1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hawking và các nhà khoa học đã sai lầm khi đưa ra "phỏng đóan bảo vệ trình tự thời gian" và máy worm

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi eurika, 23/01/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hawking và các nhà khoa học đã sai lầm khi đưa ra "phỏng đóan bảo vệ trình tự thời gian" và máy wormhole.! Cùng nhau thảo luận.

    Các bạn hãy đưa ra ý kiến của mình về chuyện này.



    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 23/01/2008
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Những chứng cứ phản bác lại cỗ máy thời gian Wormhole hoặc lỗ sâu.
    Hiện nay khoa học đang chú trọng đến việc du hành thời gian qua các lý thuyết Vật Lý, tiêu biểu nhất là áp dụng thuyết tương đối của Einstein, hố đen, hố sâu, hố trắng và máy thời gian Wormhole.
    Theo thuyết tương đối, nếu chúng ta di chuyển với vận tốc ánh sáng hoặc gần bằng vận tốc ánh sáng, khi chúng ta đi vào vũ trụ 1năm sau đó và quay trở về, khi ấy Trái Đất đã trải qua 1 khỏan thời gian tương đương 10 - 100 năm sau. Và các nhà khoa học đồng thời cũng đã tuyên bố với trình độ công nghệ hiện nay, không thể chế tạo một vật chuyển động đạt vận tốc tương đương hoặc bằng vận tốc ánh sáng. Thế nên du hành vào tương lai theo thuyết tương đối của Einstein đã gây ra nhiều vấn đề sau:
    Theo lý thuyết áp dụng hố đen, hố sâu và hố trắng thì ta thấy rằng, trước đây nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking đã chứng minh hố đen sẽ hút mọi vật vào nó. Trãi qua thời gian nghiên cứu về nó, Hawking lại đưa ra thêm một giả thuyết, mọi vật khi bị hút vào 1 đầu thì ắt hẳn sẽ phải ra ở đầu còn lại, vì không có gì gọi là không đáy. Thế nên, nơi mọi vật đã bị hút vào ở hố đen và sẽ ra ở một đầu khác được gọi là hố trắng. Vậy trong quá trình vật di chuyển từ hố đen qua hố trắng, sẽ phải có một vùng không gian tương thích để cho vật thể di chuyển trong nó, và thế là hố sâu được ra đời. Từ đây con người mới nghĩ đến nó như là một đường hầm xuyên thời gian rất tốt cho việc du hành thời gian.
    Trong vật lý thiên văn, một hố trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược với hố đen vốn hút mọi vật chất. Nó có thể được coi là nghịch đảo thời gian của hố đen, tức là giống một hố đen quan sát với thời gian đi ngược lại quá khứ. Bởi vì một hố đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể thoát khỏi nó, đối nghịch theo thời gian của một hố đen là một vùng không gian mà không một vật nào có thể rơi vào đó. Một hố đen chỉ có thể nuốt vật khác vào, một hố trắng chỉ có thể phun vật khác ra. Các hố trắng hoàn toàn tồn tại trên lý thuyết toán học nhờ sự đối xứng của thuyết tương đối rộng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hiện đang tồn tại trong tự nhiên. Trên thực tế chúng hầu như không thể tồn tại, bởi vì không có cách nào đảo ngược thời gian để tạo ra một hố như thế. Có quan niệm cho rằng, Vụ nổ lớn chính là một dạng của lỗ trắng, vì ở không-thời gian đó, chỉ có vật chất và năng lượng được phun ra
    Trong vật lý, một hố giun là một không-thời gian được giả định là có cấu trúc tô pô đặc biệt tạo nên đường đi tắt trong không thời gian. Chúng nối thông từ một vùng không-thời gian này đến vùng kia và, đôi khi, vật chất đi từ vùng này sang vùng kia bằng cách chui qua hố này. Tên gọi "hố giun" được tạo ra khi tưởng tượng rằng vũ trụ là một bề mặt cầu. Muốn đi từ một điểm đến điểm đối diện trên mặt cầu cần quãng đường là nửa chu vi đường tròn lớn của mặt cầu. Tuy nhiên, nếu có một con giun đục lỗ xuyên vào trong lòng hình cầu, nối thẳng hai điểm, quãng đường đi chỉ còn là đường kính mặt cầu. Trong không thời gian, một hố giun có thể giúp đi qua các khoảng cách rất lớn, thậm chí đi tới một "vũ trụ khác". Có thể sự tồn tại của hố giun trải dọc chiều thời gian, đi qua quá khứ, vì thế có thể đi ngược thời gian bằng cách đi qua nó. Một ví dụ về cơ chế sinh ra hố giun đã được tưởng tượng cho bên trong lòng các hố đen tích điện và quay (có mô men động lượng)
    [​IMG]
    Hố giun liên vũ trụ nối một vị trí này với một vị trí khác trong cùng vũ trụ. Một hố giun có thể kết nối những vị trí cách xa nhau trong vũ trụ bằng cách bẻ cong không-thời gian, cho phép di chuyển giữa các vị trí đó nhanh hơn di chuyển trong không gian bình thướng. Điều này được minh họa bởi hình

    Hố giun Schwarzschild hay Einstein-Rosen bridges là những cây cầu bắc giữa các vùng khác nhau của vũ trụ, có thể được xem như giải pháp chân không cho các phương trình Einstein khi kết nối hố đen với hố trắng.
    Như vậy chúng ta đã có được một khái niệm đơn giản: Hố đen là nơi hút các vật chất vào, hố trắng là nơi phun các vật chất ra, hố gun là cầu nối giữa hố đen và hố trắng. Dựa trên giả thuyết về máy thời gian Wormhole, cho chúng ta một kết quả rằng. Nếu chúng ta chui vào hố đen, khi đi qua hố giun, với một sự tính tóan chúng ta có thể xác định thời gian ở tương lai mà chúng ta sẽ chui ra hố trắng.
    Giả sử rằng sai khác là 10 năm. Một nhà du hành chui qua wormhole theo một chiều và nhảy đến 10 năm sau trong tương lai. Một nhà du hành khác đi theo chiều ngược lại và trở về 10 năm trước trong quá khứ. Bằng việc bay thật nhanh để trở về xuất phát điểm trong không gian thông thường, nhà du hành thứ hai có thể trở về nhà trước thời điểm anh ta chui vào wormhole.
    Nếu hố trắng hoàn toàn tồn tại trên lý thuyết toán học nhờ sự đối xứng của thuyết tương đối rộng thì chúng ta đã thấy rằng, đây là một sự giả tưởng rất siêu phàm của các nhà khoa học khi nghiên cứu về máy thời gian Wormhole.
    [​IMG]
    Hố đen là nơi chui vào, một khi chui vào sẽ phải chui ra. Hố trắng là nơi để chúng ta chui ra. Vậy nếu một nhà du hành chui vào hố đen, và chui ra hố trắng ở tương lai. Thì không thể nào người đó chui vào hố trắng và chui ra ở hố đen để về quá khứ. Như vậy máy thời gian Wormhole hòan tòan không có thực.
    Nếu các nhà khoa học khẳng định có thể du hành trở về quá khứ thông qua wormhole, khi ấy chúng ta cần phải:
    Chúng ta cần phải định nghĩa lại sự phụt ra của hố trắng. Hố trắng có hút mọi vật vào không.? Hay vật chất có thể chui vào hố trắng không.?
    Ngược lại, chúng ta phải định nghĩa lại sự hút vào của hố đen. Hố đen có phóng mọi vật ra không.? Hay vật chất có thể thóat ra từ hố đen không.?
    Một khi mọi vật không thể thóat ra từ hố đen và không thể chui vào từ hố trắng thì không bao giờ có sự tồn tại của máy thời gian Wormhole. Mọi sự cố gắng để tạo nên Wormhole để du hành thời gian là vô nghĩa.
    Nếu hố trắng chỉ đơn thuần là một cái hố đối xứng với hố đen, và nó chỉ là nơi để mọi vật chất đi ra ở một không gian khác trong vũ trụ, và chúng ta có thể chui vào hố trắng. Thì không thể nào chúng ta thóat ra được hố đen, và một khi chúng ta có thể chui vào hố trắng một điều hiển nhiên, chúng ta sẽ bị hố đen hút lấy.
    Vậy kết luận: Có sự tồn tại của hố trắng và wormhole không.?
    Nếu không có sự tồn tại của hố trắng và wormhole thì tính đối xứng trong thuyết tương đối của Einstein là không đúng.
    Hố đen chỉ có thể hút các vật chất vào nó và không hề phóng ra bất cứ thứ gì. Mọi vật bị hố đen hút vào, đi qua hố sâu và phóng ra ở hố trắng. vậy vật chất có thể chui vào hố trắng để phóng ra ở hố đen không.?
    Câu trả lời là không.! Vậy các nhà khoa học cần phải nghiên cứu lại việc tính tóan trên lý thuyết khi cho rằng có thể đi qua đi lại giữa wormhole nối hố đen và hố trắng.
    Nếu các nhà khoa học quả quyết có sự tồn tại của wormhole. Như vậy nhân lọai chúng ta đã an tâm về sự sống. Vì khi ấy con người chỉ cần tập trung mọi nguuồn lực để chế tạo một máy wormhole, khi ấy máy wormhole đã giúp chúng ta tìm ra một hành tinh có sự sống. Một hành tinh giống hệt Trái Đất, hay còn gọi là một Trái Đất thứ 2, đây là kết quả của việc đối xứng trong thuyết tương đối của Einstein.
    Chúng ta hãy hình dung, khi các nhà khoa học tạo ra một máy wormhole:
    Để một wormhole hoạt động như máy thời gian, một trong những cái miệng của nó có thể được đặt gần bề mặt một sao neutron. Trường hấp dẫn của sao sẽ làm chậm thời gian ở một miệng wormhole sao cho sự sai khác thời gian giữa hai cái miệng của wormhole sẽ được tích tụ dần. Nếu cả hai cái miệng được đặt tại những nơi thích hợp trong không gian, sự sai khác thời gian này sẽ được giữ ổn định.
    Ngay khi Thorne và cộng sự nhận ra rằng, nếu một wormhole ổn định được tạo ra, khi đó nó có thể sẵn sàng để trở thành một cỗ máy thời gian. Khi một nhà du hành đi qua nó, anh ta không những sẽ đi đến một nơi khác trong vũ trụ mà còn đi đến một điểm khác trong thời gian, tương lai hoặc quá khứ.
    Nhà du hành sẽ đến một nơi khác trong vũ trụ, 1 điểm khác trong thời gian. Nhưng các nhà khoa học đã nghĩ đến, 1 nơi khác trong vũ trụ đó có tồn tại 1 Trái Đất khác không.? 1 thời điểm khác đó, của Trái Đất hay 1 thời điểm khác của một hành tinh khác có tồn tại sự sống tương đồng của Trái Đất.?
    Chúng ta nhận thấy rằng các nhà khoa học sẽ phải cần đến một bề mặt sao Neutron. Như vậy sao Neutron này không phải là Trái Đất của chúng ta. Khi ấy, máy wormhole được xem như là một chiếc máy photocopy 4 chiều. Wormhole đã coppy khí quyển, khóang chất, khóang sản, con người, nhà cửa, thiên nhiên?.v.v?. Hình ảnh của Trái Đất để tái hiện trên sao Neutron.
    Trái Đất là một thực thể không tự biến hình, chính vì vậy Trái Đất ở thời gian thực năm 2008 nó không thể biến hình trở thành năm 2208. Như vậy, việc tái hiện sự sống của Trái Đất vào những năm 2208 trên bề mặt một sao Neutron chính là sự tưởng tượng của con người, biểu hiện qua máy vi tính và in nó ra trên bề mặt sao Neutron thông qua máy Wormhole. Nhưng một điều chắc chắn máy wormhole không thể tái tạo được quá khứ , tương laicủa một Trái Đất hiện hữu . Mà đó chỉ là sự tưởng tượng của các nhà khoa học về việc bẻ cong không thời gian.
    Mặt khác, wormhole không có đủ cơ sở để tái tạo được môi trường tự nhiên của Trái Đất trên bề mặt của một sao Neutron khác. Nếu máy wormhole có thể tái tạo được, thì đây chính là một cỗ máy tái tạo sự sống cho con người ư.?
    Câu trả lời là không.! Và một khi câu trả lời là không thì không bao giờ tồn tại máy wormhole cho dù là trên lý thuyết tóan học dựa vào sự đối xứng của thuyết tương đối.
    Đặt ra một giả sử: Máy wormhole có thể tái tạo được sự sống của Trái Đất trên một hành tinh khác là sao Neutron. Như vậy, sự sống trên sao Neutron này được xem là một sự đối xứng với Trái Đất, khi ấy nó chính là một thế giới song song. Và một khi nó là thế giới song song thì cho dù các nhà du hành có thay đổi quá khứ hay tương lai ở sao Neutron đó cũng không thể nào tồn tại được những nghịch lý mà các nhà khoa học đã đưa ra.
    VD: Nhà du hành trở về quá khứ lúc ông nội của nhà du hành còn là 1 cậu bé. Nhà du hành lỡ tay làm chết ông nội của mình. Hỏi nhà du hành còn tồn tại không.?
    Nhà du hành vẫn còn tồn tại, vì nhà du hành lỡ tay làm chết ông nội của nhà du hành trong một thế giới song song là sao Neutron. Không phải ở Trái Đất hiện hữu, vì Trái Đất hiện hữu không thể tự biến mình.
    Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng. Cho dù có sự tồn tại của hố trắng, wormhole trên lý thuyết tóan học thì cũng không bao giờ tồn tại những nghịch lý mà các nhà khoa học đã đưa ra. Vì những việc xảy ra ấy nằm trong một thế giới đối xứng tại sao Neutron. Và thế giới đối xứng này không ảnh hưởng đến Trái Đất hiện hữu của chúng ta.
    Để có thể du hành thời gian, chúng ta cần phải xác định sự tồn tại của một Trái Đất thứ 2. Và mọi việc xảy ra trên Trái Đất thứ 2 này sẽ không gây ảnh hưởng đến Trái Đất hiện hữu. Một khi tồn tại Trái Đất thứ 2 thì chắc chắn sẽ tồn tại hàng triệu Trái Đất như thế, vì mỗi người muốn trở về những thời điểm khác nhau (không cùng thời gian với nhau).
    Như vậy qua những luận điểm mà tôi đã đưa ra, chúng ta có thể khẳng định rằng:
    Cho dù là trên tính tóan lý thuyết dựa vào thuyết tương đối của Einstein cũng không thể đưa con người du hành thời gian. Và không bao giờ tồn tại những nghịch lý có trong ?ophỏng đóan bảo vệ trình tự thời gian? của Stephen Hawking, điều đó là vô nghĩa.
    Một nhà du hành còn rất trẻ, cô ấy 20 tuổi và chưa có con. Nhà du hành đi đến tương lai 70 năm sau đó thông qua máy wormhole. Hỏi khi ấy, nhà du hành có thấy cô lúc 90 tuổi hay thấy con cháu của cô ấy không.?
    Nếu các nhà khoa học khẳng định sử có mặt của hố trắng và wormhole dựa trên lý thuyết tóan học nhờ sự đối xứng trong thuyết tương đối của Einstein. Thì tôi có thể khẳng định có ít nhất là 1 Trái Đất thứ 2 giống hệt Trái Đất hiện hữu của chúng ta và nhiều nhất là hàng tỷ tỷ Trái Đất tồn tại trong vũ trụ vì sự đối xứng này.
    Như vậy, trong vũ trụ nếu các nhà khoa học tìm thấy ít nhất 1 Trái Đất thứ 2 thì:
    Khỏan các từ Trái Đất hiện hữu đến Trái Đất thứ 2 này sẽ phải có sự tồn tại của hố đen và hố trắng. Khỏan các từ hố đen đến hố trắng là wormhole. Vậy trong khỏan cách này có tồn tại những thiên hà, những hành tinh, những ngôi sao khác không.?
    Câu trả lời là không vì mọi vật đi vào hố đen đều bị nghiền nát thành các hạt. Như vậy, Mặt Trăng vẫn luôn quay quanh Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời vẫn thường xuyên thẳng hàng nhau. Như vậy nếu có sự tồn tại của 1 Trái Đất thứ 2 thông qua Wormhole sẽ phải tồn tại cả hệ Mặt Trời hiện tại.
    Như vậy càng khẳng định không có sự tồn tại của Wormhole và hố trắng cho dù nó chỉ là lý thuyết tóan học nhờ sự đối xứng trong thuyết tương đối của Einstein. Điều này đồng nghĩa:
    Sự đối xứng trong thuyết tương đối của Einstein có được xem là sai.?
    Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.!
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 23/01/2008
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Như phần trên tôi đã đưa ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc du hành thời gian là dựa vào thuyết tương đối của Einstein, hố đen => hố trắng và wormhole.
    Tuy nhiên các nhà khoa học còn tiến hành thí nghiệm với việc sử dụng đồng hồ lượng tử. Có 2 cái đồng hồ lượng tử giống hệt nhau, 1 cái đặt ở mặt đất, 1 cái đặt vào tàu vũ trụ và phóng nó vào quỹ đạo Trái Đất. Sau khi tàu vũ trụ trở về mặt đất thì các nhà khoa học nhận thấy sự sai khác của 2 đồng hồ.
    Các nhà khoa học phải dùng đến vận tốc ánh sáng của Einstein mới có thể trở về quá khứ hay đi đến tương lai.
    Nhưng nay tôi chỉ cần chứng minh với vận tốc âm thanh:
    Đặt giả sử có 1 máy thời gian giúp cho chúng ta trở về qua khứ 10 trước, điều này đồng nghĩa chúng ta phải sử dụng đến đồng hồ và theo giờ chuẩn quốc tế UCT Khi ấy ta có:
    10 năm x 365 x 24h = 87600 giờ
    10 năm x 365 x 24h x 60'''' = 525,600 phút
    10 năm x 365 x 24 x 60'''' x 60" = 315,360,000 giây
    VD: Ở VN là UTC+ 7, nếu trở về quá khứ 10 năm sau cũng tại VN thì khi ấy vẫn là UTC+ 7 vẫn = 87600 giờ.
    Đó là theo như mọi người tưởng tượng về việc du hành thời gian đi về quá khứ.
    Thế nên tôi có 1 cách tính như vầy:
    Chu vi Trái Đất tại xích đạo là: 40075 Km
    Mỗi giờ Mặt Trời chiếu lên Trái Đất 15 độ <=> 40075 / 24 ~ 1670 Km.
    UTC=0 ở London, Hà Nội là UTC+7. Từ London đến Hà Nội đo trên Google gần bằng 9,200 Km.
    Tại London là 1:00 Am thì ở Hà Nội là 8:00 Am.
    Nếu từ Hà Nội cất cánh lúc 8:00 Am bằng một máy bay phản lực bình thường đi với vận tốc 1,200 Km/h thì phải mất 7h30'''' mới đến London. Khi máy bay hạ cánh là 8:30 Am.
    Vậy nếu bay với máy bay Concord đạt vận tốc Mach 2 thì sao.?
    Concord có thể bay đạt vận tốc Mach 2 = 2,476 Km/h
    Như vậy nếu bay từ Hà Nội là 8:00 Am với máy bay Concord đạt vận tốc Mach 2 = 2476 Km/h. Với khỏan cách 9,200 Km, máy bay Concord bay mất 3h20p. Vậy nếu cất cánh từ Hà Nội lúc 8:00 Am thì khi đến London là 4:20 Am.
    Như vậy chúng ta đã trở về quá khứ 3h40p trước đó. Tính theo giờ UTC.
    Vậy quay lại với bài tóan thời gian ở trên nếu tôi quay về quá khứ 10 năm bằng máy thời gian tại 1 thời điểm, khi ấy tôi quay về quá khứ tương đương 8,7600 h .
    Còn hiện thực, tôi đã trở về quá khứ 3h40p.
    Đó là tôi bỏ 3h20p để du hành trở về quá khứ cách đó 3h40p. 3h20p + 3h40p = 7h
    Nếu tôi bay với tốc độ 1,200 Km/h tôi và các bạn sẽ không ai nhận ra mình đã trở về quá khứ. Vì khi ấy tôi đã đến Lodon lúc 8:20 Am (8:00 Am so với 8:20 Am). Còn nếu tôi bay với vận tốc Mach 2 thì tôi đến London lúc 4:20 Am (8:00 Am so với 4h:20 Am).
    Ngược lại nếu tôi bay từ London đến Hà Nội là tôi đã đi đến tương lai, tuy nhiên việc đi đến tương lai này không thật sự không hấp dẫn và không đủ thuyết phục.
    Như vậy có thể xem Máy bay Concord là một cỗ máy thời gian không.?
    Câu trả lời là không, vì khi ấy máy bay Concord chỉ là một phương tiện gián tiếp giúp chúng ta di chuyển. Trái Đất khi ấy là 1 cổ máy thời gian khổng lồ.
    Như vậy ở trên nếu tôi di chuyển bằng Concord với Mach 2, tôi đã di dùng 3h20p để trở về quá khứ 3h40 phút trước đó.
    Vậy có cách nào có thể di chuyển nhanh hơn 3h40p để trở về quá khứ lâu hơn không.?
    Câu trả lời chỉ cần mất có 1-10 giây là bạn có thể trở về quá khứ 24 giờ trước đó, hoặc ngược lại có thể đi đến tương lai 24 giờ sau đó. Vậy tôi phải dùng cách nào.?
    Đó là tại vị trí 180 độ Kinh Đông và Tây, nơi này còn được gọi là vùng chuyển ngày.
    Đất nước Fiji nằm trên đường 180 độ Kinh Đông và Tây này nhưng không được xem là nơi lý tưởng cho việc trở về quá khứ hay đi đến tương lai.
    Tại vùng chuyển ngày này, Khi bạn từ ranh giới 179 độ kinh Đông bay qua 179 độ Kinh Tây là bạn đã trở về quá khứ 24h trước đó (tính theo giờ UTC). Ngược lại nếu bạn bay từ 179 độ kinh Tây qua 179 độ Kinh Đông, khi ấy bạn đã đi đến tương lai 24h (tính theo UTC).
    VD bạn là 1 người 20 tuổi tức là bạn đã sống trên đời được 175,200 giờ. Và bạn đi về quá khứ 10 năm trước đó, và sống ở đó 1 năm Tức là bạn đã sống được:
    175200 + 8760 = 183960 giờ (tức là 21 tuổi). Không thể nào là 11 tuổi được.
    Vậy nếu bạn trở về quá khứ theo cách của tôi. Bạn vẫn là 183960 giờ = 21 tuổi mặc dù bạn đã trở về quá khứ được 1 ngày (24 giờ).
    Điều này sẽ có nhiều người tranh cãi dữ dội. Tuy nhiên vẫn còn 1 bí mật bên trong của nó về phương pháp chứng minh tại sao tôi nói như vậy.
    Cho đến thời điểm này tôi hy vọng các bạn có phần nào hiểu được tại sao tôi nói Trái Đất là 1 cỗ máy thời gian khổng lồ.
    Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 23/01/2008
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế có mà tôi cũng có thể đi lùi về quá khứ à? Thậm chí nhanh hơn ánh sáng ấy chứ nhỉ?
    Như vậy khoảng cách người ta chỉ tính bằng s chứ ko phải là inch?
  5. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Khéo eurika là nhà khoa học có nhiều cái gọi là "bí mật" nhất thế giới ấy nhỉ. Eurica hay lập topic nhảm nhí gây spam quá.
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Thế theo Tuấn thì thế nào thì mới gọi là quay về quá khứ.?
    Nếu không hiểu được thế nào là quay về quá khứ và đi đến tương lai thì làm sao dám khẳng định người khác sai.? và biết được điều đó là không thể.?
    Quan niệm của Tuấn là thế nào.?
    Trong giới khoa học, có ai đã quy định thế nào mới được gọi là quay về quá khứ chưa.?
  7. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Tớ có một điểm tốt là ko biết thì ko nói. Tất nhiên xã hội ko phải ai cũng vậy cả.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Trên đời này có ai giám vỗ ngực nói rằng là *ta biết*? Đi đến tận cùng thì ta biết *cái gì* ấy nhỉ.
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, nói hay lắm...... Nhưng mâu thuẫn nhau quá.
    Tuấn nói là "ko biết thì ko nói".... Thế sao bên trên lại viết là "hay lập topic nhảm nhí gây spam"
    Rõ ràng là phải biết nó rõ thế nào mới dám lên tiếng là nhảm nhí. Thế mà bây giờ hỏi ra thì bảo là "ko biết thì ko nói".
    Cuối cùng Tuấn hiểu không rõ thế nào là quay về quá khứ hay đi đến tương lai.... Tuấn không thích thì Tuấn cho là Topic nhảm nhí.... Cuối cùng, khi Tuấn nói ra được câu "ko biết thì ko nói", điều này Tuấn đã tự cười mình là một người hết sức nhảm.
    "Ko biết thì ko nói" mà dám đánh giá là "topic nhảm nhí"..... Thì đúng là người quá nhảm nhí..... Vì Tuấn chẳng biết nó nhảm nhí ở chổ nào...!!!!
    Một người tự mâu thuẫn và cách nói chuyện không Logic.
  10. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bạn phải biết, hiểu và nắm rõ về vấn đề, con người.... Khi ấy bạn mới có thể đưa ra quyết định đánh giá. Còn nếu bạn không nắm rõ, không hiểu rõ mà dám lên tiếng thì khi ấy, người khác sẽ đánh giá bạn.
    Cho nên, những người không dám vỗ ngực nói rằng "ta biết", họ sẽ từ tốn đặt vấn đề để mọi người bàn luận, xem họ sai hoặc đúng điểm nào... Ok.!!??
    Chẳng khác nào 1 tên cướp ngân hàng muốn cướp mà không nghiên cứu kỹ quy luật họat động của ngân hàng và vạch ra kế họach mà dám vào cướp thì thế nào cũng bị CA tóm thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này