1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy để bạn bè khắp 5 Châu biết đến nền VÕ THUẬT VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 23/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Bana có đầy đủ do nhiều võ sư diễn những bài đắc ý của họ trước khi chọn ra 10 bài ,cảm ơn TLVN .Bana có đồ riêng để tập vá dị ứng với võ phục ,binh khí VCT đang dùng ,có nhiều võ sư và người không biết võ đồng thuận với bana ở quan điểm trên nên họ không màng tới VCT khi biểu diển và không cho con em tham gia ,
    10 bài qui định không triển khai và nghiên cứu từng câu thiệu ,phân thế áp dụng thì không thu hút được gới trẻ ngày nay .
    điển hình thuốc pháo đã có lâu đời do tàu phát minh nhưng họ chẳn làm được gì , đến tay người Anh thi khác họ dùng thuốc pháo làm ra súng và khống chế lại Tàu , quền tàu cũng vậy theo tài liệu trung thực nhất là những video vào thập niên 50 do 2 võ sư tàu đánh đài so với trình độ bây giờ không bằng 2 võ sinh tập 2-3 năm bất cứ ở dòng võ nào vì nhờ sự triển khai và nghiên cứu của mma,ufc,thai,boxing v.v.v. nó không còn huyền bí như Kim Dung diển tả.
    Đáng buồn nhất là trình độ dân trí và thông tin đã làm con em Việt say mê vào sơn đông mãi võ cho đó là thật không biết sự tai hại về sau ,
    Được banabinhdinh sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 25/08/2007
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Để tiện theo dõi chủ đề về võ thuật nên gắn với Lịch sử dân tộc, tôi ghi tiếp ra đây đôi nét về phần Lịch sử nước Việt ta để bà con tiện theo dõi:
    ...............................
    Theo truyền thuyết, dân tộc Việt ta khởi nguồn từ dòng họ Hồng Bàng.
    Tục truyền vua Đế Minh là cháu 3 đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến nũi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam - TQ ngày nay) gặp thôn nữ liền kết duyên và đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh lại truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Hoa), còn Lộc Tục là con thứ làm vua phương Nam. Lộc Tục sau khi được phong vua phương Nam lấy Quốc Hiệu là XÍCH QUỈ.
    Đất đai của nước Xích Quỉ khi đó phía Bắc giáp Động Đình Hồ (thuộc Hồ Nam - TQ), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành, tức Campuchia và miền Nam ngày nay), phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên - TQ), phía Đông giáp biển Nam Hải (tức là bao gồm cả đảo Hải Nam - TQ ngày nay).
    Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2879 trước Tây lịch. (Nếu tính đến nay nước Việt ta đã có tuổi đời là 2879 + 2007 = 4886 năm). và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm sau nối ngôi vua của Kinh Dương Vương nước Xích Quỉ, xưng là LẠC LONG QUÂN.
    Lạc Long Quân sau lại lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ được 100 người con trai. 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên ngàn. Theo truyền thuyết nước Xích Quỉ sau lại được Lạc Long Quân chia nhỏ ra các nước con gọi là Bách Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng là vua nước Văn Lang, lấy hiệu là HÙNG VƯƠNG.
    Dòng họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm quí mão 285 trước Tây lịch thì bị nhà Thục tức An Dương Vương lấy mất nước.
    (Lược trích LỊCH SỬ VIỆT NAM)
    .........................................
    .......... (còn tiếp, nhưng bây giờ bận nên hôm khác ghi tiếp để hầu chuyện bà con).
  3. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    mời các bác đọc bài này, tuy là nói chung về dân tộc việt nam, nhưng suy luận sang chuyện võ cũng được đấy
    Nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn:
    "Nhiều người Việt không có nhu cầu nhận thức"
    ngày 13/09/2007
    "Con người của thời đại mới là người thấy được rằng mình còn rất nhiều kém cỏi và phải có ý chí để vươn lên với thế giới. Không phải người ta nói vài câu xoa đầu là đã sướng, mà mình phải làm sao tạo ra hàng hóa để bán cho họ, họ phải mua nhiều và mua nữa" - ông Vương Trí Nhàn nói.
    "Nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức..."
    - Theo ông, những thói hư tật xấu điển hình của người Việt là gì?
    - Thứ nhất, chúng ta chưa bao giờ nghiên cứu thấu đáo về sự hình thành lịch sử của nước ta. Tại sao học sinh học dốt sử? Vì đa số lười đọc sử, học sử nên đây là kết quả tất yếu. Lịch sử của chúng ta đã bị đặt dưới cái nhìn quan liêu lơ là.
    Thứ hai, dân tộc mình như "trẻ con", không quan hệ với nước ngoài, nhìn thấy nước ngoài là nhìn bằng ánh mắt thù hằn. Bây giờ chúng ta nên phê phán trạng Quỳnh, trạng Lợn, chuyện Thần đồng đất Việt vì ở đó thực chất là đề cao mưu mẹo vặt, khôn lỏi, trí trá...
    Cái gì vay mượn cũng phải nói rõ. Ngày xưa còn nói nghề in hay đúc đồng là học của Trung Quốc nhưng giờ thì người ta nói cứ như là cái làng đó nghĩ ra nghề này. Đây là lừa dối, vậy thì dạy được trẻ con gì nữa.
    Thứ ba là sau chiến tranh mỏi mệt quá, giờ dân ta nghĩ là làm cái gì để khá lên một chút, nên thèm hưởng thụ lắm. Khi đi ra ngoài thì chệnh choạng nên lộ ra rất nhiều nhược điểm cũ. Nhưng biết làm sao được, vẫn phải ra ngoài hội nhập thôi.
    Một thói quen xấu còn để lại sau thời chiến là ý nghĩ cho rằng cứ làm liều là được chứ không chịu học hỏi gì cả. Ngay trong giới nhà văn chúng tôi cũng nhiều sự bảo thủ, không chịu hội nhập. Ngày xưa ở Hội Nhà văn còn có nhà văn nước ngoài sang giao lưu để mở mang nhưng giờ thì không. Bảo học thì như ông Lê Lựu nói: Học để ăn cắp thì học để làm gì? Nói vậy sao được?!
    - Thói xấu lớn nhất của người Việt chính là thói xấu sợ nói ra tật xấu của mình, như ông đã nhận định. Vậy ngoài thói xấu này thì còn thói xấu nào lớn nữa?
    - Thói xấu lớn nữa là nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức, xem lại mình là người như thế nào, đặt mình trong thời gian, không gian cụ thể thì sẽ ra sao. Chúng ta không có thói quen ghi lại biên niên sử, nên ví thử sau này khi muốn nghiên cứu về Nguyễn Du, Nguyễn Tuân thì chẳng ai biết năm đó các vị làm gì. Không thể cứ ngồi nhận định loạn lên rồi tô vẽ nhăng cuội.
    Tiếp nữa là sự thiếu chính xác ở rất nhiều việc. Có những người sống rất bột phát hồn nhiên, không có sự nghiên cứu, nghiền ngẫm nào khi viết hay nói cả; cứ nghĩ gì là viết đấy chẳng cần tìm hiểu gì hết.
    - Vậy thói hư tật xấu nào là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của con người cũng như đất nước?
    - Theo tôi là thói tự kỷ trung tâm luận, thấy mình là trung tâm, cứ bắt người khác phải theo ý mình. Chúng ta hơi kiêu ngạo so với thế giới. Đây là điểm bất lợi cho sự phát triển. Những người đương thời bây giờ viết về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh mà thiếu sự tôn trọng, tôi thấy vậy là láo!
    - Theo ông đặt ra vấn đề nước Việt Nam nhỏ hay lớn có hợp lý không?
    - Nhỏ hay lớn chỉ là tương đối, theo tôi nếu đặt vào một hệ quy chiếu nào đó để nói sẽ chính xác hơn. Như chuyện đặt vấn đề nước Việt Nam là nước lạc hậu so với thế giới thì đúng chứ nói lớn, nhỏ thì không có căn cứ. Chẳng lẽ dân tộc Thụy Điển, Thụy Sĩ có vài triệu dân thì không phải là dân tộc lớn sao?
    "Thói hư tật xấu" thời hội nhập
    - Ông rất tâm đắc với câu "Dân 25 triệu ai người lớn/ Nước 4000 năm vẫn trẻ con" của Tản Đà. Theo ông, khi chưa biết loại bỏ hết thói hư tật xấu thì chúng ta vẫn là "trẻ con"?
    - Vâng! Đúng là trẻ con vì vẫn thích khen, thấy mình là quan trọng, chỉ biết mình thôi và chưa trưởng thành về mặt lý tính. Dân ta vẫn sống bột phát hồn nhiên, nghĩ gì là nói nấy. Tôi thấy dân mình như cây mọc nông trong khi các dân tộc phát triển khác như cây cao bóng cả. Việt Nam sau chiến tranh thì như rừng cỏ ranh, người nào cũng xêm xêm nhau. Chứ ở các nước phát triển thì họ có cả cây cao bóng cả, cả cây thấp lẫn dây leo bụi rậm.
    - Ông dẫn rất nhiều tài liệu trong Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (in năm 1938) để nói về thói hư tật xấu của người Việt. Vậy theo ông cho tới thời điểm này, khi Việt Nam gia nhập WTO rồi thì những thói hư tật xấu đó đã được thay đổi chưa trong suốt gần 60 năm qua?
    - Tôi nghĩ thói hư tật xấu của người Việt không những không thuyên giảm mà có vẻ như còn xuất hiện thêm ngày càng nhiều hơn. Và họ cũng có vẻ lý sự hơn trong việc cãi lấy được chứ chẳng dựa vào luật lệ nào.
    - Gia nhập WTO rồi mà người Việt ta vẫn chưa thay đổi ư?
    - Tôi nghĩ việc gia nhập WTO chỉ là thủ tục hành chính còn sự chuẩn bị về nhận thức để dân ta thay đổi cho phù hợp với hội nhập thì chưa có. Chúng ta phải có nghiên cứu xem trước khi hội nhập thì sự hiểu biết của dân ta về nước ngoài ra sao, văn hóa của Việt Nam như thế nào và có bị ảnh hưởng bởi hội nhập không,?
    Chúng ta đừng để sự yếu kém về mặt nhận thức ảnh hưởng tới đường lối tư duy, kiểu Xuân Diệu đã từng giảng trong một lớp học viết văn rằng: Các đồng chí ơi! Tổng thống ở Mỹ sau khi hết nhiệm kỳ, về nghỉ thì đi làm lái buôn, làm quảng cáo cho các hãng, rồi nó mặc áo dính hình quảng cáo này nọ? Xuân Diệu được đi nước ngoài quá nhiều rồi mà còn nhận thức vậy thử hỏi những người dân thường sẽ hiểu ra sao?
    - Vậy phải chăng hội nhập cũng làm cho dân ta thêm tật xấu mới?
    - Vâng! Khi hội nhập, chúng ta từ tối ra ánh sáng thì bệnh mới càng lộ rõ. Cộng vào đó là những thói hư tật xấu bị nhiễm từ bên ngoài vào nữa.
    Hiện nay tôi có một vấn đề rất băn khoăn những chưa viết ra được là: Việt Nam đang thành bãi rác của thế giới. Không phải cứ người nước ngoài đến Việt Nam là đều thông minh, giỏi giang cả đâu.
    Bởi chúng ta sống dễ dãi quá, cẩu thả quá nên hợp với những đối tượng này, nhưng nếu họ về nước khác họ sẽ bị nhắc ngay. Thế là nhiều kẻ buôn lậu, tội phạm và làm ăn chụp giật cũng như sống buông thả mới đến Việt Nam. Hay cả những tư tưởng lạc hậu cũng đang ồ ạt vào nước ta. Tôi rất sợ việc này xảy ra.
    - Hiện nay Việt Nam đang nhắc nhiều đến việc "quảng bá, tiếp thị hình ảnh đất nước". Cụm từ "PR" (Public Relations, tức quan hệ công chúng, quan hệ đối ngoại hoặc "đánh bóng hình ảnh bản thân"... cũng đang được nhắc tới thường xuyên. Để làm điều đó thì những cái hay, điều tốt, vẻ đẹp cần phải "phô" ra với bên ngoài. Như thế, việc ông đang làm liệu có đi ngược với xu hướng đó?
    - Trên nguyên tắc, chúng ta không thể giấu nhau được cái gì. Các dân tộc luôn nhìn vào nhau để phát triển. Ngày trước, nhiều giáo sĩ, nhà buôn... phương Tây đã sang nước ta và ghi lại nhận xét của họ mà chúng ta ít nhắc đến. Điều đó chứng tỏ, từ lâu rồi chúng tôi đã không thể giấu được nhau.
    Câu "Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại", theo tôi đã lạc hậu từ lâu rồi. Bây giờ chúng ta cần nói đúng mức về mình và đúng như nó có. Chúng ta không thể nói quá lên, trong nhà với nhau thì còn có thể chấp nhận chứ ra tới bên ngoài là không có lợi về lâu dài. Cũng không phải chỉ ta mới có những cái mà ta ngỡ người khác không có.
    Nói về mình là rất khó. Chúng ta vẫn luôn cần quảng bá hình ảnh của ta nhưng việc đó phải nằm trong tay những người có thiện chí, có hiểu biết sâu sắc về không chỉ nước mình và còn về nước khác. Nếu không có điều đó rất dễ bị nói sai. Việc người bên ngoài nhìn vào nước ta cũng quan trọng, nếu hiểu họ thì khi họ nói xã giao quá, ta còn biết để mà bỏ đi...
    - Giả sử để để ông làm công việc là giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài, ông sẽ giới thiệu điều gì trước nhất?
    - Việc này không phải dễ. Chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong quá trình hình thành dân tộc, có giai đoạn ta phải tạm thời đóng cửa lại. Để đi ra thế giới như ngày hôm nay thì phải trải qua con đường rất dài và chúng ta khao khát "hội nhập" hơn bao giờ hết.
    Tôi thấy đặc điểm lớn nhất của Việt Nam hôm nay mà thế giới cần nhìn vào là chúng ta đang tập sống theo quy luật của thế giới, nhìn mình như một con người của nhân loại và vươn tới những điều cao đẹp. Chưa bao giờ chúng ta có điều kiện như bây giờ để vươn lên trở thành chuẩn mực.
    Dân mình có sức trẻ, có ham muốn, tức là có sức mạnh tinh thần rất lớn. Tôi thấy câu "Việt Nam muốn làm bạn với thế giới" không phải là lời xã giao vì thực sự chúng ta đang khao khát muốn biết thế giới và làm bạn với thế giới.
    Chúng ta ở tầm công dân hạng 2, hạng 3 của thế giới (?)
    - Sau Cách mạng tháng tám bác Hồ có đề cập đến một nhiệm vụ rất cần kíp lúc đó là "Phải dạy lại nhân dân". Điều này còn đúng cho thời điểm hiện nay?
    - Ngay từ thời cụ Phan Chu Trinh đã lấy nhu cầu "tân dân" làm gốc để đưa đất nước phát triển lên. Như vậy việc làm mới dân là nhu cầu của mọi thời, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi chất "người" đang đi xuống trần trọng, con người dễ buông thả, suy đồi.
    - Con người mới của thời đại ngày nay theo ông là con người như thế nào?
    - Là con người thấy được rằng mình còn rất nhiều kém cỏi và phải có ý trí để mà vươn lên với thế giới. Không phải họ nói vài câu xoa đầu là đã sướng rồi mà mình phải làm sao tạo ra hàng hóa để đưa cho họ, họ phải mua nhiều và mua nữa.
    Con người hiện đại phải là con người biết được nhược điểm của mình và có khao khát vươn lên, có lòng tin là mình sẽ đứng ngang hàng với thế giới chứ không cần phải để ai chiếu cố. Có sách của mình người ta phải đọc, phải dịch chứ không phải là đi cầu cạnh họ dịch để khoe mẽ.
    - Theo ông, phẩm chất nào là nổi bật của người Việt?
    - Phẩm chất nổi bật nhất của người Việt là tính dễ thích ứng. Nhưng đây là phẩm chất có hai mặt. Dễ linh động, linh hoạt những có thể hời hợt, nhạt nhòa, chông chênh, dao động.
    - Vậy phải chăng chúng ta có nhiếu thói hư tật xấu hơn những phẩm chất tốt đẹp?
    - Tôi cảm thấy nó đang là vậy! Do trình độ sống của dân ta hơi thấp.
    - Nói vậy có quá không, thưa ông?
    - Nói chính xác hơn là về mặt số lượng thì thói hư tật xấu của chúng ta nhiều hơn, nhưng nó vẫn đan cài với những phẩm chất tốt.
    - Ông có sợ bị phản ứng khi nói bi quan vậy không?
    - Tôi không sợ phản ứng! Nếu các bạn không đồng ý với tôi các bạn cứ viết ra, tôi sẽ tiếp thu. Tôi không là cái gì cả, tôi nói và viết theo những gì tôi nghĩ.
    - Theo ông chính phủ và nhà nước cần có những chính sách gì để khuyến khích phát triển những tính cách tốt đẹp của người Việt?
    - Theo tôi Nhà nước nên có một chính sách khuyến khích hơn nữa khả năng tự nhận thức của mỗi người. Đồng thời cũng nên khuyến khích những lời nói thật, đừng chỉ nói chúng ta giỏi nhưng thực tế lại rất dở, phải thẳng và thật.
    - Vậy phải chăng việc "vạch áo cho người xem lưng" cũng rất tốt?
    - Tôi nghĩ việc này là tốt. Như chuyện Lê Vân viết tự truyện cũng rất tốt, nó cho thấy một thức tế đang tồn tại trong đời sống văn nghệ của nước ta. Nó có cái dở là cho thấy một đời sống gia đình rất nhếch nhác; nhưng lần đầu tiên đã có một người trẻ nhìn đời sống một cách thẳng thắn và dám viết ra.
    Ngay cả những nhà văn tài ba của chúng ta khi viết cũng chỉ toàn cố khoe tài. Thế giới này người giỏi không bao giờ khoe tài của mình cả.
    Chúng ta có một trình độ sống thấp, ở tầm công dân loại 2, loại 3 của thế giới. Tôi biết tôi nói ra cũng có thể gây nhiều phiền phức nhưng tôi không gạt được ý nghĩ nó ra khỏi đầu tôi. Nếu các bạn thấy nó có thể gây phiền phức thì các bạn đừng hỏi tôi nữa và cũng đừng viết nữa.
    Tôi thấy rất xấu hổ khi lúc nào chúng ta cũng nói tới bản sắc. Trong khi đó cái gì chúng ta cũng học của nước ngoài. Chúng ta học đòi nhanh thế thì bản sắc ở đâu?
    - Nói về thói hư tật xấu của người Việt không có nghĩa là ghét người Việt mà là vì yêu nên mới nói phải không ông?
    - Đúng vậy! Bằng nhân tâm của tôi, tôi làm. Nếu không có lòng yêu nước, yêu người dân quê hương mình thì tôi việc gì phải làm cái việc coi như "đi tu" này. Tôi nghĩ mình cần làm nó vì nó giúp cho dân ta mạnh lên, nước ta giàu lên.
    - Phải chăng ông làm điều này vì ông muốn viết lên một trang sử nào đó cho mình?
    - Không! Tôi vào Sài Gòn và nhìn tên phố thấy có những người tôi chả biết là ai, có những người sử sách viết rất hay nhưng ở ngoài đời lại không phải hay như vậy.
    - Một câu hỏi nhỏ về ông: Nghe nói ông lão 64 tuổi Vương Trí Nhàn vẫn thường xuyên ra bãi giữa sông Hồng để... tắm tiên?
    - Ồ, thú vị lắm. Tôi làm điều đó mỗi buổi sáng cùng một nhóm các ông già 60 đến 70 tuổi. Nó đã thành việc làm thường xuyên nên kể cả khi trời Đông rét mướt tôi vẫn không bỏ, không ngại.
    Mấy năm trước tôi bị thoái hóa cột sống cổ, thần kinh chân tay co quắp lại. Gặp bác sĩ giỏi nhất thì được khuyên mổ. Tôi đã đi nhiều nơi, lên cả Tuyên Quang chữa trị mà không khỏi. Sau đó, có người khuyên tôi nên ra sông Hồng tắm. Giờ tôi thấy khỏe ra, mỗi lần tắm xong thấy sung sướng lắm.
    Nhưng cái được hơn từ việc này với tôi là về tâm lý. Tắm về tôi thấy thoải mái, không sợ việc, thấy tự tin, ham sống hơn. Việc "tắm tiên" gợi đến cho tôi cảm giác hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên, giúp tôi lắng lại để nghĩ về nhân tình thế thái, biết yêu quý thiên nhiên hơn. Tự nhiên tôi thấy mình muốn viết được kịch bản phim về các dòng sông chảy trên đất Việt Nam.
    Về mùa nước lũ này, phù sa sông Hồng chở nặng, đỏ au như những bát đất. Dù nó mang về rất nhiều rác, nhưng sông vẫn có sự thanh sạch vô cùng. Tôi hiểu, đất mẹ còn rộng rãi lắm, dù có cả rác và vẩn đục trong đó, nhưng vẫn không mất đi sự tươi mát, sạch trong.
    - Cảm ơn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn!
    Vnmedia
  4. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    @heavysword: Cám ơn bài viết của bác. Tôi không tìm thấy link trên mạng. Tôi cũng đang viết một số bài ở box Thảo Luận đây. Nếu bác cho phép, tôi xin cắt và dán nội dung bài này vào topic dưới đây.
    [topic]956802[/topic]
    Tôi đồng ý với tác giả bài viết ở đa số ý. Nhưng tôi không đồng ý với tác giả ở những đoạn "bản quyền" các giá trị văn hóa nói chung (trong đó có Võ Thuật). Dĩ nhiên tôi không khoái gì việc "các nhà học thuật" VN (nhất là ở Hải ngoại) cố tranh giành bản quyền Âm Dương, Ngũ Hành, Kinh Dịch, Âm Lịch... với Tàu... như bác daiviet999 và bác TLVN đang làm.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 14/09/2007
  5. dhlv

    dhlv Guest

    Tôi cũng coi như là người của Vovinam nhưng đọc bài dưới đây của Thông Tấn Xã Việt Nam cũng đôi chút lăn tăn (mặc dù đã gửi email cho một số người) . Chú ý dòng bôi đỏ
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Võ Việt Nam-một lối đi của cuộc sống
    07/09/2007 -- 9:02 AM
    Hà Nội (TTXVN) ?" Võ thuật cũng là một phần văn hóa của đất nước là một điều tâm niệm của Võ sư Vàng Ngọc Hà - người phụ trách Trung tâm võ thuật Hồng gia có trụ sở ở thành phố Lyon (Pháp), nơi đang có trên 600 môn sinh là Việt kiều và thanh thiếu niên Pháp tham gia luyện tập.
    Vị võ sư tâm huyết với các môn võ Việt truyền thống này cho biết, trung tâm của ông không chỉ là nơi ôn luyện về võ thuật để phục vụ sức khỏe, mà còn là địa chỉ văn hóa đối với những người theo học.
    Bởi vậy, cùng với võ thuật, chương trình giảng dạy của Trung tâm võ thuật Hồng gia võ đạo còn có nội dung về quan điểm sống của người Việt, những nét văn hóa truyền thống Việt Nam để hướng con người tới cái tâm, cái đức, làm việc thiện, hướng về cội nguồn quê hương, dân tộc. ?oĐiều này rất có ý nghĩa đối với các cháu Việt kiều thuộc thế hệ hai, thế hệ ba?, võ sư Hà nói.
    Còn đối với các bạn trẻ Pháp, những bài giảng tại trung tâm cũng giúp họ hiểu thêm nhiều về văn hóa truyền thống, về đất nước, con người Việt Nam.
    Tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm võ thuật Hồng gia Võ đạo tháng 6 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Đình Bin đã đánh giá hoạt động của Trung tâm này những góp phần gìn giữ, phát triển và quảng bá võ thuật và văn hóa Việt Nam tại Pháp và châu Âu, mà còn thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực này.
    Võ sư Vàng Ngọc Hà là một trong rất nhiều võ sư Việt kiều đã và đang có những đóng góp rất lớn cho việc phát triển các môn võ Việt Nam, dưới thương hiệu ?oVovinam?, qua đó quảng bá nét văn hóa truyền thống và thể hiện tinh thần thượng võ dân tộc của người Việt.
    Sức hấp dẫn của các môn võ Việt, không chỉ dừng lại ở các kỹ thuật của các động tác, mà còn là sự thấm đẫm tinh thần nhân văn ẩn chứa trong từng động tác võ thuật. Điều này đã thu hút cả những người nước ngoài tham gia thành lập liên đoàn Vovinam ở nhiều nước. Đến nay Vovinam đã có mặt tại hơn 20 quốc gia thuộc châu Âu, châu Phi, châu Úc, châu Mỹ, với hơn 20.000 người theo tập.
    Vừa qua, tại quảng trường trung tâm thành phố Melbourne (Australia), các môn sinh Vovinam và các em nữ sinh trung học là thế hệ người Việt thứ hai sinh ra và lớn lên tại Australia đã được mời tham gia biểu diễn nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Đài phát thanh truyền hình quốc gia này.
    Khán giả Australia đã đứng vây chặt xung quanh sân khấu và vỗ tay không dứt đối với màn biểu diễn của các võ sinh Vovinam trong võ phục màu xanh dương truyền thống với những đòn thế dũng mạnh kết hợp cùng màn biểu diễn múa nón và những tà áo dài thướt tha, những nụ cười duyên dáng của các thiếu nữ Việt Nam.
    Võ sư Phạm Quang Long, hiện đang là giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn Vovinam ?" Việt võ đạo Nga, đồng thời là một đạo diễn điện ảnh, cho rằng nền văn hoá và võ đạo Việt Nam cần phải được phát huy hơn nữa để "tạo nên sức hút lớn đối với thế giới ?.
    Được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập tại Hà Nội năm 1938, môn Vovinam là sự kết hợp tuyệt vời các môn võ và vật dân tộc với những tinh hoa của những môn võ khác trên thế giới.
    Hiện Việt Nam đang vận động Hội đồng thể thao châu Á đưa môn Vovinam vào thi đấu tại Đại hội thể thao trong nhà châu Á lần thứ 3 vào năm 2009. Nếu được, đây sẽ là cơ hội để đoàn chủ nhà Việt Nam đưa môn võ truyền thống Vovinam vươn lên tầm thế giới.
    Mỗi người mang dòng máu Việt, dù yêu thích võ thuật hay không, chắc hẳn đều cảm thấy tự hào khi đọc câu slogan trên trang web của Liên đoàn Vovinam - Việt võ đạo Mỹ: ?oVovinam không chỉ là võ thuật, mà còn là một lối đi của cuộc sống?./.
    Nguồn :
    http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/212300/Default.aspx
  6. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Âm Dương ,Ngũ hành do tạo hoá ban cho trên trái đất , ở đâu củng có cà , tại sao chi có tau mới có ,
    mặt trời =dương , mặt trăng = âm .đây là từ ngữ con người cho nó để phân biệt .
    Âm ,Dương tàu dùng ở dưỡng sinh ,bói toán, bóc quẻ và đông y , chưa thấy cuốn sách nào của tàu phân tách thuyết âm dương ờ võ thuật , ngay cà tất cã diển đàn võ thuật , bàn tới thì toàn là Kim Dung .vá luyện công . dùng năng lượng âm dương của trời đất v.v.v. nó nằm ở dạng dưỡng sinh không ở võ thuật . Võ Việt thì khác đòn thuận ,nghịch =âm dương ,(khi ép đối thủ ở mặt dương (trước mặt hẹp lại )bất cứ đòn nào từ âm sang dương của đối thủ điều mạnh cả ) tân pháp = âm dương ,bàn tay úp ngửa = âm dương và làm sao dùng luật âm dương từ ngón chân tới quả đấm , nó rất nhiều chi riết không thể bàn ở đây ,sorry .
    Ngũ hành là sự tương sinh , tương khác lẩn nhau , ở phi châu cháy rừng dân bản địa củng biết lấy nước dập lửa , đây là sự tự nhiên , không cần qua tàu học mới biết , có môt loại âm dương mà tàu đang vi phạm bản quyền thậm tệ đó là hệ thống số 01011100
  7. tacadt

    tacadt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Mời mọi người xem phim tư liệu về Võ Bình Định thuộc Chương trình Bảo tồn Văn hóa Phi Vật Thể do Sở Văn Hóa - Thông Tin tỉnh Bình Định tiến hành.
    Đoạn 1: http://www.youtube.com/watch?v=P-hZeLw829c
    Đoạn 2: http://www.youtube.com/watch?v=N9b6-zqf0Rk
    Đoạn 3: http://www.youtube.com/watch?v=QKOJw0w-f_c
    Việc quảng bá võ Việt bằng những đoạn phim này có lẽ rất cần thiết.
  8. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Không phải là có lẻ mà thật sự rất cần thiết. Thế hệ Việt Nam càng về sau thì càng không biết đến võ Việt là gì. Chỉ biết đến võ thuật qua những film kiếm hiệp, võ thuật sặc mùi Tàu thật đáng buồn.
    Rất cảm ơn bạn tacadt đã cho những link hay về võ Việt.
  9. tacadt

    tacadt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện mọi người có thể đọc thêm về giai thoại võ thuật qua link:
    http://www.binhdinhffc.com/diendan/viewtopic.php?f=23&t=463
    Repost lại một chút đọc cho "phê"
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Giai thoại võ Bình Định
    Lão Khanh năm 1971 , đang bị gãy 2 cánh tay...còn đang băng bột , đã nhảy lên lôi đại tụi Đại-Hàn và trưỚc khi đánh , ông dơ 2 cánh tay bị gãy còn đang bó bột lên mà nói cùng ban khám giảo rằng :
    - 2 tay tôi đang gãy , nhưng chút nữa đây , tôi sẽ đánh thằng Mỹ Đen có bát đẳng Thái Thực Đạo sẽ gãy 2 tay...y như tôi vậy !
    Dĩ nhiên là không ai tin ? Nhưng dân Bình-Định thì bán tin bán nghi vì ai cũng biết Lão Khanh chính là đồ đệ duy nhất của ngài Hương Bộ , tuy là đang gãy 2 tay nhưng...chắc chi đã thua..
    ...
    Khi trọng tài dộng quả chuông cho 2 đối thủ so găng...
    Lão Khanh hét to lên một tiếng khủng khiếp và xuống bộ 2 tay gãy x và rồi lên bộ 2 tay x ( gạt) chân giả - Đá quét ngựa lui xoay lưng đá ( giả) nhảy tới dùng cùi chỏ tay hốt ngựa và đánh móc cùi tay , dập chỏ chim ném thằng Mỹ bát đẳng bay ra khỏi loi đài té dập xuống đồng đội ở hàng ghế khán giả có cấp tá Mỹ , ViệT và quân đội Đại-Hàn...tham dự , đã làm tên Mỹ Đen gãy đúng 2 tay y như lời Lão Khanh nói...
    Cả đồng đội Mỹ ôm bạn mình mà...khóc. Không còn ai dám thuợng đài. Lão Khanh bèn giơ cao 2 cánh tay băng bột mà hét lớn :
    - Bữa nay ta chỉ quýnh giỡn thôi , từ nay về sau còn ai khiêu chiến Võ Bình-Định thì ta sẽ quýnh chết không tha !
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Lão Khanh lúc bây giờ ( 1990) cũng đã ngoài 60...đêm khuya đi ăn giỗ về say chuệnh choạng , đi siểng tảng bờ đê , gặp phải thằng nhỏ đánh trâu về chuồng...
    cản lối đi , vì Trâu đi thành đàng trước sau và thường hay nhai cỏ...bên rào nếu thích , cà nhẩn nhơ nên Lão Khanh liền quát lớn :
    - ***** Mẹ thằng nhóc , mầy mau quánh nó sang bên cho tao đi , không tao đá chết nó bi giờ !
    Thằng nhóc vô cớ bị chửi , lại ỷ mình cũng là con cháu Thầy Du ( đệ tử 2 Tửu ), tên tuổi lừng lẫy đất Phú Yên chứ giỡn sao , nó liền ngồi ngay ngắn lại trên lưng trâu mà thách đố :
    - Ông có giỏi thì đá chết nó đi !
    Lão Khanh bị chạm tự ái , rụ say vẫn còn...liền cong chân đá vào bụng con trâu nghe kêu cái " bịch " , con Trâu to lớn gần 200 kí quỵ gối đùng ra tắt thở sùi bọt nhãi...
    Nhìn con Trâu chết , Lão Khanh nói :
    - Mầy dám thách đố dân Bình-Định à , con Trâu này chết là do mầy nói đó biết chưa?
    Thằng nhỏ hết hồn... bỏ trâu mà chạy về nhà kêu Tổ Ngoại la ơi ới :
    - Ngoại ơi , có thằng cha Võ Bình-Định say rụ đá chết trâu nhà mình...
    ...
    Thầy Du dáng người nhỏ con , ốm tong teo...cười nói :
    - Thắng nào mà đá chết trâu , nếu vậy là cao thủ rồi , mầy có muốn coi thì theo coi tao sẽ quánh cho nó gãy chân...để nó phải bò về Bình-Định , sẽ biết tao là ai !
    Trận đấu của Thầy Du và Lão Khanh cũng xảy ra trong chớp nhoáng , Thầy Du ra đến bờ ruộng thấy Lão Khanh đang chửi rủa lầm bầm cùng với mấy tên bạn già cặp kè...
    Thầy Du đã nhận ra đây là Lão Khanh , tên tuổi lừng lẫy và là chưởng môn phái Hương Kiểm Mỹ ở An Thái , ( Lão Khanh là thầy của võ sư Đinh Văn Tuấn ), biết đây là đối thủ lợi hại , nếu không lợi dụng hắn đang say , dễ dâu gì đánh bại được hắn , lâu nay Sư Phụ mình Hai Tửu cũng chỉ được xếp ngang hàng cùng Thầy với hắn mà thôi....
    Nếu không vì thương tiếc con Trâu , và vì mặt mũi....thì Thầy Du chắc chắn là không muốn đấu gian kiểu này , vừa nghĩ là chân Thầy Du lướt nhanh theo thế công ngựa tam giác chiến Kim Tự Tháp...lướt nhanh trên cỏ áp đảo Lão Khanh từ xa....
    Lão Khanh tuy là say , nhưng cũng nhận ra người lạ mặt đang đánh thi triển tuyệt chiêu ,. Lão liền dùng Ngưu Thanh Mã Bộ mà thối lùi rồi nhanh như cắt tiến lên , cả hai dùng tấn tí ngọ mà thi triển 1 chiêu duy nhất bằng tất cả nội lực , đó là 2 quả đấm thôi sơn đụng nhau qua chiêu Pháo Quyền , đâY là 1 môn võ thất truyền trong giang hồ lâu năm , lần đầu tiên cả 2 võ sư đất An Thái thi triển giữa ruộng , 2 quyền đụng nhau 1 tiếng nổ bùng to dội 2 triền núi xa xa vang lại làm chấn động tâm thần Lão Khanh trong 3 giây...thất thần , chỉ trong 3 giây ngẩn ngơ là tiêu rồi , tiếng Thầy Dui thét lớn :
    " Giết "
    Thầy Du đã trụt bộ Đồng Tử Bái Quan âm dùng tay kia chặt vào đùi Lão Khanh và đánh bay ra xa té sỏng soài chỏng gọng chỏng mông....
    Sau tiếng thét của Thầy Du : " Giét "...
    Lão Khanh sờ soạng thấy đùi mình dường như đã bị gãy , lão hoàn toàn tỉnh rụ lúc này , biết không còn đứng dậy được nữa. Lão Khanh liền quây tròn người vắt mình dậy theo thế toạ thiền vắt cái chân gãy lên gối phải và xoè tay ra , tay kia ngửa lên trời.... mời Thầy Du xuất chiêu thứ 3 ...
    Thầy Du tím mặt lúc này , nói với thằng nhỏ :
    - Mầy kêu hàng xóm ra mổ trâu và chia nhau cho cả làng ăn đi.
    Thầy Du không nói nữa , tay vẫn còn nắm cú và để sau lưng , quày lưng bỏ đi và nói trỏng cùng Lão Khanh :
    - 3 tháng sau Lão Phu sẽ đi An Thái thăm Ngài !!!
    Lão Khanh mớI là cao thủ kỳ quặc trong làng Võ ở Bình-Định , gãy 2 tay còn lên đài , gãy chân mà còn đi khiêu chiến...
    Thật ra thì Lão Khanh không có bị gãy chân , cái chiêu của Thầy Du chỉ đánh bay Lão Khanh chỏng gọng chỏng mông , cú chặt cương đao chỉ làm sút bắp chân Lão Khanh thôi , nên Lão đứng lên không được nữa cọng với say rụ nên Lão Khanh buộc phải toạ thiền đánh chiêu lưỡng bại câu thuơng ( cả 2 cùng chết ). Thầy Du chưa muốn chết , nên rút lui lặng lẽ , vì 1 cánh tay đã bị Lão Khanh phế mẹ nó rồi...
    Pháo Quyền của Lão Khanh đã đấm gãy 3 ngón tay của Thầy Du lún sâu nát bét vào nửa bàn tay , tàn tật suốt cuộc đời , trở thành đại hiệp 1 tay và 2 ngón...
    ...
    Thầy Du chỉ nói đúng 1 nửa...
    Là Lão Khanh phải bò về An Thái trong ngày hôm đó , nhưng Thầy Du không ngờ nội kình của Lão Khanh đánh què tay mình luôn ( nên nhớ bàn tay của Thầy Du ngâm thuốc từ nhỏ không biết đau ) nên đánh ở trên không lại Lão Khanh , Thầy Du liền trụt bộ đánh bay Lão Khanh để mong giữ hoà....
    ---------------------------------------------------------------------------------------
  10. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Ờ, công nhận đọc phê thật, nhưng giữa chừng giật mình nhớ ra, mịa, không biết bao nhiêu phần thực bao phần hư đây.
    Toát mồ hôi nhớ lại bao nhiêu chương lịch sử nước nhà đã học, nhất là thời cận đại.
    Tóm lại, giữ gìn, bảo tồn, phát triển võ thuật nước nhà là điều đáng quý, rất nên làm. Nhưng phải nên gạn đục khơi trong, và bỏ đi những gì không trung thực hay phối kiểm lại các mù mờ trong giai thoại. Võ ta khác võ tàu. Vậy ta cũng phải khác nó. Tụi võ tàu dối như cuội :-)

Chia sẻ trang này