1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÃY ĐẾN VỚI ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG ! ( Nơi giới thiệu cảnh quan và con người )

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi su_su_, 17/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blue_bell

    blue_bell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Thế này thị vợ chồng tớ hết ý định chọn ĐL làm cái honeymoon lần III rồi. Hồi cưới xong, vì ko đủ time nên tụi tớ rất tiếc đã ko đi được Đà Lạt.
    Đi chơi, nhiều khi cảnh đẹp, món ngon không quan trọng bằng thái độ của nơi mình đến. Tớ sau ba lần đến Hội an, thấy hơi kết kết cái phố cổ này, được lần thứ tư đến, bị phân biệt đối xử với khách Tây, nên mất hứng luôn! Đi chơi mà không thoải mái vì thái độ và dịch vụ, mệt lắm.
  2. vodanh_langthang

    vodanh_langthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
  3. vodanh_langthang

    vodanh_langthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Chợt buồn vì Đà Lạt có những con người như vậy..tại sao lại thế chứ..vô tâm quá..cảm thấy xấu hổ giùm họ..xin lỗi bạn nhé.. hy vọng Đà Lạt trong bạn vẫn đẹp...bởi vì tôi yêu nó lắm
  4. haythapanhsang

    haythapanhsang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    1
    Ở bất cứ nơi đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có người này , kẻ khác...
    Hy vọng bạn sẻ vui hơn khi nghĩ tới Đà Lạt, bởi vì ở nơi đây còn rất nhiều người tốt, bạn nhé!!!

  5. huongdanvien_dalat

    huongdanvien_dalat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.546
    Đã được thích:
    1
    may mà ko vào quán nhà mình. ko thì chết.....
    chặt chém đủ kiểu.
  6. duycds

    duycds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Bạn thật không may, không may cũng vì một phần thiếu cảnh giác, và không may cũng là do một phần ở những phần tử không tốt, trong xã hội ở đâu cũng vậy, thật sự không phải lúc nào cũng gặp suôn sẻ cả.
    Bạn àh mình nghĩ không nên vì những điều đó mà thành kiến với vùng đất và phần đông con người ở đây nghen. Như thế quả thật rất đáng tiếc cho những người đà lạt.
    Mong rằng bạn hãy trở lại nơi đây, đà lạt vẫn chào đón bạn đấy , vào đây với tất cả sự lạc quan, và phấn khởi nghen bạn.
  7. tenquadep

    tenquadep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    2.098
    Đã được thích:
    0
    quote-lightrain viết lúc 10:34 ngày 22/07/2006:
    Chốn thiền tĩnh lặng giữa lòng thành phố mộng mơ
    Là một ?otiểu Paris? giữa miền nhiệt đới, Đà Lạt đựơc thiên nhiên ban tặng những buổi sáng sớm sương mù se lạnh, những buổi trưa mơ màng giữa tiếng thông reo như tiếng đại ngàn vẫy gọi, hay những buổi tối dịu dàng, huyền hoặc trong ánh trăng cứ như nửa hư nửa thực? Đà Lạt cũng là địa chỉ quen thuộc với khách thập phương.
    Đến Đà Lạt du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên, hòa mình với mây trời, sông núi ở Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Than Thở, trải nghiệm dấu lặng của thời gian khi độc hành trên những con đường dẫn đến dinh thự của vua Bảo Đại ngày nào, là cảm giác lâng lâng khi ngắm cảnh đẹp về chiều từ đỉnh Lang Biang? và có lẽ du khách sẽ không thể không đến với Thiền Viện Trúc Lâm ?" chốn Phật môn trong lòng thành phố.
    Thiền viện Trúc Lâm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác họa tổng thể kiến trúc. Sau đó Viện Thiết kế và Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã hoàn chỉnh đồ án với sự góp ý của hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm.
    Kiến trúc cổ kính, xanh mát này tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cạnh Hồ Tuyền Lâm, với diện tích lên đến 23,2ha ?" khởi lập vào năm 1993 và hoàn thành 1 năm sau đó ?" trong đó chỉ có 2 ha là có các công trình kiến trúc xây dựng, phần còn lại là cảnh sắc thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm có quy mô lớn nhất và đẹp nhất của nước ta.
    Tại thiền viện có hàng trăm tín đồ từ mọi miền đất nước đến đây nghiên cứu và học tập. Họ ngày đêm tu luyện để chấn hưng một nền đạo đức luân lý theo đúng tôn chỉ của dòng Thiền Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra cách đây hơn 700 năm
    Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, đi xuống đèo Prenn độ hơn 4 km, du khách có thể rẽ phải theo con đường nhựa ngoằn ngèo ôm sườn núi lên đến đỉnh đồi là sân chùa. Những nét xưa, nay, kim cổ hòa quyện vào nhau, cùng đồng hành trong không khí thiền môn lãng đãng như một chốn thanh tao cho lòng người ấm lại. Cái đẹp của Thiền Viện chính là cảnh quan thiên nhiên thanh thoát với mây trời non nước bao la, với rừng thông reo và một kiến trúc cổ kính.
    Ngoài ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm, công trình còn có tham vấn đường, lầu chuông và nhà trưng bày bên phải; gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.
    Để đến được chánh điện du khách có thể theo hai lối: hoặc từ bến đỗ xe theo cổng bên leo lên 61 bậc cấp, hoặc từ hồ Tuyền Lâm leo 222 bậc cấp qua 3 cổng tam quan để vào thẳng sân trước chánh điện. Trong chánh điện, giữa khoảng không gian cao rộng ngập tràn ánh sáng, chỉ tôn trí một pho tượng Đức Bổn Sư cầm hoa sen đưa lên ?" đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp hội Linh Sơn, một ấn tượng về ?ocó mà như không, không mà như có? của đạo thiền.
    Bên ngoài thiền viện là toà tháp uy nghiêm, bên trong có chuông lớn cao gần 2m nặng hơn 1 tấn, quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) lúc xuất gia đầu Phật, ***** của phái Thiền tông Việt Nam. Chánh điện thờ Phật Thích Ca, đường nét pho tượng linh hoạt lạ thường, cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi trước mặt du khách hiện lên toàn cảnh Thiền Viện nằm bên Hồ Tuyền Lâm uốn lượn. Sự gặp gỡ của dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam từ núi Voi đổ về làm cho Thiền Viện thêm phần thanh tịnh, huyền ảo vào những buổi sớm mai, khi những tia nắng đầu ngày lấp loáng hiện ra giữa sương sớm phủ mờ cành thông, ngọn lá.
    Đến Thiền Viện Trúc Lâm, du khách sẽ đựơc tắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn Thiền môn, du khách có thể dạo quanh chùa để chiêm nghiệm lẽ mất còn, được mất. Với những du khách yêu thích cảm giác thám hiểm đã có những con thuyền chở khách dạo chơi trên hồ, vào sâu trong thung lũng để hoà mình với thiên nhiên thưởng thức hương vị của rượu cần, thịt rừng đậm chất nuí rừng Tây Nguyên hay chứng kiến buổi chiều tà trong một không gian yên tĩnh.
    Đến Đà Lạt, không thể không đến Thiền Viện Trúc Lâm, đến để một lần sống trong không khí thoáng đãng, thanh sạch để từ đó thấy lòng mình lắng đọng lại, thoát khỏi những bộn bề lo toan trong cuộc sống.
    [/QUOTE]
  8. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    làm lại 1 bài giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên và con người Dalat nhé pà con , (nguồn www.lamdong.gov.vn, tác giả : Phúc Ân, còn tui thì chỉ lấy từ đó qua cho ai chưa từng vào trang đó lần nào )
    Thiên nhiên Dalat
    Một thành phố nằm lưng chừng trời giữa những rừng thông xanh biếc, bạt ngàn và những quả đồi nhấp nhô trùng điệp nối tiếp nhau, chạy tít tắp từ Đông sang Tây. Những dòng thác gầm réo suốt ngày đêm. Hàng ngàn biệt thự khi ẩn, khi hiện giữa những hàng mimosa hoa vàng, hàng lệ liễu thướt tha như những dải lụa. Những vườn hồng đủ sắc màu: vàng, đỏ, hồng nhung? Những con đường uốn lượn, quanh co như bồng bềnh trong sương khói. Tháp bưu điện vút lên giữa bầu trời xanh thẳm, toả ánh sáng rực rỡ lung linh k
    hi hoàng hôn buông xuống tựa như một ?otiểu Eiffel?, gợi cho du khách niềm tin rằng mình đang lạc trong một thành phố nào đó của châu Âu. Nhưng giữa cảnh sắc phương Tây ấy lại xuất hiện những mái chùa hiền hòa sau những hàng cây xanh hay soi mình trên mặt hồ yên vắng. Hoa sứ trắng ngát toả hương thanh thanh xui khách trần tưởng mình đang đi trên những nẻo đường cổ tích? Mấy nét chấm phá trên làm cho người ta hình dung ngay đến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của thành phố Đà Lạt.
    Từ một vùng đất chật hẹp, hoang sơ thưa thớt bóng người, đến nay diện tích của Đà Lạt đã được mở rộng lên tới 491,04km². Phía Bắc và phía Tây được khống chế bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (cao 1.816m). Tây Bắc dựa vào chân dãy Chư Yang Kae (1.921m) thuộc dãy Lang Bian. Phía Đông là dãy Bi Đúp (2.278m). Phía Đông Nam được chắn bởi dãy Cho Proline (1.629m). Phía Nam và Tây Nam được bao bọc bởi núi Voi và Yàng Sơreng nhiều huyền thoại. Nói đến thiên nhiên Đà Lạt, điều đầu tiên gây ấn tượng khó quên cho du khách là ?oThành phố trong rừng?, ?oRừng trong thành phố?, vì chưa có một thành phố nào trong cả nước lại có được nét độc đáo như vậy.
    Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao, trảng cỏ và bụi rậm. Rừng lá kim với cây thông 3 lá chiếm một diện tích khá lớn. Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, Đà Lạt có tới 5.818 ha rừng thông thuần chủng trên diện tích 44.973 ha rừng tự nhiên. Thông có mặt khắp nơi từ chân đèo Prenn - cửa ngõ vào thành phố, đến những quả đồi tròn trịa nối tiếp nhau tưởng như là vô tận. Thông vây quanh các biệt thự; thông che mát trường học, công sở; thông rợp bóng trên nhiều ngả đường uốn lượn quanh co và ẩn hiện trong sương núi. Theo các nhà khoa học thì thông 3 lá của Đà Lạt là một loại cây biệt sinh ở vùng Đông Nam Á.(*)
    Rừng thông thường có ít dây leo nhưng xuất hiện một số loại bì sinh như dương xỉ, địa y. Trên tầng mục, vào đầu mùa mưa vẫn xuất hiện các loại nấm ăn thuộc lớp nấm lỗ, chủ yếu là các giống Bôlê nổi tiếng như: xép trắng, xép nâu? Ngoài ra, ký sinh trên những cây thông già là các loại Linh chi được dùng làm thuốc. Đó là chưa nói tới rễ thông vùng đồi cát phong hóa từ granit là một loại dược phẩm chưa được chú ý khai thác.
    Ngoài thông 3 lá, thành phố còn có những dải rừng hẹp của thông 2 lá như kiểu rừng thưa ở khu vực Manline. Thông 2 lá mọc tươi tốt ở độ cao 1.400m xen lẫn với cây họ dầu. Đặc biệt, thông 5 lá - một loài cây đặc hữu quý hiếm của Đà Lạt vừa tìm thấy ở một số nơi như Trại Mát, Bi Đúp.
    Theo những kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy trong rừng thông Đà Lạt có ít nhất 34 loài chim gồm: bách thanh, sáo sậu, cu gáy, gà gô, bìm bịp, chèo bẽo, gõ kiến xanh, gáy đen?, riêng các loài phường chèo đỏ, bạc má bụng vàng, gõ kiến bụng hung? là những loài chim đặc biệt chỉ thấy xuất hiện ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Phần lớn các loài chim chính là người bạn quý của rừng thông Đà Lạt vì chúng tiêu diệt các loại côn trùng có hại cho thông như: sâu, ****? bằng cách tìm kiếm thức ăn, góp phần giúp rừng thông tồn tại và phát triển .
    Trong rừng thông người ta còn bắt gặp một số loài lưỡng thê và bò sát như: ếch, cóc, thằn lằn và một số loài rắn.
    Ngoài rừng lá kim, Đà Lạt còn có 2.682 ha rừng hỗn giao phân bổ khắp nơi quanh thành phố, nhất là ở các thung lũng, khe suối. Trong rừng này có khá nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, dổi, huỳnh đàn, chò ngọc lan? có những cây đại thụ cao tới hơn 30m , đường kính gốc 2 người ôm không xuể. Bên cạnh đó là những loài cây thuốc, cây cảnh như: ngũ gia bì, thanh mai, đỗ quyên, **** bạc, trang bông trắng, trang bông đỏ?
    Tầng cây bụi cũng có nhiều chủng loại khác nhau cùng phát triển như: các loài mua, ngấy hương, dum nam, dum mâm xôi, cỏ tranh, cỏ lào, cỏ đá, lau sậy, đót, đuôi chồn, dứa dại, cói chiếu, ý dĩ?
    Rừng hỗn giao của Đà Lạt còn là nơi sinh trưởng của các loài lan, rêu, địa y và các loại nấm như: hương nâu, hương trắng, mộc nhĩ, hoa đá, hột gà, nấm sữa?
    Đặc biệt, trong rừng hỗn giao của các khu vực như: Đatanla, Manline, Tà Nung, Núi Voi? người ta còn phát hiện được một số loài gỗ qúy như: trắc bách diệp, bạch tùng, thanh tùng. Khu vực núi Lang Bian, Bi Đúp có cả pơmu, thông nàng, thông tràm, thông 5 lá? với những thân cây cao tới 45m, đường kính lên tới 2m. Đó là chưa kể loại thông 2 lá dẹt được xem là qúy hiếm của thế giới với đường kính lên tới 4m còn được tìm thấy ở BiĐúp, Yô Đa Myút..
    Những năm trước đây, khi bước chân vào rừng hỗn giao của Đà Lạt ta có thể gặp ngay nhiều giống thú rừng qúy hiếm như: nai cà tong, nai xám, hươu vàng, cheo, trâu rừng, bò rừng, sơn dương, heo rừng? và nhiều loài động vật khác như: cầy bay, sóc bay, đồi, nhen, vượn, khỉ, sóc đen, chó sói, cầy hương, cọp, báo? Nhưng giờ đây, do tệ nạn phá rừng, săn bắt thú rừng quá nhiều và một số tác nhân khác nên các loài động vật nói trên còn rất ít, thậm chí có loài gần như bị tuyệt chủng !
    Rừng Đà Lạt còn là mộùt kho tàng về cây thuốc như: kinh giới, đơn buốc, đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, thu hải đường dại, bổ cốt toái, hoàng liên, ôrô, lông culi? mọc khắp nơi. Đây cũng chính là quê hương của các loài phong lan nổi tiếng cả nước như: thanh lan, hồng lan, tử cán, vân hài, kim hài, bạch phượng, tuyết ngọc, hoàng hạc, hạc đỉnh, vi hài, bạch nhạn, nhất điểm hồng, long tu, dã hạc, ý thảo, thủy tiên?
    Theo các nhà khoa học, chính nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại ở trên một độ cao hợp lý, nên Đà Lạt mới có được một khí hậu ôn hoà và có nguồn không khí tốt lành. Chính cây thông đã làm tăng lượng ôxy cho Đà Lạt. Một hecta rừng thông hàng năm sản sinh ra được ít nhất từ 20 đến 30 tấn ôxy, trong khi các rừng cây lá rộng khác chỉ có khả năng đem lại từ 8 đến 10 tấn ôxy. Nhờ vậy, Đà Lạt mới trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được.
    Không chỉ có cây xanh tạo ra sức sống thiên nhiên lạ kỳ cho Đà Lạt, mà các loài thực vật bậc thấp như: dương xỉ, cỏ lài, địa y, cỏ tranh? cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hút chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời hút trực tiếp khí ẩm xung quanh và đề kháng mạnh với các chất thải ô nhiễm kim loại, đặc biệt là địa y đã góp phần đáng kể đem lại bầu không khí trong lành cho thành phố. Khi đặt chân đến Đà Lạt, nhiều chuyên gia nước ngoài không ít ngạc nhiên khi nhìn thấy các loài phong lan sinh sản dễ dàng bằng hạt, trong khi đó bên nước họ không thể sinh sản bằng con đường hữu tính được. Phải chăng ở các nước công nghiệp phát triển không khí và môi trường bị ô nhiễm nặng khiến phong lan khó có thể ?osinh con đẻ cái? bằng con đường tự nhiên như Đà Lạt vì khí hậu ở đây quá trong lành ?
    *
    Nói về thiên nhiên Đà Lạt, không thể không nhắc đến thế giới động vật hoang dã vô cùng phong phú: Trước hết là bò rừng bao gồm bò tót và bò Bangten. Bò tót là một trong những loài có thân hình vạm vỡ và khỏe mạnh. Một chú bò đực lớn tuổi có thể cao đến 2,05m, nặng hơn 1 tấn !
    Trước đây bò tót cao nguyên thường sống thành từng bầy 6-7 con ở rừng hỗn giao, trảng cỏ, bụi cây tại các khu vực: Núi Bà, Tà Nung, cổng Trời, núi Voi? Còn bò Bangten, nhỏ con hơn bò tót, thường chỉ cao 1,7m, nặng gần 700kg. Bò Bangten thường trú ngụ trong khu vực rừng xanh, nơi có ít bụi cây và cỏ chỉ , mật độ chỉ vào khoảng từ 1-2 con/km2. Ở những khu rừng thưa thì một bầy bò thường có 3-4 con/km2, riêng trên những trảng cỏ tốt chúng tập trung đông đảo, có khi một bầy lên tới 10 con/km2. Ngoài ra, nai xám, nai cà tong, hoẵng, cheo, heo rừng cũng có mặt, góp phần làm phong phú thêm hệ động vật của rừng Đà Lạt. Thủa ban đầu của Đà Lạt, du khách có thể bắt gặp những chú nai xám đi lạc vào khu vực trung tâm thị xã ngay cả lúc ban ngày. Nai cà tong tuy thân hình bé hơn nai xám, trọng lượng chỉ vào khoảng 100kg và gạc chia làm 2 nhánh trước sau rõ rệt, nhưng lại trở thành những người bạn gần gũi với cư dân Đà Lạt. Trong nhiều năm trước, người ta thường gặp chúng lang thang kiếm ăn quanh khu vực thác Cam Ly hay dưới chân Núi Bà.
    Bên cạnh đó, hươu vàng cũng thấy xuất hiện khá nhiều trong những thung lũng xanh tươi, ven các dòng suối. ở nhiều nơi, hươu chỉ cao khoảng 0,75m nhưng trọng lượng có con lên tới hơn 50kg. Riêng hoẵng (mễn, đỏ) thì nhiều vô kể. Chúng rất hiền và bạo dạn, nhưng lại nhỏ con (không quá 30kg, cao 0,6m) thường đi tìm thức ăn trên các nương rẫy.
    Đối vơi heo rừng thì Đà Lạt có khá nhiều. Không chỉ có ?oheo độc? mà chúng còn sống thành từng đàn lên tới hàng trăm con. Mỗi lần chúng ?ođổ bộ? vào các rẫy khoai lang, khoai mì thì chỉ trong chốc lát cả rẫy khoai lang, khoai mì của bà con khu vực vùng ven Đà Lạt đã tan hoang.
    Các sông, suối ở Đà Lạt thời gian qua và hiện nay đã cung cấp một nguồn thực phẩm tươi sống dồi dào cho người dân thành phố với nhiều loại cá thơm ngon, bổ dưỡng: cá chép, cá ngựa, cá sơn, cá lăng có nhiều ở hồ Suối Vàng, sông Đa Nhim, suối Đại Ninh, hồ Tuyền Lâm? Đó là chưa kể các loài khác như cua, tôm, lươn, chạch, cá trê, cá trắng, thác lác, cá lóc? là nguồn thực phẩm đáng kể có mặt ở khắp các suối, sông, rạch tạo nên một nguồn ?othủy sản nước ngọt? phong phú cho thành phố.
    Theo điều tra của các nhà động vật học, ngoài các loại thú rừng đã nêu, còn có 2 nhóm khác mà Đà Lạt có một số lượng khá lớn là dơi và chuột. Riêng chuột có ít nhất 17 loài cùng tồn tại. Ngoài ra, chim của Đà Lạt cũng có nhiều nhóm, trong đó có những loài chim được xếp vào ?osách đỏ? của thế giới hiện vẫn còn cư ngụ khá nhiều ở Hòn Nga, Cổng Trời và trong các khu rừng lân cận. Hằng năm các đoàn chuyên gia điểu học vẫn thường lên Đà Lạt để khảo sát và nghiên cứu vì bản chất loài chim ưa chuộng môi trường trong lành, yên tĩnh. Tuy nhiên, khi nhìn lại thiên nhiên Đà Lạt hôm nay, chính quyền và nhân dân thành phố rất lấy làm lo lắng khi sự phát triển của cư dân ngày một đông đúc khiến diện tích rừng cứ bị lùi dần.
    Mặt khác, nạn đốt rừng và tình trạng các hồ nước bị nhiễm bẩn và bồi lắng, việc khai thác quặng thiếc ở khu vực đầu nguồn hồ Than Thở, đập Đa Thiện thời gian qua đã để lại những hậu quả nặng nề. Chính những tác nhân xấu nói trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ động vật tự nhiên của Đà Lạt, làm cho chúng trở nên nghèo nàn, cạn kiệt, thậm chí biến mất hoàn toàn. Ngày nay, khó mà tìm thấy cọp, nai cà tong, bò rừng, gấu, beo, trâu rừng, tê giác ở các khu rừng Đà Lạt.
    *
    Trải qua bao thăng trầm, thay đổi và biến động, đến nay tọa độ của thành phố được xác định: điểm cực Bắc nằm ở 120o4?T độ vĩ Bắc, điểm cực Nam nằm ở 11o52?T độ vĩ Bắc, điểm cực Tây nằm ở 108o20?T độ kinh Đông, điểm cực Đông nằm ở 108o35?T độ kinh Đông.
    Phía Bắc của Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, phía Đông giáp với huyện Đơn Dương, phía Tây giáp với huyện Lâm Hà, phía Tây Nam giáp với huyện Đức Trọng.
    Từ trung tâm thành phố có những con đường đi về bốn hướng: phía Bắc là Suối Vàng (Đankia). Đứng ở đồi Cù và nhiều nơi trong thành phố, du khách có thể nhìn thấy 2 đỉnh Lang Bian nhiều khi mây phủ trắng với chuyện tình đẫm đầy nước mắt của chàng Lang và nàng Bian được ghi vào huyền sử của đồng bào dân tộc K?Tho.
    Phía Nam có đường 20 về Sài Gòn, qua đèo Prenn dài 11km với nhiều thác nước: Đatanla, Prenn? còn in dấu tích các cuộc chiến tranh của các bộ tộc Lạch, Chil với người Chăm (Chàm) vào giữa thế kỷ 15, 16. Phía Tây từ thác Cam Ly có đường mòn đi qua Buôn Ma Thuột theo ngả Tà Nung - Nam Ban rồi rẽ qua đường 21 Phú Sơn, Lạc Thiện. Phía Đông là Đơn Dương có đường về Phan Rang (Ninh Thuận) sau khi qua đèo Ngoạn Mục (Bellevue) dài 20km, đẹp và thơ mộng không khác gì đèo Hải Vân.
    Thật ra Đà Lạt cách biển Đông không xa lắm, chỉ chừng 80km đường chim bay và cách Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước chỉ hơn 300km với 6 giờ đồng hồ đi ô tô và 40 phút kể từ khi máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất và đáp xuống phi trường Liên Khương. Mấy chục năm trước đây, Đà Lạt còn có một phương tiện giao thông độc đáo nữa là đường xe lửa răng cưa để đưa du khách từ các nơi lên Đà Lạt, nhưng rất tiếc hiện nay hệ thống vận chuyển này đã hư hỏng và chỉ mới tu sửa được một đoạn ngắn từ Đà Lạt đến Trại Mát để thỉnh thoảng đưa khách đi tham quan.
    Vừa qua, việc nâng cấp quốc lộ 27 nối dài qua ngả Đức Trọng - Lâm Hà đã mở một viễn cảnh thuận lợi cho việc giao lưu giữa Đà Lạt với các tỉnh Bắc Tây nguyên. Riêng quốc lộ 20 được nâng cấp, sửa chữa sẽ góp phần nối liền huyết mạch giao thông và trao đổi kinh tế giữa Đà Lạt với các tỉnh miền Đông Nam Bộ như : Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh?
    ?oMimosa, từ đâu em tới đất này ? Đà Lạt đồi núi chập chùng. Đà Lạt trời mây nước mênh mông !?. Thật vậy, đúng như nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã viết, địa hình Đà Lạt được phân thành nhiều bậc thấp cao. Bậc địa hình thấp là khu trung tâm với những lòng chảo được tạo ra bởi những ngọn đồi mấp mô nối tiếp nhau có độ cao 25-100m và cao độ trung bình của Đà Lạt là 1.500m so với mực nước biển. Địa hình cao, bao bọc các lòng chảo và trở thành ?obức màn chắn gió? cho thành phố là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m: phía Đông Bắc có dãy Láp Bê Bắc (1.738m) hay còn gọi là hòn Ông và dãy Láp Bê Nam (1.709 m) hay còn gọi là Hòn Bồ. Riêng phía chính Bắc có dãy núi Lang Bian hay còn gọi là núi Bà (2.165m) kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam, sừng sững như một trường thành che chở cho Đà Lạt; phía Đông có đỉnh Gió Hú (1.644m); phía Tây là các dãy núi Yàng Sơreng với các đỉnh cao nổi bật là Pin Hatt (1.691m) và You Lou Rouet (1.632m). Chính nhờ có địa hình đặc trưng như vậy mà thiên nhiên ở đây đã cho thành phố xinh đẹp nay nhiều thác nước nổi tiếng mà du khách dù chỉ một lần đặt chân đến đây cũng không thể nào quên: Prenn, Đatanla, Cam Ly, Hang Cọp, Sơ Ra, Bảy Tầng, Uyên Ương và xa hơn nữa là thác Voi (thuộc huyện Lâm Hà), thác Liên Khương (thuộc huyện Đức Trọng)...
    *
    (còn tiếp)
    Được difomus sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 18/11/2006
  9. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    tiếp bài trên, "Thiên nhiên Dalat" (nguồn www.lamdong.gov.vn )
    Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng thừa nhận rằng: Chính nhờ vào địa hình đồi núi chập chùng và ?ongự trị?T ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển nên Đà Lạt đã được tạo hóa ban cho một khí hậu tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được: Nhiệt độ trung bình cả năm 18oC. Theo số liệu của cơ quan khí tượng thủy văn Lâm Đồng thì từ năm 1977 đến 1991, nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố chỉ dao động từ 17,5oC đến 18,2oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (vào khoảng 15,6oC). Tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (19,5oC). Điều này chứng tỏ nền nhiệt độ ổn định qua các tháng và các mùa trong năm. Đặc biệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thường trung bình năm là 9oC. Các tháng mùa khô có biên độ nhiệt lớn (tháng 1 đến tháng 4) với trị số dao động từ 11,2o đến 13,2oC. Các tháng mùa mưa lại có biên độ giảm chỉ còn 6o đến 7oC. Nhiệt độ mặt đất trung bình hàng năm của Đà Lạt là 20,6oC.
    Chế độ mưa ở Đà Lạt cũng ôn hòa thường bắt đầu giữa tháng 4. Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh lên dần từ tháng 6 thì bắt đầu xuất hiện những đợt mưa kéo dài. Những trận mưa như vậy cũng thường xảy ra khi có bão hoặc áp thấp ngoài biển Đông, vì Đà Lạt nổi tiếng là ?onhạy cảm? với thời tiết của cả nước. Mùa mưa ở Đà Lạt thường kết thúc vào tháng 10, đôi khi giữa tháng 11. Như vậy mùa mưa trên thành phố cao nguyên này kéo dài khoảng 6 tháng. Tháng 4 và tháng 11 được xem là thời điểm ?ogiao mùa? giữa hai mùa mưa và nắng.
    Từ năm 1977 đến năm 1991, lượng mưa trung bình năm của Đà Lạt đạt mức 1.755mm. Năm 1989 là năm có tổng lượng mưa lớn nhất: 2.016mm. Năm 1981 là năm có tổng lượng mưa nhỏ nhất, chỉ có: 1.356mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo thời gian. Tháng 9 là tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 300mm. Ngày 4/5/1932 tại Đà Lạt đã xảy ra mưa lớn nhất từ trước tới nay với tổng lượng ngày: 307mm, khiến xảy ra lũ lớn trên suối Cam Ly, tàn phá 2 đập đất của hồ Xuân Hương và đập thủy điện nhỏ nông trại Cam Ly.
    Độ ẩm của không khí Đà Lạt khá lớn: trong mùa mưa, độ ẩm tương đối các tháng đạt trên 85%. Riêng các tháng 7, 8, 9 có độ ẩm trung bình đạt từ 90% đến 92%. Mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%.
    Lượng mây của Đà Lạt trung bình năm chiếm từ 6/10 đến 7/10 bầu trời. So với các tỉnh Tây Nguyên, lượng mây ở đây có phần ít hơn rất nhiều, nhưng chính lượng mây đã chi phối số giờ nắng của Đà Lạt. Theo thống kê, số giờ nắng toàn năm lên đến 2.340 giờ. Tháng 9 là tháng có giờ nắng ít nhất (100-130 giờ). Tháng 1, 2, 3 là tháng ít mây nên số giờ nắng đã tăng lên 250-270 giờ. Các tháng còn lại số giờ nắng thông thường trên 200 giờ.
    Về hướng gió, tại Đà Lạt, hướng gió thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 là gió Đông - Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường hoạt động mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1 hàng năm. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm hoạt động của gió Tây - Tây Nam. Gió Tây xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 7 tháng 8. Trong những tháng gió mùa Tây Nam thịnh hành thường đi đôi với bão, áp thấp nhiệt đới, nên gió rất mạnh. Vào những tháng cuối quý 3 đôi khi do ảnh hưởng bởi những cơn bão đổ bộ vào miền Trung nên gió bão ở Đà Lạt có thể mạnh đến cấp 8, cấp 9, còn lại bình thường các tháng trong năm đều có những ngày có gió từ 11m/s trở lên.
    Ngoài ra, Đà Lạt còn có những hiện tượng thời tiết lạ so với các nơi khác như: sương mù, dông, mưa đá và sương muối. Mỗi năm ở Đà Lạt sương mù xuất hiện khoảng 80 ngày tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với mật độ trung bình từ 8 đến 16 ngày/tháng. Các tháng còn lại cũng có sương mù xuất hiện nhưng không đáng kể. Có lẽ chính vì vậy nên du khách đã tặng cho Đà Lạt một danh hiệu khá độc đáo ?othành phố mờ sương?.
    Ở Đà Lạt, số ngày xuất hiện dông mà người ta quan sát và thống kê lại bình quân khoảng 60 ngày/năm. Thời kỳ xuất hiện dông kéo dài là từ tháng 3 đến tháng11. Các tháng 4, 5 và 9 là những tháng có dông xuất hiện nhiều nhất. Những tháng đầu mùa mưa chính là thời điểm có những cơn dông xuất hiện vào trưa và chiều, kèm theo mưa rào, đôi lúc có cả sấm sét.
    Mưa đá - nỗi lo lớn nhất của bà con nhà vườn Đà Lạt thường diễn ra vào thời điểm tháng 4 và kéo dài chỉ trong vài ba ngày. Tuy cường độ không lớn, diện tích hẹp, đường kính hạt vào khoảng từ 0,5 đến 1cm, có khi có hạt lên tới 3-4cm, nhưng tác hại của mưa đá đối với rau quả Đà Lạt thì không lường hết được.
    Cứ vào dịp gần tết Nguyên Đán (tháng1,2) là ở Đà Lạt lại xuất hiện sương muối khá nhiều ở các vùng lòng chảo, khuất gió. Dịp Noởl và đầu tháng 3 tuy cũng có sương muối nhưng mức độ nhẹ hơn. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân xuất hiện sương muối là do nhiệt độ hạ thấp về đêm. Chính sương muối là tác nhân gây ra việc hư hỏng đối với rau và hoa. Do vậy vào những tháng này, bà con nhà vườn thường phải tưới nước từ mờ sáng để tránh thiệt hại.
    Do địa hình phức tạp, đồi núi thung lũng xen kẽ nên ở Đà Lạt còn có sự chênh lệch về khí hậu khá lớn so với những con số trung bình. Từ đó hình thành những vùng chuyên canh từng loại cây trái và rau: ?oMận ngọt Trại Hầm, bơ thơm Xuân Thọ, rau tươi Tân Lạc, hoa đẹp Thái Phiên??
    Nhìn chung, khí hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao nguyên nên khá ôn hòa. Nói về mặt nhiệt độ thì rõ ràng thấp hơn so với nhiều nơi trong cả nước. Với khí hậu này, cùng với nhiều yếu tố khác về địa hình và môi trường, chứng tỏ Đà Lạt đã có đủ điều kiện để xây dựng thành một thành phố nghỉ dưỡng và sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản ôn đới mà không nơi nào ở Việt Nam có thể sánh được.
    *
    Khi đề cập đến điều kiện thủy văn, nhiều người vẫn cho rằng sở dĩ Đà Lạt có một nguồn nước khá dồi dào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng rậm vây bọc. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nạn phá rừng phổ biến nên đã giảm đi phần nào nguồn nước của thành phố vào mùa khô.
    Thật vậy, nếu ở phía Bắc Đà Lạt có khá nhiều con suối lớn đổ vào hồ Suối Vàng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, thì phía Đông lại có khá nhiều con suối nhỏ đổ vào thượng nguồn sông Đa Nhim. Nhờ đó, mới có thể tạo nên hồ Đa Nhim và nhà máy thủy điện nổi tiếng Đa Nhim. ở phía Nam phần lớn các con suối thường chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla, dòng Prenn góp phần tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố Cao nguyên này. Chảy qua khu trung tâm Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly, chảy ngang qua huyện Lâm Hà và nhập vào sông Đạ Đờng; diện tích lưu vực xấp xỉ 50km2.
    Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây lại là hồ nhân tạo. Hiện nay trên địa bàn Đà Lạt có một số Hồ Lớn nhỏ như: Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm, Xuân Hương, Suối Vàng, Đankia,? tạo nên những thắng cảnh nên thơ cho thành phố. Điều đáng tiếc là một số hồ như Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có v.v? vốn trước đây là những hồ nước xinh xắn nhưng thời gian qua đã bị bồi lấp!
    Trước đây nguồn nước sinh hoạt của Đà Lạt chủ yếu lấy từ hồ Xuân Hương, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở. Mấy năm nay, nước sinh hoạt cho cư dân Đà Lạt được đưa về từ hồ Đankia. Từ trung tâm thành phố đi về hướng Bắc theo đường Lạc Dương, vượt qua những đoạn đường đất đỏ gập ghềnh sỏi đá và núi đồi chập chùng dài chừng 12km, du khách sẽ đến được Đankia và hồ Suối Vàng - nơi mà cách đây hơn 100 năm bác sĩ Yersin từng ngẩn ngơ trước vẻ tươi đẹp, thơ mộng đến lạ kỳ của thiên nhiên, để rồi sau đó nẩy sinh ý định đề nghị với toàn quyền Doumer cho xây dựng một thành phố nghỉ dưỡng tại khu vực này.
    Đứng ở hồ Suối Vàng chúng ta có thể nhìn thấy thấp thoáng xa xa những rừng thông xanh mơn mởn, nổi rõ trên những quả đồi tròn trịa như chiếc bát úp, chạy tít tắp đến tận chân trời. Trên cao là hai ngọn núi Lang Bian duyên dáng và xinh xắn như bộ ngực căng đầy nhựa sống của một thiếu nữ đang khoe những đường cong tuyệt mỹ với đất trời. Phía dưới quanh năm nước chảy uốn lượn qua những qủa đồi im ắng.
    Cái tên hồ Suối Vàng do ai đặt ? Đến nay vẫn chưa ai có thể khẳng định, chỉ có truyền thuyết cho rằng lúc trước tại dòng suối này có rất nhiều vàng sa khoáng lẫn trong cát và người ta đã sàng lọc. Hồ Suối Vàng bao gồm 2 hồ: Đankia ở trên và Ankroởt ở dưới. Hồ Đankia có diện tích lưu vực khoảng 141km2. Hồ Suối Vàng có diện tích lưu vực 145km2. Bên cạnh chúng là dòng thác trắng xoá đổ ồ ạt suốt ngày đêm. Thật ra, hồ Suối Vàng là hồ nhân tạo được hình thành bởi 2 con đập ngăn dòng chảy của sông Đạ Đờng phát xuất từ núi Lang Bian. Thác Ankroởt được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt và cũng là của Việt Nam vào năm 1942.
    Hiện nay, hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 21 triệu m3 nước. Ngoài việc cung cấp nước uống cho nhân dân Đà Lạt, còn được dùng để chạy máy phát điện cho nhà máy thủy điện Ankroởt với công suất thiết kế 3.100kW/giờ. Bên cạnh đó, hồ Suối Vàng còn là nơi có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp Đà Lạt xây dựng. Qua kiểm nghiệm chất nước tại nhà máy này, các cơ quan chức năng đều xác nhận nguồn nước ở đây đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
    Riêng hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố có diện tích vào khoảng 0,4km2. Chiều rộng mặt hồ trung bình 200m và diện tích lưu vực là 21km2. Hồ Than Thở nằm ở phía Bắc Đà Lạt có diện tích mặt hồ khoảng 0,09km2 và hồ Đa Thiện có diện tích 0,06km2, hồ Chiến Thắng 0,065km2. Phía Nam Đà Lạt còn có hồ Tuyền Lâm với diện tích mặt hồ xấp xỉ 3,2 km2. Đây là nguồn nước tuới mát cho hàng trăm hécta lúa, rau, hoa vùng Đức Trọng và khu vực sản xuất nông nghiệp quanh hồ.
    *
    Về thổ nhưỡng và địa chất ở Đà Lạt, các nhà khoa học đã nhận xét: Quá trình phong hoá tạo đất ở Đà Lạt diễn ra tương đối mạnh mẽ và trong một thời gian dài nên đã để lại một lớp phong hóa khá dày.
    Đất ở Đà Lạt chia ra làm nhiều nhóm bao gồm:
    - Feralit nâu đỏ: Đây là loại đất tốt nhất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp như: trà, cà phê. Loại đất này tìm thấy ở các khu vực như: Vạn Thành, Cam Ly, Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung.
    - Đất feralit vàng đỏ: chiếm 90% diện tích đất toàn thành phố. ở những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao. Đất feralit vàng đỏ, có độ phì thấp đến trung bình thấy xuất hiện ở các vùng như: Thái Phiên, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường, Vạn Kiếp, Mỹ Lộc, Hồng Lạc, là loại đất thích hợp với cây hoa, atisô, rau các loại và cây ăn quả.
    - Đất feralit mùn vàng đỏ: Nhóm đất này thấy xuất hiện ở các ngọn đồi cao phía Nam Suối Vàng, Bắc Cam Ly và núi Lang Bian, diện tích tương đối ít, chỉ có những những vùng còn rừng che phủ.
    Về địa chất Đà Lạt, các nhà khoa học nhận định: Bề mặt địa hình và địa khối Đà Lạt đã có từ lâu đời, cách đây cả triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó còn tương đối trẻ. Địa khối Đà Lạt được hình thành từ các hoạt động kéo dài suốt 70 triệu năm của kỷ Kreta. Sang kỷ Paleogen (cách đây 25-67 triệu năm), địa khối Đà Lạt chịu sự xói rửa, lắng đọng đã gọt giũa dần bề mặt địa hình Đà Lạt cổ. Đến kỷ Neogen (cách đây từ 1 đến 25 triệu năm), địa hình Đà Lạt mới bắt đầu hình thành. Địa khối Đà Lạt chịu sự hoạt động yếu ớt của giai đoạn này: bazan được đưa lên bề mặt địa khối với diện lộ nhỏ ở Đatanla, Cam Ly, Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường với chiều dày mỏng. Đó là những vùng đất phì nhiêu trên địa khối. Hoạt động kiến tạo này đã chấm dứt thời kỳ vận động tạo núi và giúp cho Cao nguyên Lang Bian hoàn thiện dần bề mặt của mình thông qua các hoạt động địa chất mới mà chủ yếu là phong hóa, bào mòn và lắng đọng.
    Tuy nhiên, trong suốt quá trình vận động để tự tạo cho mình trở nên vững chắc như ngày nay, Đà Lạt còn bị các chấn động địa cầu khu vực, lực co rút của các khối macma nên đã xuất hiện các vết đứt gãy phát triển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, Tây Nam. Đi kèm với các vết đứt gãy này là một hệ thống khe nứt dạng lông chim hoặc các đứt gãy đi kèm mà sau này các con suối nhỏ thường đặt lòng lên chúng. Ngay ở trung tâm Đà Lạt, suối Cam Ly cũng là một vết đứt gãy mà các thung lũng hẹp dọc đồi Cù, chợ Đà Lạt, suối giữa đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng? thuộc hệ thống khe nứt chân chim của vết đứt gãy ấy.
    Các nhà khoa học cho rằng : Lịch sử hình thành địa khối Đà Lạt khá phức tạp, mức độ nghiên cứu còn ít. Song, cái thấy được rõ nét là khoáng sản hình thành trong lòng nó rất khả quan bao gồm nhiều loại như cao lanh, đá hoa cương, quặng thiếc , vàng sa khoáng? (*)
    *
    Tóm lại, thiên nhiên Đà Lạt tươi đẹp vô ngần, không chỉ vì có những cánh rừng bạt ngàn vây quanh thành phố, tạo cho thành phố này những nét quyến rũ và độc đáo: ?oĐường trong hoa, thấp thoáng nhà trong lá? và nằm ở lưng chừng trời với độ cao 1.500m, mà Đà Lạt còn có cả một kho tàng động thực vật phong phú ít nơi nào sánh được. Mặc khác, với cấu trúc địa hình phức tạp không những đã mang lại cho Đà Lạt các thắng cảnh ngoạn mục với những hồ thác lừng danh như: Xuân Hương, Đa Thiện, Tuyền Lâm, Suối Vàng, Than Thở, Prenn, Đatanla, Cam Ly, Hang Cọp, Liêng Sơ ri? mà còn đem lại cho Đà Lạt cả một khí hậu ôn hòa giúp tái tạo lại sức khỏe cho con người và là nơi hội đủ điều kiện để xây dựng thành một thành phố du lịch và nghỉ dưỡng với tầm vóc không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới.
    Ngoài ra, thổ nhưỡng, địa chất của Đà Lạt được hình thành khá lâu đời và bền vững với những điều kiện thuận lợi giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là những yếu tố giúp nền kinh tế của thành phố này có thể cất cánh trong tương lai.
  10. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    (nguồn www.lamdong.gov.vn )
    Con người Dalat
    tác giả : Trúc Phương
    Khi đề cập đến con người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng: Thật ra không có người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hòa khí chất của không chỉ các tộc dân bản xứ và 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu.
    Ngược dòng lịch sử và nhận diện con người Đà Lạt hôm nay chúng ta có thể bắt gặp điều đó. Trong bản thân họ luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người miềõn Bắc; nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung ; vẻ thật thà, đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của người Âu Tây.(*)
    Cho tới bây giờ cũng chưa ai lý giải được 3 tộc nguời Lạch, Chil, Srê có mặt tại Đà Lạt tự lúc nào mà chỉ ước đoán rằng họ xuất hiện trên thành phố cao nguyên này cách đây 4, 5 thế kỷ vào, thời kỳ hưng thịnh nhất của vương quốc chăm Pa. Sự phát hiện một số di chỉ đá mài quanh đèo Prenn gần đây cho thấy từ rất xa xưa Đà Lạt đã có người ở, nhưng những người này có quan hệ gì với người Lạch, Chil, Srê hay với người Kinh thì còn phải chờ các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ mới xác định được.
    Dẫu rằng mỗi tộc người có một phong tục, ngôn ngữ, tập quán và tự chọn cho mình một địa bàn cư trú khác nhau, nhưng những gì còn tồn tại cho đến ngày nay, đã góp phần khẳng định người Đà Lạt có một tính cách rất riêng, khó nhầm lẫn với người các địa phương khác. Nếu 3 tộc người anh em Lạch, Chil, Srê chọn phía Tây Nam và Tây Bắc của thành phố để tụ cư, thì phần lớn người Đà Lạt gốc Bắc lại chọn các quả đồi và thung lũng quanh các khu ngoại ô thành phố như ấp: Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Du Sinh để làm ăn, người Thừa Thiên - Huế chọn lòng chảo quanh ấp ánh Sáng (gần hồ Xuân Hương) để cư ngụ; người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thì chọn những vùng đất màu mỡ ở vùng ven thành phố như Xuân Trường, Xuân Thọ; người Hoa lấy khu Hòa Bình, đường Phan Đình Phùng để sinh sống; người Âu chọn các quả đồi xinh đẹp nằm rải rác trong thành phố để làm điểm an cư, xây dựng các biệt thự làm cho thành phố thêm đa dạng, phong phú.
    Ngày nay, từ Đà Lạt theo con đường dốc quanh co gần 20km về hướng Tây Nam chúng ta sẽ gặp ngay bà con Srê, Chil, Lạch với cuộc sống chuyên canh lúa nước, trồng cà phê và hoa màu thuộc xã Tà Nung có diện tích 55,91km2 với 1.953 người dân, trong đó 2/3 là người Chil (587 người), Lạch (347 người) và Srê (290 người). Nếu đi về hướng Tây Bắc của thành phố chúng ta sẽ đặt chân đến Đankia (huyện Lạc Dương) và cũng sẽ bắt gặp được những buôn của người Lạch, người Chil tại đây.
    NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ BẢN ĐỊA Ở ĐÀ LẠT
    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tên gọi của thành phố Đà Lạt được bắt nguồn từ tên gọi một vùng đất của một dân tộc người thiểu số cư ngụ lâu đời trên vùng cao nguyên xinh đẹp này. ?oĐạ? là nước, còn ?oLạch? là dân tộc Lạch. ?oĐạ Lạch? là nước của người Lạch. Sau đó bị biến âm và được Việt hóa thành ?oĐà Lạt?.
    Ông Cunhac - viên công sứ đầu tiên của thành phố cũng thừa nhận như vậy khi trả lời phỏng vấn của Baudrit về tên gọi Đà Lạt. Cunhac nói : ?oà la place du lac coulait le petit ruisseau de la tribu des Lat et qu?Ton appelait ?oDa Lat? (Da au Dak : eau en mọ). Xin tạm dịch : ?oở hồ nước mà dòng suối nhỏ của bộ tộc Lạch chảy qua người ta gọi là Đà Lạt. Theo tiếng Thượng, Da hay Dak nghĩa là nước? (*).
    Thật vậy, trên địa bàn Đà Lạt ngày nay các già làng người dân tộc thiểu số có thể chỉ cho chúng ta dấu vết các buôn làng cũ của tổ tiên người Lạch ở khắp nơi: Bon Đơng (quả đồi trường Cao đẳng Sư phạm), Rhàng Bon Yô (Học viện lục quân), Klir Towach (ấp Hồng Lạc), Đa Gut (Bệnh viện Lâm Đồng, ấp Mỹ Lộc), Rhang Pang M?TLy (thác Cam Ly), Mang Ling (Sân bay Cam Ly).
    Thực tế, thủa xa xưa, người Lạch thường chọn các khu rừng thưa, gần nguồn nước để cư trú. Về phía Bắc Đà Lạt họ ở dọc dãy Lang Bian, sông Đạ Đờng (hồ Đan Kia). Ở phía Đông có con suối Đạ Sa là ranh giới của các buôn người Lạch và người Chil với những tên đất, tên người ngày nay khó mà nhầm lẫn: Đông Tiêng Liêng, Rhàng Groi, Par Smếch, Yô Mang (xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương). Về phía Tây, người Lạch cư ngụ dọc các hợp lưu của suối Đa Muyt. Theo lời kể của một số già làng người dân tộc bản địa thì sở dĩ người Lạch phải trú ngụ ở khắp nơi như vậy là vì: ngoài tập quán sống du canh, du cư còn do những năm tháng xa xưa bệnh dịch rất hay xuất hiện, hoành hành. Đó là chưa kể đến những sự thù hận, lấn chiếm đất đai xảy ra tranh chấp, tàn sát vô cớ giữa các tộc người với nhau. Ví dụ: Chỉ vì bệnh dịch làm chết hàng trăm người ở Bon Nơr vào một ngày nọ mà bà con người Lạch lo sợ quá phải dời buôn đi trong đêm tối và già làng quyết định phải đổi tên của họ tộc mình thành Chil (Chil Mup, Chil Tiêng Kla). Hoặc cuộc tranh chấp đất đai ở Bon Ding xảy ra đổ máu khủng khiếp nên làng Lơm M?TBiêng đã phải bỏ hẳn vùng đất Bon Ding (Thung lũng Tình yêu ngày nay) để ?otản cư? xuống tận Đơn Dương. Hay có tộc họ vì nợ nần phải bán đất mà đi như Bon Mho Prềnn đã phải giã từ vùng đất Prenn quen thuộc để tìm nơi định cư mới. Cuối cùng, theo thời gian, phần lớn các buôn làng người Lạch dồn về phía Tây Nam thành phố cùng với các tộc người anh em khác sống quần cư kéo dài từ Tà Nung xuống tận Lâm Hà, Đức Trọng.
    Ở xã Tà Nung ngày nay có thể bắt gặp 3 tộc người Lạch, Chil, Srê sống quây quần bên nhau. Một số già làng ở đây cho biết: Người Srê là tộc dân sống lâu đời nhất của vùng đất này. Lúc trước, nơi đây có tên là Bon Tr?TNũn. Người Srê sống du cư luân khoảnh trên một vùng đồi núi nhất định. Họ biết làm ruộng nước và lúa rẫy nên cuộc sống có phần ?ono cái bụng? hơn các tộc người anh em khác.
    Sau đó, một số bà con người Chil từ Đạ M?TRông vì cuộc sống du canh du cư quá khó khăn, đói khổ, nên mới kéo đến R?THàng Đang phía Tây Bắc xã Tà Nung xin già làng Bon Tr?TNũn giúp đỡ và cho phép họ được làm rẫy tại đây. Đó là vào khoảng năm 1934. Một thời gian sau, vào khoảng năm 1955, số người Chil này mới chuyển dần xuống cư trú tại vùng đất trung tâm Tr?TNũn. Sau 10 năm làm ăn sinh sống, đến năm 1965, họ kéo nhau về Đinh Văn, Lâm Hà. Cuối năm 1965, tại Tr?TNũn xảy ra một vụ hỏa hoạn khiến cả làng khánh kiệt, đói kém, trong lúc đó chính quyền Sài Gòn lại tiến hành chiến dịch ?otảo thanh? ?ogiành đất? nên nhiều hộ đồng bào dân tộc Chil buộc phải bỏ làng ra vùng thác Cam Ly cư ngụ gồm nhiều họ tộc khác nhau.
    Sau năm 1975, nhiều hộ đồng bào người Chil đã tìm về quê cũ. Tr?TNũn lúc bấy giờ trở thành xã Tà Nung - một xã dân tộc ít người của thành phố Đà Lạt. Tháng 10.1987, người Lạch ở Manline cũng được đưa vào khu vực Tà Nung 2 để hình thành vùng quy hoạch dân tộc ít người của Ban kinh tế mới định canh định cư. Đến năm 1982, bà con người Lạch lại chuyển đến Tà Nung 1 hoà nhập với cộng đồng người Srê, Chil để trồng lúa nước, cây cà phê.
    Người Lạch lúc đầu chỉ biết trồng lúa nước ở những khu vực sình lầy ven suối có nguồn nước thiên nhiên dồi dào. Nhưng sau đó, họ bắt chước người Chu Ru và người Kinh làm ruộng bậc thang, ?odẫn thủy nhập điền? để làm ruộng ở những vùng cao hơn và trồng lúa rẫy. Song, do chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bón phân nên năng suất hãy còn thấp. Mỗi năm bà con chỉ sản xuất được 1 vụ, làm rẫy bắp là chủ yếu, nên thường hay bị đói kém vào mùa giáp hạt.
    Người Lạch giỏi chăn nuôi ngựa và sử dụng nó làm phương tiện đi lại, chuyên chở để trao đổi hàng hóa. Vào thời kỳ thịnh vượng, mỗi gia đình nuôi được từ 5 đến 10 con. Bên cạnh đó, họ còn chăn nuôi thêm trâu, heo, gà, dê, chó và sau này có thêm cả bò. Nhưng tập quán của họ là thả rong gia súc, đặc biệt trâu là con vật được bà con thường dùng trong các nghi lễ cưới hỏi và cúng tế thần linh.
    Trong lịch sử phát triển của các dân tộc trên cao nguyên Lang Bian, phải nói rằng người Lạch biết buôn bán khá sớm. Từ xa xưa họ đã xây dựng được những ?ohiu chung? (thương trạm) để trao đổi hàng hóa ở Lạch Đừng (Đầm Ròn, huyện Lắc) ở Lang Kanh (Láng Tranh) với người Chil, Mnông?
    Các già làng kể lại rằng, từ thời vương quốc Chăm tan rã, người Lạch đã biết tổ chức thành từng nhóm hai ba chục người gùi các đặc sản của rừng cao nguyên như: gạc nai, ngà voi, ngo dầu, mây, và đem cả trâu, ngựa ? xuống tận Phan Rang để đổi lấy muối và sắt để làm dao, rựa, xà gạc vào mỗi dịp nông nhàn. Bà con thường dùng trâu để định giá. Mỗi con trâu đổi lấy 30 thanh sắt. Một gùi gạo đổi lấy một chén muối.
    Đến đầu thế kỷ 20, người Lạch còn biết cho nợ đối với khách hàng quen, tìm mối, trả thù lao và luôn giữ chữ tín. Trước và sau mỗi chuyến buôn đường dài như vậy, bà con thường hay cúng Yàng và dùng quẻ bói toán để nhờ thần thánh phù hộ cho chuyến đi thu được nhiều lợi nhuận. Do vậy, người Lạch được các dân tộc khác như : Chil, Srê, Chu Ru ? khen là : ?onhững đứa con lanh lợi? của Yàng. Bên cạnh đó, người Lạch còn biết đan lát các loại gùi mây, nong nia, chiếu, mũ, túi đựng thức ăn để mang đi trao đổi. Trước đây, nghề đan chiếu cói được phụ nữ người Lạch rất coi trọng và truyền từ đời này sang đời khác. Những cô gái Lạch khéo tay dệt chiếu rất được trai buôn trọng vọng. Cứ sau mỗi vụ lúa, những người phụ nữ Lạch lại đi nhổ cói ở các vùng đầm lầy đem về phơi khô, chuốt vót rồi đem ngâm nước, phơi lại. Họ vào rừng tìm cây duếch làm thuốc nhuộm. Sau đó dệt thành những chiếc chiếu với hoa văn khá độc đáo. Bêlbang (loại chiếu dùng để quấn người chết), cũng như chiếu dùng cho người sống của bà con người Lạch được bà con các dân tộc anh em khen ngợi vì không bị gãy, mềm mại và có hoa văn sắc sảo, xinh đẹp . Song, thật đáng tiếc hiện nay nghề thủ công này không còn nữa hoặc chỉ tồn tại rất ít trong một số gia đình ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
    Không chỉ biết buôn bán và đan lát giỏi hơn các dân tộc bản địa khác, trong quá khứ người Lạch còn biết đặt bẫy để săn bắt thú rừng như: heo, mang, nai, thỏ? Họ cũng làm được các loại bẫy: che raơh (bẫy sập), dier sat (bẫy đập), dier ah (bẫy chặt), dier xkơ (bẫy thòng lọng), dier xetap (bẫy nút). Ngoài ra, họ còn biết bắn cung, bắn ná, phóng lao để săn các loài mãnh thú.
    Một buổi đi săn của Lạch thường có khá đông người và diễn ra khá sinh động bao gồm những tay thợ săn thiện xạ với một bầy chó. Họ chia thành hai nhóm: một nhóm mai phục các khu vực dự kiến con thú sẽ tháo chạy; nhóm còn lại có nhiệm vụ dùng dao nhọn, cung nỏ và chó la hét để uy hiếp khiến thú rừng phải dồn vào một góc nhằm dễ bề bắn hạ. Mặt khác, người Lạch còn biết đào hầm đặt chông để bắn các loài thú rừng lớn như: min, cọp, gấu, nai. Sau mỗi chuyến đi săn đầu con thú bao giờ cũng được giành cho người chỉ huy. Các chủ bầy chó và những người thợ săn đâm nhát lao đầu tiên cũng được chia phần hơn để thể hiện sự công bằng và kính trọng. Người Lạch cũng biết đánh cá ở các sông suối bằng phương tiện thô sơ như: pàn (đó), kơtikô (đâm lao), cacharka (rổ xúc), du (vó) và suốt cá bằng vỏ cây độc đem đập cho dập rồi thả xuống đầu nguồn nước. Việc tìm rau, bẻ măng, chuối rừng, hái nấm để dùng trong các bữa ăn thường được giao cho phụ nữ và trẻ em. Hàng ngày, người Lạch thường chuẩn bị 3 bữa trước cho một ngày. Trước đây, khi chưa có nồi đồng, nồi gang, họ dùng ống nứa để nấu, canh là một món rau nấu với tấm bỏ thêm ớt không có gia vị. Phần lớn món ăn còn lại đều được nấu khô để ăn bốc. Thịt cá được kho, luộc hoặc nấu với cây chuối non. Nước uống được lấy từ các con suối đem về bằng các trái bầu. Rượu cần (tơ rnơm) chế biến từ gạo, bắp hoặc sắn trộn với men là một loại cây rừng rồi cho vào ché.

Chia sẻ trang này