1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÃY ĐẾN VỚI ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG ! ( Nơi giới thiệu cảnh quan và con người )

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi su_su_, 17/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    HÃY ĐẾN VỚI ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG ! ( Nơi giới thiệu cảnh quan và con người )

    Lời giới thiệu

    Có lẽ đã từ lâu rồi, hai chữ Đà Lạt luôn có một sức cuốn hút đặc biệt trong lòng du khách. Những rừng thông xanh ngát nhấp nhô, những thác nước hùng vĩ, những vườn hoa muôn sắc cùng một thành phố Đà Lạt có rừng trong phố, vườn trong phố, có không khí thiên nhiên ùa vào trong từng căn hộ đã làm lưu luyến biết bao bước chân du khách. Và Đà Lạt - Lâm Đồng còn là một mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với những nét đặc sắc của các dân tộc Mạ, K`ho, Chu Ru, Thái, tày...gắn liền với hình ảnh của những lễ hội cồng chiên, những vũ điệu đêm rừng bên chóe rượu cần say đắm.
    Và có lẽ không có nơi nào ở trên đất nước ta và cả vùng Đông Nam á lại có được một khí hậu tuyệt với như Đà Lạt với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 20 độ C. Do nằm trọn trên cao nguyên Langbiang có rừng thông đặc chủng bao bọc dày đặc nên dù những năm gần đây khi thời tiết diễn biến bất thường thì nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt vẫn không dao động lớn, nhiệt độ lúc cao nhất cũng chỉ ở 29 độ C. Đà Lạt lại có được sự chăm chút của bàn tay con người làm nên hơn 2000 ngôi biệt thự góp phần làm nên một thành phố đầy hương sắc.
    Tất cả những cái đó sẽ giúp du khách có những phút giao hoà với thiên nhiên tuyệt diệu.
    Topic này sẽ gúp cho du khách gần xa có điều kiện khám phá những vẻ đẹp của thành phố sương mù Đà Lạt đồng thời cũng giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức về một vùng đất và hy vọng sẽ làm cho những người có điều kiện tham quan Đà lạt trong tương lai tự tin hơn khi đặt chân đến phố núi, làm cho chuyến đi của du khách đến cao nguyên thêm ý nghĩa.


    [nick][/]












    Được tulip77 sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 22/05/2006
  2. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Vì sao có tên gọi : ĐÀ LẠT ?
    Từ trước đến nay, có nhiều cách lý giải về tên gọi Đà Lạt, nhưng thuyết phục nhất, có cơ sở nhất vẫn là từ 1 tên gọi mang tính dân tộc học. Khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến cao nguyên, khu vực mà họ tiếp xúc đầu tiên là những cư dân Lạch sống quanh khu vực thung lũng hồ Xuân Hương ngày nay - những bộ lạc đã chọn khu rừng thưa trên cao nguyên Langbiang làm nơi cư trú. Khi tiếp xúc, các cư dân đã bật lên từ "Đạ Lạch" (Đạ là nước, dịch ra tức sông suối của người Lạch) và từ đó đã được người Pháp dùng 1 cách thông dụng.
    Những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho lập một đề án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng và những người có mặt đầu tiên đã chọn tên cho thành phố từ một câu châm ngôn cho gần với các thành phố châu Âu xuất phát từ gốc Latinh : DAT ALLIS LAETITUM ALLIS TEMPERRIEM (dịch ra: Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành). Khi lấy 5 chữ cái của 5 từ trên ghép lại cũng ra chữ Dalat. Nhưng giả thuyết này không được nhiều người chấp nhận mà chỉ là sự thi vị hóa cái tên Đà Lạt cho gần với mục đích, khai sinh ra thành phố này là để tìm một nơi cho các quan chức Pháp nghỉ ngơi vào mùa hè.
    Và như vậy, Đà Lạt là một đô thị có chức năng nghỉ dưỡng - tham quan du lịch rõ nét thuộc loại sớm nhất của Việt Nam. Với thời gian, chức năng ấy ngày càng thể hiện rõ với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở lưu trú, dịch vụ.Bước vào thế kỷ 21, chức năng ấy được xác định rõ nét hơn bao giờ hết. Đà Lạt đang quyết tâm đưa ngành du lịch dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và động lực.
    Được su_su_ sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 15:28
  3. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Vì sao có tên gọi : ĐÀ LẠT ?
    Từ trước đến nay, có nhiều cách lý giải về tên gọi Đà Lạt, nhưng thuyết phục nhất, có cơ sở nhất vẫn là từ 1 tên gọi mang tính dân tộc học. Khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến cao nguyên, khu vực mà họ tiếp xúc đầu tiên là những cư dân Lạch sống quanh khu vực thung lũng hồ Xuân Hương ngày nay - những bộ lạc đã chọn khu rừng thưa trên cao nguyên Langbiang làm nơi cư trú. Khi tiếp xúc, các cư dân đã bật lên từ "Đạ Lạch" (Đạ là nước, dịch ra tức sông suối của người Lạch) và từ đó đã được người Pháp dùng 1 cách thông dụng.
    Những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho lập một đề án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng và những người có mặt đầu tiên đã chọn tên cho thành phố từ một câu châm ngôn cho gần với các thành phố châu Âu xuất phát từ gốc Latinh : DAT ALLIS LAETITUM ALLIS TEMPERRIEM (dịch ra: Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành). Khi lấy 5 chữ cái của 5 từ trên ghép lại cũng ra chữ Dalat. Nhưng giả thuyết này không được nhiều người chấp nhận mà chỉ là sự thi vị hóa cái tên Đà Lạt cho gần với mục đích, khai sinh ra thành phố này là để tìm một nơi cho các quan chức Pháp nghỉ ngơi vào mùa hè.
    Và như vậy, Đà Lạt là một đô thị có chức năng nghỉ dưỡng - tham quan du lịch rõ nét thuộc loại sớm nhất của Việt Nam. Với thời gian, chức năng ấy ngày càng thể hiện rõ với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở lưu trú, dịch vụ.Bước vào thế kỷ 21, chức năng ấy được xác định rõ nét hơn bao giờ hết. Đà Lạt đang quyết tâm đưa ngành du lịch dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và động lực.
    Được su_su_ sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 15:28
  4. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    THAM QUAN VÀ DÃ NGOẠI
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
    So với các thành phố du lịch khác trong cả nước như TP. HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Hội An, Quảng Ninh, Hà Nội; thì Đà Lạt - Lâm Đồng có một số lượng các điểm tham quan phong phú vào bậc nhất, chủ yếu là du lịch sinh thái, dã ngoại với hàng chục thác hồ. So với các tỉnh Tây Nguyên khác như Dăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum thì các con thác của Lâm Đồng hơn hẳn về số lượng, độ hùng vĩ và cả vẻ hoang dã. Cho đến nay, trên địa bàn Đà Lạt đã có 7 danh thắng được Bộ VH-TT công nhận là Di tích - Danh thắng cấp quốc gia gồm : hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác Cam Ly, thác Đatanla, thác Prenn và Thung lũng Tình yêu.
    Du khách đã từng biết đến các con thác xung quanh thành phố gắn liền với những câu chuyện tình lãng mạn như Prenn, Đatanla, Cam Ly, thác Hang Cọp nhưng còn nhiều thác rất hùng vĩ ở Bảo Lộc như Đambri, Bảy Tầng và dọc quốc lộ 20 như Liên Khương, Gogah, Bảo Đại, Pongur.Ngoài ra còn phải lể đến thác Voi ở huyện Lâm Hà, thác Cổng Trời (xã Tà Nung, TP. Đà Lạt).
    Trong nhóm du lịch dã ngoại, lý tưởng nhất là dạo quanh hồ Xuân Hương, đến hồ Tuyền Lâmkhu du lịch Langbiang (Đà Lạt), Đambri (thị xã Bảo Lộc).
    Được su_su_ sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 18:23
  5. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    THAM QUAN VÀ DÃ NGOẠI
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
    So với các thành phố du lịch khác trong cả nước như TP. HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Hội An, Quảng Ninh, Hà Nội; thì Đà Lạt - Lâm Đồng có một số lượng các điểm tham quan phong phú vào bậc nhất, chủ yếu là du lịch sinh thái, dã ngoại với hàng chục thác hồ. So với các tỉnh Tây Nguyên khác như Dăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum thì các con thác của Lâm Đồng hơn hẳn về số lượng, độ hùng vĩ và cả vẻ hoang dã. Cho đến nay, trên địa bàn Đà Lạt đã có 7 danh thắng được Bộ VH-TT công nhận là Di tích - Danh thắng cấp quốc gia gồm : hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác Cam Ly, thác Đatanla, thác Prenn và Thung lũng Tình yêu.
    Du khách đã từng biết đến các con thác xung quanh thành phố gắn liền với những câu chuyện tình lãng mạn như Prenn, Đatanla, Cam Ly, thác Hang Cọp nhưng còn nhiều thác rất hùng vĩ ở Bảo Lộc như Đambri, Bảy Tầng và dọc quốc lộ 20 như Liên Khương, Gogah, Bảo Đại, Pongur.Ngoài ra còn phải lể đến thác Voi ở huyện Lâm Hà, thác Cổng Trời (xã Tà Nung, TP. Đà Lạt).
    Trong nhóm du lịch dã ngoại, lý tưởng nhất là dạo quanh hồ Xuân Hương, đến hồ Tuyền Lâmkhu du lịch Langbiang (Đà Lạt), Đambri (thị xã Bảo Lộc).
    Được su_su_ sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 18:23
  6. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Hồ Xuân Hương - Trái tim Đà Lạt
    Có ai đó đã ví như thế với hồ Xuân Hương và đồi Cù. Nay đồi Cù đã không còn là chỗ vui chơi miễn phí của người dân Đà Lạt và du khách nhưng chỉ mỗi hồ Xuân Hương không thôi cũng đủ là trái tim Đà Lạt. Năm 1922, theo chủ trương hồi sinh thành phố của Toàn quyền P.Doumer, kỹ sư công chánh Labbè dựa trên thung lũng cũ và tạo nên một cái hồ mới có tên Pháp là Gran Lake. Một năm sau, có thêm một đập ngăn nước nữa ở phía dưới nhưng đến năm 1932, một cơn bão lớn đã làm vỡ 2 đập và sau đó người ta xây dựng một đập lớn bằng đá như ngày nay.
    Năm 1953, theo chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm cho Việt hoá một số địa danh, tên gọi ở miền Nam nên hồ đã được mang một cái tên mới cho đến ngày nay là hồ Xuân Hương (toả hương thơm vào mùa xuân). Hồ có chu vi 5,5km và độ sâu trung bình 1,5m. Xung quanh hồ có 2 loại cây có thể coi là đặc trưng của Đà Lạt là Mai Anh Đào và Liễu rủ. Cứ trước Tết từ Noen trở đi là Mai Anh Đào lại nở rực bên hồ gợi cho du khách một chút xuân xứ Bắc. Cứ bờ hồ rồi vòng qua Thuỷ Tạ hay Thanh Thủy để nếm cái se se lạnh về đêm của tiết trời ôn đới, du khách cảm thấy tâm hồn thư thái. Thêm nữa, ở ven hồ có nhiều điểm, góc chụp hình rất đẹp nên du khách thích chiều chiều tản bộ ra đây. Tối đến, nhiều du khách lại thích làm một cuốc xe ngựa quanh hồ đển "diện" cái áo lạnh mới sắm.
    về mặt lịch sử, hồ Xuân Hương chính là nơi phát xuất danh xưng Đà Lạt. Khi người Pháp lần đầu đặt chân đến cao nguyên thì chưa có hồ Xuân Hương như ngày nay mà chỉ là một thung lũng có suối chảy qua. Khi hỏi người bản địa (người Lạch hay Lát) họ phát âm là Lạch và khi chỉ xuống dòng suối chảy qua thung lũng thì họ phát âm là Dăk (nước, suối) thế là hình thành từ Đà Lạt tức nước, suối của người Lạch ( Lát) và ngày nay thành Đà Lạt. Cầu phía trên đập (hạ lưu) đi vào trung tâm thành phố Đà Lạt có tên gọi là cầu Ông Đạo mang tên ông quản đạo người Việt đầu tiên là ông Phạm Khắc Hòe. Sở dĩ được ví như trái tim của Đà Lạt vì từ nơi đây xuất hiện danh xưng Đà Lạt và vì không ở đâu giữa lòng thành phố lại có được một hồ - đồi Cù đẹp đến thế.
    Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được công nhận là Di tích - Danh thắng cấp quốc gia vào năm 1998. Từ nhiều năm nay, vòng đua quanh hồ Xuân Hương đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình của cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình do Đài Truyền hình TP. HCM khởi xướng và tổ chức hàng năm.
    Tại hồ Xuân Hương có các dịch vụ đạp bedalo, đạp vịt, đi xuồng máy (canô) lướt trên mặt hồ, và gần đây có thêm xuồng chèo cao su.
    Hồ Xuân Hương đang do công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng (Dalat tourist) quản lý và khai thác mặt hồ. Gần đây có thêm các dịch vụ thuyền chèo Kayak và thuyền buồm của công ty công trình đô thị Đà Lạt.
  7. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Hồ Xuân Hương - Trái tim Đà Lạt
    Có ai đó đã ví như thế với hồ Xuân Hương và đồi Cù. Nay đồi Cù đã không còn là chỗ vui chơi miễn phí của người dân Đà Lạt và du khách nhưng chỉ mỗi hồ Xuân Hương không thôi cũng đủ là trái tim Đà Lạt. Năm 1922, theo chủ trương hồi sinh thành phố của Toàn quyền P.Doumer, kỹ sư công chánh Labbè dựa trên thung lũng cũ và tạo nên một cái hồ mới có tên Pháp là Gran Lake. Một năm sau, có thêm một đập ngăn nước nữa ở phía dưới nhưng đến năm 1932, một cơn bão lớn đã làm vỡ 2 đập và sau đó người ta xây dựng một đập lớn bằng đá như ngày nay.
    Năm 1953, theo chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm cho Việt hoá một số địa danh, tên gọi ở miền Nam nên hồ đã được mang một cái tên mới cho đến ngày nay là hồ Xuân Hương (toả hương thơm vào mùa xuân). Hồ có chu vi 5,5km và độ sâu trung bình 1,5m. Xung quanh hồ có 2 loại cây có thể coi là đặc trưng của Đà Lạt là Mai Anh Đào và Liễu rủ. Cứ trước Tết từ Noen trở đi là Mai Anh Đào lại nở rực bên hồ gợi cho du khách một chút xuân xứ Bắc. Cứ bờ hồ rồi vòng qua Thuỷ Tạ hay Thanh Thủy để nếm cái se se lạnh về đêm của tiết trời ôn đới, du khách cảm thấy tâm hồn thư thái. Thêm nữa, ở ven hồ có nhiều điểm, góc chụp hình rất đẹp nên du khách thích chiều chiều tản bộ ra đây. Tối đến, nhiều du khách lại thích làm một cuốc xe ngựa quanh hồ đển "diện" cái áo lạnh mới sắm.
    về mặt lịch sử, hồ Xuân Hương chính là nơi phát xuất danh xưng Đà Lạt. Khi người Pháp lần đầu đặt chân đến cao nguyên thì chưa có hồ Xuân Hương như ngày nay mà chỉ là một thung lũng có suối chảy qua. Khi hỏi người bản địa (người Lạch hay Lát) họ phát âm là Lạch và khi chỉ xuống dòng suối chảy qua thung lũng thì họ phát âm là Dăk (nước, suối) thế là hình thành từ Đà Lạt tức nước, suối của người Lạch ( Lát) và ngày nay thành Đà Lạt. Cầu phía trên đập (hạ lưu) đi vào trung tâm thành phố Đà Lạt có tên gọi là cầu Ông Đạo mang tên ông quản đạo người Việt đầu tiên là ông Phạm Khắc Hòe. Sở dĩ được ví như trái tim của Đà Lạt vì từ nơi đây xuất hiện danh xưng Đà Lạt và vì không ở đâu giữa lòng thành phố lại có được một hồ - đồi Cù đẹp đến thế.
    Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được công nhận là Di tích - Danh thắng cấp quốc gia vào năm 1998. Từ nhiều năm nay, vòng đua quanh hồ Xuân Hương đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình của cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình do Đài Truyền hình TP. HCM khởi xướng và tổ chức hàng năm.
    Tại hồ Xuân Hương có các dịch vụ đạp bedalo, đạp vịt, đi xuồng máy (canô) lướt trên mặt hồ, và gần đây có thêm xuồng chèo cao su.
    Hồ Xuân Hương đang do công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng (Dalat tourist) quản lý và khai thác mặt hồ. Gần đây có thêm các dịch vụ thuyền chèo Kayak và thuyền buồm của công ty công trình đô thị Đà Lạt.
  8. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tuyền Lâm
    Đến hồ Tuyền lâm, sau khi vãn cảnh chùa xong du khách sẽ đi thuyền vào trong các khu dã ngoại. Ở đây, du khách sẽ làm quen với rượu cần, ngủ trên nhà sàn, nếm thịt thú rừng nướng. Hồ Tuyền Lâm là hồ lớn nhất của Đà Lạt với diện tích 320ha mặt nước và khu dã ngoại cũng thuộc loại lớn nhất với 2.000ha (theo quy hoạch).
    Trong chương trình dã ngoại ở hồ Tuyền Lâm, nếu có yêu cầu, khách sẽ được đưa đến tham quan một cái thác nhỏ có tên Bảo Đại phía tay phải hồ (tương truyền do cựu hoàng Bảo Đại đặt). Du khách có thề leo lên lưng voi để chụp hình hay thuê voi đi dạo trong rừng ở khu dã ngoại phương Nam.
  9. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tuyền Lâm
    Đến hồ Tuyền lâm, sau khi vãn cảnh chùa xong du khách sẽ đi thuyền vào trong các khu dã ngoại. Ở đây, du khách sẽ làm quen với rượu cần, ngủ trên nhà sàn, nếm thịt thú rừng nướng. Hồ Tuyền Lâm là hồ lớn nhất của Đà Lạt với diện tích 320ha mặt nước và khu dã ngoại cũng thuộc loại lớn nhất với 2.000ha (theo quy hoạch).
    Trong chương trình dã ngoại ở hồ Tuyền Lâm, nếu có yêu cầu, khách sẽ được đưa đến tham quan một cái thác nhỏ có tên Bảo Đại phía tay phải hồ (tương truyền do cựu hoàng Bảo Đại đặt). Du khách có thề leo lên lưng voi để chụp hình hay thuê voi đi dạo trong rừng ở khu dã ngoại phương Nam.
  10. su_su_

    su_su_ Lâm Đồng Moderator

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    0
    Khu du lịch Lang biang
    Khu du lịch Langbiang (cách Đà Lạt 10km về phía Bắc), đến đây du khách sẽ được xe đưa lên đỉnh rađa cao hơn 2.000m, được ngắm những dòng sông uốn lượn từ đầu nguồn, được ngắm thành phố Đà Lạt từ trên cao và chắc chắn sẽ có những giây phút giao hoà với thiên nhiên thật tuyệt vời.
    Nếu có nhu cầu, khách sẽ được phục vụ văn hóa cồng chiêng của dân tộc K`Ho, được ngủ lều qua đêm, được cắm trại bên suối. Từ năm 1977 đến nay, nơi đây thường diễn ra các cuộc thi leo núi Chinh phục đỉnh Langbiang, xuống vách núi dựng đứng bằng dây. Một đặc thù là ở đây có đến 3 đỉnh núi cao gồm núi ông Khổng lồ K`yut (đỉnh rađa), núi Ông, núi Bà (núi Langbiang) và có một số vách đá có thể tổ chức các trò chơi mạo hiểm vùng núi như đua ngựa, leo núi, đi bộ, thả dù,... Công ty Du lịch Lâm Đồng đã có kế hoạch triển khai môn dù lượn trong tương lai gần, khách từ đỉnh rađa bung dù lượn đáp xuống chân núi.
    Đây là điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch dã ngoại của các hãng lữ hành TP. HCM từ nhiền năm nay.

Chia sẻ trang này