1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hậu Calisto! thiếu ngài, chúng ta sẽ đi tiếp như thế nào? đối sách bóng đá VN trong tương

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi diskuloz, 18/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JannieDL

    JannieDL Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2009
    Bài viết:
    2.598
    Đã được thích:
    1.941
    Hahahaha. Bác thật là có khiếu hài hước.

    Cho dù vụ này có thật đi nữa thì cũng xin kiếu. Thành công của Đức từ 2006 tới nay phần nhiều do công của Loew đấy các bác ạ (thời đó còn làm trợ lý cho Klinsmann). Thật sự là Klinsmann là HLV rất tệ.
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Cũng vừa ăn cá bên Yahoo xong :D
  3. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Mourinho, Lippi, Ferguson, Wenger... có đến ĐNA này thì cũng chưa chắc bằng Calisto, Alfred Riedle các bác nhỉ.
  4. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    VFF và những "quả lừa" nhớ đời

    ĐTVN đã "qua tay" nhiều thầy ngoại, nhưng có lẽ không ai có thể quên được những "ấn tượng khó phai" mà "nghệ sĩ" Dido, "luật gia" Letard và "Trương Phi" Tavares mang lại. 16 năm đã trôi qua kể từ ngày ĐT Việt Nam có HLV ngoại đầu tiên, trong khoảng thời gian ấy đã có tổng cộng 7 "ông Tây" dẫn dắt ĐT Việt Nam. Edson Tavares là HLV đầu tiên (năm 1995), tiếp đến lần lượt là Weigang, Colin Murphy, Rield, Dido, Letard và Calisto.

    Trước hết phải khẳng định, tìm HLV ngoại là một công việc theo kiểu “5 ăn, 5 thua”, chẳng ai có thể biết được ông thầy ngoại đó thực sự trình độ đến đâu trước khi ông thực sự bắt tay vào làm việc. Mà VFF thì vốn đã không giỏi trong việc “nhận định trước trận đấu”.



    Và cũng chính từ yếu tố đó, bóng đá Việt Nam đã không ít lần phải nhận những trái đắng, hay có thể nói chua chát hơn là “bị lừa” với những bản hợp đồng từ những ông thầy ngoại. Khi mà VFF đang ráo riết tuyển một ông thầy mới cho ĐT, thì càng nên nhắc lại những câu chuyện có tính chất “bài học kinh nghiệm” này.

    Từ “nghệ sĩ đàn ghi-ta” Dido

    Năm 1997, ĐT Việt Nam đoạt HCĐ SEA Games với HLV Colin Murphy, tiếp đến là một tấm HCB Tiger Cup 1998 và HCB SEA Games 1999 với Alfred Rield. Sau 2 tấm HCB liên tiếp này, người Việt Nam thực sự khát một tấm HCV, "ông vua bạc" Rield ra đi và người thay thế là ông thầy Edson Silva Dido.



    [​IMG]
    Dido và Tavares, 2 trong số những ông thầy ngoại từng là HLV trưởng ĐTVN


    Cho đến tận bây giờ, khi tròn chục năm đã trôi qua, nhiều cựu danh thủ thời đó vẫn nhắc chuyện ông thầy đặc biệt này lùa quân xuống bãi sông Hồng tập chạy, có lẽ do “tư duy” luyện đá bóng trên bãi biển thì tốt cho thể lực của người Brazil. Ông Dido cũng có những câu nói rất hay, rất đặc biệt: “Tôi ưng có mỗi Thạch Bảo Khanh”.


    Trong số tất cả những ông thầy ngoại đã từng đến Việt Nam, Dido là ông thầy nghệ sĩ nhất, cầm đàn ghi-ta gảy tưng tưng, chơi được nhạc Jazz đúng chất Jazz thứ thiệt. Nhưng kết quả chuyên môn là ĐT Việt Nam bị loại thẳng cánh sau vòng bảng SEA Games 2001.


    Quãng thời gian cuối của bản hợp đồng, VFF vẫn phải trả lương còn ông Dido phát biểu: “Tôi chẳng biết làm gì lúc này, thôi đợi được người ta bố trí việc thì làm”, và sau đó thì ông thầy nghệ sĩ này nói lời chia tay Việt Nam.

    Đến ông thầy giỏi luật Letard

    Trong số 7 ông thầy đã từng làm việc với ĐT Việt Nam, ông Christian Letard là đặc biệt nhất, bởi ông chẳng dẫn dắt ĐT ở một giải đấu lớn nào mà chỉ ở LG Cup 2002, chẳng có thành tích gì và cũng là “quả đắng” nhất với VFF.



    Chẳng ai còn nhớ rõ ở thời điểm năm 2002 vì sao mà ông thầy này lại được VFF kí hợp đồng, nhưng chắc chắn khi đó việc tuyển HLV cho ĐT chưa có cả một qui trình như bây giờ. Ông Letard có bằng HLV chuyên nghiệp của liên đoàn bóng đá Pháp, có bằng HLV QG nhưng chỉ dẫn dắt các CLB hạng ba, hạng Nhì của Pháp và những CLB mà không ai biết là thành tích như thế nào, nhưng lúc đó thì mấy ai để ý xuy xét kĩ những điều đó.
    Vị HLV Pháp này tuy không giỏi về chuyên môn nhưng “khốn khổ” thay lại rất giỏi về luật. Khi kịp nhận ra năng lực chỉ ở mức dẫn dắt bóng đá cấp phường của ông Letard, VFF đưa ra ý định chấm dứt hợp đồng và vị HLV người Pháp cũng lẳng lặng đồng ý.


    VFF muốn đền bù một vài tháng lương nhưng ông Letard đòi phải đền bù đến tận tháng 11/2003. Hai bên đều có những tuyên bố đúng kiểu “Cá tháng tư”, ông Letard nói: “ Tôi thấy tiếc bởi nếu như làm việc theo kế hoạch của tôi thì ĐT Việt Nam sẽ đoạt HCV SEA Games”, còn TTK VFF ở thời điểm đó là Phạm Ngọc Viễn tuyên bố như đinh đóng cột: “Ông Letard có kiện cả lên FIFA thì chúng ta cũng không phải đền bù hợp đồng”.
    Kết quả, VFF mất về tay ông HLV Letard này một khoản tiền khá lớn khi thua kiện. Tiền mất, tật mang, vụ Letard này mỗi lần được nhắc đến vẫn khiến người ta nghĩ rằng VFF đã trở thành một “con cá to”, bị “lừa” một vố đau.

    Và ông Trương Phi Tavares

    Sau vụ Letard, ông Tô bắt đầu đến với ĐT Việt Nam và có tấm HCĐ Tiger Cup 2002, tiếp theo, ông Rield hoàn tất cú “hat-trick bạc” với tấm HCB SEA Games 2003, ĐT Việt Nam vẫn mãi cứ mơ vàng. Rút kinh nghiệm vụ Letard, lần này, VFF không tuyển HLV theo kiểu theo hồ sơ nữa mà phải dựa trên năng thực thực tế, và năm 2004, cái tên Edson Tavares được chọn lựa.



    [​IMG]
    Ông Letard không giỏi huấn luyện nhưng kiện đòi lương thì rất giỏi


    Năm 1995, ông Tavares đến Việt Nam và chỉ sau chưa đầy một tháng cầm quân, ĐT Việt Nam đã lột xác hoàn toàn với lối chơi mạnh mẽ ở Cup Độc lập. "Món tủ" của ông Tavares chỉ là nhồi thể lực cho thật nhiều, nhưng lúc đó thì mấy ai kịp ngẫm kĩ, thấy quân mình ra sân đá khỏe là “sướng” rồi. Chính vì vậy, sau khi mời lại được ông Tavares thì rất nhiều người đã khấp khởi mừng thầm, cho rằng cơ hội “đổi đời” là đây.

    Ông “Rét” đến, cầu thủ cũng rét luôn khi cứ ra sân là phải chạy mệt không ăn nổi cơm. Bài vở, mảng miếng, chiến thuật thì chẳng có gì để tập với luyện. Ông Tavares tính nóng như lửa và dù không nghệ sĩ như Dido, ông để lại hàng loạt những câu chuyện li kì, thâm cung bí sử.



    Thậm chí, chuyện ông sau giờ huấn luyện còn tranh thủ đi ra ngoài tìm “hương đồng gió nội” đã được báo chí có lần nói đến. Kết quả, sau bao nhiêu những sự trông đợi, ĐT Việt Nam với lực lượng sứt mẻ, cầu thủ chấn thương, mệt mỏi do trước đó bị nhồi thể lực quá nhiều bị loại ngay sau vòng bảng Tiger Cup 2004, và ông Tavares ra đi không kèn không trống.

    Ông Tavares còn khá có duyên với bóng đá Việt Nam khi quay trở lại và làm việc tại V.Ninh Bình vào năm 2009. Một cầu thủ của Ninh Bình cho biết: “Em chả biết ông ấy huấn luyện cái kiểu gì, ra sân tập bọn em tự đá với nhau, sau đó đi về”. Còn chưa cầm quân được trận nào ở V-League, ông Tavares lớn tiếng chê bai cầu thủ, bị thanh ý hợp đồng sớm, xách va li rời Ninh Bình với khuôn mặt đầy giận dỗi.

    Và cho đến thời điểm hiện tại, sau khi ông Calisto ra đi, VFF lại phải tuyển một ông thầy ngoại mới. Công việc này luôn tiềm ẩn những bất trắc khó lường, không ai biết được trong những bộ hồ sơ đã gút lại kia, ông thầy nào là "xịn", ông thầy nào là dạng hàng “lởm”.

    Có lẽ, phải đợi đến tận 1/4 năm sau, chúng ta mới có được câu trả lời chính xác.



    (Theo Zing)
  5. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    ủng hộ HLV người Đức.
  6. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    Xung quanh việc chọn HLV cho bóng đá Việt Nam
    “Nội chiến” thầy Đức
    Thứ năm, 14/04/2011, 09:42 (GMT+7)
    Ai là người kế nhiệm ông Calisto? Đến giờ, mới chỉ có thông tin đảm bảo, tương lai của đội tuyển Việt Nam sẽ gắn bó với bóng đá Đức. Nhưng cuộc “nội chiến” giữa các ông thầy Đức đang khiến nội bộ VFF nháo nhào.
    Chết đi sống lại?
    Như SGGP Thể thao đã thông tin, trong 5 ứng cử viên lọt vào “chung kết” của VFF, có 2 ứng viên mang quốc tịch Đức: J.Gede và Falko Goetz. Trong đó, J.Gede là người tỏ ra mặn mà, thèm muốn được sang Việt Nam hành nghề nhất. Bằng chứng là cứ khi nào VFF “tuyển rể”, HLV này lập tức đâm đơn xin ứng cử, bất chấp việc đang rỗi rãi hay bận bịu với công việc mới.
    [​IMG]

    Không hiểu sao, VFF lại trì hoãn quyết định chọn Falko Goetz cho vị trí HLV trưởng? Ảnh: Tư liệu
    Thực tế là sự mặn mà của J.Gede không có nghĩa HLV này là nhà cầm quân chất lượng cao. Ông từng là nỗi khiếp sợ của bóng đá Uzbekistan, đến mức quốc gia này sau khi chia tay với J.Gede đã không dám thuê thầy ngoại dẫn dắt đội tuyển. Còn ở Malaysia, một nguồn tin của SGGP Thể Thao khẳng định, khi cầm quân ở CLB Kuala Lumpur FC, J.Gede có bảng thành tích cực tệ, trong khi lại nổi tiếng là quậy phá.
    Cứ tưởng chừng ấy thông tin đã khiến VFF giật mình. Tuy vậy, với cái lý là sự tiến cử của Hội đồng HLV Quốc gia, vào phút chót cơ hội của HLV J.Gede lại sống dậy. Đó thật sự là điều bất ngờ bởi ông thầy này vốn dĩ không được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong khi đó, với chính Hội đồng HLV Quốc gia, việc “chấm” J.Gede chủ yếu dựa vào… lý lịch trên giấy, thay vì những hiểu biết cụ thể. Thậm chí, nhiều người còn tỏ ra nghi ngờ, hầu hết các thành viên Hội đồng HLV Quốc gia đều đã an phận giã từ… bóng đá, cho nên, họ không có đủ và không được cung cấp thông tin cần thiết.
    Ngược với J.Gede, Falko Goetz có sự đảm bảo từ phía LĐBĐ Đức. Phía Đức khẳng định, Falko Goetz có bằng HLV chuyên nghiệp của UEFA, đó là sự đảm bảo mà Gede không có được từ phía LĐBĐ Đức. Thêm vào đó, thành tích thực tế của HLV gốc Đông Đức này đã được thể nghiệm bằng thực tế: giúp Hertha Berlin lọt vào top 4 Bundesliga, có kinh nghiệm đào tào trẻ. HLV Falko Goetz còn có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là mối quan hệ rất tốt đối với LĐBĐ Đức và Giám đốc đào tạo trẻ của LĐBĐ Đức là cựu trung vệ nổi tiếng Matthias Sammer. Điều đó sẽ giúp cho VFF thuận lợi hơn trong việc liên kết với LĐBĐ Đức để đào tạo trẻ.
    Nội bộ VFF rạn nứt?
    Nếu đặt lên bàn cân, Falko Goetz nhỉnh hơn về kinh nghiệm, trình độ so với một ông thầy du mục như J.Gede. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi J.Gede bất ngờ có những động thái… giảm giá, trong nội bộ của VFF lại có những đung đưa tinh thần nhất định. Cũng vì thế, VFF vừa bóng gió bắn tin, có thể VFF phải lùi lại thời hạn công bố danh tính của vị HLV kế nhiệm ông Calisto để có thêm thời gian đàm phán.
    Ở VFF lúc này, một bên ủng hộ Falko Goetz, một bên ủng hộ J.Gede. Nhưng cái khó nhất là sự lên tiếng từ phía Hội đồng HLV quốc gia, bởi bộ phận tư vấn này đã lên tiếng ủng hộ HLV J.Gede. Nếu thường trực VFF lấy quyền phủ quyết, gạt bỏ J.Gede ra khỏi cuộc chạy đua, người ta sẽ ái ngại đến việc quyết định ấy làm Hội đồng HLV Quốc gia phật lòng. Điều đó sẽ không thuận cho VFF trong trường hợp, nếu họ cứ nhất quyết chọn Falko Goetz làm HLV trưởng mà lại gặp thất bại về sau này.
    Trong thời điểm hiện tại, thường trực VFF càng trở nên phân vân hơn khi có những thông tin “lobby” cho HLV J.Gede thông qua một số quan hệ quốc tế. Đấy có thể là lý do khiến VFF trì hoãn việc dứt điểm Falko Goetz, dù trước đó có thông tin đến 99% cựu HLV trưởng Hertha Berlin sẽ chiến thắng.


    Nguồn SGGP:http://www.sggp.org.vn/thethao/2011/4/255213/
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Hội Đồng HLV QG VN giỏi hơn LDBD Đức+ Ukraina+ Malaysia+VFF. Chọn HLV thì thích HLV có bằng thấp hơn (giống mình) thay vì chọn người được LDBD Đức tiến cử. Kiến thức chuyên môn của mấy ông chỉ gói gọn trong Vleague nên cũng không cần biết HLV thành công với Hertha Berlin có giỏi hơn HLV thất bại với 1 đội Malaysia hay không.

  7. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    J.Gede được để ý vì đã từng làm việc ở Malaysia là một trong những trung tâm cá độ của Châu Á. Lão này được chấm vì chắc ít nhiều cũng đã nhúng tay vào chàm vì vậy cho lão lên cầm quân thì đám trùm độ mới có thể thao túng tỉ số được.
  8. diego.thu.cao

    diego.thu.cao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thuê Cao Mỗ về huấn luyện, tranh thủ nghỉ coding mấy ngày đến dạy cho mấy chú đá bóng miễn phí luôn.
    Gì chứ AFF, Seagame thì bé thôi
  9. Firefox4

    Firefox4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
  10. buonet

    buonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    1.936
    Đã được thích:
    16
    Tìm HLV ngoại cho tuyển VN: Chưa có gì rõ ràng

    Thứ Tư, 20/04/2011 21:59
    Những thông tin xung quanh cuộc tìm kiếm thầy ngoại cho bóng đá Việt Nam liên tục bị nhiễu loạn. Ngay ở thời điểm này, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ vẫn nói: “Mọi thứ chưa có gì là chắc chắn”

    VFF từng rất đề cao vai trò của Hội đồng HLV quốc gia ở cuộc tìm kiếm thầy ngoại lần này. Tuy nhiên, cũng chính VFF khiến Hội đồng HLV quốc gia nhiều phen mất mặt. Nhiều thành viên của Hội đồng HLV quốc gia đang tỏ ra mệt mỏi và không còn thiết tha với những đề nghị giúp đỡ từ VFF. Công cuộc “đãi cát tìm… HLV trưởng” đang có nguy cơ đi vào bế tắc và VFF đứng trước nguy cơ buộc phải dùng “của để dành”.

    [​IMG]
    Vòng loại Olympic 2012 khởi tranh vào tháng 6 nhưng Đình Tùng (phải) và các tuyển thủ U23 Việt Nam vẫn chưa biết được danh tính HLV trưởng. Ảnh: HẢI ANH

    Ngay sau khi HLV Calisto sớm thanh lý hợp đồng, Hội đồng HLV quốc gia được VFF giao vai trò quyết định trong việc tìm người thay thế. Tuy nhiên, những người trong cuộc lẫn ngoài cuộc đều sớm nhận ra “VFF nói vậy mà không phải vậy”. Tất cả các khâu từ thu nhận hồ sơ đến chọn tiêu chí rồi chốt danh sách các ứng viên tiềm năng đều do VFF định hướng, nói đúng hơn Hội đồng HLV chọn sau khi VFF đã duyệt.

    Một thành viên hội đồng cho biết: “Tôi cảm thấy mệt mỏi vì cứ họp lên họp xuống mà không quyết định được điều gì, không có tiến triển gì”. Rất nhiều vị trong hội đồng đã cáo bận để tránh những cuộc họp kiểu “thống nhất tiêu chí và phương án nhân sự” do VFF lĩnh xướng. Bản thân VFF cũng không muốn Hội đồng HLV quốc gia mất thể diện nên đã đề nghị ông Nguyễn Sĩ Hiển, chủ tịch hội đồng, vào nhóm 3 người có toàn quyền quyết định việc tìm HLV ngoại. Hai người còn lại là Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn và ông Trần Quốc Tuấn, Tổng Thư ký VFF.

    Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói rằng: “Hiện nay họ cũng đang làm tất cả để sớm kết thúc đàm phán nhưng chuyện nhanh chậm phải phụ thuộc vào đối tác”. Một thành viên Hội đồng HLV quốc gia cho biết: “Nếu việc tìm HLV tiếp tục chậm, bóng đá Việt Nam không chỉ mất cơ hội tìm được thầy tốt mà rất nhiều mục tiêu sẽ bị ảnh hưởng”. VFF cũng thừa hiểu điều đó nhưng họ đang ở vào một tình thế khó. Hôm qua, 20-4, chủ tịch VFF đưa ra một thông tin gây sốc: “Có thể sẽ phải mở rộng thêm danh sách ứng viên”. Giữa lúc mọi việc tưởng như đã xong bởi Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn từng nói: “Đã chọn được người thích hợp nhưng chưa thể công bố” thì tuyên bố của ông Hỷ cho thấy VFF vẫn đang tiếp tục “mò mẫm”. Tất cả những HLV mà VFF đã liên hệ đều đòi mức lương gấp đôi, gấp ba khả năng chi trả của VFF. Sở dĩ 2 ứng viên Đức trở nên sáng giá vì đây là 2 người đưa ra yêu cầu “mềm” nhất về chuyện lương bổng.

    Có thông tin nói rằng 2 ứng viên này đều muốn ký hợp đồng 3 năm nhưng lại không chịu nhiều sức ép về thành tích. Đây chính là lý do khiến VFF đau đầu. Hạn định “trong tháng 4” cũng đang ngày càng trở nên mơ hồ. Nhất định phải tìm ra người thỏa mãn tiêu chí - chấp nhận mức lương dưới 20.000 USD/tháng đang trở thành bài toán khó nhất với VFF. Đến tháng 6-2011, vòng loại Olympic 2012 sẽ khởi tranh nhưng đến thời điểm này mọi phương án đều chưa rõ ràng, chứng tỏ VFF cũng đang chấp nhận canh bạc thành tích.

    Nếu không có sự chuẩn bị tốt từ vòng loại Olympic, bóng đá Việt Nam sẽ không thể có một đội U23 mạnh tham dự SEA Games. Không loại trừ khả năng VFF phải quay lại với những phương án cũ là David Booth hay Peter Withe… nhưng khi đó, VFF có thể sẽ tiếp tục bị ép giá một lần nữa mà chưa chắc đã được việc.


    PHẠM NGỌC

Chia sẻ trang này