy chương trình hát chầu biểu diễn nhiều loại hình, nhưng hầu hết các diễn viên tham gia đều là? nghệ sĩ cải lương. Tiền cát-sê của họ tương đương với tiền cát-sê hát lẻ tại sân khấu tụ điểm, và sẽ tăng lên nếu điểm diễn cách xa thành phố.
    Ngoài ra, hát chầu dạng ?otạp kỹ? còn được tổ chức tại một số chùa trong những ngày rằm lớn và lễ Phật đản. Hầu hết anh chị em nghệ sĩ đều tự nguyện đến với suất hát và không nhận thù lao. Nội dung các bài ca, các trích đoạn cải lương? thường nói về các sự tích và giáo lý Phật giáo, như: ?oÁnh đạo vàng?, ?oThoát vòng tục lụy?, ?oMục Kiền Liên tìm mẹ? v.v?
    Nhìn chung, ?omảnh đất? hát chầu chính là ?ophần đất? yên bình nhất và ?odung nạp rộng rãi? nhiều nghệ sĩ cải lương nhất.
  7. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0

    ...
    Đến phủ Dầy, du khách không chỉ ngỡ ngàng trước quần thể kiến trúc khá cầu kỳ, đồ sộ như phủ Chính, phủ Vân, đền thờ, lăng tẩm với gần 20 di tích nguy nga tráng lệ, mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan đất trời ban tặng. Đó chính là những dãy núi nối đuôi nhau chạy dài sáu, bảy cây số. Dưới chân núi, phía tây, con sông Ba uốn khúc, góp phần tạo nên sự linh thiêng, huyền diệu, nơi xuất hiện ?oMẫu nghi thiên hạ? giữa vùng đồng bằng sông nước.
    Rõ ràng trấn Sơn Nam là một trong những trung tâm hội tụ các hoạt động văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng châu thổ sông Hồng. Đặc biệt văn nghệ dân gian đã chiếm lĩnh một phần rất chủ yếu trong nghi thức của khách thập phương, để làm cầu nối tâm linh của con người với cõi huyền vi vô thượng.
    Đó chính là hát cung văn cho tín đồ, đệ tử nhập đồng. Với mấy chục làn điệu hát văn như: Xá thượng, Phú, Cờn, Dọc, Mưỡu... cùng cây đàn nguyệt, xanh pan, và phách... hoà quyện với tiết tấu lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm, lúc bổng tạo nên một hình thức âm nhạc đượm chất thần tiên. Với văn tế kể về công đức Chúa Liễu cùng với vũ điệu mang đậm yếu tố tâm linh và trang phục vàng son lộng lẫy, cùng với lộc thánh đầy sự hào phóng đã tạo nên một sắc thái riêng biệt, mà chỉ có được ở nơi đất thánh này.
    Hát chầu văn có sức ?othôi miên? kỳ lạ, không chỉ thấm vào máu tín đồ để khi nhập đồng họ không còn là chính họ. Làn điệu dân ca ấy còn cuốn hút khách thập phương về hội, để khi rời khỏi nơi ?othánh địa? làn điệu chầu văn vẫn như chất men say quyến rũ lòng người.
    Mặc dù chưa ai khẳng định hát chầu văn được sinh ra từ nơi linh thiêng này, song hội phủ Dầy chắc chắn là mảnh đất màu mỡ để làn điệu hát chầu văn phát triển và lan toả đi muôn nơi, trở thành vốn quý của văn hoá vùng đồng bằng Bắc bộ.
    Nối tiếp truyền thống ấy, suốt thế kỷ qua, hát chầu văn luôn là món ăn tinh thần của người dân Nam Định, những làn điệu này còn được đặt lời mới (thơ lục bát) cho phù hợp về nội dung của từng địa phương, từng hoàn cảnh, trở thành tiết mục nghệ thuật được biểu diễn sâu rộng trong nhân dân. Thời kỳ đánh Pháp, hát chầu văn đã theo chiến sỹ cách mạng lên tận chiến khu Việt Bắc, đến tận Điện Biên để động viên bộ đội, dân công chiến thắng quân thù - rồi hát chầu văn lại cùng hành quân vào Nam đánh Mỹ. Hát chầu văn vào công trường, nhà máy để góp phần thúc đẩy sản xuất.
    Từ những làn điệu hát chầu văn mà ở Nam Định đã sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ nổi tiếng như cụ Nguyễn Văn Khoan - quê Hành Thiện - Xuân Trường, cả cuộc đời dành cho hát chầu văn. Cụ đã gây bất ngờ cho nhiều nhà nghiên cứu về làn điệu và lối hát dân gian của loại hình nghệ thuật này. Tiếng hát chầu văn của nghệ sĩ ưu tú Kim Liên đã làm thổn thức bao chiến sỹ ngoài mặt trận, chị đã vinh dự được đi biểu diễn tại Pari trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt nhất. Giọng hát văn của chị đã có sức thuyết phục đông đảo Việt kiều tại Pháp.
    Bên cạnh giọng hát văn trời phú của Kim Liên, thì chúng ta cũng không thể quên tiếng đàn nguyệt của nghệ sỹ ưu tú Thế Tuyền, Phách Văn Thiệu - bộ ba này hoà quyện đến mức chuẩn mực về nghệ thuật hát chầu văn ở Nam Định. Thế hệ sau như nghệ sỹ ưu tú Bích Thục, nghệ sỹ ưu tú Hồng Vân vừa đàn vừa hát, làm cho bộ môn nghệ thuật này tiếp tục bay cao bay xa. Hồng Vân đã đại diện cho các nghệ sỹ hát dân ca của Việt Nam đi tham gia liên hoan giọng hát hay dân ca quốc tế được tổ chức tại Trung Quốc.
    Mặc dù lịch sử và xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, song hát chầu văn ở trấn Sơn Nam hạ xưa, Nam Định nay vẫn luôn phát triển, vẫn là món ăn tinh thần của đông đảo quần chúng. Những đêm văn nghệ ở các thôn xóm, hội diễn, hội thi không thể vắng những làn điệu hát chầu văn. Tại các nhà văn hoá huyện, tỉnh còn thường xuyên mở các lớp hát văn, lớp dạy đàn nguyệt và dựng tiết mục múa hát văn với quy mô lớn để biểu diễn và đó là duyên cớ để giành được nhiều huy chương vàng trong các hội diễn khu vực, toàn quốc, được công chúng hết sức hưởng ứng. Hát chầu văn xưa với ngôn ngữ dành nhiều cho yếu tố tâm linh, thì làn điệu ngày nay ngôn ngữ dành cho ca ngợi cuộc sống thanh bình, quê hương đổi mới, tình làng nghĩa xóm?
    Nếu như hát chầu văn xưa chỉ trong đền phủ để phục vụ cho nghi lễ cầu nguyện, thì hát chầu văn nay lại phục vụ cho công chúng để tạo nên nguồn vui thiết thực động viên người lao động. Như vậy hát chầu văn ở Nam Định đã khẳng định vị trí của nó trong thời đại mới - thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    ...
  8. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    CHÁN THẬT BẢO LÀ OFF LINE TÍ MÀ CHẲNG AI NÓI GÌ KO OFF THÌ NÓI CÒN BÍT CHỨ
    ĐÂY KO NÓI GÌ 2 LẦN RỒI
  9. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Nam Định chưa gặp Thế Tuyền coi như chưa biết hát văn?, đó là lời giới thiệu của NSƯT Kim Sinh về ông. Sinh năm 1939, NSƯT Thế Tuyền được coi là nghệ sĩ độc nhất trong số những người cùng thế hệ có khả năng vừa đàn vừa hát văn ở trình độ điêu luyện. Bây giờ vào độ tuổi không còn trẻ thì ông gần như không có người để truyền dạy...
    Mặc dù Thế Tuyền không thiếu nhiệt tình, các diễn viên trẻ vẫn từ chối, với họ hát kiểu cổ rất khó. ?oChẳng lẽ lại ra đường hô: Làng nước ơi có ai học hát văn không à!?, ông hóm hỉnh nói?
    Tại Hội Phủ Giày 2002, gặp Thế Tuyền trên ghế BGK chấm hát văn, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền biết mình đã may mắn được tiếp xúc với một kho tư liệu sống. Giọng Thế Tuyền trong nghề gọi là thổ màu (?onôm na? là giọng nam trung biểu cảm, sinh sắc). Ông hát rất có tình, rất khí thế.
    1. Thế Tuyền học hát văn từ cha, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp (1904-1979) - nổi tiếng trong giới vì tay đàn không giống ai. Nguyên công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, ông Hiệp bị tai nạn lao động, mất bàn tay khi đang tra dầu máy. 25 tuổi, ông Hiệp bước sang hát văn.
    Ông buộc một miếng gảy bằng tre vào mỏm tay cụt mà chơi đàn nguyệt; rồi định cư Hà Nội, mở hiệu phở ở Đại La. Cậu út Thế Tuyền lên 6 đã dự lên đồng, 12 tuổi đã theo các bậc Đan, Khiêm, Kha (nay ở Hà Nội chỉ còn cụ Kha vào tuổi 80) đi khắp các đền Hàng Dầu, đền Hàng Giày, chùa Trấn Quốc cùng các đền điện tư nhân ăn lộc Mẫu.
    Sau 1954, lên đồng bị xếp vào loại mê tín dị đoan, hát văn cũng vạ lây. Hà Nội không còn đất sống, cả nhà Thế Tuyền dắt nhau về quê cũ - nơi có đền Cửa Cát bên sông Hồng, mở hội tháng Tám. Năm 1959, Thế Tuyền thi vào Đoàn Chèo Nam Định và trở thành lứa diễn viên đầu tiên.
    Ở đoàn, ngoài vai trò kép chính, Thế Tuyền đệm đàn nguyệt cho Kim Liên hát những bài văn mới (lời phần lớn của nhà văn Chu Văn, nguyên Trưởng Ty Văn hóa Hà Nam Ninh), hoặc vừa đàn vừa hát. Nội dung chính của hát văn thời kỳ này là ca ngợi chế độ mới, cổ động chủ trương mới, cổ vũ tinh thần sản xuất và chiến đấu.
    Việc của Thế Tuyền là chọn làn điệu. Nội dung ?otrữ tình? thì cho vào điệu Cờn, chẳng hạn bài Gái đảm Nam Hà, có đoạn: Cô gái Nghĩa Hưng, bèo dâu ngập đất, ruộng đồng tốt tươi? Cần tăng cường khí thế thì dùng điệu Xá. Ca ngợi thì dùng điệu Vãn cho tôn nghiêm. Rồi Thế Tuyền cũng chỉnh sửa lời và biến tấu cho phù hợp. Chẳng hạn Đạn reo ii? thì hát thành aa? ngân dài cho? hoành tráng!
    2. Hơn 30 năm trước, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp - cha Thế Tuyền, từng tâm sự: ?oTrong đời cung văn, tôi chỉ chịu thua có ông cả Mã trên Hà Nội, nhưng cả Mã cũng không thể bì được thằng Tuyền. Mà bà lão nhà tôi (mẹ kế của Thế Tuyền - PV) hát cũng không ví nổi được với cái Kim Liên bây giờ. Nói anh bỏ lỗi chứ, giá là thời xưa, thằng Tuyền với cái Liên đi hát, thì dân cung văn tứ xứ đến xấu hổ mà đập đàn nhóm bếp cả!? (*)
    Giờ đây, ông Tuyền nói lại: ?oNói thế cũng không phải với các cụ, các cụ hay ở cái cổ. Chỉ có văn mới thì đúng là đàn hát phải có khí thế, theo đúng tính chất lời văn, là điều mà không phải ai cũng làm được?. Hát văn kiểu mới tiết tấu tăng nhanh, một bài kết cấu theo kiểu ca khúc, có mở có kết, chứ không miên man đàn, thỉnh thoảng mới hát như hát văn ?ocổ điển?.
    Tuy nhiên, mỗi bài văn mới gói ghém nhiều làn điệu, mà cây đàn nguyệt có đặc trưng là sang làn điệu khác phải lên dây lại. Do vậy, nhờ hát văn mới mà Thế Tuyền luyện được tuyệt chiêu lấy dây trong đúng có một nhịp - bài hát vẫn diễn tiến như thường.
    Thời chiến, hát văn sống trên sân khấu, trên sóng phát thanh, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trước mỗi đêm chèo, bao giờ cũng phải có tiết mục hát văn hâm nóng. Ông Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tân có lần tâm sự với Thế Tuyền: ?oTrong bom đạn, ôm chiếc Oriont nằm dưới địa đạo nghe anh chị hát mà nhớ quê hương, chỉ muốn xông lên diệt giặc??. Đó có thể chính là tác dụng của bài Hoa dũng sĩ (1968)- lời do một anh bộ đội ký tên Lê Na viết từ chiến trường B ra, yêu cầu đích danh Kim Liên - Thế Tuyền thể hiện.
    3. Hết thời oanh đến thời liệt. ?oBây giờ đến lúc được hát văn thoải mái thì mình lại không tham gia được. Bà đồng trẻ nhìn bọn mình cũng chán... Cái quan trọng là bà đồng bây giờ không đủ tư cách để thưởng thức hát văn cổ. Họ chỉ thích lên giá Thượng để còn nhảy! Mẫu Thoải con vua Thủy thì họ bảo xúi quẩy - không hầu cái giá ấy! Các cung văn trẻ cũng chỉ học nhanh nhanh còn đi theo bà đồng kiếm tiền?, ông Tuyền kể. ?oNgày trước, bà đồng thuộc văn, về giá nào biết giá ấy. Hát sai văn hoặc không đúng điệu, bỏ phắt khăn ra, không hầu nữa?.
    Còn bây giờ, người ta hát văn dễ dãi, tùy tiện. Chẳng hạn, giá ông Hoàng Mười ở Nghệ An thì người ta thêm cả dân ca Nghệ Tĩnh, hò Huế vào. Thế cũng chưa ?obạo? bằng tóm cả inh lả ơi lẫn Nhạc rừng vào giá Mẫu Thượng Ngàn. Một bài hát thiếu nhi của Bùi Đình Thảo (Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi) cũng được trưng dụng, sửa sang tí chút: Cọ xòe ô che nắng râm mát đường cô đi? Rồi tùy tình hình mà vận dụng Lý ngựa ô, Lý qua cầu, nhạc vàng...
    Ông Tuyền bảo: ?oHát văn bây giờ Tây ta hỗn hợp. Một số người đến yêu cầu tôi dạy cho họ - chỉ cần biết hát, họ bảo hát gì thì kệ họ, đàn, phách không cần.? Cách đây? 7 năm, ông nhận dạy một người gốc Nam Hà, từ tận khu kinh tế mới Tây Nguyên ra xin học. Tuy nhiên, anh này cũng chỉ học một tháng cho biết...
  10. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    http://clip.vn/watch/aW2,vn,Hat-van-Lien-hoan-phim-Viet-Nam-lan-thu-XV-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này