1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hầu Đồng Nét Đẹp Văn Hóa Ở khu du lịch tây phương

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi hungquocseocam, 11/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungquocseocam

    hungquocseocam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2016
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Hầu đồng hay lên đồng là một trong những tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời, thường được diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo - một tín ngưỡng dân gian Việt Nam). Tây Thiên miền đất tâm linh - nơi tín ngưỡng thờ Mẫu lan tỏa đã và đang duy trì bảo tồn và phát triển văn hóa hầu đồng.
    [​IMG]
    >>Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc
    Hầu đồng hay lên đồng là một trong những tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời


    Tây Thiên mang bản sắc rất riêng thấm đượm tín ngưỡng thờ Mẫu (nơi thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Bà đã được suy tôn là “Tam Đảo sơn trụ Quốc mẫu tối linh Đại vương thượng đẳng phúc thần”). Dàn trải đều các tháng trong năm, đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên đã đón rất nhiều đoàn thanh đồng đạo quan về thực hiện các nghi lễ hầu đồng, không chỉ các thanh đồng là người địa phương tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đến từ rất nhiều nơi khác như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên,… thậm chí cả từ TP. Hồ Chí Minh ra.

    Theo đó, mùa lễ hội năm 2014, UBND tỉnh, Sở VHTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Cáp treo Tây Thiên và Nhà hát chèo Vĩnh Phúc đưa các chương trình hầu đồng lên sân khấu biểu diễn vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần nhằm mang đến cho du khách một không gian văn hóa tâm linh tín ngưỡng cổ truyền riêng biệt của Việt Nam, cũng là cách để tôn vinh văn hóa Hầu đồng đúng tầm và cao đẹp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    >> Du lịch Tây Thiên giá rẻ
    Hầu đồng đã được cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận những giá trị về tâm linh và văn hóa của nghi lễ hầu đồng và là di sản phi vật thể cần được bảo tồn

    Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thơm, Giám đốc Nhà hát chèo Vĩnh Phúc: Để mang diễn xướng hầu đồng đậm nét tâm linh lên sân khấu nghệ thuật không phải dễ truyền tải, vì thế để mang được cái gọi là “thần” của diễn xướng hầu đồng thì người biểu diễn được gọi là “Thanh đồng” phải nhanh nhẹn, linh hoạt để hóa thân thành nhập đồng vào các chầu: Cô Bơ, cô Bẩy, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bẩy,…thật tốt, bà Thơm cho biết.

    Hầu đồng đã được cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận những giá trị về tâm linh và văn hóa của nghi lễ hầu đồng và là di sản phi vật thể cần được bảo tồn, phát huy đúng như giá trị thật của nó trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Khi tiếng nhạc cất lên đã thu hút rất nhiều du khách, dù là người Việt hay người nước ngoài bởi âm nhạc tiết tấu nhịp 7, nhịp 3 sôi nổi, nhanh cũng dễ tạo được sự chú ý và quen thuộc.

    Chị Trần Xuân Hạnh đến từ TP. Hải Phòng cho biết: “Cứ đầu năm là chúng tôi lại tổ chức về dâng hương đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, đoàn chúng tôi gần 100 người đều theo Mẫu, mọi năm về lễ xong là xuống núi đi du xuân, nhưng năm nay thật may mắn được xem buổi biểu diễn hầu đồng tại đây, mang lại cảm xúc hân hoan phấn khởi cho cả đoàn, tinh thần rất thoải mái”.

    Hầu đồng là một hoạt động văn hóa đậm bản sắc truyền thống, vì thế Tây Thiên năm nay đã mang lại cho du khách một sự trải nghiệm như một hoạt động tích cực giúp du khách có cái nhìn nhận đúng đắn, lành mạnh về nghi lễ mang tính nghệ thuật và tâm linh này.

Chia sẻ trang này