1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi truong_uct, 01/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hát văn và Hầu đồng là những sinh hoạt mang tính tín ngưỡng và văn hóa của đạo thờ Mẫu của người Việt từ Bắc vào Nam, trong đó có ba trung tâm nổi bật là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn.
    Cũng như các tín ngưỡng và tôn giáo khác, đạo thờ Mẫu cũng hình thành nên hệ thống nghi thức thờ cúng và lễ hội của nó. Dân gian ta có câu:
    "Tháng tám giỗ Cha
    Tháng ba giỗ Mẹ"
    là để nói hai lần trong năm tiến hành các nghi thức thờ cúng và lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của đạo thờ Mẫu. Tháng tám là ngày giỗ Vua cha Ngọc Hoàng, Bát Hải Long Vương, Đức Thánh Trần, Vua Lý Nam Đế... Còn tháng ba giỗ Mẹ là Mẫu Liễu Hạnh, và các Thánh Mẫu khác của đạo này.
    Trong hai dịp "Xuân thu nhị kỳ" như vậy, một trong những lễ thức quan trọng của lễ hội là Hầu Đồng. Nó được tổ chức ở hầu hết các đền miếu, các Điện Mẫu trong chùa, trong các Điện Mẫu ở một số nhà riêng các Ông đồng và Bà đồng.
    Hầu đồng là một lễ thức đặc trưng và tiêu biểu nhất của tín ngưỡng dân gian thờ thánh Mẫu của dân tộc Việt. Lên đồng là hình thức nhập hồn tự nguyện và nhập hồn nhiều lần trong một buổi lễ, trong khung cảnh thờ cúng, âm nhạc và hát tụng, nhằm mục đích chữa bệnh, tẩy trừ rủi ro, mưu cầu phúc lợi và phán truyền về định mệnh của con người. Lễ thức này mang tính chất Saman giáo, một hình thức tôn giáo phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới từ xa xưa còn tồn tại đến ngày nay.
    Trong môi trường tín ngưỡng dân gian kể trên đã hình thành và phát triển một số hình thức diễn xướng Văn hóa - Nghệ thuật dân gian, đó là âm nhạc, hát và múa.
    Trong hát văn, lời văn rất phong phú, đa dạng, thuộc loại hình các sáng tác văn học dân gian và bước đầu mang tính chất của văn học chuyên nghiệp (một số bài văn Chầu, hát văn bước đầu được ghi chép bằng chữ Hán, chữ Nôm hay Quốc ngữ...). Văn chầu là những bài tụng ca thuộc thể văn vần, dưới hình thức thơ song thất lục bát hay lục bát, nội dung kể sự tích các Thần linh, nhiều lúc mang tính chất hoang đường quái dị, mà về mặt nào đó, gần gũi với văn học truyền kỳ của Việt Nam.
    Bản thân cái hào hùng, huyền diệu, trữ tình của lời văn Chầu không thể hấp dẫn và lôi cuốn con người nếu như không đặt nó vào môi trường diễn xướng hài hòa với âm nhạc và nhảy múa. Nhạc Chầu văn đã định hình và mang bản sắc riêng, sinh hoạt âm nhạc có quy định, thể thức nghiêm ngặt về cách thức trình diễn. Phương thức trình diễn của nó gần với phương thức âm nhạc thính phòng. Trong âm nhạc hát văn, có qui tụ khá nhiều các hình thức dân ca, nên nó gần gũi với khá nhiều dân ca ở tiết tấu giai điệu lời ca. Cấu trúc của loại hình âm nhạc này vừa cân đối, hoàn chỉnh trong từng câu văn, từng làn điệu, nhưng mặt khác âm nhạc của nó cơ bản vẫn là cấu trúc mở, nghĩa là giai điệu của nó có thể lặp lại để có thể chứa đựng nội dung lời ca. Hình thức âm nhạc hát văn đến nay vẫn tiếp tục phát triển về bài bản, làn điệu, cách điệu dàn nhạc... Đặc biệt những thập kỷ gần đây, hát văn và âm nhạc hát văn đã có bộ phận dần tách ra thành loại hình âm nhạc và dân ca độc lập, chứa đựng nội dung mới, đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của con người hiện đại.
    Hát, âm nhạc kết hợp với múa, thành loại múa Hầu đồng. Đây là hình thức múa tôn giáo mà múa và âm nhạc đã tạo ra sự phấn khích đưa con người hợp nhất với Thần linh, cũng như Thần linh thông qua các động tác nhy múa của các Ông đồng, Bà đồng mà tái sinh, sống động lại trong con người.
    Múa Hầu đồng tiếp thu nhiều hình thức múa dân gian, như múa quạt, múa kiếm, đao, múa cung, múa nồi... nhưng đã cách điệu để phù hợp với môi trường tín ngưỡng. Nhìn tổng quát, diễn xướng Hầu Đồng là một hình thức diễn xướng tổng hợp, một hình thức sân khấu tâm linh. Qua loại hình diễn xướng đặc thù này, người ta đã có thể tìm hiểu những hình thức nguyên sơ của sân khấu dân gian.
    Hầu đồng - Hát văn với tính chất là một sinh hoạt Tín ngưỡng - Văn hóa cộng đồng, có nguồn gốc phát sinh từ lâu đời, ít nhất cũng từ thời Lý trở lại đây. Trong quá trình nảy sinh và phát triển lâu dài ấy, Hát văn - Hầu đồng đã bị chi phối bởi nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau, như lịch sử hóa, địa phương hóa, tích hợp văn hóa, hiện đại hóa...
    Xuất phát từ hình thức tín ngưỡng thờ Mẹ thô sơ của cư dân nông nghiệp, trong quá trình phát triển nó chịu nh hưởng của nhiều hình thức tín ngưỡng, phương thuật dân gian khác (Saman giáo), đặc biệt là Đạo giáo nam Trung Quốc, để từ đó hình thành nên tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ. Tứ Phủ chịu sự chi phối của khuynh hướng lịch sử hóa, gắn Thần linh của đạo này với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy là những Thần linh siêu nhiên, nhưng nó vẫn gần gũi với đời sống con người, giúp con người vượt qua rủi ro, vận hạn, mang lại cho họ tài lộc và sức khỏe, gắn với lịch sử dân tộc, đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần của người dân, đó là lòng yêu nước - lòng yêu nước đã linh thiêng hóa.
    Quê hương ra đời của Hát văn và Hầu đồng là đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định). Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, nó theo gót người Việt Nam vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ, hình thành những sắc thái địa phương trong Hát văn và Hầu đồng. Ngày nay, ít nhất người ta cũng thấy ba dạng địa phương của Hát văn và Hầu đồng, tiêu biểu cho đồng bằng Bắc Bộ. Sự khác biệt về sắc thái này thể hiện ở hệ thống Thần linh, nghi thức thờ cúng, các hình thức âm nhạc, hát văn và múa...
    Khuynh hướng tích hợp văn hóa giữa các dân tộc cũng thể hiện trong hát văn và hầu đồng, tạo nên một trong những nét độc đáo nhất của hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo này. Xuất phát từ việc trong điện thần Tứ Phủ có một số vị thánh là người dân tộc Mường, Tày, Nùng, Dao, Chăm... nhất là các vị thánh hàng Chầu bà, nên khi các Ông đồng, Bà đồng hầu các vị thánh đó, thì từ trang phục đến nội dung văn Chầu, các làn điệu bài hát văn, cách thức nhy múa... đều mang các sắc thái dân tộc. Thông qua hiện tượng tích hợp văn hóa này của tín ngưỡng Tứ Phủ, ta thấy tinh thần bình đẳng, không hề có chút kỳ thị dân tộc.
    Đức Hiền
  2. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Khu di tích Phủ Dày
    Vị trí: Khu di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
    Đặc điểm: Thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
    Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị (1663 - 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ... Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.
    Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.
    Lăng Bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.
    Di tích Phủ Dày có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Dày vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.
    Quê Huơng Thành Nam Ngàn Năm Văn hiến!
  3. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Di tích Nhà Trần
    Vị trí: Di tích Nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km.
    Đặc điểm: Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, Cố Trạch thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo, chùa tháp Phổ Minh?
    Sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên là phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng hoàng) về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng thì về nghỉ tại đó.
    700 năm trôi qua, cung điện cũ không còn nữa, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, chùa Phổ Minh với tháp Phổ Minh nổi tiếng.
    Nam Định là máu thịt của tôi!
  4. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hội đền Bảo Lộc
    Thời gian: 20/8 âm lịch.
    Địa điểm: Xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
    Đối tượng suy tôn: Trần Hưng Đạo.
    Đặc điểm: Tế lễ và các trò chơi dân gian.
    Hội đền Cổ Trạch(Đền thờ chính Đức Thánh Ông Hưng Đạo
    Thời gian: 18 - 20/8 âm lịch.
    Địa điểm: Xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
    Đối tượng suy tôn: Các vua nhà Trần.
    Đặc điểm: Tế lễ, trẩy hội, dâng hương.
  5. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội đền Trần
    Thời gian: 15 - 20/8 âm lịch.
    Địa điểm: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
    Đối tượng suy tôn: 14 vị vua Trần.
    Đặc điểm: Tế cáo, rước, hát chèo, múa kiếm.


    Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.
    Đền Trần là tên gọi chung, có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn. Theo hồi cố của các bậc bô lão thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc.
    Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ Tết, từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới. Sau này hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa qua đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi thức này là hồi ảnh của cung cách của triều đình phong kiến xưa. Những năm chẵn, hội mở to hơn những năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức trẩy về đền Trần. Hành hương về cội nguồn, ai cũng cầu mong điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại ?" lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ ?oTrần? bằng chữ Hán do hai chữ ?oĐông? và ?oA? ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí ?oĐông A?.
    Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số. Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn ?" tương truyền có từ thời Trần truyền lại.
    Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là ?oThái bình diên yến?. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa ?obài bông?. Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn ***g bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa ?obài bông? chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Đến nay phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn hình thành đội múa có trình độ điêu luyện. Còn hát văn bắt nguồn từ một lối hát chầu thời Trần được phổ biến và hoàn chỉnh ở thời Lê Mạt. Đình làng Phương Bông thờ Trần Quang Khải còn có đôi câu đối:
    Phương Địa ức niên lưu pháp khúc
    Vĩnh Giang thiên cổ dục linh nguyên.
    Dịch nghĩa:
    Muôn thủa đất Phương truyền khúc hát
    Ngàn năm sông Vĩnh mãi nguồn thiêng.
  6. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0

    Lễ hội Phủ Giầy gắn liền với Khu Di tích Lịch sử - Văn hoá Phủ Giầy là một lễ hội truyền thống, có quy mô vùng. Sau hơn 10 năm được Nhà nước cho phép chính thức mở hội, chương trình lễ hội ngày càng phong phú, hài hoà giữa phần lễ và phần hội, khai thác và phát huy nhiều giá trị văn hoá dân gian truyền thống. Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 19 đến 24-4 (tức từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 8 tháng 3 năm Đinh Hợi). Trong những ngày diễn ra lễ hội, sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá - thể thao dân gian, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và sắc thái văn hoá địa phương như: thi hát chầu văn, rước thỉnh kinh, thả rồng bay, thi múa rồng, múa sư tử, hoa trượng hội, thả đèn trời, chơi cờ đèn dưới nước và chương trình biểu diễn nghệ thuật./.
    Nam Định mình ơi
    Sao mà yêu đến thế!
  7. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    năm nay là mậu tí nhỉ viết nhầm là Đinh hợi!híc híc
  8. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Dear all !
    Thưa toàn thể bà con như lời kêu gọi lần trước mà tôi nói là :mùng 08-03 âm lịch là offline tại nhà tôi,nhưng hôm đó tôi lại có việc bận về quê nên tôi lại chuyển sang ngày 10-03 âm lịch,là ngày giỗ tổ Hùng Vương,ngày này chắc mọi người đều nghỉ hết đúng không ạ nên mong mọi người xem sét và thu xếp công việc hợp lí để đến dự buổi offline sắp tới được đông đủ và vui vẻ,có thắc mắc gì xin mọi người liên hệ theo địa chỉ sau:
    Nguyễn Thanh Tùng
    Mobile:0168 4 331 289
    Nick Yahoo: thanhtung_vietsoftware
    Nhà số 56-ngõ 64-phố triều khúc-thanh xuân-hn
  9. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Mùng 10 tháng 3 (âm lich)quê tớ có lễ hội truyền thống,rước kiệu Mẫu
    Kính mời bà con cô bác anh chị em về Đồng Phù Nam Nam mỹ Nam định dự Hô
  10. Handmade_shop

    Handmade_shop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    chẳng thấy anh em họp hành gì cả nhỉ
    Hiền ơi tui đánh đàn con kém lắm còn phải học hỏi nhiều ,khi nào anh em of minh se tham gia nhiệt tình ..
    Được Handmade_shop sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 06/04/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này