1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hậu quả của stress ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Jube, 16/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. milkbaby

    milkbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đang bị stress, đầu lúc nào cũng căng ra, toàn suy nghĩ và lo lắng vô cớ, không thể nghĩ đến cái khác được, cố tập trung để không suy nghĩ thì chỉ được mấy giây là đâu lại vào đó, không biết cái này có thể gọi là stress được không nhỉ,đôi khi lại hay hốt hoảng, mình biết là thần kinh mình yếu, đôi khi không chịu nổi những cú shock lớn, mình cũng muốn thoát khỏi cảnh này, mình muốn hỏi có bạn nào biết bác sỹ chuyên về tâm lý hay không thì chỉ cho mình nhé, mình ở Hà nội. Cảm ơn trước nhé.
  2. dautim21

    dautim21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    stress theo tôi lâu thật lâu, khiến sức khoẻ sa sút, mệt mỏi, buông xuôi, chán nản ->không tự tin.
    tôi biết cần bs nhưng chán, chia sẻ bạn bè -> mệt cho họ. bản thân không cố gắng vui lại buồn .chết không dám. chẳng biết làm gì. vui chơi, lang thang cùng bè bạn-> trống rỗng. khi viết dòng này đang thật mệt, muốn đặt giống chấm cho mình..........
  3. teppiteppi

    teppiteppi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Chán nản , cô đơn , không lối thoát -> trầm cảm
    Có nhiều người giống như bạn và họ đã vượt qua được , bạn có thể tham khảo ở đây .
    http://www9.ttvnol.com/forum/SucKhoe/225118/trang-89.ttvn
  4. teppiteppi

    teppiteppi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Chủng ngừa tâm bệnh
    Khi không có đủ điều kiện để theo một ca tâm lý trị liệu, người đang có khả năng rơi vào khủng hoảng tâm thần hay stress cần biết tự phòng tránh cho mình bằng nhiều biện pháp. Ví dụ như:
    Tập thể dục thường xuyên: Rất nhiều thí nghiệm và các nghiên cứu trên thế giới công nhận rằng, tập thể dục là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để chống lại sự buồn chán, lo lắng. Trong một ngày thật sự cảm thấy buồn chán, trống rỗng, hay lo lắng, hãy thử thực hiện các vận động hơi quá sức mình một chút, chẳng hạn như chạy bộ vài cây số, nhảy xuống hồ bơi vài mươi vòng... Sau khi chấm dứt vận động, bạn sẽ cảm thấy cơ thể rã rời. Hãy tắm rửa sạch sẽ và lên giường ngủ một giấc. Khi thức dậy, bạn sẽ có một cảm giác hoàn toàn khác hẳn. Nếu vấn đề nan giải vẫn còn trước mắt thì việc tập thể dục có thể khiến bạn minh mẫn, giải quyết vấn đề một cách sáng suốt hơn.
    Đối đầu với nỗi buồn chán: Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận đến ngọn ngành của vấn đề. Tất cả những phân tích này cuối cùng sẽ đưa bạn đến một kết quả giống nhau: "Nỗi buồn này, cơn khó khăn này rồi cũng phải qua đi và sau đó là những ngày không còn u ám nữa". Hãy tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này. Và ngay bây giờ, khi ngồi chờ cảm giác buồn chán này qua đi, tại sao bạn không làm một cái gì để thời giờ trôi nhanh hơn?...
    Thuốc uống: Theo bác sĩ Priscilla S. thuộc Đại học y khoa UCLA, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với tình cảm con người. Theo bà, các loại sinh tố B và một số axit amin có hiệu quả rất khả quan trong việc chữa trị bệnh buồn rầu lo lắng. Nếu cảm thấy tinh thần xuống dốc, có thể dùng một liều từ 1.000 đến 3.000 miligam chất L-tyrosine khi mới thức dậy, chưa ăn gì hết. Khoảng nửa tiếng sau, uống thêm một viên sinh tố B-complex, đặc biệt là B6, có công dụng phân hoá các axit amin trong cơ thể.
    Bà Priscilla nói thêm rằng, phương pháp này chưa hề thất bại đối với những người bị bệnh chán đời ở mức độ vừa phải. Dù sao, bà cũng khuyên nên hỏi bác sĩ của bạn trước khi dùng phương pháp này.
    Quỳnh Anh (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Chia sẻ trang này