1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Tinhnguyen08, 04/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oNhân vật châu Á năm 2006?: Nhân ái Sanduk Ruit

    Bác sĩ Sanduk Ruit
    TTCT - Có nhiều cách để giúp người nghèo. Như tiến sĩ kinh tế Bangladesh Muhammad Yunus (Nobel hòa bình 2006) là lập Ngân hàng Grameen cùng chương trình tín dụng nhỏ cho người nghèo vay vốn mưu sinh. Như Bill Gates là dành hàng chục tỉ USD cho các chương trình y tế toàn cầu...
    Riêng với bác sĩ Sanduk Ruit, đó là đóng góp sức lực và tâm huyết cho chương trình đem lại ánh sáng cho người mù nghèo.
    Từ cống hiến tận tụy trong hơn hai thập niên qua, Sanduk Ruit đã được nguyệt san Reader''''s Digest (ấn bản châu Á tháng 1-2007) chọn là ?oNhân vật châu Á của năm?.
    Vạm vỡ và khỏe mạnh nhưng trong nhiều năm Ram Shrestha đã phải sống trong bóng tối mù lòa bởi bệnh đục thủy tinh thể (ĐTTT). Thế rồi, nghe mách bảo, Shrestha đến Trung tâm mắt Tilganga để được phẫu thuật. Và sau thời gian dài u uất bởi thị lực hỏng, Shrestha lần đầu tiên có thể sờ vào mũi vợ mình theo yêu cầu bác sĩ cũng như nhìn thấy rõ vạn vật. Ông là một trong hàng ngàn bệnh nhân được Trung tâm mắt Tilganga giúp đem lại ánh sáng.
    Trong 23 năm, đích thân bác sĩ Sanduk Ruit đã thực hiện gần 70.000 ca phẫu thuật ĐTTT, giúp đem lại ánh sáng cho hơn 100 người mù/ngày... Sinh năm 1954 trong ngôi làng nghèo trên đồi Kanchenjunga (Đông Nepal) - đỉnh núi cao thứ ba thế giới, Sanduk Ruit được gửi đến học nội trú tại Ấn Độ năm 6 tuổi bởi trong vùng không có trường học.

    Ruit trong một ca khám đục thủy tinh thể
    Năm 16 tuổi, Ruit từng đau xé ruột gan khi nghe tin cô em gái tử vong bởi bệnh lao. Đó là thời điểm Sanduk Ruit quyết tâm trở thành bác sĩ.
    Trong thời gian làm trợ lý tại các trạm y tế di động giúp phẫu thuật ĐTTT cho người mù nghèo, Ruit đặc biệt ấn tượng với sứ mạng từ thiện và đầy lòng nhân ái trên và ông quyết định trở thành bác sĩ nhãn khoa. Năm 1984, 29 tuổi, Ruit tốt nghiệp tiến sĩ nhãn khoa từ Viện Nghiên cứu y học toàn Ấn.
    Sau đó, Ruit học thêm vi phẫu thuật tại Hà Lan, Úc và tại Viện mắt Wilmer thuộc Đại học y Johns Hopkins và Đại học Michigan (dẫn từcureblindness.org/who/ruit.html). Với tài năng, Ruit nhanh chóng thăng tiến trong bộ máy quản lý y tế Nepal, nhưng nỗi trăn trở cứu giúp người nghèo khiến ông chuyển sang tập trung trí lực cho chương trình phẫu thuật ĐTTT.
    Thời điểm đó, phẫu thuật ĐTTT cho người nghèo chỉ là thao tác mổ tách phần thấu kính hỏng trong mắt và thay bằng thấu kính nhân tạo dày như cái đáy chai (với bệnh nhân giàu, họ được thay bằng thấu kính nhựa đắt hàng trăm USD).
    Ruit tin rằng có một giải pháp rẻ tiền hơn để cứu người nghèo. Với chiếc kính hiển vi bình thường, Ruit bắt đầu thực hiện nhiều ca phẫu thuật thành công khi thay thấu kính nhựa được tặng từ các nhà hảo tâm nước ngoài. Tiếp đó, Ruit lên kế hoạch sản xuất thấu kính mỏng và rẻ tiền ngay tại Nepal. Thật bất ngờ, dự án Ruit bị nhiều người chỉ trích, đặc biệt giới bác sĩ nhãn khoa địa phương. Thậm chí người ta gửi thư phản đối lên thủ tướng Nepal.
    Người bạn thân Rex Shore kể: có lần trong một cuộc điện thoại, Ruit gần như bật khóc và nói: ?oTôi không biết liệu mình có thể tiếp tục đi tới được không?. Tuy nhiên, với ủng hộ từ một số bạn bè, Ruit quyên đủ tiền để lập một nhà máy sản xuất thấu kính tại Kathmandu. Năm 1992, Ruit thành lập Chương trình mắt Nepal; và hai năm sau ông cho ra đời Trung tâm mắt Tilganga với tài trợ từ Chính phủ Úc.
    Sau 18 tháng thử nghiệm, thấu kính rẻ tiền từ dự án Ruit bắt đầu xuất hiện vào tháng 1-1996. Bây giờ, thấu kính Ruit được bán tại 70 quốc gia với giá rẻ bèo mà gần như bất kỳ người nghèo nào cũng có thể mua được (khoảng 5 USD).
    Cần nói thêm, ĐTTT là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Theo Wikipedia, trong 28 triệu trường hợp thị lực kém hoặc hỏng trên thế giới đã có 17 triệu trường hợp là do ĐTTT liên quan đến tuổi già. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tại Nepal, gần 70% ca mù đều do ĐTTT.

    Niềm vui của một người mẹ Nepal lần đầu tiên được thấy mặt đứa con mình
    Không chỉ sản xuất thấu kính, sứ mạng lớn nhất của chương trình mắt do Sanduk Ruit thực hiện nhiều năm qua là lập các trạm y tế di động đến vùng sâu, vùng xa phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân ĐTTT nghèo. Điều đáng nói nữa về Ruit là kỹ thuật sáng tạo của ông trong phẫu thuật ĐTTT.
    Cách đây hai năm, một cuộc ?othi tài? từng được tổ chức tại Nepal với 108 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm - một được phẫu thuật bởi Ruit và nhóm kia được tiến hành bởi bác sĩ David F. Chang (giáo sư Đại học California - San Francisco), người được đánh giá là một trong những chuyên gia phẫu thuật mắt hàng đầu thế giới.
    Trong khi bác sĩ Chang được trang bị bằng thiết bị siêu âm hiện đại trị giá 100.000 USD, Ruit dùng thiết bị rẻ hơn 1/6 lần và hoàn thành các ca phẫu thuật với thời gian ít hơn 1/2. Hiện thời, bác sĩ phẫu thuật mắt nhiều nơi trên thế giới, từ châu Phi, châu Âu, châu Á đến thậm chí Mỹ, cũng tới Trung tâm Tilganga để nghiên cứu và học hỏi kỹ thuật Sanduk Ruit. Năm 2005, nhóm Ruit đến CHDCND Triều Tiên để phẫu thuật ĐTTT cho hơn 700 người và trở lại nước này vào tháng 6-2006 với hơn 1.000 ca trong sáu ngày.
    Hiện nay, các trạm y tế di động phẫu thuật ĐTTT của Sanduk Ruit đã xuất hiện tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia... Hơn 500 chuyên gia phẫu thuật mắt khắp châu Á cũng đang ứng dụng kỹ thuật Ruit (rmaf.org.ph/Awardees/Citation/CitationRuitSan.htm).
    Với đóng góp không thể phủ nhận, tháng 8-2006 Sanduk Ruit đã vinh dự được trao Giải Ramon Magsaysay (một Nobel hòa bình của châu Á) như một sự nhìn nhận cụ thể và cũng như một tấm gương sáng thời đại khi mà chưa bao giờ bằng lúc này, giá trị nhân bản của lòng nhân ái được tôn vinh mạnh đến vậy...
    KIM NGUYÊN
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180341&ChannelID=2
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 15/01/2007
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện về giọt nước trên cao nguyên đá
    http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2007/2/16/182038.tno
    17:47:00, 16/02/2007Lưu Quang Phổ


    Cả huyện, hình như chỉ có một hồ nước nhỏ ở cửa ngõ thị trấn Đồng Văn. (ảnh chụp 2.2007)
    Chỉ còn vài giờ nữa là đến giao thừa, đất trời miền Bắc như đang trở mình, những giọt mưa xuân đang phơi phới bay, báo hiệu một mùa xuân đang về. Năm cũ sắp hết, năm mới sắp sang, người người rộn ràng mua sắm, đào quất, bánh trái, áo quần xanh đỏ đã tưng bừng khắp nẻo... Trong cái rộn ràng ấy, tôi bỗng nhớ đến một miền biên ải thiêng liêng của Tổ quốc, đó là vùng núi đá Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh cực Bắc Hà Giang.
    1200 mét so với mặt biển là độ cao trung bình của huyện Đồng Văn. Nếu ai đã lên đến vùng đất này, hẳn sẽ kinh ngạc bởi sự khắc nghiệt của đất trời. Núi đá lấp vào núi đá, đi một ngày, hai ngày không thấy đất. Người ta nói, ở ĐôÌng Văn, người ta sống trên đá, chết cũng vùi trong đá, hiếm có chỗ nào đất đủ rộng cho một thân người. Trong sự bao la đến kiệt cùng ấy của đá, nước không có là tất yếu.
    Đến Đồng Văn trong những ngày cuối cùng của năm cũ, chúng tôi được ông Sùng Đại Hùng, chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho hay, trong những cái khó khăn của 60.000 dân Đồng Văn, thì nước chiếm vị trí số 1. Không có nước thì không nói chuyện canh tác, đến nước sinh hoạt cũng còn khó khăn. 9/18 xã thị trấn của huyện núi cao này không hề có một mạch nước ngầm, chỉ trông vào nước bề mặt.
    Theo một dự án quốc tế với Bộ NN và PTNN, Đồng Văn, Mèo Vạc đã được xây dựng một loạt bể chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt, nhưng nói chung so với nhu cầu thì chẳng thấm vào đâu. Những ngày này năm ngoái, khi chúng tôi đến Hà Giang, chiêc xe rò két nước, không thể tìm đâu được một khe suối để lấy vài lít nước làm mát. Đành phải kiếm xe máy, chạy cả chục cây số mới lấy được can nước mang về...
    Một năm, ngừời dân Đồng Văn thiếu nước sinh hoạt từ 4-6 tháng, đó là con số chính thức mà huyện uỷ Đồng Văn báo cáo Thủ tướng *************** khi ông lên thăm và chúc Tết đồng bào ngày 10.2 vừa qua. Tại buổi nói chuyện tại sân vận động huyện Đồng Văn, trước khoảng 5.000 đồng bào thuộc bốn huyện vùng núi đá Hà Giang là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh và Mèo Vạc, Thủ tướng đã hứa, Chính phủ nhất định không thể để đồng bào thiếu nước sinh hoạt. Ngồi lẫn trong đồng bào, tôi thấy nhiều người muốn vỗ tay sau khi Thủ tướng nói xong câu ấy. Có lẽ, nước chính là mối quan tâm lớn nhất đối với vùng núi cao quanh năm khô khát này.
    Năm mới đã đến, niềm vui đang đến với mọi người, mọi nhà. Trong niềm vui lớn lao đó của dân tộc, TNO xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về sự quí giá của giọt nước ở Đồng Văn. Có thể, khi xem xong những hình ảnh này, chúng ta sẽ thấy cuộc sống của những người đồng bào của mình còn quá nhiều gian khổ. Không cần áo đẹp, cơm ngon, niềm vui của những người dân tộc Mông, Dao, Lô Lô trên vùng cực Bắc Tổ quốc đơn giản chỉ là một nguồn nước. Ở một góc độ khác, cùng với sự đồng cảm, chúng tôi muốn chia sẻ sự kính trọng đối với những người đồng bào đang vượt lên trên gian khó để giữ gìn một vùng đất thiêng, điểm cao nhất trên bản đồ Tổ quốc Việt Nam.
    Mùa xuân, nhưng không mấy khi Đồng Văn có nước canh tác như thế này. (Ảnh chụp 3.2006)


    Một bể nước ở xã Sà Phìn. (Ảnh chụp 2.2007)


    Người dân xã Phố Cáo đi lấy nước (Ảnh chụp 3.2006)


    Mương nước bẩn này trở thành nguồn nước sinh hoạt (Ảnh chụp 3.2006)


    Dưới những hố đất, trẻ em tắm truồng một cách sung sướng (Ảnh chụp 2.2007)


    Cậu bé ở xã Lũng Cú này đang đợi một mạch nước ngầm chảy ra (Ảnh chụp 3.2006)


    Giữa mùa xuân, nhưng đồi núi khô nỏ, nhóm người này đang hứng nước vào can từ một mạch ngầm (Ảnh chụp 3.2006)


    Sông Nho Quế, dòng sông chảy giữa biên giới hai nước Việt - Trung cạn khô (Ảnh chụp 2.2007)

    Lưu Quang Phổ

  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người thắp niềm tin
    Điểm khác biệt ở PWD Soft với các công ty phần mềm khác là những chiếc xe lăn và những chiếc nạng dựng bên các bàn làm việc...
    PWD Soft là một gương mặt mới và rất đặc biệt trong ?olàng? CNTT Việt Nam. Tất cả thành viên của PWD Soft - từ giám đốc đến nhân viên - là những người không may mắn trong cuộc sống nhưng tự tin cho một quyết tâm lớn: tham gia thị trường Mỹ.

    ?oPWD là viết tắt của chữ People With Disabilities (công ty TNHH CNTT của người khuyết tật). Tôi mong muốn đây sẽ là nơi những người khuyết tật (NKT) tìm lại chính mình? - ông Đỗ Văn Du, một Việt kiều Mỹ giải thích rất ngắn gọn về công ty của mình. Hiện nay, PWD có 20 nhân viên. ?oTôi không muốn nguồn nhân lực này bị bỏ qua một cách lãng phí. Họ đều là những người có trình độ và khả năng làm việc không thua kém bất kỳ người bình thường nào. Nhiều người khi đến đây đã được đào tạo khá tốt. Đáng tiếc là cơ hội việc làm cho họ hiện không nhiều?, ông Du nói.
    Năm 1971, ông Du được nhận một suất học bổng về chuyên ngành kiến trúc tại Mỹ. Sau đó, số phận đã đưa ông đến với trung tâm đào tạo CNTT cho NKT. ?oTừ nơi đây, tôi nhận ra CNTT là nghề bình đẳng nhất. Với CNTT, mọi người dù bình thường hay khuyết tật đều có cơ hội như nhau về việc làm, lương bổng. CNTT được xem như công cụ hữu hiệu rút ngắn khoảng cách giữa NKT với các thành phần lao động khác?.
    Say mê học hỏi, từ một cậu bé khuyết tật (bị tai nạn và mất đi một phần cơ thể), ông Du đã thành công trong sự nghiệp mà không phải người bình thường nào cũng làm được: trở thành chuyên gia tư vấn CNTT cho nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ như EDS, Bluecross...
    ?oCuộc đời đã mang lại cho tôi nhiều may mắn?, ông Du tâm sự. Như một cách tri ân, ông đã từ bỏ cuộc sống và công việc đang ổn định tại Mỹ để về VN lập công ty phần mềm, mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho những NKT khác. ?oTôi muốn chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ. Bản thân là NKT nên tôi hiểu họ, biết cách thắp sáng ước mơ có công việc và được cống hiến đang cháy bỏng trong họ. Họ là nguồn nhân lực mà nhiều doanh nghiệp đang không biết cách khai thác. Người làm CNTT rất cần kỹ năng phân tích. Những nhân viên ở đây đều biết phân tích hoàn cảnh để chiến thắng và vươn lên. Kỹ năng phân tích đó chính là chất xám và tôi tin họ sẽ làm việc tốt?.

    Ông Đỗ Văn Du, giám đốc PWD Soft, đang hợp tác với nhóm CRF (một tổ chức phi chính phủ của Mỹ) xây dựng trung tâm đào tạo nghề cho NKT tại trường trung học Kỹ Thuật Tin Học ESTIH (Hà Nội). Chương trình sẽ đào tạo miễn phí cho 50 NKT/năm trên toàn quốc, dự kiến tuyển sinh trong tháng 2/2007. Liên hệ: dovand@msn.com, estih@hn.vnn.vn; ĐT: (04)8.357388
    Ông Du không giấu tham vọng chinh phục thị trường Mỹ ?" một thị trường lớn và rất khó tính. Ông tự tin nói: ?oNhiều DNPMVN cũng đang nỗ lực xâm nhập vào thị trường này nhưng còn rất khó khăn. Tuy nhiên, không vì là một doanh nghiệp mới mà PWD ngại xông pha. Mấy chục năm làm việc tại Mỹ đã giúp tôi có mối quan hệ với các đối tác, quan trọng hơn, tôi hiểu làm ăn với người Mỹ là như thế nào, cần phải đáp ứng yêu cầu gì... Các DNPM VN hiện chưa có hợp đồng lớn, chưa có kinh nghiệm làm việc trong một số chương trình, thiếu tính chuyên nghiệp: hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế chưa có, dịch vụ khách hàng yếu... Tất cả những điều này là rào cản của DNPM VN khi tiếp cận với thị trường Mỹ?.
    Để sẵn sàng tiếp cận những khách hàng khó tính bậc nhất này, PWD hợp tác với một đối tác của Mỹ là tập đoàn Evizi nhằm đảm bảo về hợp đồng gia công phần mềm; hợp tác với tập đoàn DTT của VN về nguồn nhân lực và kinh nghiệm làm việc cho những hợp đồng lớn. Đặc biệt, PWD đưa ra chương trình đào tạo nhân viên mới theo cách rất đặc biệt. Khi được tiếp nhận vào PWD Soft, nhân viên phải làm quen ngay với môi trường chuyên nghiệp. Buổi sáng, giảng viên đến dạy họ về tin học và ngoại ngữ. Buổi chiều, họ tự chia nhóm để làm việc và hỗ trợ nhau. Đây cũng là cách giúp mọi người làm quen với phương thức làm việc nhóm.
    ?oThời gian đầu, một số người không tránh khỏi sự bỡ ngỡ do chưa quen với tác phong làm việc của công ty. Tuy nhiên, tôi muốn họ phải làm việc thực sự như những người bình thường, hơn nữa, còn phải chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của đối tác. Có như vậy, khi nhận lương ngang bằng với người bình thường, NKT mới cảm thấy xứng với sức lao động của mình. Tôi là người tham gia nhiều hoạt động từ thiện (ông Du là người đã đứng ra quyên góp thiết bị y tế để các bệnh viện trong nước có thể phẫu thuật miễn phí cho 300 trẻ em bị bệnh não úng thủy trong nước - PV), nhưng tôi không mang tinh thần từ thiện vào công việc. Tôi chỉ mang đến cho họ cơ hội làm việc như những người bình thường khác. CNTT có khả năng mang đến cho NKT một tương lai tốt?, ông Du chia sẻ.
    Trần Mai Anh, tốt nghiệp hệ cao đẳng, khoa CNTT tại ĐHQGHN
    ?oTrước đây tôi cũng đến một số công ty chấp nhận tuyển NKT, nhưng họ đòi hỏi tiếng Anh rất cao. Khi vào đây tôi được đào tạo tiếng Anh, học thêm các kỹ năng và quan trọng là có việc làm. PWD là một môi trường tốt để mọi người có thể làm việc đúng với khả năng. Hơn nữa, nhân viên đều ?osàn sàn? tuổi nhau nên sống rất hòa đồng vui vẻ. Tất cả đều mong muốn xây dựng nơi đây thành một mái nhà chung?.
    Nguyễn Văn Lập, quê Bắc Ninh, tốt nghiệp chuyên ngành phiên dịch, khoa tiếng Anh, ĐH Ngoại Ngữ HN (nay là trường ĐH Hà Nội)
    ?oSau khi tốt nghiệp ra trường, tôi đã xin việc ở nhiều nơi nhưng cơ hội dành cho NKT không nhiều nên trở về quê, làm thầy giáo dạy tiếng Anh ở trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, chỉ là giáo viên hợp đồng, không có cơ hội vào biên chế. Tôi đã rất muốn thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh nhưng lúng túng, không biết lựa chọn ra sao cho phù hợp. Một lần tình cờ biết ông Du, được ông giới thiệu về công ty PWD Soft và ý tưởng dạy nghề miễn phí cho NKT nên tôi rất quan tâm. Sau khi ông chính thức triển khai tôi đã tham gia ngay.
    Trình độ tin học của tôi không cao nhưng khi vào đây tôi được đào tạo theo chương trình tin học quốc tế. Bọn tôi thường học theo nhóm, mỗi nhóm 9 người với trình độ khác nhau; người biết nhiều, trình độ cao hơn thì hướng dẫn cho người mới vào hoặc trình độ thấp hơn. Điều quan trọng nhất theo tôi là tự học, tự nghiên cứu để trưởng thành.
    May mắn hơn cả với tôi là đã được học nghề miễn phí với cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đồng bộ?.
    Bằng Linh
    Theo pcworld.com.vn
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bức tranh xuân bị bôi bẩn!

    Chưa đến giao thừa rác đã lềnh chân (ảnh chụp lúc 23g45 đêm 29 tết trên đường Lê Lợi, Q.1, TP.HCM). Ảnh: L.A.Đ.

    TT - Hình ảnh cướp hoa trưa 29 tết ở chợ hoa công viên 23-9 cũng như cảnh cướp heo, bẻ chong chóng... ở đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã làm nhiều bạn đọc phẫn nộ.
    Nhiều người đã bức xúc gửi đến Tuổi Trẻ các bài viết ghi lại những cảnh tượng mà họ chứng kiến trong mấy ngày tết vừa qua...
    * ?oTrời ơi, làm ơn đừng lấy hoa của tui nữa... khổ quá...?. Đó là tiếng kêu không ngừng của một bà bán hoa tại chợ hoa công viên 23-9. Nhưng nào có ai nghe thấy những lời đó! Những con người đang sống trong trung tâm của thành phố văn minh và lớn nhất VN này đâu có nghe, trước mắt họ chỉ là những chậu hoa mà họ cho rằng nếu chậm chân thì người khác sẽ cướp mất.
    Sự việc đến hồi lộn xộn và cao trào khi bà bán hoa cầm một cây đòn tre dài hăm dọa những người cướp hoa của mình. Quá bất ngờ trước việc cướp hoa trắng trợn, một vài người thốt lên: ?oBảo vệ đâu rồi, ai sẽ bảo vệ những người bán hoa??. ?oBảo vệ nghỉ cả rồi...?. Nhiều người vẫn chen chúc giành giật nhau từng chậu hoa không phải của mình.
    Nổi điên lên khi chứng kiến vợ mình lẻ loi, cô độc giữa những người cướp hoa, người chồng bà bán hoa giật lấy cái đòn tre của vợ và đập phá túi bụi vào chính những chậu hoa mà mình đã dành công chăm sóc.
    Trước tình cảnh này, tôi chẳng còn biết nói gì nữa? Càng đau hơn khi có một người nước ngoài đang giơ máy ảnh lên.
    NGUYỄN VĨNH THẮNG

    Giẫm đạp lên "ruộng lúa" trên đường hoa Nguyễn Huệ để chụp ảnh (ảnh chụp chiều mồng 1 Tết Đinh Hợi) - Ảnh: N.C.T.
    * Thật khó chấp nhận khi những người tham gia bôi xấu ?obức tranh xuân? trên đường hoa Nguyễn Huệ đêm giao thừa là những bạn trẻ ăn mặc tươm tất, bảnh bao, có ý thức làm đẹp cho mình.
    Tôi là một trong những người chứng kiến cảnh họ ùa đến chen lấn la ó để cố cướp cho được những chú heo đất đang trưng bày ven đường. Một con heo, hai con heo, thậm chí có người lấy đến ba con heo để mang về. Bất cần những ánh mắt thất vọng của người xung quanh đang quan sát, các bạn trẻ này cười tươi sung sướng, đưa những chú heo đất lên khoe như người chiến thắng.
    Đó chưa phải là hành vi xấu duy nhất tại nơi công cộng trong những ngày tết. Đi dọc đường hoa Nguyễn Huệ chúng tôi không khỏi thở dài khi chứng kiến những bạn trẻ vô tư bẻ những cành hoa đẹp nhất đang trang trí hai bên đường để tặng nhau. Có bạn gái còn nũng nịu, dỗi hờn khi cành hoa bẻ được sao nhỏ quá, khiến bạn trai phải bẻ cành hoa lớn hơn. Rồi ở những thảm cỏ, thảm mạ đang rất cần sự trân trọng, bảo dưỡng thì nhiều bạn lại thoải mái giẫm lên, ngồi lên để chụp hình mặc kệ tấm biển ?okhông được giẫm đạp? sát một bên và mặc kệ những lời nhắc nhở của mấy anh bảo vệ... Và vì vậy, sau phút giao thừa, nhiều khu vực đường hoa đã bị phá hỏng, nhiều đoạn viền gạch bị đổ gục, mất công nhà tổ chức phải sửa sang lại.
    HOÀNG LONG (Q.3)
    * Thật ý nghĩa khi năm nay ban tổ chức thiết kế ?ohồ chúc phúc? trên đường hoa Nguyễn Huệ để khách du xuân thả những đồng tiền xu làm việc thiện. Tuy nhiên, ?ohồ chúc phúc? đã nhanh chóng biến thành ?ohồ kỳ cục? khi không ít người cứ canh lúc người khác thả tiền liền nhào xuống... vớt lên. Một du khách nước ngoài thấy người ta bu đông đã tò mò đến xem. Sau khi biết chuyện, ông ta nhăn mặt rồi lấy máy ảnh chụp liền mấy kiểu. Và ban tổ chức đã phải cắt cử nhân viên bảo vệ đến túc trực bên hồ để ngăn bớt cảnh bát nháo. Tôi thật sự cảm thấy xấu hổ thay.
    LÊ MINH (Q.Gò Vấp)
    * Giao thừa năm nào tôi cũng đưa vợ con ra trung tâm TP để dạo đường hoa rồi xem pháo hoa đón giao thừa, sau đó đi lễ chùa. Phải nói là mỗi năm TP có thêm mỗi nét mới trong việc trang hoàng đường phố để phục vụ người dân du xuân vui tết. Tuy nhiên, tôi cảm thấy buồn khi ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng của một bộ phận người dân TP không nâng lên chút nào. Trong lúc có ít người tự giác đem vỏ lon nước ngọt, chai nước suối, bao nilông bỏ vào thùng rác, thì nhiều người vô tư vứt xuống mặt đường hoặc thẳng tay vứt vào gốc cây, thảm cỏ, những chậu hoa, kể cả hồ nước trên đường hoa. Các trục đường trung tâm TP như Nguyễn Huệ, Lê Lợi... sau giờ giao thừa ngập tràn rác, trông nhếch nhác phát sợ. Thật tội nghiệp các anh chị công nhân vệ sinh phải còng lưng quét dọn.
    Như thế này mà hội nhập thì lo quá!
    NGUYỄN VĂN LONG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=187948&ChannelID=3
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mái ấm nơi cửa thiền

    Tình thương và sự sẻ chia là điều mà các em học được từ thầy Hòa - Ảnh: T.Đ.T.
    TT - 23 giờ khuya, khi cả vùng quê nghèo chiêm trũng đã im lìm thì phía chùa Thịnh Đại (Đại Cương, Kim Bảng, Hà Nam) ánh đèn vẫn sáng. Trong chùa, có lẽ là một cảnh lạ với nhiều người nếu vô tình chứng kiến: vị sư trụ trì miệng à ơi, tay đưa võng cho đứa trẻ sơ sinh 16 tháng tuổi...
    Tìm đến những mảnh đời bất hạnh
    18 năm qua, đại đức Thích Thanh Hòa - trụ trì chùa Thịnh Đại - vẫn âm thầm đón nhận, chăm sóc hàng chục sinh linh tội nghiệp: những đứa bé bị bỏ rơi lúc mới lọt lòng hay những đứa con có cha mẹ bỏ nhau không nơi nương tựa.
    Một buổi sáng tinh mơ tháng 7-2005, sư thầy Thích Thanh Hòa nhận được tin: ?oCó một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngay cổng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bố mẹ đứa trẻ là học sinh phổ thông và mới 16 tuổi. Những người hộ lý phải đưa vào nhà tạm để chờ người nhận nuôi...?. Bỏ dở buổi lễ chay, thầy Hòa bắt xe khách lên Hà Nội ngay. Khi làm thủ tục xin nhận nuôi đứa trẻ, có người nghi ngại: ?oLà người tu hành, liệu thầy có chăm sóc nổi??. Thầy Hòa thâm trầm: ?oNhà chùa quen với công việc này rồi?. Mong đứa bé khỏe mạnh và sống vững chắc, thầy Hòa đặt tên cho đứa bé là Trần Việt Hùng.
    Lúc ấy, chùa đã nuôi bốn đứa bé dưới 5 tuổi và mười em khác lớn hơn đang được nuôi ăn học.
    Bà con quanh chùa bảo: ?oThầy Hòa như một người mẹ thực thụ của những đứa trẻ?. Chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ, thầy Hòa lân la học hỏi những bà mẹ trong xóm. Chẳng bao lâu sau, chỉ nghe tiếng trẻ trong chùa khóc là thầy ?ocảm nhận? ngay được đứa trẻ khát sữa, bị cảm mạo hay phong hàn...

    Thầy Hòa chăm sóc bé Hùng 16 tháng tuổi
    Chủ tịch UBND xã Đại Cương Dương Văn Minh: ?oHạnh phúc nhất là các em đều coi ngôi chùa là mái ấm của mình. Những em bỏ học giữa chừng khi vào chùa đều được thầy Hòa lo cho đi học tiếp. Nhiều em trở thành HS giỏi, HS tiên tiến. Đã có bảy em trong chùa thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Thủy sản, CĐ Bách khoa...?.

    Có lần, người nhà chùa đều xúc động khi thấy thầy Hòa ứa nước mắt nhìn bé Việt Hùng ngủ thiếp đi sau khi nghe tiếng ru trên đài phát thanh từ một nhà cạnh chùa vẳng lại. Mấy hôm sau thầy Hòa đã học được cách ru, bé Việt Hùng đã ngủ ngoan hơn nhưng bù vào đó đôi mắt thầy thâm quầng hốc hác và người gầy rộc, xanh xao hơn...
    Mỗi mùa tựu trường, gánh nặng lại đè lên đôi vai thầy Hòa. Những lúc ấy, người ta thấy thầy cặm cụi đóng từng tập sách, nhặt nhạnh từng cây bút và tất tả ngược xuôi vận động phật tử đóng góp ít nhiều lo học phí cho các em. ?oCác em đã quá thiệt thòi, nhà chùa không muốn em nào thất học để các em có đủ tự tin bước vào đời? - thầy Hòa chia sẻ.
    Thương thầy Hòa, người dân xã Đại Cương và các xã khác cũng tìm đến chùa để ?ogiúp thầy một tay?. Có người làng đem đến những ký gạo đầu mùa gặt, có người mang đến những bộ quần áo cũ giặt sạch. Có khi lại là những ông cụ đem đến những đồng lương hưu ít ỏi tích cóp. Người chạy sang giúp thầy chăm nom hay giặt giũ...
    Mái ấm yêu thương
    Theo năm tháng, với bàn tay chăm sóc ân cần của thầy Hòa, hơn 30 em có hoàn cảnh bất hạnh đã lớn lên và trưởng thành từ ngôi chùa nhỏ Thịnh Đại. Buổi chiều nào cũng thế, khi những đứa trẻ đi học về, chỉ kịp cất cặp sách là rối rít chạy ngay lại thầy Hòa. Em ôm vai, em ôm cổ khoe: ?oHôm nay con có điểm 10?, ?oCon được các bạn bầu làm lớp trưởng?...
    Thầy Hòa đưa ra một qui tắc: buổi tối, khi tiếng chuông điểm đúng chín tiếng thì tất cả phải ngồi vào bàn học cho đến khi học xong mới được đi ngủ.
    ?oKhông bao giờ nghe thấy những đứa trẻ trong chùa cãi hay đánh nhau. Thầy Hòa dạy các cháu biết thương yêu và san sẻ với nhau như anh em một nhà. Ngày thứ bảy, chủ nhật hay lễ tết, các em đi học ở Hà Nội hay nơi xa đều trở về? - một người dân sống gần chùa cho biết.
    TRẦN ĐÌNH TÚ
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=188048&ChannelID=7
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dear colleagues,
    This e-mail is to let you know that the LearningForSustaina bility website - http://learningforsustainability.net - has recently been redesigned and updated.
    This guide to on-line resources is designed for government and agency staff, NGOs, researchers and other community leaders working in community development, public health and natural resource management sectors. It acts as a gathering point for resources that have been developed in these separate sectors, and supports the sharing of ideas across sectors. The site structure highlights a number of activity areas or strands that are prerequisites for social learning, and points to how these strands are woven together in practice. These strands include networking, dialogue, adaptive management, knowledge management and evaluation. The growing role of the Internet is treated as a separate section. A short introduction to each section outlines the nature of the resource links provided, and provides pointers to other topic areas which are closely related in use. A separate section links to key manuals and guides on the Internet for facilitating participation and engagement.
    A separate section is devoted to integrated and interdisciplinary research approaches. This is where this IntSci list is hosted, and you can also join and subscribe from here. This section is also developing links on research methods, links to interdisciplinary journals, and tips for thesis writing.
    This new site will supercede the NRM-changelinks site which has provided links in this area since 1998. The new Learning for Sustainability website is designed to provide you with improved layout and easier navigation. The change is not just cosmetic - previous NRM-changelinks visitors will find significantly new content, and a new structure to guide the site content and navigation.
    Feed back on the LearningForSustaina bility site - http://learningforsustainability.net/
    - is welcomed. If you have particular guides on the Internet that you find useful in practice please suggest them as a future resource to add and share with others.
    Feel free to share this site with interested colleagues and friends.
    best regards
    Will
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 23/02/2007
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    DỰ ÁN TỪ THIỆN SYMPA-MEALS
    BỮA ĂN MIỄN PHÍ TẠI BỆNH VIỆN
    GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM1
    Hà Nội Tháng 9 Năm 2006
    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU CHUNG
    Ai đã từng vào thăm bệnh nhân nằm viện tại Hà Nội đều hiểu các khó khăn các bệnh nhân, nhất là bệnh nhân từ các vùng ngoại tỉnh, phải đối mặt nhưđiều trị, chỗở, ăn uống v.v. Chi phí cho việc điều trị, thuốc men thường rất đắt đỏ. Để có thêm tiền mua thuốc và điều trị, các bệnh nhân thường cố gắng tiết kiệm các khoản chi khác, kể cảăn uống. Một số bệnh nhân ở Bệnh viện K, trong khi điều trị bệnh ung thư và rất cần bồi bổ, chỉăn một bữa 1.000 đồng. Việc này làm sức khoẻ sa sút, gây khó khăn thêm cho việc điều trị.
    Với sự cảm thông và mong muốn chia sẻ phần nào các khó khăn của các bệnh nhân, Dựán Từ thiện "SYMPA-MEALS - Bữa ăn miễn phí tại bệnh viện" được thiết lập vào tháng 9 năm 2005 với mục đích khiêm tốn: giúp cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn một bữa ăn trong mỗi ngày nằm viện.
    Hiện nay trước mắt dự án tập trung vào Bệnh viện K nơi có nhiều hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật hiểm nghèo. Từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006, mỗi ngày dự án cấp cho khoảng 20 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân một bữa ăn trị giá 5.000 đồng tại nhà ăn Bệnh viện K trong suốt thời gian điều trị tại Bệnh viện. Được sự hỗ trợ của thêm nhiều nhà tài trợ, bắt đầu từ tháng 6 năm 2006, số phiếu phát sẽ tăng lên 30 phiếu một ngày.
    CHƯƠNG II
    MÔ TẢ CỤ THỂ DỰ ÁN
    2.1 Vậy dự án cụ thể làm gì?
    Trong giai đoạn thí điểm này, mỗi ngày2 dự án tổ chức phát cho khoảng 30 bệnh nhân, mỗi người một phiếu ăn miễn phí trị giá 5.000 Đồng. 2 Vào chủ nhật và ngày lễ, dự án cũng sẽ cố gắng phát phiếu ăn tới bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được do có thể không tìm được nhân viên sẵn sàng làm việc vào các ngày đó.
    2.2 Bệnh nhân sử dụng phiếu này như thế nào?
    Bệnh nhân sử dụng các phiếu ăn đó tại nhà ăn của Bệnh viện K. Vì dự án đã có thỏa thuận trước với nhà ăn, nên khi nộp phiếu cho nhà ăn, bệnh nhân sẽđược cấp một lượng thức ăn miễn phí trị giá 5.000 đồng.
    2.3 Bệnh nhân có được mua gì khác ngoài thức ăn?
    Bệnh nhân thường sẽ chỉ mua thức ăn như cơm, cháo, phở v.v. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể mua một số mặt hàng tạp hoá khác như sữa, đường, giấy vệ sinh v.v.
    2.4 Bệnh nhân có được đổi ra tiền mặt?
    Không. Mục đích chính của dự án là hỗ trợ bệnh nhân trong việc bồi bổ sức khỏe. Vì thếphiếu ăn không được phép đổi ra thành tiền.
    2.5 Mỗi bệnh nhân được phát phiếu trong bao lâu?
    Thông thường, dự án sẽ cố gắng cấp cho bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị tới khi bệnh nhân ra viện.3
    2.6 Tại sao chỉ có 30 bệnh nhân?
    Chủ trưởng của dự án là lâu dài và đều đặn, tránh tháng nhiều tháng ít. Vì thế trong thời gian trước mắt, dự án sẽ giữổn định số phiếu ăn mới tăng trong một ngày là 30 phiếu. Khi nào kinh phí cho phép, dự án sẽ quyết định tiếp tục tăng thêm số phiếu, nhưng chỉkhi có thể giữở mức tăng thêm đó một cách lâu dài.
    2.7 Những bệnh nhân nào được phát phiếu ăn miễn phí này?
    Nhân viên của dự án không tự ý quyết định bệnh nhân nào được phát phiếu ăn miễn phí. Nhân viên dự án sẽ thường xuyên gặp các y tá trưởng các khoa trong bệnh viện để xin tên một số bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay dự án tập trung vào ba khoa trong Bệnh viện K là Khoa Xạ trị Tổng hợp, Khoa Ung thư Vú và Khoa Đầu Cổ. Do họ biết rõ hoàn cảnh các bệnh nhân, các y tá trưởng có thể cung cấp tên những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn một cách tương đối chính xác.
    Tuy nhiên, dự án không hoàn toàn chỉ dựa vào thông tin của các y tá trưởng. Nếu nhân viên dự án phát hiện những trường hợp khó khăn, thì nhân viên sẽ chủđộng kiến nghị với các y tá trưởng và kiến nghịđó thường sẽđược chấp thuận. Ngược lại nếu nhân viên dựán phát hiện bệnh nhân do y tá trưởng đề xuất không phải có hoàn cảnh khó khăn thì sẽchủđộng ngừng phát phiếu cho bệnh nhân, lấy lý do kinh phí không cho phép.
    3 Tuy nhiên, nhân viên của dựán thông thường sẽ chỉ nói với bệnh nhân là sẽ cố gắng phát phiếu trong chừng mực kinh phí cho phép, đểđề phòng có thể phải ngừng phát phiếu vì một lý do nào đó, ví dụ phát hiện bệnh nhân không phải có hoàn cảnh thực sự khó khăn hoặc kinh phí bị hạn hẹp v.v. .
    2.8 Ai sẽ trực tiếp phát phiếu ăn đến cho bệnh nhân?
    Nhân viên của dự án, sau khi đã có thông tin về các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, sẽđến từng giường bệnh nhân để phát phiếu ăn. Nhân viên sẽ ghi đầy đủ tên bệnh nhân, sốgiường, phòng, quê quán và lấy chữ ký của bệnh nhân để xác nhận đã nhận phiếu.
    CHƯƠNG III KINH PHÍ
    3.1 Chi phí cho dự án là bao nhiêu?
    Dự án phát sinh hai loại chi phí. Thứ nhất là các Chi phí Điều hành, phát sinh cho việc in ấn phiếu ăn, thuê nhân viên đi liên hệ với bệnh viện, phát phiếu ăn đến bệnh nhân, thống kê sổ sách v.v. Thông thường Chi phí Điều hành sẽ khoảng từ 1,000.000 Đồng ?" 1.500.000 Đồng trong một tháng.
    Dạng chi phí thứ hai là tiền thanh toán cho nhà ăn, tạm gọi là Chi phí Nhà ăn. Đây là khoản tiền trực tiếp đến tay bệnh nhân thông qua nhà ăn. Nếu mỗi ngày phát khoảng 30 phiếu, thì Chi phí Nhà ăn hàng tháng sẽ là khoảng 4.500.000 Đồng.
    3.2 Dự án lấy kinh phí từ các nguồn nào?
    Trong giai đoạn thí điểm, dự án lấy kinh phí từ hai nguồn là đóng góp của sáng lập viên và đóng góp của các nhà tài trợ. Cụ thể hàng tháng:
    (i) Các sáng lập viên sẽ chịu toàn bộ Chi phí Điều hành cho dự án.
    (ii) Các sáng lập viên kêu gọi kinh phí từ các nhà tài trợđể trang trải Chi phí Nhà ăn (Vốn Tài trợ).
    (iii) Nếu đóng góp của các nhà tài trợ không đủđể trang trải toàn bộ các Chi phí Nhà ăn, các sáng lập viên sẽ bù nốt phần còn thiếu (Vốn Bù đắp).
    (iv) Nếu Vốn Tài trợ vẫn còn thừa sau khi đã trang trải hết Chi phí Nhà ăn, khoản dưđó sẽđược sử dụng cho các tháng tiếp sau.
    3.3 Các hình thức đóng góp tài trợ như thế nào?
    Các nhà tài trợ có thểđóng góp trực tiếp hoặc chuyển khoản. Nếu đóng góp trực tiếp, xin liên hệ với nhân viên của dự án (địa chỉ liên hệở Chương V). Nếu chuyển khoản, xin vui lòng chuyển tiền vào tài khoản dưới đây và thông báo cho nhân viên của dự án (để lập báo cáo vào cuối tháng).
    Chủ tài khoản: Đặng Xuân Hợp Số Tài khoản: 002 100 106 2117 Ngân hàng: Vietcombank.
    Đây sẽ là tài khoản chuyên biệt chỉ sử dụng cho mục đích nhận Vốn Tài trợ.
    CHƯƠNG IV BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
    4.1 Tôi là một nhà tài trợ, làm sao tôi biết được tiền đóng góp của tôi đến được tay bệnh nhân?
    Nếu bạn là một nhà tài trợ, dù bất kể ít hay nhiều, thường xuyên hay không thường xuyên, hàng tháng, bạn sẽđược gửi bằng E-mail một bản báo cáo hoạt động của dự án trong tháng và một bản tổng kết chung cho dự án kể từđầu năm (trừ khi bạn thông báo cho dựán biết là bạn không muốn nhận báo cáo). Báo cáo này sẽ nêu cụ thể:
    (i) số tiền thu được trong tháng (kể cả tiền đóng góp của bạn);
    (ii) số phiếu ăn đã phát trong tháng;
    (iii) số tiền thanh toán Chi phí Nhà ăn trong tháng;4
    (iv) số Vốn tài trợ còn dư thừa (nếu có); và
    (v) báo cáo nhân viên lập hàng ngày khi đi phát phiếu ăn, có chữ ký của bệnh nhân xác nhận đã nhận phiếu và của nhà ăn khi nhận tiền thanh toán.
    Với phương thức báo cáo minh bạch và cụ thể này, chắc chắn bạn sẽ có hoàn toàn đầy đủthông tin về dự án và phương thức sử dụng các nguồn thu, trong đó có đóng góp của bạn. Điều quan trọng nhất là bạn sẽ biết được rằng phần đóng góp của bạn đã được trao đến tận tay của bệnh nhân, là đối tượng đang cần sự giúp đỡ và chia sẻ.
    4.2 Tôi là một nhà tài trợ, nhưng tôi không muốn tiết lộ danh tính của mình có được không?
    Hoàn toàn được. Tuy nhiên, khi đóng góp cho dự án, xin bạn vui lòng thông báo cho nhân viên dự án một bí danh để dự án sử dụng trong việc lập báo cáo. Báo cáo này sẽ không nêu các Chi phí Điều hành, do các Chi phí Điều hành trong giai đoạn thí điểm hiện nay hoàn toàn do các sáng lập viên chịu trách nhiệm trang trải.
    CHƯƠNG V
    LỜI KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    Dự án Từ thiện "SYMPA-MEALS - Bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân tại bệnh viện" hiện còn ở giai đoạn thí điểm, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, nó mang tính thiết thực và đảm bảo rằng sựđóng góp từ thiện của các nhà hảo tâm sẽđược mang đến tận tay bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn một cách thiết thực nhất. Ở giai đoạn đầu thí điểm với rất ít kinh nghiệm, dự án không thể tránh khỏi nhiều khiếm khuyết và do đó rất mong các bạn đóng góp ý kiến và nhận xét để dự án ngày càng hoàn thiện.
    Trong gần một năm đầu hoạt động, dự án đã nhận được rất nhiều sự cổ vũ, khích lệ và hỗtrợ của rất nhiều nhà hảo tâm. Với tinh thần chia sẻ của cộng đồng, dự án hy vọng tiếp tục có được sựủng hộ của nhiều người quan tâm, để trong tương lai có thể tiếp tục mởrộng và nâng cao dự án. Điều quan trọng là đằng sau mỗi bữa cơm thanh đạm 5.000 Đồng ấy, dự án mong muốn được chia sẻ cùng các bạn và các bệnh nhân đang hàng ngày chống chọi với bệnh tật sự cảm thông từ tận đáy lòng.
    Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, đóng góp ý kiến hoặc có lòng hảo tâm, xin liên hệ với các nhân viên sau của dự án:
    Lê Thanh Thuý, E-mail: thuy.le@phillipsfox.com Điện thoại: 04 9360990 ?" Di động: 0903 444 302
    Đặng Xuân Hợp, E-mail: hopanh@yahoo.com
    Phan Nguyệt Anh, E-mail: nhip_an@yahoo.com
    Xin chân thành cảm ơn các bạn.
    Một số chương trình bữa ăn từ thiện tại Việt Nam:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&tag=meals
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 09:29 ngày 12/03/2007
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Để công việc không làm mất cân bằng
    Dành tất cả thời gian cho công việc mà không hề quan tâm đến những vấn đề khác như vui chơi giải trí hoặc tham gia công tác xã hội sẽ làm cho vấn đề sức khỏe và tâm lý của bạn trở nên nghiêm trọng. Có thể bạn không nhận ra nhưng các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ gặp khó khăn nếu bạn chỉ biết lao đầu vào công việc.
    Cô Sandra, người Mỹ, 36 tuổi, làm tới 65 giờ/tuần trong một công ty chuyên về tư vấn Luật ở Chicago. Thậm chí, có những khi Sandra không có ngày nghỉ. Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng cô lại phải trả một cái giá khá đắt. Hai năm nay, kể từ khi cuộc sống của cô chỉ có công việc thì cũng là lúc những căng thẳng cứ dần tăng lên, Sandra cảm nhận mình ngày càng bị trầm nhược và mệt mỏi.
    Những khó khăn điển hình của Sandra cũng là những khó khăn chung của rất nhiều phụ nữ khác. Dành quá nhiều thời giờ cho công việc đã khiến họ bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hậu quả của sự mất cân bằng là những mối nguy như ly dị hoặc tranh cãi với chồng về việc chăm sóc con cái, trầm trọng hơn là sức khoẻ bị suy giảm.
    Dấu hiệu của sự mất cân bằng thường biểu hiện dưới dạng mất ngủ, ăn không ngon, giảm cân? Chính vì lý do trên mà chúng ta cần phải đặt những câu hỏi kiểu như: ?oTuần này mình đã làm việc bao nhiêu giờ, mình tham gia hoạt động xã hội không và chế độ nghỉ ngơi giải trí của mình như thế nào??. Khác với đàn ông, sự mất cân bằng do công việc ở phụ nữ diễn ra từ từ và họ không phát hiện ra vấn đề cho đến khi bùng nổ một cơn khủng hoảng.
    Một số nguyên nhân của sự mất cân bằng do công việc:
    - Mang công việc về nhà và làm cho tới tận khuya, thậm chí làm qua đêm hoặc làm cho đến ngày chủ nhật.
    - Thời hạn bắt buộc phải hoàn thành công việc ảnh hưởng đến các hoạt động giao lưu.
    - Tâm trạng buồn chán và suy giảm sinh lực.
    - Giấc ngủ không ngon, thường xuyên ngủ mơ những vấn đề liên quan đến công việc.
    Một số giải pháp lấy lại cân bằng:
    Lên thời gian tham gia hoạt động xã hội và vui chơi giải trí
    Lấy bút chì đánh dấu thời gian mà bạn dự định sẽ đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc thời gian tham gia vào buổi trao đổi về bệnh AIDS. Khi còn là sinh viên, bạn đam mê vẽ tranh, vậy tại sao không thử vẽ một bức tranh và hoàn thành nó vào mỗi ngày?
    Rebecca Rand, cử nhân lâm sàng xã hội của Mỹ đã đưa ra một đề xuất giúp bạn cải thiện đời sống nghề nghiệp. Cô nói, những việc làm đơn giản như chuẩn bị bữa ăn trưa ngoài trời hoặc nấu một bữa ăn cho mình vào tối chủ nhật cũng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
    Tham gia câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ cũng là một việc làm cần thiết, mỗi tuần chỉ cần bỏ ra 45 phút để tập, bạn sẽ thấy sức khoẻ được cải thiện rõ rệt. Ý tưởng này cũng giúp bạn thay đổi ý nghĩ ?ocông việc ngập đầu ngập cổ?. Bạn không còn cảm thấy mất cân bằng bởi đã đặt giới hạn thời gian cho mọi hoạt động của mình.
    Tốt hơn nữa là bạn nên đặt một kế hoạch cụ thể rõ ràng, ví dụ như ?oChiều chủ nhật tuần này mình sẽ đi thăm thầy giáo cũ? hoặc ?oTối thứ 7 sẽ đi xem phim cùng em gái"?
    Hãy đặt ?ođường ranh giới? cho bản thân
    Nhiều khi bạn thực sự mệt mỏi với tính ?otham công tiếc việc?. Hãy nhớ rằng mọi việc cần chất lượng hơn số lượng. Vì vậy, nếu bạn cố gắng đẩy công việc để chạy theo số lượng thì chắc chắn kết quả công việc sẽ bị suy giảm nặng nề. Đó là lý do tại sao cần phải vạch rõ "đường ranh giới" cho mình. Bạn nên:
    - Cương quyết kết thúc công việc trước 23 giờ hàng ngày hoặc không làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần.
    - Đặt ra nguyên tắc cho mình, đăng ký tập yoga vào một tối trong tuần và tự bắt buộc mình phải đi tập.
    Học cách đặt giới hạn cho công việc và bản thân là một kỹ thuật có hiệu quả giúp bạn có thể chia sẻ với người khác mọi vấn đề. Giữ nguyên tắc trong công việc sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn. Hãy có trách nhiệm với cuộc sống của cá nhân bạn.
    Đề nghị người khác giúp đỡ
    Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác không phải là biểu hiện của sự yếu kém. Những người thành công là những người có nghệ thuật chia sẻ mọi việc với người khác. Đặc biệt nếu bạn là người lãnh đạo thì cách bạn giao việc cho người khác sẽ thể hiện được vai trò quản lý của mình.
    Đừng e ngại với suy nghĩ mình làm phiền người khác, bạn có thể giúp lại người đó khi họ gặp khó khăn. Nhờ người khác giúp đỡ, áp lực công việc mà bạn phải chịu đựng sẽ giảm đi đáng kể.
    Lên kế hoạch hoạt động ngoài giờ làm việc
    - Bữa ăn trưa ở cơ quan là cơ hội tốt để bạn thưởng thức một vài món ăn ngon, thêm vào đó bạn có thể giao lưu với đồng nghiệp. Hãy tự tạo thuận lợi cho mình qua những buổi gặp gỡ với bạn bè ở trong một nhà hàng hoặc trong lúc đi dạo.
    - Đừng ăn ngay ở bàn làm việc. Điều đó thực sự có hại cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
    - Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài hành lang để hít thở không khí trong lành, công việc sẽ tốt hơn khi bạn ngồi vào bàn với khuôn mặt tỉnh táo.
    - Kế hoạch hoạt động giữ gìn sức khỏe sau khi hoàn thành công việc có thể được coi là một biện pháp giữ gìn sức khỏe hiệu quả. Giáo sư, bác sĩ Trinidad nói: "Bạn sẽ có một sức khoẻ tuyệt vời nếu như bạn luyện tập yoga trước khi trở về nhà. Những hoạt động này sẽ làm dịu cơn stress của bạn".
    Nghĩ về một công việc mà bạn ưu tiên
    Đã bao giờ bạn thử ngồi đánh giá kết quả và giá trị những việc mà bạn từng coi là quan trọng nhất trong cuộc đời mình? Lên kế hoạch cho công việc ưu tiên sẽ giúp bạn kiểm soát mọi thứ dễ dàng hơn, không một sự kiện nào có thể ?ochen chân? được vào dự định của bạn.
    Theo Người lao động/24h

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189946&ChannelID=194
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    THÔNG BÁO MỜI NỘP ĐƠN CHO CÁC DỰ ÁN NHỎ
    Quỹ Môi trường Sida (SEF) tiếp tục được Sida (Sida - Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển) tài trợ trong thời gian từ tháng 7/2007-6/2008 để thúc đẩy các sáng kiến cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cũng như tăng cường sự tham gia của các tổ chức/nhóm cộng đồng vào quá trình phát triển. Được sự uỷ nhiệm của Đại Sứ quán Thuỵ Điển tại Hà Nội, Văn phòng Nhóm Cố vấn xin kính mời các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự khác nộp đơn cho các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường Sida năm 2007.
    Thời gian và qui mô dự án: thời gian thực hiện không quá 10 tháng với mức kinh phí tối đa cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: 15.000 USD. Các tổ chức khác: 10.000 USD
    Đơn đề nghị tài trợ có thể nộp về văn phòng Quỹ trước ngày 8/5/2007. Quỹ sẽ chỉ thông báo và liên lạc với những hồ sơ được chọn vào đầu tháng 6/2007.
    Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ :
    Văn phòng Nhóm Cố vấn
    Quỹ Môi trường Sida (chị Thuỷ, chị Hoà)
    Địa chỉ: Phòng 308 - Nhà A1, 17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
    ĐT: 04-7262135/0912371366. ĐT/Fax: 04-7262135.
    Email: thuysef@hn.vnn.vn
    http://www.sef.org.vn/vn/index.php?page=grants

Chia sẻ trang này