1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy cùng chia sẻ - thảo luận về Côn Nhị Khúc !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ManHunt, 01/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jbravo

    jbravo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc sách "Côn nhị khúc, kiếm Sai"của tác giả Hồ Hoàng Khánh, có đoạn nói về chuyện này như sau:
    "... kiểu quất chúng ta nên chú ý trong khi tập luyện: đừng bao giờ dùng sức mạnh của cổ tay để gạt đoản côn đánh vào không khí vì như vậy đoản côn được đánh sẽ bật vào cánh tay của chúng ta.
    Để tránh trường hợp này, khi quất chúng ta gồng cứng cổ tay, cánh tay giữ sao cho cánh tay và côn nằm trên một đường thẳng. Không nên gạt cổ tay theo chiều quất, có như thế chúng ta mới tránh được đoản côn đập ngược vào tay chúng ta."
    Nhân tiện, mình nên tìm mua ở đâu một cái côn "chuyên nghiệp" nhỉ ( mình sống tại Hà Nội ) ?
  2. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Việt nam ta có loại côn dài, đầu buộc 1 đoạn ngắn = côn mẹ côn con, dùng để đánh địch trên ngựa rất hiệu quả.
    Ngày nay còn có loại côn nữa, ổ quay, 6 viên, 12 ly. Loại côn này numberone!
    Tất cả các loại côn đều có công dụng dẫn ta lên đồn.
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Trong côn nhị khúc có cái chiêu cầm ngược xoay chéo để chống đá ném tới . Nhưng gì thì gì chứ gặp côn quay 6 viên thì nhị khúc có xoay đằng giời cũng ko chống được dù chỉ 1 viên bay tới

    Lonelymanus
  4. friendlygirl246

    friendlygirl246 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thấy rùi nhưng Ko biết sử dụng , lỡ đụng vô u đầu thì khổ .........
  5. Amused2death

    Amused2death Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Côn nhị khúc tốt nhất là bạn đi đặt làm một cái.Về tiêu chuẩn thì chắc bạn biết rối. Ra hàng mộc chọn gỗ tốt đặt họ tiện cho hai khúc côn, đục lỗ sẵn. Về nhà kiếm dây dù Mỹ tự xâu dây lấy. Mình đã làm rồi, chơi mấy năm nay,chuẩn bị phải thay dây dù. Hiện mình có hai cái như trong ảnh,cái bằng thép của TQ,nhìn thì hầm hố nhưng chỉ để tập cho vui thôi, nặng,trơn và dây xích hơi dít không linh động bằng dây dù.(Tiện thể show kho vũ khí tý).
    [​IMG]
    ?"孤O
  6. zen_oldman

    zen_oldman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    theo y kien toi, choi nhi khuc nguy hiem - de danh chet nguoi lam, khuyen cac ban khong nen dung dau,mat cong tap roi an han khong dam dung khi trinh do cao...
    con neu doi phuong su dung nhi khuc thi nhanh chong coi ao hay that lung , dung 2 tay ma dang len do de cuon lay - cuop luon con, tuy nhien neu gap doi phuong cao thu hon bien chieu bang cach chap 2 con vao lam 1 nhu doan con thi kho chiu lam a`!!!: no choc vao mui minh.... no dap vao dau.... no go vao khop chan tay hay ga''y... ca vut ha bo minh nua...
    gap truong hop nay thi tot nhat la vua te'' vua choi am khi"cu dau bay"..... de bao toan luc luong....

  7. storm1

    storm1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nói chung các bạn chẳng biết gì về Nunchanku cả, thử hỏi trong diễn đàn này mấy ai đã tập qua rồi hay chẳng qua chỉ là đọc sách rồi tập lắng ngoắng vài đường.Học để choảng nhau thì quá đơn giản, tuy nhiên nếu như vậy thì học võ cũng mất hết cái hay, học võ nói riêng hay những cái khác nói chung phải có đam mê mới thành tài được.Nói thật là đọc thấy có bạn viết muốn đỡ NCK phản vào người thì nên cứng tay->vớ vẩn.NCK bản thân nó đã là một môn nhu rồi, lực dẻo cổ tay là chủ yếu.Các bạn học chưa đủ nên mới thấy tập NCK nguy hiểm.
    Mới đầu học NCK thì tay phải theo NCK, còn đến mức mà NCK phải theo tay rồi thì mọi chuyện khác là qúa nhỏ.
    Vài lời mạo muội!
  8. zen_oldman

    zen_oldman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    toi noi dua thoi: chi co dan okinawa hay Japan moi co quyen noi thao Nucha*****n chung ta....
    va don sat thu cua Nu thuc chat lai o phai la vut manh cuc go ra dau...hinh nhu lai dung bang cai day buoc 2 khuc go co !!!
  9. thiettam

    thiettam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng muốn nói một ít về cái món này.
    Thật ra thì tôi cũng chưa đọc hết bài viết của anh em, nên có thể lại viết trùng lặp, thôi thì cái gì trùng anh em bỏ qua nhé.
    Tôi thấy một số anh em khi nói về kĩ thuật chiến đấu của côn nhi khúc chỉ nhăm nhăm nói về đánh đỡ, quay quấn. Nhưng cái quan trọng là bộ pháp thì không thấy nói đến. Cần nhớ là không có bộ pháp và thân pháp phối hợp thì những cái mà bạn diễn chỉ là trò chơi thôi ( bạn chỉ chống đỡ được mặt phía trước thôi ).
    Tôi may mắn học côn theo cả hai dòng : 3 năm đầu tôi tập theo dòng Thiếu Lâm, 5 năm sau lại tập theo dòng Karate. Nói chung thì không khác nhau nhiều lắm. Chỉ có tên gọi đòn là khác nhau, và hình thái khác nhau thôi. Ví dụ thủ pháp của Thiếu Lâm thì dũng mãnh, đánh dài, kết hợp xoay bộ rất nhiều. Thủ pháp của Karate thì lại lật lăng, mềm dẻo, bộ pháp ít cầu kì. Thân pháp của Thiếu Lâm có khai có hợp, thân pháp của Karate thì kín bưng. Mỗi loại có cái hay riêng. Karate thì đặc biệt đẹp khi biểu diễn, nhưng khi phải lâm trận, tôi vẫn thích dùng cách đánh của Thiéu Lâm.
    Khi nào có dịp anh em trao đổi trực tiếp với nhau xem sao, phải đụng tay thật thì mới biết chứ nói suông ai biết thế nào. Thật ra tôi chưa bao giờ dùng côn để đánh nhau cả.
    Có bạn nói là muốn làm một cây côn nhị khúc phải không, bạn nên làm theo công thức này :
    - Thân côn :
    nên làm bằng gỗ ( kim loại dễ bị trơn trượt và sát thương quá lớn )
    chiều dài bằng một cẳng tay ( từ giữa lòng bàn tay đến hết cùi trỏ).
    phần ngọn ( đầu nhỏ ) bằng một đốt ngón tay trỏ của bàn tay thuận.
    phần gốc ( đầu to ) bằng một đốt rưỡi ngón tay trỏ của bàn tay thuận.
    Dây nối :
    nên làm bằng dây dù ( không nên làm bằng xích vì khi đánh hay bị xoắn và mài đứt ) đủ quấn một vòng quanh cổ tay.
    Cây côn tôi đang dùng dài 32,5cm ; dây nối dài 12cm ; nặng 0,54kg . Bạn tham khảo nhé.
    Được thiettam sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 10/04/2004
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Cái chuyện "cứng tay để CNK đỡ phản vào người" là của ông Hồ Hoàng Khánh ý chứ , anh em trong này có ai thế đâu

Chia sẻ trang này