1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy để bạn bè khắp 5 Châu biết đến nền VÕ THUẬT VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 23/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Cái này thực ra không biết là nên mừng hay nên lo, trong STVT xưa cũng có nói về 1 hội diễn võ thuật ở miền Bắc thời chiến tranh phá hoại, có 1 đoàn Nhật Bản về quay phim chụp hình rất kỹ, nhưng về sau họ dùng làm gì thì đến bây giờ cũng chẳng có thông tin gì (Nếu nhớ không nhầm do cụ Trần Tiến thuật lại).
    Nhưng có thể thấy là nếu dân trong nghề chỉ qua 1 bức ảnh có thể hiểu được khối thứ, vậy rõ là mấy bác Phù Tang đã..xin khéo được các cụ ta khối bí quyết võ học.
    Cũng là chỉ chuyện bình thường nếu như tôi không chợt nhớ ra rằng chưa có bất kỳ một bài báo, quyển sách nào do người VN viết ra mà trình bày được cụ thể về cách dùng lực, các đường quyền thế nào là chuẩn, chiến pháp...đặc thù của võ Việt.
    Thế nên cũng chả trách giới trẻ cứ nhìn võ Tây, võ Tàu mà bị hớp hồn với những thân hình gân guốc cuồn cuộn, những cú đá, đường đấm liên hoàn rắc rối rất hoa mỹ. Biết đâu trong đó lại có vài phần kiến thức của ..võ VN
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Nhi?n lên tên chu? đê? tự khắc bạn có câu tra? lơ?i.
  3. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    @ bác M,
    Từ mấy hình người Nhật chụp được bác và mọi người tiếp tục phát triển thành các bài viết về sau rất thú vị.Nghe danh Roi Thuận Truyền đã lâu nhưng thông tin chủ yếu trên mạng và vài bài báo ,rất tiếc chưa được xem bao giờ.
    Xin nói thêm là trong chuyến tìm hiểu Võ thuật cổ truyền VN vừa rồi họ cũng quay phim ,không rõ có đưa lên truyền hình Nhật hay không.Theo thông tin tôi biết một vài Cty Du lịch Nhật và VN cũng đang có kế hoạch đưa người Nhật đến tham quan và nếu được phép sẽ tập luyện tại các Võ đường (phải là danh tiếng ),nhưng vấn đề ở đây là rất khan hàng hướng dẫn viên,phiên dịch tiếng Nhật,trình độ ngoại ngữ của kha khá nhiều Võ sư VN theo chủ quan của tôi chắc rất tệ ,nhiều ông nói tiếng Anh quanh đi quẩn lại chỉ có hand ,kungfu với foot nên không rõ sẽ dạy dỗ nhau kiểu gì đây.Tôi đã nhận được vài đề nghị hợp tác dẫn đoàn Nhật đi trong tương lai gần nhưng công việc chính rất bận không thể đi kiếm ăn phụ dài ngày tận Bình Định hay HCM,còn các em Guide tôi đang nhờ kể cả thù lao rất cao nhưng các em không khoái đến mấy lò võ toàn ông mặt mũi gân guốc.
    Thôi không buôn nữa kẻo mang tiếng spam.Về chiều dài côn trong wiki ( bài viết chủ yếu tham khảo các bài về Võ Bình Định,Võ Ta vân vân ) là :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4n
    "Trường côn: cây gậy rất dài, có thể cao bằng đầu, cao hơn đầu một nửa cánh tay, hoặc thậm chí dài tới 2,5 mét được các chi phái Vịnh Xuân quyền sử dụng trong bài Lục điểm bán côn.
    Tề mi côn: côn ngắn tới ngang chân mày người tập, thịnh hành trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Các hệ phái võ thuật ở Bình Định còn gọi Tề mi côn là Roi chiến.
    Trung côn: cao tới ngang nách người tập.
    Đoản côn: gậy ngắn, thường dài bằng một cánh tay người tập. Có thể sử dụng cả hai đoản côn gọi là song côn. Một biến thể của nó được ứng dụng thời hiện đại rất phổ biến dưới tên gọi dùi cui.
    Tiểu đoản côn: loại côn được các hệ phái Karatedo ưa chuộng, chỉ dài cỡ 10-15cm có thể để gọn trong lòng bàn tay, thường dùng ngón út để đẩy đầu côn lên và ngón cái để đẩy đầu côn xuống khi đâm, chọc hỗ trợ đòn đánh gia tăng lực sát thương hàng chục lần. "

    Không rõ cách xác định kích thước "đòn gánh" theo người ra sao?Tôi đã đọc trong 1 trang web (rất tiếc chưa tìm lại được) là ***** Ngạnh (Hồ Nhu ) chủ yếu sử tề mi côn nhưng theo hình bác cuonglhvt đưa lên thì không giống lắm,đúng như bác cuonglhvt nhận xét,nó giống Trung Côn.
    Về đặc điểm roi của ***** Ngạnh,như trên mạng vẫn viết :
    "Đặc điểm roi Hồ Ngạnh (hay đặc điểm roi Thuận Truyền) là lấy nghịch chế thuận, vận dụng triệt để phép âm dương để trả đòn, để đánh hạ đối thủ. Đường roi Lạc Côn Hồ Nhu học từ Hồ Khiêm là đường roi tuyệt kỹ với nguyên tắc cộng lực, dựa sức đối phương để đánh lại đối phương. Còn ngón roi đánh nghịch độc đáo do vị tạo sĩ võ truyền cho, Hồ Nhu chỉ dùng đến khi đối phương là cao thủ mà để lộ sát khí, tức là có ý hãm ông vào chỗ chết. Tương truyền ngọn roi khai tử của ông chấm vào sa mỡ của kẻ nào, là kẻ đó cầm chắc cái chết trong vòng ba, bảy ngày."
    Nguồn :http://www.baobinhdinh.com.vn/vungdatvo/2006/11/34814/
    Theo phỏng đoán đuổi hình bắt chữ cộng với bức ảnh thì có thể đòn chí cương là đòn mang tính quyết định,nhưng các thủ pháp xoa côn,vê côn từ cổ tay và các ngón chắc phải rất nhu nhuyễn mới thực hiện được như trong bài viết giới thiệu trên.
    Ngoài ra tôi mới tìm thấy bức ảnh sau ,chắc có thể bác cũng biết nhưng tôi vẫn cứ thích đưa lên để tiện hỏi
    [​IMG]
    Từ hình bác cuonglhvt và bức hình trên ,tôi phỏng đoán ( lại đuổi hình bắt chữ ) là các bài Roi nghịch của ***** Ngạnh khi thực hiện chắc bộ pháp phải di đảo chuyển trọng tâm liên tục,nhưng chắc khá kín và đối phương khó quan sát kịp tốc độ.
    Không biết đúng hay sai ?
    Chúc bác một ngày vui.
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Anhquanjp !
    Bài viết của bạn, đặt ra được các " tứ câu " nghi vấn khá sâu:
    Bạn viết: " ...đọc trong 1 trang web (rất tiếc chưa tìm lại được) là ***** Ngạnh (Hồ Nhu ) chủ yếu sử tề mi côn nhưng theo hình bác cuonglhvt đưa lên thì không giống lắm,đúng như bác cuonglhvt nhận xét,nó giống Trung Côn."
    Như mọi cao thủ Võ Việt khác - ***** Ngạnh sử được mọi qui cách côn / roi Việt Nam là chuyện bình thường và tự nhiên. Nhưng sở trường của cụ vẫn là đoản côn dài cỡ chiếc đòn gánh của người Việt Nam. (Coi chừng bạn bị ngộ nhận từ đoản côn ở chỗ này mất roài ---> Nó "đồng âm" nhưng "dị nghĩa" / khác hẳn với cách hiểu / ám chỉ đoản côn kiểu như gậy Arnis (Philippin) bạn ah....)
    Bạn lại viết: "... Theo phỏng đoán đuổi hình bắt chữ cộng với bức ảnh thì có thể đòn chí cương là đòn mang tính quyết định,nhưng các thủ pháp xoa côn,vê côn từ cổ tay và các ngón chắc phải rất nhu nhuyễn mới thực hiện được..."
    Nhìn ngoài vào thì thấy vậy / Người xem rất dễ ngộ nhận cho đó là lối nhu nhuyễn... Nhưng kỳ thực các lộ roi sử bằng đoản côn của ***** Ngạnh là "Chí Cương" - Yêu cầu gân lực và sự điều tiết nhịp thở rất cao khi vận roi như vậy..v..v... Đại khái là nhìn ngoài vào thì giống như không có lực vậy. Nên cũng dễ ngộ nhận là lối nhu nhuyễn / Hay đường roi nhìn không thấy "tải" (vì không nhìn thấy lực).
    V..v...
    Chúc bạn một ngày vui !...
  5. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Lão M, thắc mắc nhỏ nếu lối đánh của ***** Nhu là "chí cương" vậy chí nhu là sao hử lão M.
    Kiểu này .. lão M cũng "chí cương rồi"
    Xưa nay tui không rõ ba cái vụ cương nhu này đó, mong lão M giảng thêm ..
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Chao_dong_chi !
    Ít ra đến thời điểm này có... mỗi bác chú ý đến cái tiếp đầu ngữ " Chí " (Trước chữ Cương)
    1./ "Cô Dương tắc Chiết" hoặc "Cô Âm tắc Chiết ": Tức quá Dương (hay thuần Dương) hoặc quá Âm (hay thuần Âm) sẽ "gãy" / "break" /... Bác hãy tự hiểu !... )
    2./ Giữ được ngạch "Chí Cương" hoặc "Chí Nhu" thì lằn ranh giữa "Cương - Nhu" khó có thể phẩm định bằng mắt nhìn.
    3./ V..v...
    Khừa.. khừa.. Chung qui là lão M không có hứng thú lạm bàn sâu vào đường hướng thuật ngữ "Âm - Dương" như thế này ! (nghe có mùi "cao đạo" nên lão M không ưa) ... ặc !(?)!...
    Chẹp !... Nếu nói theo kiểu không tô hồng cũng chẳng bôi đen... thì bác nhận xét lão M chính xác 100%...
    "Chí cương": Cách thức vận đao (katana) của lão M chẳng hạn - nếu nhìn bằng mắt sẽ thấy rất dễ xơi !(?)!... Nhưng đừng có dại dột bắt chước theo nếu không muốn tự phế "gân cơ" của mình... Đặc biệt là đừng bắt chước tốc độ xả đao / và dừng đao (katana) theo kiểu "made in M" nếu không muốn đứt / tàn phế "gân" của cổ tay của mình ..v..v... ( Bắt chước cái hình thì Okie - Lão M miễn bàn... )
    Chúc bác một ngày vui !...
  7. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    *********************************************
    Hình cu Hồ Ngạnh trong bài đoãn côn
    Đoãn côn
    Thủ chấp đoản côn
    Mình nghiên chân kỷ
    Hoành thân bái tổ
    Lập bộ thần đồng
    Tả hửu tấn công
    Giá thiên đã diện
    Đông tây tiếp tục
    Hoành đã long xà
    Phụng đầu tam cấp
    Tả phân nhị bộ
    Hậu phân nhị bộ
    Bái tổ lập như tiền.
    tại sao lại quyên võ sư Hồ xuân Kỳ người cháu họ của Hồ Nhu .
    ở thời của Hồ Ngạnh cũng có nhiều tay roi không nổi tiếng nhưng Hồ Nhu phải nể đôi phần , cũng như Hồ xuân Kỳ tay roi không thua cho Hồ Sừng , không ai nhắt đến ,chỉ âm thầm tập
    và truyền lại con em trong làng.

  8. ton_tho_tuong

    ton_tho_tuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    @ Bác M,
    Tự nhiên dạo này tôi hay bị bệnh ngứa miệng giống chị Bảy hay hỏi và thích tò mò một chút. Cho tôi hỏi Bác M cho vui nhà vui cửa nhe!
    1. không tô hồng cũng chẳng bôi đen ?" tức là nữa này nữa nọ. Vậy đó là điều Bác M muốn hay là tại gân cốt của Bác nó chỉ cho phép Bác làm được tới đó?
    2. Tại sao phải cần vận đao? Vậy nó có đi ngược lại con đường mà Bác M đang đi tức là làm cái gì cũng mang tính ?ohồn nhiên? như Bác đã thấy từ các sư phụ nhí của Bác?
    3. Xã đao với tốc độ nào mới coi là nhanh? Và quan điểm về nhanh của Bác như thế nào?
    4. ?oCâu hỏi này về chữ dừng đao, nhưng tùy vào câu trả lời #3, nên tôi tạm thời giữ nó lại không hỏi!?
    Chú thích: chỉ cần nên lên quan điểm/cảm nhận của Bác thôi.
    Trân Trọng Kính Chào
    Người Thèm Vịt Tàu Quay Kính Bút
    Tôn Thọ Tường
  9. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    1. Điều này mọi người thông thường thì đúng, nhưng đối với tôi, thì có lúc đúng có lúc sai, hiểu nó thì sài được, tất cả chỉ luật tư nhiên. "Chí Cương" chưa chắc gãy nếu biết cách, chí nhu chưa chắc tiêu. Một vật thiệt cứng mà một mà dài như khúc gổ mà đánh ngang giữa thì nó gảy, chứ lấy nó mà đâm thì nó ngon lém, nhưng chiều dài với chiều ngang phải có cái cân bằng để bảo đảm, vì nếu không đâm chính xác thì cũng chả sao. Hay một vật cứng mà hình tròn, thì đố bác làm cho nó gẫy dể hơn mấy thứ kia. Còn chí nhu cái này bàn sau. Về cách dụng gân cũng thía, nếu hiểu, thì sẻ biết cách ... cho nó không bị phá....
    2. Cái này thì ... chịu. Vì đối với tôi, tôi chả thấy cương nhu đâu hết.
    3. vv
    bửa nào có dịp phải bắt chước bác cách "vận đao" mới được, tò mò muốn biết coi nó "phá" ra sao ...
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Ton_Tho_Tuong !
    Lão M có cảm giác bác đang chơi trò bẹo hình bẹo dạng câu chữ roài ! ... Tuy nhiên lão M vẫn trả lời bác nghe chơi (bằng tư cách cá nhân trả lời riêng một "cá nhân" ):
    1./ Có sao thì nói dzị / không nói thêm, cũng chẳng nói bớt đó chính là: "không tô hồng cũng chẳng bôi đen"... Lão M vốn khoái thể hiện những vận động không "dễ ăn" làm sao nhìn vào cho nó "hồn nhiên" tối đa ! ( Kiểu này nhìn chán lắm - nhưng nó sẽ giúp cho đối phương giàu trí "tưởng bở" hơn...ặc !(?)!... )... Vì lão M không khoái kiểu "kiêu bảnh" nhìn sao cho "long trời - lở đất"
    2./ Khừa.. khừa.. Không có gì là mâu thuẫn cả !...Khi luôn thấu đáo từng cử chỉ của mình, thì sự cố gắng biểu đạt ồn ào ra hình thức bên ngoài không cần thiết nữa ---> Khi đó mọi thứ sẽ tự nhiên như nhiên - như thể "hồn nhiên" vậy !...Nhưng đó là sự hồn nhiên của "người lớn" có ý thức...(không thể cưa sừng "hồn nhiên" kiểu Oe - Oe bé bi được ! .. Khừa.. khừa.. ặc !(?)!...)
    Chữ vận hay gì gì khác..v..v... Bác bắt bẻ làm gì mất thời gian, vốn liếng chữ trong đầu lão M có chừng nào thì xài chữ chừng đó thoai !...
    3./ Nhanh về tốc độ chỉ là "một trong muôn" để hỗ trợ cho hiệu quả cuối cùng mà thôi !... Điều này thì ai cũng biết cả - nhắc lại thì nhàm lắm !...
    4./ Riêng với chuyện dừng đao thì... càng nhiều chuyệng nữa ah !... Chữ "VÕ" nếu chiết tự theo chữ Hán, thì nó gồm bộ "chỉ" và bộ "Qua" kết lại :
    + "Chỉ ": Là dừng lại, bỏ qua... Là "thôi bỏ đi cưng !..."
    + "Qua": Giống như chữ "Can" / Can - qua: là tên gọi mấy thứ nông cụ vừa là binh khí cổ ngày xưa...
    Khừa.. khừa... Do đó, Chỉ khi nào biết đình chỉ / biết dừng lại nạn "Can - Qua" / biết "Thôi bỏ đi cưng !..." Hay biết dừng đao lại như ý muốn khi "chém" người... thì sẽ hiểu được thế nào là "VÕ"... ặc !(?)!...
    Chúc bác một ngày vui !...

Chia sẻ trang này