1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy cùng bàn về tác hại của THUỐC

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi tu_huong, 11/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Hút 1 điếu thuốc tổn thọ 3 giây thôi ! Còn cười 1 fát tăng tuổi thọ thêm 10 giây ! He he vạy là ta cứ hút 3 điếu rồi cười 1 fát là lãi 1 giây rồi !
    Mình đâu fải dân sành sứ gì ! Nên thuốc lá thuốc lào cứ bắn tẹt ! Xem các kụ ngày xưa đấy ! Hút thuốc lào từ bé mà vẫn sống nhăn răng đến 90 , 100 tuổi có sao đâu !
  2. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa khi cuộc sống khó khăn, không hỉu sao con người hút thuốc uống rượu mà vẫn ko tổn thọ. Không bao giờ bị sâu răng? Còn ngày nay khi cuộc sống khá lên.. Mà mội chuyện thật fi lý. Trẻ con gửi khói thuốc " còi sương"... người lớn gửi thì độc gấp 5 lần.. Bệnh thì có rất nhiều bệnh có thể bị thế mới lạ???
  3. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

    Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).
    I. Thành phần, độc tính của thuốc lá
    Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
    1. Nicotine:
    Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
    Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
    2. Monoxit carbon (khí CO)
    Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
    3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
    Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
    4. Các chất gây ung thư
    Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
    5. Định nghĩa khói thuốc
    Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút
    ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường
    Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).
    II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
    Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch?. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
  4. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    TƯ VẤN CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

    Sử dụng các chế phẩm thay thế Nicotine và bupropion
    Các chế phẩm thay thế Nicotine
    Các thuốc có nicotine thay thế tạm thời nicotine từ thuốc lá, làm giảm phần lớn các triệu chứng khó chịu của hội chứng thiếu nicotine. Người cai thuốc nên ngừng hút hoàn toàn ngay từ lúc mới bắt đầu cai, thay thế vào đó họ được dùng các thuốc có nicotine với liều giảm dần. Nếu đồng thời dùng các chế phẩm thay thế nicotine và hút thuốc sẽ làm tăng các dấu hiệu và tác dụng phụ.
    Liều lượng được điều chỉnh cho phù hợp tuỳ theo lượng nicotine thông thường được hấp thụ, một người hút thuốc mức trung bình mỗi ngày hấp thụ từ 20 đến 40 mg nicotine, với nồng độ nicotine huyết tương khoảng 25-35 ng /ml, thời gian bán huỷ của nicotine là 2 giờ. Khi dùng các thuốc có nicotine, nicotine được hấp thu dần dần, phân bố tới não chậm hơn nhiều và nồng độ Nicotine huyết tương thấp hơn so với việc hút thuốc và không có tác dụng kích thích như hút thuốc.
    Kẹo cao su nicotine:
    Kẹo cao su nicotine gồm hai loại hàm lượng: 2 mg và 4 mg, trộn với chất đệm là carbonate và natri bicarbonate để nicotine dễ được hấp thu qua niêm mạc miệng. 50 % lượng nicotine có trong kẹo được giải phóng ở trong khoang miệng, hấp thụ dần dần qua niêm mạc miệng và đi vào hệ tĩnh mạch đại tuần hoàn với tốc độ chậm nhờ vào hệ mao mạch dưới niêm mạc miệng. nicotine sẽ được hấp thu kém trong môi trường axít. Sau khi ngậm một kẹo cao su nicotine thì 20-30 phút sau nồng độ nicotine huyết tương đỉnh sẽ đạt 5-10 ng/ml. Người hút thuốc khi đã ngừng hút hoàn toàn thì sẽ cần nhai một kẹo cao su nicotine mỗi khi họ thèm hút thuốc, thường cần dùng 12-16 kẹo/ngày. Cần nhai rất chậm (1lần /phút, cứ 10 phút lại nghỉ 2 phút). Cần tránh nuốt nước bọt có nicotine, nicotine này sẽ được hấp thu qua niêm mạc miệng. Nicotine được phóng thích ra hoàn toàn sau khoảng 30 phút nhai. Trung bình 10-12 kẹo nicotine loại 2 mg sẽ cung cấp khoảng 10 mg nicotine/ngày, tức là khoảng 1/3 nhu cầu của một người hút 30 điếu thuốc/ ngày. Trung bình thì dùng 1 kẹo cao su 20 mg tương đương với hút 2 điếu thuốc lá. Nếu đối tượng hút trên 20 điếu/ ngày hoặc nếu số điểm Fagerstrom > 7 thì dùng loại kẹo cao su 4 mg. Người hút thuốc sẽ nhanh chóng tìm được số lượng kẹo thích hợp dùng hàng ngày để không còn cảm gíac thiếu nicotine. Dần dần người cai phải giảm số lượng kẹo/ ngày cho tới khi ngừng hoàn toàn, không nên dùng thuốc liên tục quá 6 tháng.
    Các tác dụng phụ tại chỗ của kẹo nicotine gồm có: Kích thích họng, tăng tiết nước bọt, các vết loét niêm mạc miệng, đau khoang miệng và cơ nhai. Các tác dụng phụ toàn thân chủ yếu là ở đường tiêu hoá: ợ, buồn nôn, chán ăn, có thể mất ngủ và kích thích. Khoảng 10% số người đã cai thuốc tiếp tục dùng kẹo Nicotine 12 tháng sau khi ngừng hút thuốc.
    Băng dán có nicotine
    Có 3 loại băng dán nicotine với diện tích bề mặt 10, 20 và 30 cm2, mỗi băng dán cung cấp 5, 10, 15 mg nicotine nếu để trong 16 giờ hoặc 7, 14, 21 mg/ nếu để liên tục 24 giờ. Sau khi dán băng có nicotine lên da, nicotine được hấp thu dần dần qua da (khoảng 0,9 mg/giờ với loại 30 cm2) vào mạng lưới mao mạch da, sau đó vào đại tuần hoàn. Sau 4- 11 giờ, nồng độ đỉnh của nicotine huyết tương đạt 13- 23 ng/ml. Sự hấp thu chậm này làm cho người dùng không có cảm giác kích thích như hút thuốc.
    Đối với người nghiện nặng (thường hút > 20 điếu/ngày) thì nên dùng 1 băng dán 30 cm2/ngày, dán lúc sáng và bỏ đi lúc tối trước khi ngủ. Phải dán trên vùng da khô, nhẵn và sạch (lau sạch vết xà phòng) (ví dụ: Bả vai, cánh tay), không có bất kỳ tổn thương da nào hoặc kích thích nào có thể làm rối loạn sự hấp thu của nicotine. Thời gian điều trị khởi đầu từ 3-4 tuần, sau đó dùng loại 20 cm2 trong 3- 4 tuần, rồi loại 10 cm2 trong 3- 4 tuần, tổng thời gian dùng không quá 3 tháng. Đối với người nghiện vừa thì nên dùng 1 băng dán 20 cm2/ngày x 8 tuần, sau đó dùng 1 băng dán 10 cm2/ngày x 4 tuần.
    Các tác dụng phụ tại chỗ thường gặp nhất là đỏ da và ngưá nơi dán, mất ngủ gặp khi để băng dán 24 giờ, hầu như không gặp nếu dùng 16 giờ. Nếu có mất ngủ thì nên tháo bỏ băng dán 1- 2 giờ trước khi đi ngủ. Dùng băng dán 24 giờ có ưu điểm là tránh được nồng độ nicotine thấp khi tỉnh dậy. Khả năng phụ thuộc vào băng dán nicotine rất thấp.
    Viên nicotine ngậm dưới lưỡi
    Viên nicotine ngậm dưới lưỡi có 2 mg nicotine, được giải phóng trung bình sau khoảng 20 phút ngậm. Nồng độ nicotine máu 30 phút sau khi ngậm một viên nicotine 2 mg đạt từ 7-10 ng/ml. Có thể dùng cố định 1-2 viên /giờ hoặc tuỳ theo nhu cầu từ 10-30 viên/ ngày. Các tác dụng phụ ít gặp và tương tự các chế phẩm có nicotine khác như nấc, cảm giác rát bỏng kích thích miệng, khô họng, buồn nôn và đau đầu.
    Các dạng chế phẩm thay thế nicotine khác:
    Ngoài các dạng nicotine nói trên, người ta còn sản xuất một số dạng khác như bình xịt nicotine dùng để xịt nicotine vào mũi, bột hít nicotine. Hai dạng chế phẩm thay thế nicotine này bắt chước phần nào động tác hút thuốc.
    Hộp xịt nicotine: 10 mg/ hộp cung cấp khoảng 4 mg nicotine: Mỗi lần hít đem lại lượng nicotine ít hơn 1 điếu thuốc lá. Nên hít sâu hoặc hít liên tục trong 20 phút. Thời gian điều trị trung bình 3 tháng.
    Bupropion
    Bupropion là một thuốc chống trầm cảm tác động lên hệ thống dẫn truyền thần kinh liên quan tới dopamin và adrenalin. cơ chế tác dụng cai thuốc chưa hoàn toàn sáng tỏ. Liều dùng có hiệu quả là 150mg/ ngày trong 6 ngày (để thử sự dung nạp thuốc ) sau đó150 mg x 2 lần/ ngày trong 7 đến 12 tuần. Bắt đầu dùng từ 6-15 ngày trước khi ngừng hút thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy Bupropion có hiệu quả tốt ở những người có độ phụ thuộc trung bình hoặc nặng vào nicotine hiệu quả cao hơn các chế phẩm thay thế nicotine và người cai ít tăng cân hơn. Tuy nhiên khi dừng thuốc tác dụng lên cân sẽ hết.
    Các tác dụng phụ chủ yếu: Cơn động kinh xảy ra ở 0,1% các trường hợp, khô miệng, mất ngủ cũng thường gặp. Có một số trường hợp có phản ứng dị ứng nặng. Chống chỉ định dùng buproprion ở các trường hợp bị động kinh hoặc tiền sử có các cơn co giật.
  5. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    Bạn hoàn toàn có thể làm được!
    Bỏ thuốc lá trong 5 ngày
    Bốn điểm tổng quát cần chú ý
    1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:
    2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.
    3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định
    Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.
    4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:
    a) Nghĩ về việc bỏ thuốc
    b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
    c) Bỏ hẳn thuốc
    d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá
    Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc ?"
    Chọn ngày hợp lý rất quan trọng
    ? Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.
    ? Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.
    ? Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.
    5 ngày trước ngày cai thuốc
    1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.
    - Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện,
    - Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...
    2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.
    3. Dừng mua thuốc lá!
    4 ngày trước ngày cai thuốc
    1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc
    Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê ?
    2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.
    Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...
    3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.
    3 ngày trước ngày cai thuốc
    1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.
    - BS gia đình
    - Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất.
    - Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp?
    2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.
    - Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.
    - Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập?
    - Làm các việc có ích khác ?
    2 ngày trước ngày cai thuốc
    1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.
    ? Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê
    ? Sức ép của công việc (Stress)
    ? Các triệu chứng của ?ođói? thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):
    - Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; Khó tập trung tư tưởng.
    - Thèm thuốc; Rối loạn tiêu hoá;
    ? Tăng cân sau cai nghiện
    2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...
    3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:
    ? Uống nhiều nước
    ? Hít thở sâu
    ? Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa?
    ? Nói chuyện với người khác
    ? Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích?
    1 ngày trước ngày cai thuốc
    1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
    2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.
    3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.
    4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!
    Lên dây cót một lần nữa:
    ?oCai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được?
    Ngày cai thuốc
    1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn ?" ngày bạn cai thuốc lá
    2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.
    3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.
    4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.
    a) Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
    b) Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
    c) Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.
    Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá
    ? Tuần đầu tiên:
    ? Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.
    ? Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.
    ? Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.
    ? Tuần thứ 2 ?" 6:
    Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.
    Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :
    ?" Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.
    ?" Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.
    ?" Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.
    ? Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!
  6. giangvan

    giangvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2004
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    May mà mình ko biết hút thuốc...
    Nhưng có nhiều cô gái cho rằng đàn ông ma ko biết hút thuốc thì chẳng manly tẹo nào.....!!!!!
  7. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0

    Ơ hay, giangvan chả hút thuốc lá là gì! Không hút mà béo thế à?
  8. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua đi chơi gặp một người con gái tay cầm điếu thuốc lá hút fì fèo. mà mình cảm tưởng rất chi là.. mình chỉ thấy con trai hút thuốc và con gái ở trên ti vi. hôm qua thì quả là không ngờ. tại sao nhỉ? hút thuốc có hại lắm mà mình lại là con gái nữa....
  9. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Đi qua khu công viên " Các hoàng tử" hay đầu cầu Đông Kinh ngày trước tôi thấy con gái ngồi phì phèo là chuyện bình thường. Chả sao! Miễn là mình không hút thuốc là được. Mà tội quái gì hút. Tổn thọ! Nhưng... nhìn thấy con gái hút cũng hay hay! Anh chàng nào đưa bạn gái về nhà mà cô nàng lại lôi thuốc ra mời phụ huynh thì hay lắm nhỉ!!!!
  10. tu_huong

    tu_huong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    1.514
    Đã được thích:
    0
    trời! nói như bạn thì có mà..cô gái nào mà như vậy mà được lòng bố mẹ ngươig yêu ngay từ đầu thì chỉ có ... không tin....

Chia sẻ trang này