1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy cùng chia sẻ - thảo luận về Côn Nhị Khúc !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ManHunt, 01/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ManHunt

    ManHunt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Hãy cùng chia sẻ - thảo luận về Côn Nhị Khúc !

    Chào bà con , dân nghiền võ thuật để tự vệ có ai thích dùng côn nhị khúc không ? trước đây đã có lần forum nhắc đến rồi . Tại sao cúng ta không mở rộng chủ đề này nhỉ , đây cũng là một ít vũ khí phòng thân hữu hiệu không bị pháp luật cấm phài không ?.Mọi người có biết về xuất xứ chính xác của nó thì mách dùm với....
  2. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi côn nhị khúc xuất sứ tại nhật, vì côn nhị khúc rất nguy hiểm địa phương tôi ở đã bị cấm !
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Theo truyền thuyết thì côn nhị khúc (nhị tiết côn) do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn sáng chế ra , nguyên gọi là "đại bàn long côn" (thời cận đại ở phương Bắc lại còn gọi là "đại tảo tử") và "tiểu bàn long côn" (tiểu tảo tử) . Nhưng lúc bấy giờ đại bàn long côn thì có hình thức một đoạn ngắn và một đoạn dài , chuyên dùng để đánh quét vào chân ngựa của địch quân , phá loại binh có trang bị kiên giáp hoặc phá các loại binh khí cứng , làm mất sức chiến đấu của đối phương để bắt sống . Về sau loại binh khí này truyền xuống phía nam tới tận Philippines , phía Đông tới Nhật Bản . Theo dòng lịch sử , côn nhị khúc được cải biến thành hình thức hiện nay : chiều dài toàn bộ côn nhị khúc khoảng 72 cm , hai khúc côn bằng nhau , mỗi khúc dài khoảng 30 cm , khoảng giữa có một đoạn xích sắt hay một đoạn dây thừng dài khoảng 12 cm nối liền hai khúc côn.
    (theo Hướng dẫn tự luyện côn nhị khúc - võ sư Anh Vũ - Kỳ Anh)
    Nunchaku (côn nhị khúc) còn được gọi là So-setsu-ko (lưỡng tiết côn) . Nó là nông cụ quen thuộc của người dân đảo Okinawa trước đây . Họ thường dùng Nunchaku để đập lúa . Thế kỷ 15 , người Trung Hoa xâm lăng đảo này và cấm đoán dùng vũ khí . Đầu thế kỷ 17 , dòng họ Satsuma thống trị Okinawa và thi hành lệnh cấm tồn trữ và sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào . Ngoài tay không , người dân Okinawa còn dùng các loại nông cụ sẵn có làm vũ khí để nổi dậy . Liềm cắt cỏ , đòn xay bột và đặc biệt là Nunchaku trở thành những vũ khí lợi hại trong tay họ .
    Nunchaku gồm hai khúc gỗ cứng dài bằng nhau , có tiết diện hình tròn hoặc lục giác hay bát giác . Phần tận cùng gọi là Kontei (đuôi hay chuôi côn) , hơi lớn hơn phần Kontoh (đầu côn) . Chúng được nối nhau bằng những sợi thừng bện bằng lông đuôi ngựa hoặc bằng xích .
    (theo Tự luyện côn nhị khúc - Trần Đồng Quang Hòa)

    Lonelymanus
  4. NguyenPhamQuangMinh

    NguyenPhamQuangMinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Mình lần đầu tiên vào box võ thuật nên ko dám nói gì nhiều. Mình cũng biết chút ít về côn nhị khúc mong các đàn anh, đàn chị, sư huynh, tỉ tỉ hướng dẫn thêm. Theo mình biết thì có một vài nơi dạy côn nhị khúc, nhất là ở các lò võ thiếu lâm có truyền thống lâu đời. Đặc biệt là các thầy Taewondo hầu như đều có sẵn một cặp côn nhị khúc trong túi hành lý ( theo như các thầy mình đã học wa). Tập côn nhị khúc ở nhà thì mình nghĩ chỉ có thể tập đc các dòn trao côn qua tay, vai, cổ, hông( các sách đều có hướng dẫn) còn các đòn tấn công thì nên học hỏi ở lớp người đi trước...Ý các bạn sao?
    Định mệnh đã mang chúng ta đến với nhau nhưng chính chúng ta làm cho định mệnh trở thành sự thât. Chúng ta sống trên đời này ko phải để tìm một người hoàn mỹ để yêu mà là để học cách yêu người ko hoàn mỹ một cách trọn vẹn nhất ...
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên tôi được nghe các thầy Taekwondo đều có cặp côn nhị khúc trong túi hành lý !?!! Có lẽ các thầy của cậu tập thêm thôi , chứ hệ thống Taekwondo chẳng có gì dính dáng đến côn nhị khúc cả . Không chỉ trong các lò Thiếu Lâm , hiện nay một số trung tâm Karate cũng có dạy Nunchaku . Tôi nghĩ chỉ nên dùng côn nhị khúc để tự vệ chống vũ khí , không nên để tấn công vì nó khá nguy hiểm . Tuy nhiên , tôi thích "lý thuyết vật vay mượn" của một đàn anh của tôi , bất cứ thứ gì cũng có thể là vũ khí ...

    Lonelymanus
  6. ManHunt

    ManHunt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người , có ai biết hết Côn Nhị khúc có bao nhiêu thế cơ bản không ? nghe nói là ít lắm , chỉ tự biến hoá ra thôi đúng không ? ! à , có một điều lạ là tại sao Côn NK không có các bài quyền ứng dụng và biểu diễn nhỉ ? có ai đã từng nghe nói hay được xem qua chưa ?!
  7. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Thế cơ bản là sao nhỉ ? Chắc là các thế chuyển vòng cổ , hông , vai , lưng , kẹp nách , hồi côn ... Làm tốt được các động tác này thì chiến đấu chỉ là chuyện nhỏ , cho dù đánh bổ đầu , đánh thốc , lượn vòng tám , chéo trước sau ... biến hóa thế nào cũng được .
    Bên hệ thống võ Tàu thì không biết rõ , tôi nghe nói rằng nếu có thì hình như sư phụ nào thích thì sáng tạo ra một bài quyền côn nhị khúc chứ hệ thống thì không có . Còn bên hệ thống Nunchaku của Nhật thì có bài quyền Senken Nokata .
    Nói nhỏ nhé , ra đường nếu bạn cầm côn nhị khúc , đối thủ của bạn thấy thế liền cởi áo cầm dải tay thì tốt nhất bạn nên vứt côn nhị khúc đi nhé , gặp cao thủ rồi . Dải lụa , vải là món khắc tinh của côn nhị khúc đấy . Hoặc ngược lại , ra đường thằng nào cầm nhị khúc dọa bạn , bạn chỉ việc cởi áo ra cầm trên tay , hoặc kiếm một dải lụa bất kỳ , nếu nó biết sợ bỏ côn nhị khúc đi thì nó biết cách chơi nhị khúc đấy . Còn nếu nó vẫn tiếp tục cầm nhị khúc hăm he thì bạn yên tâm , nó chỉ là amatuer thôi , ko thành thạo côn nhị khúc đâu

    Lonelymanus
  8. PKH

    PKH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Thế nếu người bị bắt nạt là nữ thì làm thế nào ? Anh em mình cởi phăng áo ra còn được, chứ chị em thì ... À, nhân tiện hỏi các bác luôn ở HN có nơi nào dạy côn nhị khúc nhỉ ?

    PKH
  9. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    mình chưa tập côn nhị khúc nên chẳng biết thế nào
    chỉ thấy trên tivi thôi.Nhưng nó có vẻ nguy hiểm cho người sử dụng thì phải.Trên tivi trong mục vui cười nước ngoài có chiếu 1 võ sinh luyện côn và bị côn đánh vào mặt....
    à tự luyện côn có nguy hiểm ko vậy?
    côn nhị khúc so với đỏan côn,trường côn(cái này mình đang học),kiếm thì thế nào vậy?
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử gãi đầu
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Cuối năm rồi , gửi tặng các bạn yêu thích Côn Nhị Khúc (tiếng Việt) , Shuang Jie Gun (tiếng Trung Quốc) , So Setsu Kon (tiếng Nhật) , Nunchakun (ngôn ngữ của dân đảo Okinawa) , Nunchaku (ngôn ngữ quốc tế thông dụng ?) một vài hình ảnh của một số loại nunchakus . Đầu tiên xin giới thiệu hình ảnh của một vật theo 1 truyền thuyết thì được xem là nguồn gốc của nunchaku . Đây là cái hàm thiếc ngựa (muge) của dân Okinawa .
    Một số loại khác :
    Loại này thường dùng trong huấn luyện , hai khúc có kích thước và trọng lượng đều bằng nhau.
    Loại này có các góc cạnh (thường là 8 cạnh) , mang lại hiệu quả cao hơn trong chiến đấu .
    Một khúc ngắn nhằm ngăn ngừa , giảm thiểu lực đập vào chính tay mình khi thực hiện các động tác vụt quất .
    Hai khúc ghép hợp vào nhau , thuận tiện cho việc cầm mang theo người .
    Một khúc dài , hai khúc còn lại nhỏ hơn .
    Loại này tạo nhiều khả năng tấn công mục tiêu theo nhiều phạm vi rất tốt , và chiều dài , cấu tạo cho phép móc , cuộn vũ khí của đối phương .
    Ba khúc dài bằng nhau . Với các loại nunchakus có nhiều hơn 2 khúc , khi chiến đấu , một khúc nào đó có thể bị cắt đứt hoặc bị giật văng đi , nhưng các khúc còn lại vẫn sẽ là một vũ khí có hiệu quả .

    Lonelymanus

Chia sẻ trang này