1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy để bạn bè khắp 5 Châu biết đến nền VÕ THUẬT VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 23/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã theo dõi tranh luận của một số bạn trên diễn đàn xung quanh môn Vovinam Việt võ đạo. Tôi tập võ thuật cũng đã lâu và mong muốn của tôi luôn là học tất cả những gì hay có thể vận dụng tốt kỹ thuật vào thực tế chiến đấu, không kể môn phái. Hiện nay tôi đang làm huấn luyện viên karate cho một nhóm học trò Tây. Tôi cũng đã luyện tập Taekwondo và đang theo một lớp Aikido. Tôi thấy rằng người Nhật và người Hàn đã rất thành công trong việc truyền bá văn hóa của họ ra thế giới qua việc phổ biến và phát triển võ thuật của họ.
    Tôi là người Việt mà khi còn ở trong nước tôi không được biết đến môn Vovinam, khi ra nước ngoài xem trên truyền hình và được bạn bè Tây cho xem những băng video về Vovinam tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi thấy rằng môn Vovinam có đặc thù riêng, có nhiều những kỹ thuật rất đặc biệt, rất nghệ thuật và mang tính chiến đấu cao không giống bất cứ môn võ thuật nào. Giữa các môn phái đôi khi cũng có một vài kỹ thuật giống nhau, ví dụ giữa Hapkido và Aikido hoặc Karate và Taekwondo, chuyện đó cũng không có gì lạ cả. Tôi cũng rất mong muốn có dịp, có điều kiện nào đó theo học Vovinam, và niềm mong muốn của tôi là môn Vovinam được phát triển qui mô trên toàn thế giới, không kém gì các môn võ Nhật, võ Hàn. Theo tôi Vovinam chưa có được kết quả như vậy cũng là do những người có trách nhiệm chưa có tầm nhìn xa, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức để tạo điều kiện cho nó phát triển. Điều này nghĩ đôi khi thấy rất xót xa.
    Tôi nghĩ việc phát triển môn Vovinam chúng ta có thể thống nhất với nhau rằng, điều đó chỉ có lợi và mang lại niềm tự hào cho người Việt chúng ta. Tôi cũng rất mừng là những năm gần đây Vovinam đã được quan tâm hơn trước và bắt đầu phát triển trên diện rộng, năm 2005 đã tổ chức giải Vovinam Việt Võ Đạo thế giới lần 2 tại TP HCM.
    Đối với tôi thì việc làm của siquandubi và một số bạn Vovinam trên diễn đàn này rất đáng được khích lệ, quan trọng là cái tâm con người hướng đến cái lợi chung cho đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
    Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy một số bạn khích bác, rèm pha, bôi bác nói xấu Vovinam. Người có tâm địa xấu thì dùng những từ hoa mỹ đến đâu cũng không che đậy được. Quan niệm của tôi, mỗi người đều có sở thích của riêng mình, bạn hoặc tôi có thể thích môn này hoặc môn khác, tuy nhiên mỗi môn có một đặc thù và mang tính nghệ thuật riêng. Tuyệt đối không nên chê bai và nói xấu môn võ khác. Nếu nói về ưu thế và nhược điểm thì môn nào cũng có thể đem ra mà phân tích được.
    Tôi rất đồng ý với tiêu đề của anh thieulam_vietnam "HÃY ĐỂ CẢ THẾ GIỚI BIẾT ĐẾN NỀN VÕ THUẬT VIỆT NAM "
  2. syquandubi

    syquandubi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin : http://www.vovinamus.com/phpBB2/viewtopic.php?t=955---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bản Tin từ Báo Hà Nội Mới Có thể đưa Vovinam vào chương trình thi đấu của ASIAN Indoor Games năm 2009 Ngày 18-11, trở về sau chuyến công tác tại Thái Lan, dự Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á lần thứ nhất (ASIAN Indoor Games năm 2005), Phó Chủ tịch kiêm TTK UB Olympic quốc gia, giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hoàng Vĩnh Giang cho biết: Đoàn cán bộ của ta đã tiếp xúc với lãnh đạo UB Olympic châu Á, Trưởng ban Kỹ thuật châu Á bàn về những nội dung Việt Nam có thể đưa vào ASIAN Indoor Games năm 2009 - khi ta là chủ nhà. Kết quả cuộc làm việc này, hai bên tạm thống nhất: ASIAN Indoor Games năm 2009 sẽ có khoảng từ 12 đến 14 môn đấu. Trong đó, chủ nhà Việt Nam chỉ cần giữ từ 5 - 6 môn được tổ chức ở kỳ thứ nhất. Các môn còn lại, Việt Nam được chủ động đề xuất và đưa vào chương trình thi đấu, miễn là bảo đảm số nước tham dự theo luật định. Dự kiến, TP Hồ Chí Minh sẽ đăng cai 5 - 6 môn, Hà Nội đăng cai từ 6 - 8 môn. Như vậy, cùng với những môn thế mạnh của ta như Pencak Silat, Tán thủ nữ, đá cầu, lặn, cờ tướng?, nếu UB TDTT chỉ đạo điều chỉnh luật thi đấu môn Vovinam (Việt võ đạo), rất có thể môn này cũng sẽ được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội năm 2009. Đây là cơ hội đáng kể để quảng bá võ Việt Nam.
  3. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao võ thuật tháng 1-2 năm 2006[​IMG]
  4. thapcobehong

    thapcobehong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ủng hộ vovinam đê anh em ơi!
    ai rảnh qua chỗ thanh xuân bọn em nhé, vui vui lắm
  5. thapcobehong

    thapcobehong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    thầy quân là người dạy ở clb thanh xuân và số điện thoại của thầy hiện nay là 0988678898
    ai có nhu cầu tìm hiểu và học vovinam xin liên hệ với thầy quân để biết chi tiết
    Được thapcobehong sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 09/08/2007
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ thapcobehong !
    Khừa.. khừa.. Lão M đã cảnh báo / nhắc nhở trước với chú em: Là đừng chơi trò quậy ôi ở box theo "lộ trình" của chú em roài mah ?!?... ặc !(?)!...
    Đây là lần nhắc nhở cuối cùng của lão M đối với các "Nick nhân bản vô tính" của chú em đó nghen !...
    Chúc chú em một ngày vui !...
  7. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Không rõ thế giới đã biết về Võ Việt Nam đến đâu nhưng trong tạp chí Sketch -tạp chí giới thiệu về Du lịch Việt Nam của Nhật bản trong số mới nhất ( 8/2007 ) có đăng bài giới thiệu quảng bá về Võ Việt Nam cho người Nhật và giới thiệu một số Võ sư tiêu biểu ở phía Nam.Xin trân trọng giới thiệu cùng anh em trong Box tham khảo (hình thôi ) để ta cùng tự hào về nền Võ thuật nước nhà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một số thông tin ngoài luồng chưa chắc chắn:
    Hiện nay qua một số người bạn Nhật làm Du lịch tại VN cũng như đang ở Nhật tôi được biết có kha khá nhiều người Nhật muốn sang VN Du lịch kết hợp với tìm hiểu Võ thuật VN ( Cả Võ cổ truyền cũng như Võ du nhập từ bên ngoài ).Một vài Cty Du lịch Nhật đang cân nhắc một số tua cho du khách tham quan và nếu có thể sẽ sinh hoạt tại Võ đường nào đó trong khoảng thời gian ngắn (vài tuần hoặc 1-2 tháng ).
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ anhquanjp !
    Hình trong tạp chí bạn đăng lên hầu hết là các Võ sư ở miền Trung (Bình định, Phú Yên, Quãng Ngãi,...)
    Xem hình tạp chí Nhật bạn vừa đăng lên... Cá nhân lão M thấy thú vị ở vài điểm... Chẳng hạn như: Người Nhật chụp bức ảnh động tác sử roi nghịch của dòng "roi độc" chuyên sử bằng đoản côn "danh bất hư truyền" nhà ***** Ngạnh (VS.Hồ Sừng là cháu nội của ***** Ngạnh)
    Khừa.. khừa.. Chứng tỏ người Nhật họ tìm hiểu rất sâu và nghiêm túc về Võ Việt hiện nay..v..v... ặc !(?)!...
    Chúc bạn một ngày vui !...
  9. LeHung79

    LeHung79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Võ thuật Trung quốc được biết đến không chỉ có Thiếu Lâm, mà còn có các môn phái khác như Võ Đang, Không động v.v...
    Vậy hãy để cho cả thế giới biết Võ thuật việt Nam cũng rất Phong phú với các môn phái khác nhau.
    Võ đạo của võ cổ truyền Bình Định
    Võ đạo là cái đạo của người học võ, cái đạo của con người sống trong trời, đất, được thể hiện một cách sinh động qua bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội và cốt cách con nhà võ, cùng với quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu tâm, dưỡng tính gắn với các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng ngay từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời.
    Hơn thế nữa, võ đạo trong võ cổ truyền Bình Định được hun đúc qua bao đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được thể hiện khá rõ nét, cụ thể:
    1. Truyền thống thượng võ, chống ngoại xâm
    Mỗi con người chúng ta đều gắn liền với quê hương, xứ sở, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, xứ sở mình, và đều mang trong mình dòng máu của cha ông, của dân tộc.
    Mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, thì mọi người già trẻ trai gái đều hăng hái tập luyện võ nghệ, sử dụng các loại binh khí, các miếng võ bí truyền và ai có súng dùng súng, ai không có súng thì gươm, giáo, mác, gậy, gộc, đồng lòng chung sức nhất tề đánh đuổi quân thù và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh đến hơi thở cuối cùng, nhưng khi quân thù bại trận thì dân ta rất mực khoan hồng, độ lượng, hành sự đúng mực trượng phu.
    Truyền thống đó được hun đúc qua 4000 năm lịch sử đấu tranh oanh liệt, chống ngoại xâm, chống bất công, áp bức, cường quyền, cùng nhau chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết xây dựng cuộc sống và bảo tồn giống nòi Lạc Việt.
    Từ đó, cho dù ở phương trời nào, chúng ta cũng nhớ về cội nguồn, tổ tiên, luôn tự hào về các bậc tiền nhân đã dày công dựng nước, giữ nước, đánh đuổi quân thù, thu phục giang sơn về một mối, trong đó có các võ quan, võ tướng, các võ sư, võ sĩ đã không tiếc máu xương vun đắp nên truyền thống võ hào hùng của dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn.
    2. Truyền thống uống nước nhớ nguồn
    Dân tộc ta có truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhắc lại chuyện xưa: khi Nguyển Ánh lên ngôi, đã hủy diệt toàn bộ thành quả của nhà Tây Sơn, trong đó có sự nghiệp võ học lẫy lừng của nhà Tây Sơn, nhưng người dân Bình Định, nhất là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhân sĩ, trí thức, các võ sư, võ sĩ, đã một lòng một dạ trung thành với những di sản và tinh hoa võ học chân truyền của nhà Tây Sơn, vẫn tôn thờ vị hoàng đế Quang Trung. Nhiều người khi được dụ hàng để được hưởng ân sủng, chức tước, bổng lộc của nhà Nguyễn, đều từ chối và quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời sau.
    Nhiều nhà thi đỗ tiến sĩ, cử nhân võ nhưng không ra làm quan mà vẫn trung thành với "chủ cũ" đã tìm mọi cách để tập hợp tư liệu, biên soạn lại sách, giáo trình, các bài thiệu, các bài thuốc võ, bí mật truyền bá, lưu truyền cho các thế hệ mai sau, khỏi mất gốc, nhờ vậy, mà võ cổ truyền Bình Định không bị mai một, bế tắc mà còn ăn sâu bén rễ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của nhân dân Bình Định.
    Người Bình Định, từ người có võ công cao cường, đến người hiểu biết võ nghệ chút ít đều luôn một lòng tôn kính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng võ cổ truyền Bình Định, ra sức truyền bá và bảo tồn võ đạo, võ lý, võ y, võ thuật, võ nhạc và những tinh hoa độc đáo của tổ tiên, tiếp tục truyền lại cho các thế hệ mai sau.
    3. Truyền thống võ sĩ đạo và trọng nhân nghĩa
    Đây là truyền thống cực kỳ quý báu đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam, trong đó có người dân "đất võ". Trong lĩnh vực võ học, người học võ trước tiên phải là người có bản lĩnh, luôn lấy tâm đạo để chế ngự tà đạo, phải có cốt cách diện mạo của con nhà võ. "Tâm đạo" là nói đến tu luyện tư duy đạo đức làm người, sống phải cao thượng, trung với nước, hiếu với dân. Trung thực với môn phái, truyền dạy những điều hay, việc nghĩa. Một võ sĩ chân chính là một công dân tốt. Còn "Tà đạo" là sự đam mê tửu sắc, dâm ô trụy lạc, rượu chè say sưa, gây lộn đánh người, phá rối xã hội, bất chấp kỷ cương phép nước. Đây là những điều cấm kỵ đối với môn sinh học võ cổ truyền Bình Định. Ngoài ra, người võ sĩ đạo còn phải được truyền thụ thuần thục về tâm pháp và thực hiện nghiêm túc những điều cần làm và cấm làm:
    - Phải giữ gìn bản thân luôn trong sáng, thuần khiết.
    - Phải chuyên cần tập luyện võ công suốt đời và trung thành với môn phái.
    - Phải phát huy và truyền dạy võ công của môn phái theo "chính đạo".
    - Không phản thầy, hại bạn, hà hiếp người khác.
    - Không khoe mình, chê người.
    - Không có tư tưởng thắng thì làm "vua", thua thì làm "giặc".
    Khi thâu nhận võ sinh, người thầy bao giờ cũng chú trọng tướng diện, cử chỉ, lời nói, cung cách xử sự, nhân thân, lai lịch của người học trò để truyền dạy hay từ chối không truyền dạy, hoặc chỉ truyền dạy một ít thảo thức thông thường (ngay cả người thân trong dòng họ cũng vậy). Sau khi được thử thách để tuyển chọn, môn sinh phải lễ cúng tổ và được thử thách về sức chịu đựng, sự kiên trì, gan dạ, về đạo đức, tư cách, về sự trung thành với môn phái, tuân thủ môn quy, đặc biệt là sự tôn sư trọng đạo. Lễ cúng tổ được tổ chức trang nghiêm và theo nghi thức võ cổ truyền Bình Định, người thầy đứng lên đọc văn tế ông Tổ nghề võ. Sau khi cúng Tổ, đệ tử làm lễ khởi động tay chân...
    Người xưa thường nói: "Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan" - người muốn học võ, nghe thầy giỏi tìm đến không khó; thầy muốn truyền dạy võ thuật cho đệ tử không phải dễ, bởi lẽ thầy phải "chọn mặt gửi vàng", phải chọn người có đạo đức trong sáng, hành động đúng mực trượng phu.
    Mỗi bài tập đều có phần "lễ Tổ" và "bái Tổ". Bái Tổ chính là thể hiện sự tôn kính tổ tiên, môn phái, kính thầy, yêu quý đồng môn. Những người giỏi võ cuộc sống thường rất bình dị, tài võ nghệ chỉ tiềm ẩn bên trong con người giàu lòng vị tha, khiêm tốn, ít khi lộ diện ra bên ngoài. Ngoài ra, họ còn có các đức tính như: Tín-Nghĩa-Hiệp-Dũng, đây chính là tinh thần và mục đích của người võ sĩ đạo chân chính. Chữ "Tín" ở đây muốn nói lên từ cái tâm của con nhà võ, lời nói phải đi đôi với hành động, không đem võ ra "bán" theo dạng võ Sơn Đông. Không hại người, không ỷ mạnh hiếp yếu, luôn bảo tồn võ đạo, uy tín môn đồ, mọi việc đều xử sự một cách trong sáng, chính nghĩa, không làm điều phi nghĩa, thất nhân, thất đức - đó là "nghĩa". Còn "hiệp", "dũng" là những đức tính không thể thiếu được của con nhà võ, luôn sẵn sàng diệt gian, trừ ác, thấy sự bất bình không khoanh tay đứng nhìn.
    Hay nói cách khác, ở Bình Định, học võ là để giữ thân, giữ nhà, cứu người, giúp đời khi cần thiết, người có võ công càng cao thì đức tính lại càng khiêm nhường, thường sống ẩn dật, không phô trương, kiêu ngạo, không đánh người "dưới ngựa" hoặc truy thù đến cùng, nhưng một khi đã ra đòn thì phải hạ thủ.
    Nói tóm lại, võ đạo chính là đạo đức trong sáng, đức tính cao cả, tâm hồn hỷ xả của con người có võ, người có võ mà thiếu đạo đức thì sẽ trở thành một tai họa không thể lường hết được và sự nguy hại không những cho bản thân, gia đình mà cho cả xã hội nữa.
    Chính vì vậy mà võ cổ truyền Bình Định luôn đặt vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục, truyền thụ võ đạo lên hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp chấn hưng nền võ học chân truyền, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
    {ST}
  10. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Đây ;à võ đường Phi Long Vịnh ,tuy phước binh định . chú Trương văn Vịnh cùng cha và học trò, Thầy ba Hoà là ông nôi của chú Vịnh rất nối tiếng ở làng võ Bình Đinh . SLC tim về nguôn nên tham khảo dòng võ nầy ......

Chia sẻ trang này