1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hát văn,hầu bóng-Tôn giáo thuần Việt .

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi hongha12, 13/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanhlinhhp

    khanhlinhhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2009
    Bài viết:
    13.581
    Đã được thích:
    2.279
    len
  2. add1994

    add1994 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn !!!
    mình cũng rất thích nghe hát văn và xem hầu đồng.
    hân hạnh làm quen với mọi người nick Y!M mình là : tubi_94 :)
  3. son502

    son502 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
  4. nggiang

    nggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    1
    Lọ mọ thì mình thấy được cài nè :

    Hát văn là gì?

    [​IMG]
    Chầu văn
    www.diendanamnhac.vn - Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.
    Hát văn có ba loại là hát thi, hát thờ và hát lên đồng:

    • Hát thi: dùng trong các cuộc đua tài, thường là hát đơn.
    • Hát thờ: được hát trước ngày tiệc, đầu rằm, mồng một, ngày tất niên và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
    • Hát lên đồng, hay còn gọi là hát hầu bóng: người theo tín ngưỡng chỉ được hầu bóng từ hàng dưới các đức thánh mẫu quyền uy trong Tứ phủ công đồng, đó là hệ thống chầu các quan hoàng trở xuống.
    Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch.

    Đàn nhạc

    Đàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác. Nhưng đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi là các nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc nên không thể thiếu được. Những buổi hát thờ lớn thì thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo và tiêu.
    Sắp xếp lối hát lên đồng


    1. Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
    2. Mời thánh nhập
    3. Kể sự tích và công đức
    4. Xin thánh phù hộ
    5. Đưa tiễn
    Bài hát thường chấm dứt với câu: "Thánh giá hồi cung!"
    Các làn điệu và tiết tấu

    Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
    Hát văn có 13 điệu, hay còn gọi là lối hát. Đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú Rầu, Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn, Hãm và Dồn.

    • Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để hát trước khi chính thức vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Có 2 cách hát: Bỉ 4 câu và Bỉ 8 câu. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
    • Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
    • Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
    • Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
    • Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
    • Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
    • Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
    • Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
    • Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
    • Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
    • Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
    • Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
    • Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
    Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số
    Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không

    Nguồn : http://diendanamnhac.vn/showthread.php?228-Hát-văn-là-gì
  5. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1


    Bài viết bạn sưu tầm được khá phổ biến trên mạng internet (được mọi người tìm đọc và đăng lại khá nhiều), Tuy nhiên có một số điểm lưu ý sau:
    - Thứ nhất là ảnh minh họa của bạn là hát ca trù chứ không phải hát chầu văn (hát văn). Nhạc cụ đặc trưng của ca trù là đàn đáy trong khi đó hát văn nổi bật với nhạc cụ chính là đàn nguyệt (đàn kìm).
    - Thực ra có thể chia hát văn ra làm hai loại là hát văn thờ và hát văn trong khi hầu thánh (hầu đồng, hầu bóng, lên đồng...). Hát văn thờ mang tính chất là một nghi thức trong thờ cúng, thường được hát trong các ngày đản tiệc của các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ. Cũng thường gặp văn thờ được sử dụng để hát trích đoạn trước khi hầu đồng nhưng văn thờ đúng lẽ là phải hát một bản hoàn chỉnh với ba làn điệu đặc trưng là bỉ miễu thổng....Các làn điệu bạn liệt kê rất đầy đủ nhưng còn thiếu một làn điệu đặc trưng đó là điệu xá .Làn điệu này thường được sử dụng chủ yếu trong hát hầu đồng nhưng cũng có đôi lúc điệu xá được sử dụng trong hát thờ.
    -Hát thi là hình thức hát biểu diễn trong các cuộc thi nhằm chọn người tài, và giới thiệu nghệ thuật hát văn tới công chúng .Thời xưa hát thờ được đánh giá cao, và thường lấy hát văn thờ để làm đề thi còn ngày nay có lẽ do hát thờ quá khó , không được quan tâm và ngày càng mai một ,ít người biết hát , biết nghe nên các cuộc thi đa số là hát trích đoạn các giá hầu hay hát văn lời mới (ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước...)
    - điệu Bỉ không phải có hai cách hát là bỉ 4 câu và bỉ 8 câu. Đó chỉ là phân biệt số lượng câu trong khổ hát của điệu bỉ.Trên thực tế có thể gặp số lượng câu trong điệu bỉ lớn hơn 8 câu
    - Hạ tứ tự không những gặp trong điệu hãm mà còn gặp trong phú dầu ,kiều dương..
    - Nhạc cụ đặc trưng của hát văn là đàn nguyệt, trống , phách, (đàn nhị thường không sử dụng nhiều nên không thể coi là nhạc cụ chính) ngoài ra còn dùng cảnh, sáo hay đàn nhị, đàn thập lục...
    - Hát văn trong hầu thánh thường hiếm khi hát trọn vẹn một bản hoàn chỉnh mà khi hát có thể hát trích đoạn một bản hay kết hợp nhiều bản văn và biến hóa phụ thuộc vào người hầu thánh. Trong hầu thánh có nhiều giá đồng.Mỗi giá đồng được mở đầu bằng lời thỉnh và kết thúc bời câu " xe loan thánh giá hồi cung" ( hay các câu tương tự như xe giá hồi cung, thánh giá hồi cung...).Có những giá đồng mở đầu bằng hình thức tung khăn phủ diện và kết thúc với việc phủ khăn. Và cũng có những giá đồng không mở khăn mà chỉ thỉnh văn người ta gọi đó là hầu tráng mạn.

    Đó là ý kiến riêng của cá nhân mình , mong các bạn cùng góp ý...
  6. dinhnguyen69

    dinhnguyen69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc nhiều bài của truong_uct , và mantico blog mình thật khâm phục các bạn
    chúc các bạn luôn vui - hạnh phúc \

    nhân đây mình muốn nghe tiếng đàn của bạn truong_uct có post lên được không ?

    Mình thấy hát văn có nhiều làn điệu nhưng sao nghe chỉ thấy khoảng 3 đến 4 làn thường hát ,,.. nhưng không biết tên làn đó là gì ? bạn vui lòng chỉ dẫn không ? cám on
    dinhnguyen
  7. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Mình thì không biết đàn, cũng giống như nhiều cuộc thi nấu ăn những người được mời làm giám khảo không nhất thiết là biết nấu ăn mà quan trọng hơn họ biết thưởng thức món ăn. Hát văn cũng vậy, muốn hát văn không bị mai một (nhất là văn thờ) thì cần phải có nhiều người biết nghe văn, có cầu thì sẽ ắt có cung. Nghe văn cũng là một nghệ thuật..
    Mời bạn dinhnguyen69 nghe bản thờ "Địa Tiên Thánh Mẫu Văn" dưới sự thể hiện của Văn Trung và Trọng Quỳnh
    Bản văn được hát theo lối hát thờ với nhiều làn điệu khác nhau và để tiện cho các bạn tìm hiểu, mình đã ghi chú thích về làn điệu ở phần dưới:

    Link tải nhạc file mp3: http://www.mediafire.com/download.php?tjq3ctqzy0m

    Phần văn bản:http://www.mediafire.com/download.php?vsmpl7pt5ur0vp5
  8. dinhnguyen69

    dinhnguyen69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã quan tâm ,nếu không phiền , mong bạn sẽ tiếp tục trả lời cho mình

    vì mình đang mày mò tìm hiều .

    rất cám ơn bạn , hy vọng bạn chấp thuận.

    cũng tình cờ không hiểu sao , tui rất thích nghe hát văn .

    VĂn trung và trọng quỳnh hát khá điêu luyện ,

    xuân đậu nghe khá , nhưng vẫn thấy chưa ổn

    có ông đình Cương thái bình gì đó nghe thì rất chuyên nghiệp và điêu luyện

    CÒn tệ và dở nhất là ông xuân hinh ... hi hi

    . truong_uct có biết nick blog sontrang , ông này post mấy giọng ca rất lạ , khỏe và thật chân chất , tôi rất thích nghe nhưng tiếc âm thanh hơi dỡ ...

    . vừa rồi mình cũng download được mấy bài của truong_uct post ( không nhớ ở trang nào )

    mình thấy bài quan lớn tuần tranh nghe cự hay , tiếng đàn cũng rất lạ , không biết truong _uct còn bài nào của ông ấy hát nữa không ?

    load xong rồi , thưởng thức tý nha truong_uct .

    rất cám ơn bạn

    P/s trong SGòn không thấy ai thích môn này hay sao ấy , thấy tui nghe ai cũng cười ... hii
  9. dinhnguyen69

    dinhnguyen69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Sorry truong_uct

    bản mp3 mình tải nh]ng có vấn đề , IDM chỉ tải về có 63 % không thể load hết file bản xem lại giúp

    thanks
  10. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1

    Vui lòng chia sẻ với bạn,Theo cá nhân mình thì mình thích giọng hát của Văn Trung ,một chất giọng đặc biệt , Xuân Hinh tuy hát không theo chuẩn mực , nhiều lúc lên giọng rất phản cảm ( nhiều người gọi là bốc đồng) hay có phần cợt nhả, nhưng cũng có lẽ bộ băng "Xuân Hinh hát văn" từ hồi nhỏ mình đã nghe và thấy hay nên đến giờ vẫn chung thuỷ với giọng hát này, các băng cát set thu từ hồi xưa thì mình thấy hay hơn bộ đĩa Xuân Hinh mới ra.
    Bản văn trong blog của sontrang theo mình biết là được thu âm khá lâu nên khó nghe nhưng cũng có thể xếp loại vào các bản văn cổ hát rất mộc mạc và thật giọng (không qua chỉnh sửa âm thanh như hiện nay).
    Có lẽ bản văn quan tuần bạn nói là bản do cố nghệ sĩ Phạm Văn Kiêm (Cũng là tác giả của bản văn) trình bày, Bộ đĩa của cụ được mình xin trên Phủ Tây Hồ. Mời bạn nghe một số bản sau:
    Cụ Phạm Văn Kiêm:
    Tứ Đại Cờn: http://www.mediafire.com/download.php?iiajgyznzdm
    Quan Nhất: http://www.mediafire.com/download.php?vmkzgn3mjmn
    Quan Tam: http://www.mediafire.com/download.php?zhnnmztrtjy
    Quan Tuần: http://www.mediafire.com/download.php?ylm0it20eky
    Quan Triệu: http://www.mediafire.com/download.php?lnmdmzlcdtz
    Ông Mười: http://www.mediafire.com/download.php?jjwmymntemn


    Cụ Hoàng Trọng Kha:
    Ông Báo Đông Cuông: http://www.mediafire.com/download.php?dnzgutzzumz
    Cô Nhất núi Giùm: http://www.mediafire.com/download.php?nrvzzylr3y2
    Hát thờ Quan Tam: http://www.mediafire.com/download.php?tmnmozxjy2z

    Bà Nguyễn Thị Chảo:
    Chầu mười: http://www.mediafire.com/download.php?h5meoozwdvd

    Phạm Văn Ty:
    Chầu tam (Phạm Văn Ty+ Phạm Quang Đạt): http://www.mediafire.com/download.php?uxdjm3w3nhj
    Cô bơ+ cậu: http://www.mediafire.com/download.php?2znmdomnu2m
    Hát văn Văn Ty: http://www.mediafire.com/download.php?4ytoydld0em
    Thưởng Hoa Văn Ty: http://www.mediafire.com/download.php?gtzl2bjdcio

    Xuân Niệm:
    Văn Mẫu Thoải: http://www.mediafire.com/download.php?241yzcyhydq
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Theo mình vấn đề này là do chất lượng mạng, bạn thử xoá bai hát đó trong idm rồi tải lại xem nhé

Chia sẻ trang này