1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÃY ĐẾN VỚI ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG ! ( Nơi giới thiệu cảnh quan và con người )

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi su_su_, 17/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Con người Dalat (tiếp)
    Y phục của người Lạch rất đơn sơ! đàn ông đóng khố, phụ nữ quấn váy ngắn. Vào mùa rét, họ dùng vỏ cây rừng ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ, làm thêm tay áo cũng bằng vỏ cây rồi dùng dây mây khâu lại mặc cho đỡ lạnh. Với chiếc khố dài chừng 1,5m, rộng 20cm, người đàn ông Lạch quấn vòng quanh bụng để cho 2 đầu khố che phía trước và sau mông. Phụ nữ chỉ mặc váy quấn quanh người một vòng rồi giắt cạp. Trang sức của bộ tộc Lạch gồm vòng cổ, vòng tay, cườm và căng tai. Tuy nhiên, bộ tộc Lạch là tộc người bỏ tục ?ocà răng căng tai? sớm nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng.
    Đối với người Lạch, việc dời làng đi nơi khác là một việc vô cùng hệ trọng. Muốn quyết định phải được hội đồng già làng cho ý kiến. Việc cất nhà cũng vậy, muốn chọn địa điểm người Lạch dùng 7 hạt gạo, 7 hòn than đặt xuống đất rồi lấy chén đậy lại và để bên cạnh một chén nước đầy. Sau một đêm, nếu thấy chén nước vơi đi hay mất 1 hạt gạo, 1 hòn than thì cho là vùng đất ấy có? ?oma? không thể làm nhà được! Có dòng họ dùng lá porlăn đậy 4 chén đầy, qua một đêm nếu thấy vơi thì cũng phải bỏ đi. Khi làm nhà ở một vùng đất chẳng may rơi vào buôn khác, việc đầu tiên là phải đến thương lượng đền trâu, ché cho chủ đất cũ, sau đó mới làm lễ cúng Yàng để được đấng tối cao thừa nhận mình là chủ sở hữu mới. Nhà ở của người Lạch có 2 loại: người giàu có cất nhà sàn, người nghèo làm nhà sạp, mái lợp tranh. Họ cũng tin rằng khi vào rừng lấy gỗ về làm nhà, nếu gặp con mang, con vượn kêu lên mấy tiếng thì phải lập tức bỏ đi, bằng không sẽ gặp tai họa.

    Trước đây, ở người Lạch còn có tập tục làm một căn nhà dài để cả đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở, nhưng không có vách ngăn. Tuy nhiên, mỗi hộ (con cái đã cưới vợ) có một bếp riêng. Con trai chưa vợ được ngủ ở ngay giữa nhà đối diện với cửa ra vào. Mỗi lần có khách quý đến chơi cũng được bố trí ngủ tại đây. Việc ăn uống của khách do các hộ cùng góp cơm, thức ăn cho hộ có khách. Lúc ngủ, họ nằm xoay đầu vào vách và đưa hai chân gần bếp lửa để sưởi ấm. Cha mẹ khi già yếu ở chung với con út. Nếu con cháu ngày một đông thì cứ việc cơi nới thêm. Muốn tách ra làm nhà riêng phải làm ngay bên cạnh nhà của cha mẹ. Ngày xưa là vậy, song hôm nay ở nhiều dòng họ tập tục này đã bỏ đi, con cái khi có gia đình được quyền làm nhà riêng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu sẽ được cả làng xúm lại giúp lo việc cất nhà.
    Theo nhiều nhà nghiên cứu thì dòng họ ở người Lạch xuất hiện rất muộn bởi lẽ trong các truyền thuyết, lịch sử, ông bà tổ tiên, những anh hùng của người Lạch được con cháu nhắc đến với những cái tên không có họ. Theo lời kể của các già làng người Lạch thì dòng họ trùng với tên gọi của các buôn như: Bon Yô, Đa Gut, Lơm M?TBiêng. Trước đây, các họ tộc thường sống chung dưới một nhà sàn dài hàng chục mét. Nhưng sau đó, những căn nhà sàn như vậy không còn duy trì nữa mà các hộ ra ở riêng theo từng nóc nhà nên ở các buôn không còn mang tính chất huyết thống một dòng họ như trước.
    Mặc dù người Lạch theo chế độ mẫu hệ song chủ họ (pômpol) được bầu chọn phải là một người đàn ông có tài ăn nói, hiểu biết, thông thạo về cách làm ăn, giỏi kể chuyện cổ tích và là chồng của một người đàn bà có uy tín trong họ tộc. Tương tự như vậy, chủ buôn (kwang bon) cũng là một người đàn ông có tài hùng biện, thông thạo lịch sử, phong tục, luật tục của bộ tộc, được bà con các bộ tộc trong buôn bầu ra để làm nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo công việc chung. Chủ buôn được bà con giao cho trọng trách quyết định việc chọn đất, dời làng, hòa giải, xử kiện, ghi nhớ ranh giới của buôn nhằm ra lệnh cho con cháu, trai tráng trong buôn phải gìn giữ, bảo vệ khi bị xâm chiếm. Do không có chữ viết nên chủ buôn đối với dân tộc Lạch còn được xem như là một người có tài nhớ tất cả các phong tục, tập quán cũng như luật tục của bộ tộc và chỉ đạo cả buôn phải thực thi, cư dân trong buôn phải luôn có ý thức tự giác chấp hành ý kiến của chủ họ, chủ buôn tuân thủ các luật tục dù khắt khe đến mấy. Tuy nhiên, họ có quyền được bầy tỏ ý kiến và tham gia người đứng đầu họ, đầu buôn, đầu làng. Hình phạt nặng nề nhất đối với người Lạch là bị đuổi ra khỏi buôn làng. Do vậy họ luôn có ý thức tôn trọng các phong tục, tập quán của bộ tộc.
    *
    Trong hôn nhân, theo quy định chung, anh em cùng dòng họ không được lấy nhau (tính theo họ mẹ) và không được lấy chồng hoặc vợ của các dòng họ thù địch hoặc là người bị tình nghi là? ?oma lai? !. Chính vì vậy, có một thời gian dài, ở người Lạch đã xảy ra việc cấm kết hôn giữa các dòng họ như: Liêng Hót không được lấy Đa Gút, Liêng Jăng không được lấy Krajănh, Đa Gút không được lấy Panting,? Mãi đến những năm sau này luật tục khắt khe này mới dần được xóa bỏ.
    Chế độ một vợ một chồng đối với dân tộc Lạch được xác lập rất rõ ràng và bền chặt. Tục ?onối dây? cho tới nay vẫn còn tồn tại. Trường hợp vợ hoặc chồng chết, sau một năm, người sống mới được quyền ?ođi thêm bước nữa?, nhưng tốt nhất lấy vợ, lấy chồng thì chọn con cô, con cậu. Người phạm tội ngoại tình thường bị cả làng lên án và bị xử phạt rất nặng: từ 2 đến 3 con trâu kèm theo từ 5 đến 7 ché rượu. Vợ chồng muốn ly hôn phải được hội đồng già làng đồng ý và chỉ được cho phép khi một trong hai người thiếu trách nhiệm với gia đình con cái hay phạm tội ngoại tình. Người gây ra việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người kia. Nếu không thực hiện, mọi tai họa xảy ra cho buôn làng trong năm ấy người này phải gánh chịu mọi hậu quả.
    Việc cưới xin ở người Lạch khá giản đơn: Mặc dù việc tìm hiểu và đi tới hôn nhân là do người con trai chủ động, song do theo luật tục ?omẫu hệ? nên nhà gái phải đứng ra lo liệu toàn bộ để ?obắt chồng? cho con. Trước hết họ nhà gái cùng đi với 3 hoặc 4 người ngoài họ, trong đó có một người ăn nói giỏi làm ?oông mai? đến nhà trai để dạm hỏi. Nếu bị từ chối phải nhiều lần đến thuyết phục cho tới khi nào đồng ý. Sau đó phải làm lễ ra mắt họ hàng nhà trai. Khác với tục lệ cưới xin của người Kinh là trong những lần như vậy đều có sự hiện diện của cô dâu lẫn chú rể để lắng nghe cả hai gia đình bàn bạc. Sau khi được sự thoả thuận của hai bên, một đám cưới nhỏ sẽ diễn ra để tiễn chú rể về ở nhà ******* là lễ pô jâng (nhấc chân). Sau hai năm chăn gối vui vẻ bên nhau, có khi con cái đã ra đời thì mới làm đám cưới (tam lir) và người Lạch thường khấn nguyện :
    ?oHôm nay cho con trai con gái cùng chung sống
    Như trâu thấy nhà để về chuồng
    Hãy ăn ở đến già
    Hãy làm lụng cùng nhau
    Sống đến bạc đầu
    Tâm tình không chán
    Đừng lang thang như con **** với hoa
    Sống cho đến khi lưng còng
    Đi làm biết chỗ để về
    Đi rẫy biết nơi mình ở
    Đi rừng vẫn nhớ nhà?
    *
    Tang chế đối với bộ tộc Lạch cho tới nay vẫn còn giữ quan niệm ?otrả người chết về với rừng?. Khi một gia đình có tang thì bà con trong buôn tụ tập lại mổ trâu, uống rượu, đánh chiêng theo nhịp điệu buồn bã bi ai. Tang gia khóc và kể lể công đức người vừa qua đời theo một nhịp điệu của bài văn vần để bày tỏ nỗi tiếc thương của mình và cầm lục lạc rung theo nhịp kể của từng người. Chủ nhà sẽ nhờ bà con vào rừng chặt một cây lớn khoét ruột để làm quan tài và trang trí lên đó những hình hoa văn đơn giản. Việc khâm liệm người quá cố được dùng bằng một chiếc chiếu (bêlbang) có hoa văn đẹp. Người chết được cúng cơm suốt 3 ngày tại nhà. Khi đi đưa an táng, họ được chia tài sản để mang theo. Lúc đem chôn người ta còn cúng thêm 1 con gà sống, làm cho nó chết dần để hồn người chết nhập vào đó, khỏi quay về gây phiền nhiễu cho buôn làng. Sau 7 ngày, tang gia lại quay về với công việc của mình và không bao giờ quay lại mồ người chết để viếng thăm. Trước đây, ở người Lạch còn có tục lệ : sau một thời gian chôn cất, họ làm lễ bơ thi (bỏ mã) để cải táng người chết đem chôn vào mộ chung với dòng họ, nhưng ngày nay ít thấy.
    Mặc dù tang lễ của người Lạch được tổ chức như vậy, song quan hệ gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái và tổ tiên luôn tỏ ra rất tình nghĩa và có nề nếp :
    ?oCon trâu chết còn cặp sừng
    Cha mẹ chết còn con cái
    Sau anh là em
    Sau cậu là cháu
    Và ngay sau các con là dấu vết của ông bà?
    *
    Đối với họ, người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống đời thường lẫn thế giới tâm linh. Bằng chứng là các vị thần quan trọng được người Lạch tôn vinh đều là nữ thần: Thần đất đai (Yang Teh), thần lúa (Yang Kuê),? Người mẹ trong gia đình luôn được kính trọng vì ngoài việc cùng với chồng lao động sản xuất, họ còn phải chăm sóc con cái, giã gạo, lấy củi, lấy nước, thức khuya, dậy sớm để lo bữa ăn cho cả nhà.
    Do cuộc sống khốn khó lại phải luôn đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt nên người Lạch cũng tự tìm cho mình những đấng siêu nhiên để an ủi, giúp đỡ và bảo vệ để họ vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Người Lạch cho rằng: ốm đau , bệnh tật, tai nạn, chiến tranh đều do các Yàng và Chạ (ma quỷ) gây ra nên phải tổ chức các lễ nghi cúng tế long trọng để cầu thần linh về giúp đỡ. Cao nhất là thần Ndu - đấng sáng tạo ra muôn loài. Tiếp đến là thần núi Lang Bian, thần sông, thần nước, thần nhà, thần ghè? Để giao tiếp với các đấng siêu nhiên này cần phải có thầy phù thủy (pôgru), thầy cúng (pôjâu) là những người thường đứng ra lo việc cúng tế cho cả buôn làng và chữa bệnh cho dân trong buôn bằng thuốc và bằng pháp thuật. Họ còn cho rằng các pôgru, pôjâu là những người có khả năng phát hiện ra cả ??oma lai?! Thực ra đây chính là một hủ tục lạc hậu đã gây ra bao cái chết oan uổng, đau thương cho buôn làng.
    Ngày nay, một số nơi vẫn còn duy trì các tục lệ kiêng cử như: luôn giữ lửa trong bếp, khi nấu ăn không được nói chuyện, sản phụ kiêng thịt tươi, củi không chụm đằng ngọn trước, không dùng củi gần nhà vì đó là củi bẩn; trong suốt thời gian thu hoạch lúa, người nhà không được tắm giặt, không ăn thịt nai, không ăn thịt lươn hoặc nòng nọc vì sợ ăn thịt nai, nai sẽ ăn lúa, lúa giận bỏ đi sợ ăn lươn vì luơn trơn tuột mất lúa hoặc lúa bị teo lại khi nấu !
    Để cầu xin thần lúa phù hộ giúp đỡ, lúc gieo lúa , người Lạch thường cúng một con gà và một ché rượu. Khi lúa trổ bông thì giết heo, dê và làm lễ cúng lớn hơn. Đến lúc đạp lúa lại mổ một con gà cắm trên đồng cho đến khi đạp xong. Trong thời gian đó, họ còn làm thêm heo gà và rượu cần mời bà con đến ăn uống ca hát đến ngày hôm sau mới đạp lúa và mang lúa về.
    Sau khi thu hoạch xong mùa màng, cả buôn làng lại tổ chức lễ đâm trâu (sa rơpu) để cúng tế, tạ ơn thần linh. Buổi lễ này thường được tổ chức ở dưới chân núi Lang Bian. Ngoài con vật hiến sinh còn có một chiếc rìu và 3 chén nước. Lễ được tổ chức trên một trảng cỏ bằng phẳng, trước đó người ta cho dựng cây nêu với màu sắc sặc sỡ, cột chặt con trâu vào cọc và cho mời các chủ buôn làng khác đến dự. Khi tế lễ thì dàn chiêng được huy động và người nhảy múa ca hát xung quanh. Những thanh niên khỏe mạnh với cây lao sắc nhọn trong tay sẽ thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi chết. Máu trâu được bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng trên lửa than hồng và ăn tại chỗ. Số còn lại được chia đều cho từng gia đình trong buôn. Nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng cho việc tế lễ thần linh, các gia đình người Lạch trong buôn làng mỗi năm sẽ thay phiên nhau hiến một con trâu để tế lễ.
    Có lẽ xuất phát từ trình độ kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, cộng vào đó là tục cúng tế quá nhiều và lãng phí như vậy, nên hàng năm nhiều gia đình người Lạch thường bị thiếu đói trong mùa giáp hạt từ 3 đến 4 tháng.
    Cũng như các bộ tộc khác ở Lâm Đồng, người Lạch không có văn tự nên mọi ghi chép văn hóa phải thông qua con đường truyền miệng. ?oGhe gen nau tam tor? (có nhiều truyện trong tai) hay ?oTôr git nau gau? (cái tai biết cách ngôn) là những câu cửa miệng của người Lạch dùng để khen tặng những người tài giỏi của bộ tộc và đây cũng là nếp sống chung của họ. Các câu chuyện cổ tích, các luật tục, gia phả dòng họ và cả các sự kiện lịch sử quan trọng đều được người Lạch kể lại bằng thể loại văn vần.
    Những câu chuyện truyền miệng của người Lạch thường đưa ra cách giải thích về sự hình thành nên muôn loài, nguồn gốc của các dân tộc, sự khác biệt giữa con người, động vật và cả các luật tục kiêng cử.
    Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác như: M?TNông, Êđê, Mạ, người Lạch cũng có cả một pho truyền thuyết để lý giải về sự tận diệt của con người và sự tái tạo lại loài người của tạo hoá. Mặt khác, họ cũng đưa ra cách giải thích về sự đặt tên các ngọn núi con sông, sự hợp nhất của các bộ tộc Lạch, Chil, Srê thành dân tộc K?Tho trên cao nguyên Lang Bian.
    Nếu như năm 1940, chỉ có 800 người Lạch thì đến năm 1993 đã tăng lên 2.700 người, tập trung đông nhất ở xã Lát (Lạc Dương) với 2.411 người trong 387 hộ. Số còn lại rải rác ở Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương?
    Cùng với sự phát triển chung của cư dân Đà Lạt, nhiều nơi đồng bào Lạch đã bỏ được những hủ tục lạc hậu, luật tục khắt khe, ràng buộc con người một cách vô lý. Song bên cạnh đó, điều đáng lo ngại là một số sinh hoạt văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một theo cơ chế thị trường. Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm giúp đỡ để khôi phục và phát triển những truyền thống văn hoá quý báu của đồng bào các dân tộc ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung.

    Được difomus sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 18/11/2006
  2. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Con người Dalat (tiếp)
    NGƯỜI ĐÀ LẠT GỐC MIỀN BẮC
    Theo con số thống kê chưa đầy đủ, người Đà Lạt gốc Bắc trên thành phố cao nguyên hiện nay chiếm khoảng 50% số dân toàn Đà Lạt. Điều đó cũng phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử xây dựng thành phố. Để xây dựng Đà Lạt thành một thành phố nghỉ dưỡng, ngày 6.1.1916, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã quyết định biến Đà Lạt thành tỉnh lỵ của tỉnh Lang Bian và cho cấp tốc xây dựng các cơ sở hạ tầng như: khách sạn Lang Bian (1916); nhà máy điện (1919); ngăn dòng suối Lạch để tạo nên thắng cảnh Hồ Lớn (Grand Lac) (1919); làm đường xe lửa răng cưa lên Đà Lạt (1920); xây một số trường tiểu học, ngân khố, bưu điện? để thu hút người dân khắp mọi miền đất nước về Đà Lạt cư ngụ nhằm góp phần xây dựng thành phố. Năm 1923, dự án thiết kế đô thị của kiến trúc sư Hébrard được thông qua với quy hoạch phát triển dân cư Đà Lạt về phía Tây Bắc và Đông Bắc của Hồ Lớn đã đánh dấu một bước phát triển của cư dân Đà Lạt .
    Cho tới bây giờ nhiều người vẫn còn nhớ những năm 1931-1932 đã có hàng chục hộ miền Bắc tìm đến Đà Lạt làm ăn sinh sống tại trại chăn nuôi bò của người Pháp tại Đankia.
    Nhằm thực hiện ý định của toàn quyền Đông Pháp, ông Trần Văn Lý, quản đạo Đà Lạt lúc bấy giờ, đã thống nhất với các ông Hoàng Trọng Phu, Lê Văn Định và một vài viên chức khác di dân ở Bắc kỳ vào thành phố. Đầu tiên, vào năm 1938, có 33 người thuộc các làng: Ngọc Hà, Quảng Bá, Nghi Tàm, Xuân Tảo, Tây Tựu và Vạn Phúc (thuộc tỉnh Hà Đông cũ) được di cư vào Đà Lạt để trồng rau và lập nên ấp Hà Đông.
    Trong suốt 4 năm (từ 1939 đến 1942), do thiếu công nhân để xây dựng và khai hoang nên nhiều chủ vườn ở Đà Lạt đã phải ra tận các tỉnh miền Bắc như: Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh? tuyển thêm lao động. Số người này phần lớn đã quyết định ở lại Đà Lạt làm ăn khi hết hạn hợp đồng.
    Đến năm 1940, ông Phạm Khắc Hoè quản đạo Lâm viên lúc bấy giờ (người Nghệ Tĩnh), sau mấy lần đến thăm ấp Hà Đông, nhận thấy bà con làm ăn được nên mới về quê bàn với ông Nguyễn Thái Hiến đưa một số gia đình trong dòng họ, thân quen của mình từ Nghệ Tĩnh vào Đà Lạt lập nghiệp. Việc chuyển cư này được tiến hành nhiều đợt, chính ông Phạm Khắc Hoè đã bố trí, giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống và xây dựng nên ấp Nghệ Tĩnh vào năm 1940 với diện tích 36ha. Lúc đầu, bà con Nghệ Tĩnh vào Đà Lạt ban ngày phải đi làm thuê, chiều về vỡ đất khai hoang trồng rau. Chỉ sau vài năm, họ đã có trong tay một cơ ngơi rộng lớn và bắt đầu chuyển hẳn qua nghề làm vườn, chuyên trồng cây atisô và dâu tây để cung cấp cho người Pháp và các chợ.
    Trong tập hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, ông Phạm Khắc Hoè nhớ lại: ?oTừ ấp Nghệ Tĩnh, tôi qua thăm ấp Hà Đông. ởỷ đây các loại rau và hoa phong phú và tốt đẹp hơn ấp Nghệ Tĩnh, nhưng người thì dè dặt hơn nhiều? (*).
    Từ năm 1954 trở đi, nhiều trại định cư của bà con Thiên Chúa giáo từ các nơi như: Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh, Hà Nam Ninh, Thái Bình được xây dựng tại Đà Lạt. Thế là xuất hiện các ấp: Du Sinh, Thánh Mẫu, Đa Minh, Đa Thiện?
    Nhiều người cao tuổi kể lại rằng: Tháng 11.1954, nhờ quen biết với linh mục Bửu Dưỡng, hơn 30 hộ dân các vùng Hà Đông, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam Ninh đã được đưa vào Đà Lạt lập trại định cư Du Sinh, đến năm 1960 mới được gọi là ấp. Bà con sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau như: công chức, làm thuê, buôn bán, làm vườn.
    Cuối tháng 3, đầu tháng 4.1955 được sự giúp đỡ của linh mục Mạnh Trọng Bích, khoảng 400 bà con Thiên Chúa giáo của làng Nghi Yên, Cầu Khống thuộc huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh mới di cư vào Đà Lạt. Ngày 22.5.1955, bà con đến nơi và lập ra trại định cư Thánh Mẫu. Cũng vào thời điểm đó, hơn 3.000 giáo dân ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh được linh mục Đỗ Ngọc Bích đưa vào quả đồi thông gần trại Du Sinh lập nên trại định cư Đa Minh. Đến năm 1957, vì trại định cư giải tán, cuộc sống quá khó khăn một số gia đình (khoảng 2.000 người) đã tản mát xuống Đồng Nai và một số nơi khác. Số còn lại quyết tâm bám trụ và sau đó trở thành một bộ phận cư dân của khóm Nam Thiên bây giờ.
    Năm 1957, khoảng 600 giáo dân của làng Phát Diệm được linh mục Mai Đức Thạc đưa vào vùng Cầu Đất lập nghiệp. Lúc đầu họ nhận vào làm sở trà Cầu Đất, nhưng sau đó vì đời sống quá vất vả nên đã có 60 hộ lần lượt bỏ đi nơi khác, chỉ còn không quá 20 hộ ở lại.
    Nói đến những người dân Đà Lạt gốc Bắc còn phải kể đến bà con ở ấp Tùng Lâm, Kim Thạch, đa số là người Hà Đông, Hà Nội được các linh mục đưa đến đây để sinh cơ lập nghiệp.
    Từ năm 1957 đến năm 1975, số dân miền Bắc đến Đà Lạt nhập cư không đáng kể, chỉ từ sau năm 1975 đến nay mới thực sự đông đúc do Đà Lạt tiếp nhận một số bà con từ các tỉnh phía Bắc vào làm ăn sinh sống, công tác trong các cơ quan ban ngành của tỉnh và thành phố. Bên cạnh đó, số bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới Lâm Hà chuyển lên Đà Lạt và nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của mình.
    Thực tế cho thấy rằng người Đà Lạt gốc Bắc có ảnh hưởng lớn đến phong cách người Đà Lạt vì họ chiếm số lượng khá đông và trong họ có cả một truyền thống văn hiến lâu đời, lễ nghi, phong tục, tập quán truyền thống. Chính điều đó đã góp phần tạo nên sự phong phú về văn hóa cho cư dân Đà Lạt. Phải thừa nhận rằng người Đà Lạt xưa nay có được phong cách tế nhị, thanh lịch, nhẹ nhàng, tiếng nói giàu âm sắc là nhờ ảnh hưởng khá lớn của người gốc Bắc nói chung và người Hà Nội - thủ đô của một đất nước vốn có 4.000 năm văn hiến nói riêng.
    Bên cạnh đó, tính cần cù, chịu khó của người Nghệ Tĩnh cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Đà Lạt, vì hơn ai hết, do xuất phát từ một vùng quê nghèo khó, bỏng rát gió Lào, khi đặt chân đến Đà Lạt, những người con Nghệ Tĩnh đã quyết tâm cố gắng làm ăn, tạo ra một ấp Nghệ Tĩnh giàu có và khẳng định được chỗ đứng trong cộng đồng cư dân Đà Lạt như hôm nay.
    NGƯỜI ĐÀ LẠT GỐC THỪA THIÊN - HUẾ
    Trong những năm 1930, vì nạn sưu cao thuế nặng, cũng như sự o ép, hà khắc của chế độ phong kiến và tình trạng đất đai cằn cỗi, những đoàn người Thừa Thiên - Huế đầu tiên đã tìm vào Đà Lạt để kiếm kế sinh nhai. Sau đó, họ về lại quê nhà đùm túm vợ con và rủ thêm người thân thích lên vùng đất tốt tươi, thiên nhiên ưu đãi con người này để sinh cơ lập nghiệp. Họ tập trung cư ngụ quanh khu vực trung tâm thành phố và dọc theo Hồ Lớn để trồng rau và buôn bán, rồi sau đó hình thành ấp ánh Sáng vào năm 1952. Một trong những người sáng lập là ông Cao Minh Hiệu, thị trưởng của Đà Lạt, và cái tên ấp ánh Sáng là do ông đặt ra từ phong trào ánh Sáng của nhóm Tự lực văn đoàn.
    Nhiều cụ già kể lại: Vào năm 1930, nơi đây chỉ có từ 5 đến 6 gia đình người làng Kế Môn, Phước Yên vào sinh sống với những căn chòi tranh vách lá đơn sơ. Ba anh em ông Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá là những bậc tiền bối đã có công ?okhai sơn phá thạch? vỡ hoang vùng đất này. Sau đó, hàng chục hộ gia đình từ Thừa Thiên - Huế thấy việc sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi và dễ dàng nên mới kéo nhau về đây làm ăn ngày một đông đảo.
    Năm 1946, do chiến tranh, nhiều gia đình bà con Thừa Thiên - Huế ở ấp ánh Sáng nói riêng và dân Đà Lạt nói chung phải tản cư đi nơi khác. Cuối năm 1947, họ mới dần dà hồi cư về nơi cũ. Đến năm 1952, khi thành lập và đặt tên chính thức là ấp ánh Sáng, lúc bấy giờ cũng chỉ mới có 36 nóc nhà của 36 gia đình được xây dựng trên một lô đất bằng phẳng ven sườn đồi theo hình chữ A mái ngói, vách gỗ rộng 7,5m, dài 12m, chia thành hai dãy cách nhau một lối đi, mỗi nhà cách nhau 4m tạo thành một khu phố nhỏ xinh xắn. Đến năm 1953 thì dòng điện được chính thức đưa về cho bà con ấp ánh Sáng sử dụng.
    Mấy năm sau, do những biến cố chính trị, nhiều người dân Thừa Thiên - Huế quá lo lắng trước cảnh chiến tranh ác liệt ở quê nhà nên kẻ trước người sau, kéo nhau vào Đà Lạt và họ đều tập trung về ấp ánh Sáng làm cho ấp này phát triển lên tới hàng trăm hộ. Năm 1955-1956, một số hộ ở ấp ánh Sáng bị giải toả để làm chợ mới rủ nhau về Thái Phiên, xin cấp đất làm vườn. Một số khác lên ở dọc khu Hoà Bình để buôn bán. Người Thừa Thiên - Huế vào Đà Lạt mang theo cả phong tục và tập quán cưới hỏi, ma chay, đình đám, hội hè, cách ăn mặc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi lễ nghi cung đình của triều đình Huế vào thành phố cao nguyên. Người Thừa Thiên - Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà.
    Họ thường rất kỹ tính trong mọi việc, từ cung cách làm ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ xứ Huế cũng từ đó có điều kiện du nhập và trở thành phong cách của nữ sinh Đà Lạt .
    Chúng ta hãy lắng nghe Khánh Giang mô tả nữ sinh Đà Lạt vào những năm 1950 : ?oVề nữ sinh, cái áo muôn thuở của các cô là cái áo len màu đen. Vào những buổi tan học, nhìn các cô đua nhau rẽ khắp nẻo đường, phất phơi tà áo dài trắng nổi bật với chiếc áo len đen và chiến nón bài thơ xinh xinh xứ Huế !?? (*)
    Riêng cách trang phục của con người Đà Lạt vào thời điểm bấy giờ, đã được Khánh Giang nhận xét:
    ?o? Từ những người phu xe, những chị buôn gánh bán bưng, những người lao động đến các cậu học sinh, các công chức, tất cả đều phục sức rất đặc biệt theo từng mức sống. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một người bán đậu hủ với gánh hàng nhỏ bé nhưng vẫn tươm tất trong chiếc áo dài trắng thanh cảnh khoác bên ngoài một chiếc áo len đến bộ ?ocom lê? mà bạn rất ?osợ? khi phải mặc ở Sài Gòn và đã giấu kỹ trong đáy tủ, sẽ rất phù hợp khi ở Đà Lạt . Cái nhu cầu chưng diện đã thành thói quen trong giới trung lưu và thượng lưu??
  3. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Con người Dalat (tiếp theo và hết)
    NGƯỜI ĐÀ LẠT GỐC QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH, PHÚ YÊN
    Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy những người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Đà Lạt khá sớm. Họ có mặt từ những năm 1920 khi người Pháp tuyển mộ phu làm đường quốc lộ 1, 11, 20 và làm đường xe lửa Tháp Chàm - Đà Lạt. Tuy nhiên, kể từ khi sở trà Cầu Đất được thành lập (năm 1927) thì những người dân gốc Nam, Ngãi, Bình, Phú? mới thực sự di dân vào Đà Lạt ồ ạt và đông nhất. Phần lớn trong số họ đến đây để làm thuê cho các chủ đồn điền người Pháp và tranh thủ khai hoang lập vườn trồng rau. Dân Nam, Ngãi, Bình, Phú tập trung đông nhất ở Trại Hầm, Tân Lạc, Xuân Thọ, Trại Mát, Xuân Trường. Năm 1929, làng Trường Xuân được thành lập. Từ năm 1936 đến năm 1940, làn sóng người dân Nam, Ngãi, Bình, Phú nhập cư vào thành phố ngày một đông do điều kiện làm ăn ở quê nhà quá vất vả, khó khăn. Họ rủ nhau vào Đà Lạt lập nghiệp và tập trung khá đông ở các khu như Nam Hồ, Nguyễn Siêu? sinh sống bằng nghề làm vườn. Sau năm 1954, những người dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi kéo vào Đà Lạt ngày một đông hơn. Nguyên nhân là do các vùng quê hẻo lánh bị dịch ?otảo thanh?, càn quyét buộc phải ?otản cư? nên thất nghiệp. Trong số đó có một số cán bộ cách mạng do bị lộ hoặc do yêu cầu công tác để tránh sự khủng bố của chế độ Sài Gòn nên phải tìm đường vào Đà Lạt để làm thuê và hoạt động cách mạng. Họ mang theo cả gia đình, vợ con vào thành phố lập nghiệp và ở rải rác khắp nơi trong Đà Lạt từ các đường: Cao Bá Quát, Đinh Công Tráng, Bạch Đằng, Cao Thắng, Nguyễn Siêu đến Cầu Đất, Xuân Thọ, Sào Nam, Thái Phiên, Đa Lợi, Xuân Thành, Trại Mát, Đa Thiện..
    Khác với người Bắc và người Huế, người Nam, Ngãi, Bình, Phú vào Đà Lạt không nhận được một ân huệ, chiếu cố nào của chính quyền lúc bấy giờ mà họ phải tự lực cánh sinh, xây dựng cuộc sống trên quê hương mới. Vì vậy, họ sống rất thực tế, không chú ý lắm đến hình thức và do xuất thân từ một vùng đất có tinh thần thượng võ nên nhóm người này giàu ý chí, nghị lực và cá tính rõ ràng. Hay nói đúng hơn là người Nam, Ngãi, Bình, Phú nhập cư vào Đà Lạt mang theo cả truyền thống bất khuất, kiên cường và nhiệt tình cách mạng. Từ đó, họ đã góp phần tạo nên phong trào cách mạng hào hùng của người Đà Lạt suốt mấy chục năm qua và hình thành nên phong cách ?oBiết nâng hoa nhưng cũng biết tát quân thù?(*) của người dân Đà thành.
    NGƯỜI ĐÀ LẠT GỐC HOA
    Người Hoa đến Đà Lạt cũng khá sớm từ những năm đầu thế kỷ XX. Thế nhưng, mãi đến năm 1935, số lượng người Hoa đến Đà Lạt để làm ăn và định cư mới thật sự rõ nét và đông đảo: 333 người. Những năm sau đó, số lượng tuy có tăng nhưng không đáng kể: năm 1944: 360 người, năm 1952 tăng lên 752 người. Phần lớn trong số họ làm ăn trong các nghề như buôn bán, lao công, giúp việc nhà. Đến năm 1993, Đà Lạt có 2.385 người Hoa thuộc các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến, Triều Châu và Sơn Đông đến Đà Lạt sinh cơ lập nghiệp. Bà con sống tập trung ở các phường 1, 2 và xã Xuân Trường. Số còn lại rải rác từ phường 3 đến phường 11. Họ sinh sống chủ yếu bằng các nghề buôn bán, dịch vụ và các ngành tiểu thủ công nghiệp. Chính họ cũng đã góp phần tạo cho người Đà Lạt đặc tính khéo léo trong kinh doanh, đồng thời góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển.
    NGƯỜI PHÁP Ở ĐÀ LẠT
    Có thể nói, trong quá trình phát triển của thành phố, người Đà Lạt chịu ảnh hưởng không ít tính cách của người Pháp bởi lẽ họ là những người đầu tiên khai sinh thành phố. Lịch sử vẫn còn ghi lại: Sau chuyến thám hiểm của Bác sĩ Alexandre Yersin và những người Pháp đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Lang Bian vào tháng 6/1893, đến năm 1898, ông Missigbrott quyết định ở lại lập một khu vườn rau cải và chăn nuôi gia súc ở Đankia. Tiếp theo, cùng với dự án xây dựng Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng của toàn quyền Đông Dương, các viên chức, binh sĩ cùng gia đình họ đã lên Đà Lạt định cư nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các công sở, trường học.
    Bên cạnh đó còn có những người Pháp đến khai phá và xây dựng các nông trại ở Cam Ly, Đankia, sở trà Cầu Đất. Trong những năm đầu xây dựng thành phố, số người Pháp nhập cư vào Đà Lạt tăng lên không ngừng: nếu năm 1935 chỉ có 470 người Pháp thì đến năm 1940 đã tăng lên 750 người; năm 1944 tăng lên 1.130 người và 1.118 học sinh Pháp; năm 1952: 1.217 người. Nhưng sau đó vì lý do khách quan, số người Pháp chọn Đà Lạt làm quê hương thứ hai từng bước giảm dần chỉ còn 608 người trong năm 1955.
    Trước năm 1945, phần lớn người Pháp đến Đà Lạt sống trong các biệt thự ở phía Nam suối Cam Ly, Hồ Lớn và cư xá Decoux (gần trường trung học Trần Hưng Đạo cũ). Sau đó, họ xây dựng hàng trăm biệt thự dọc đường Trần Hưng Đạo ngày nay và rải rác quanh viện Pasteur Đà Lạt. Người Pháp sống ở Đà Lạt có quê quán từ Paris, Normandie, Corse, Alsace, Lorraine đến Gascogne? Chính họ không những mang đến cho thành phố những giống hoa quyến rũ của quê hương họ mà còn tạo cho bộ mặt Đà Lạt mang dáng dấp của một thành phố Châu Âu thu nhỏ với những biệt thự xinh đẹp thấp thoáng trong hoa trong lá, thì thầm với ngàn thông; những mái nhà thờ với tháp chuông cao vút và bên trên có con gà Gô-loa như những nhà thờ ở Pháp quốc. Họ còn để lại một dấu ấn khó phai mờ trong phong cách người Đà Lạt: không bảo thủ, cố chấp, văn minh và lịch sự. Hãy nghe Khánh Giang mô tả về người Đà Lạt vào những năm cuối 1950 :?oít khi bạn gặp một người mặc áo chemise trần hở cổ, nếu không thắt một chiếc cà vạt thì cũng choàng một ?ophu la? nỉ, ngoài khoác áo ?ovét tông?. Đặc biệt là một lối trang phục đầy màu sắc tươi trẻ của giới sinh viên, học sinh. Nếu có dịp ghé vào một trường trung học Pháp vào mùa lạnh, bạn sẽ có cảm tưởng mình hiện đang ở một trường trung học bên Âu, Mỹ. Những chiếc áo ?ocanadienne? bằng da, áo ?opullover? đủ màu, đủ kiểu, những chiếc ?ovét tông? nỉ carô tuy những mốt nhập cảng từ phương Tây nhưng nhờ áp dụng nhằm nơi, nhằm lúc nên không có vẻ lố lăng mà lại tô điểm thêm màu sắc trẻ trung ưa nhìn? (*).
    Từ năm 1952, các trường trung học, tiểu học dạy theo chương trình Việt được thành lập, vai trò người Pháp dần dần bớt quan trọng trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, song đến những năm 1960, các trường trung học, tiểu học dạy theo chương trình Pháp vẫn tồn tại và tiếp tục mở rộng, thu hút một số lượng lớn học sinh không chỉ của Đà Lạt mà còn của Nam bộ và miền Trung lên theo học. Điều đó đã cho thấy, trong một thời gian khá dài, văn hóa Pháp không chỉ thấm sâu vào tiềm thức của các thế hệ học sinh, sinh viên, trí thức mà còn lan rộng ra các tầng lớp nhân dân trong thành phố, góp phần quan trọng trong việc hình thành phong cách con người Đà Lạt.
    Tóm lại, ngoài những đặc điểm chung của người Việt Nam, do đặc điểm của địa hình thiên nhiên quanh năm mát mẻ, ôn hoà và cộng đồng dân cư thành phố bao gồm dân tứ xứ tha phương cầu thực tìm mảnh đất xinh đẹp, màu mỡ này để sinh cơ lập nghiệp, người Đà Lạt còn chịu ảnh hưởng khá sâu đậm những tinh hoa của nền văn hoá Pháp và chính điều này đã góp phần hình thành nên phong cách riêng của con người Đà Lạt khó lẫn lộn với nơi khác đó là: hiền hoà, trầm mặc, thanh lịch, mến khách, cần cù, bất khuất. Người Đà Lạt vốn từ mọi miền đất nước đổ về hội tụ nên họ rất coi trọng đồng hương, người cùng cảnh ngộ và rất coi trọng tình làng, nghĩa xóm, cũng như tận tình giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Thiếu nữ Đà Lạt không thích chạy theo ?omốt? mới, luôn ăn mặc kín đáo và duyên dáng. Người Đà Lạt có đầu óc rộng mở, không bảo thủ, sẵn sàng tiếp nhận nền văn minh phương Tây một cách có chọn lọc và biết loại trừ những biểu hiện sống tha hoá, lai căng, dẫm đạp lên truyền thống .
  4. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat
    tác giả : Mai Xuân
    nguồn : www.lamdong.gov.vn
    Nói đến Đà Lạt, bên cạnh vẻ đẹp huyền o của thiên nhiên, không thể không xét đến cái đẹp độc đáo của kiến trúc Đà Lạt.
    Kiến trúc Đà Lạt bao gồm hai loại hình khác nhau. Đó là kiến trúc của các cư dân bản địa và kiến trúc của người Việt.
    1. KIẾN TRÚC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ BẢN ĐỊA
    Cũng như các dân tộc thiểu số cư trú trên dãy Trường Sơn, các dân tộc Lạch, K''Dòn, Srê, Nộp,? của người K''ho ở Đà Lạt có một loại hình kiến trúc rất đơn giản, gần gũi với thiên nhiên và phù hợp với môi trường sống của họ. Cho đến tận ngày nay, kiến trúc nhà ở của người bản địa Đà Lạt vẫn còn tồn tại hai loại hình nhà ở, mà người Việt vẫn quen gọi là "nhà sàn" và "nhà đất". Trong đó, loại hình nhà sàn gần đây ít gặp hơn so với kiến trúc nhà đất, nhất là ở những vùng ven Đà Lạt hay tại những vùng mà người dân tộc thiểu số sống xen lẫn với người Việt.
    "Nhà sàn" là một khái niệm dùng để chỉ một căn nhà, mà trong đó, có mặt bằng sinh hoạt cao hơn mặt đất một khong cách nhất định nào đó. Thông thường, phần dưới sàn nhà để trống, hoặc có nơi sử dụng để chăn nuôi súc vật, hoặc là nơi chứa các vật dụng cần thiết khác.
    Trong khi đó, nhà đất đã xuất hiện khá lâu trong kiến trúc của người thiểu số bản địa Đà Lạt, và trong thực tế, ngày càng tỏ ra lấn át loại hình "nhà sàn". Mặc dù vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu thì, nhà sàn vẫn là loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung bởi vì kiến trúc nhà cửa trước hết là một phản ứng tự nhiên của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên. Trong môi trường sống tự nhiên của người thiểu số bản địa, chính nhà sàn là giải pháp tốt nhất về kiến trúc để họ có thể an toàn sinh sống, khắc phục được những hạn chế về khí hậu ẩm ướt, địa hình làm nhà không bằng phẳng và có thể chống lại sự phá hoại của các loại thú dữ.
    Về độ cao của mặt nhà so với mặt đất trong loại hình kiến trúc nhà sàn của người thiểu số bản địa Đà Lạt, thường phổ biến 50 - 80cm, cá biệt có nhà mặt sàn chỉ cao chỉ khong 20 - 30cm. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác với kiến trúc nhà sàn của một số dân tộc cư trú ở khu vực bắc Tây Nguyên, ni mà độ cao từ mặt sàn tới đất có thể 1,2 - 1,5m, thập chí có nơi còn cao tới 2m. Mặt khác, một trong những đặc điểm về kiến trúc nhà ở truyền thống của người thiểu số bản địa là loại nhà dài, mà theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì đó là loại hình tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa. Tuy nhiên, cũng như loại hình kiến trúc nhà sàn, kiến trúc nhà dài của đồng bào thiểu số ở Đà Lạt hiện cũng không còn thấy xuất hiện trong môi trường kiến trúc của khu vực này. Tại thôn Manlin (phường 7) và xã Tà Nung, nhà ở của đồng bào thiểu số ở đây cũng không khác nhiều so với nhà ở của người Việt. Sự biến dạng này cũng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội người thượng nói chung và của người K''ho ở Đà Lạt nói riêng.
    Cũng như những người thiểu số khác ở Lâm Đồng, người thiểu số Đà Lạt sử dụng kỹ thuật làm nhà cổ truyền rất đơn giản. Họ thường sử dụng cột ngoãm để gác cây hay chặt khấc rồi dùng dây mây buộc lại. Từng gia đình phi tự tìm kiếm vật liệu để làm nhà, đến khi dựng nhà thì có sự giúp đỡ của bà con trong buôn đến giúp đỡ. Trong từng ngôi nhà của người K''ho, kết cấu sàn thường gắn bó chặt chẽ với khung nhà, trong đó cột nhà giữ vai trò là cột sàn. Đây cũng là một kiểu kết cấu "sàn treo" mà theo nhiều nhà nghiên cứu thì đó cũng là một trong những đặc trưng của kiến trúc truyền thống của người Thượng nói chung.
    Bên cạnh đó, sự liên kết giữ khung cột và bộ khung mái lại không được gắn chặt với nhau thành một kiến trúc hoàn chỉnh như trong kết cấu nhà của người Việt cổ truyền, trong khi đó thì mái nhà của người thiểu số bản địa Đà Lạt, cũng như của Lâm Đồng là dạng mái nhà hai mái nghiêng. Riêng phần hai đầu hồi nhà được lợp tranh thay cho việc che bằng vách nứa. Điều đáng chú ý nhất trong kiến trúc nhà ở của người thiểu số bản địa là ở những cửa ra vào chính, thường có kết cấu dạng vòm mà bà con dân tộc gọi là "m''pồng me". Ngoài ra, một đặc điểm khác trong kiến trúc nhà ở của người thiểu số bản địa là hầu như không có cửa sổ. Phía trong ngôi nhà lại không ngăn thành từng phòng, kết hợp với việc chỉ có một cửa chính mái vòm. Thành thử, khi vào nhà, người ta có cảm giác như đang ở trong một hang động nào đó vậy.
    Trên đây chỉ là những nét rất khái quát về kiến trúc nhà ở cổ truyền của người thiểu số bản địa Đà Lạt. Những kiểu kiến trúc như thế này ngày nay hầu như chỉ còn lại những vết tích đơn giản trong một số ít ngôi nhà của bà con người Lạch ở thôn Manline (phường 7) và xã Tà Nung mà thôi. Vì vậy, ngày nay, khi nói đến kiến trúc Đà Lạt thì hầu như ai cũng nghĩ đến loại hình kiến trúc của người Việt và điều đó cũng chỉ được xác định từ sau khi thành phố này được P. Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai thượng và trạm hành chánh (poste administratif) trên cao nguyên Lang Bian (11.1899).
    2. KIẾN TRÚC CỦA NGƯỜI VIỆT
    Nói đến Đà Lạt, người ta vẫn thường nghĩ ngay đến một vùng du lịch mà trong đời của mỗi một con người, ai cũng đều có một ước mong được một lần đặt chân tới. Ẩn hiện giữa những rừng thông bạt ngàn, những vườn hoa muôn sắc màu là những công trình kiến trúc vừa duyên dáng lại vừa độc đáo. Cùng với cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc Đà Lạt chính là hạt nhân hấp dẫn lòng người. Có lẽ không ở đâu trên đất nước ta, kiến trúc và môi trường đã được hòa nhập một cách tài tình và khéo léo như ở Đà Lạt. Các công trình kiến trúc ở Đà Lạt, nhất là những công trình cũ, đều rất xinh đẹp, không cái nào giống cái nào, nhưng vẫn tạo nên một phong cách rất thống nhất?
    Thực tế đã chứng minh Đà Lạt là một vùng di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên cực kỳ lý thú. Đó là một sự thật không thể phủ nhận. Và cũng phải thấy rằng, từ một rừng núi hoang vu, hẻo lánh, Đà Lạt đã phát triển một cách nhảy vọt để trở thành một đô thị hiện đại. Có thể nói, nếu không có nhu cầu xây dựng trạm điều dưỡng của người Pháp ở Đà Lạt, để từ đó phát triển dần thành một thành phố du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng, thì ngày nay, có thể Đà Lạt vẫn chỉ là một vùng rừng hẻo lánh hoặc cũng chỉ là một thị trấn nhỏ thường thấy ở các vùng rừng núi của nước ta. Tuy nhiên, sự kiện này đều có hai mặt. Thủa ban đầu, đô thị Đà Lạt là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Pháp, và nó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của người Pháp ở thuộc địa. Nhưng mặt khác, đô thị Đà Lạt cũng là sản phẩm của nền văn hóa Pháp, sản phẩm của nền văn minh công nghiệp thế kỷ XX. Những tuyến đường giao thông được mở mang thuận tiện và hữu ích. Những đồ án thiết kế cùng những công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo, những thắng cảnh nhân tạo ? đều là những sản phẩm đáng cho chúng ta trân trọng, giữ gìn và phát huy. Đó cũng là những sản phẩm mà nhân dân lao động, người Kinh cũng như người Thượng, đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để tạo lập nên và góp phần làm cho vùng đất này trở thành một đô thị đẹp nổi tiếng của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  5. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp)
    2.1 Phong cách kiến trúc của Đà Lạt
    Như đã trình bày ở trên, Đà Lạt là một thành phố có kiến trúc rất đặc biệt. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi.
    Mặc dù là một thành phố có thiết kế theo kiểu Tây phưng, nhưng phong cách kiến trúc của Đà Lạt thì thật đa dạng và phong phú. Những biệt thự giữa ngàn thông xanh biếc xen những hàng mimosa hoa vàng và hàng liễu rũ thướt tha với những chuỗi hoa đỏ như những dải lụa. Các mái nhà thờ xuôi thẳng với tháp chuông vươn cao trên những ngọn thông như càng làm tăng thêm vẻ mơ màng, thanh thoát cho từng khối kiến trúc tạo cho ta có cảm tưởng như đang ở một xứ sở nào đó của trời Âu. Thế nhưng, giữa cảnh sắc ấy lại xuất hiện những mái chùa hiền hòa mà mái ngói đã phủ đầy rêu sẫm màu theo năm tháng và hoa sứ trắng ngát hương, cùng những căn nhà gỗ đơn sơ, soi mình trên dòng suối hay tựa hẳn vào sườn đồi xanh rờn cây lá. Đó cũng chính là vẻ độc đáo của Đà Lạt, mà thoạt nhìn, tưởng như đối nghịch nhau. Thực ra, hai dáng vẻ ấy lại bổ túc cho nhau, làm phong phú thêm cảnh quan cũng như phong cách kiến trúc khá đặc biệt của Đà Lạt - thành phố cao nguyên.
    Tóm lại, kiến trúc Đà Lạt rất đa dạng, nhìn chung đã đạt được sự hài hòa thống nhất giữa các phong cách kiến trúc Âu - Á, là sự độc đáo của kiến trúc các dân tộc ở Tây Nguyên và nhất là rất phù hợp với địa hình độc đáo vốn có của Đà Lạt.
    Khi nghiên cứu về kiến trúc Đà Lạt, nhiều nhà khoa học đã có cùng một quan điểm về sự nhã hưởng của phong cách kiến trúc Pháp trong việc thiết kế xây dựng kiến trúc của Đà Lạt. Nói cách khác, kiến trúc Đà Lạt đã chịu sự chi phối của phong cách kiến trúc Pháp, cụ thể như sau :
    * Kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp)
    - Mái lợp bản thạch (ardoise).
    - Tường xây đá chẻ.
    - Tường hồi có nền xây cao hơn mái.
    * Kiến trúc vùng Basque (Tây Nam nước Pháp)
    - Mái vươn rộng ra khỏi tường, độ dốc mái giảm ở mức trung bình.
    - Phần đưa ra xa của mái hắt có con sơn gỗ đầu tường với nhiều loại hình nhan, giàu tính sáng tạo.
    - Tường hồi quay ra mặt tiền.
    - Khung sườn nổi.
    - Bố cục mặt đứng tự do, không đối xứng.
    - Các chi tiết cửa, ban công được trình bày tinh tế.
    - Mái nhô tròn.
    * Kiến trúc vùng Savoie (Đông Nam nước Pháp)
    Kiến trúc vùng này, nhìn chung cũng tưng tự như kiến trúc vùng Basque, nhưng có thêm một số đặc điểm sau :
    - Tầng dưới xây, tầng trên được đóng bằng gỗ.
    - Ban công rộng.
    * Kiến trúc vùng Normandie (phía Tây Bắc nước Pháp)
    - Hệ thống mái ngói lớn, đa dạng, phần đôi mái được bẻ góc.
    - Mái nhô tròn, có tường xây đá chẻ đến sát cửa sổ về phía dưới, phía trên để lộ khung sườn gỗ b"ng gỗ tốt, xây chèn gạch.
    - Conxon bằng gỗ đục mộng chắc chắn. Sàn ghép bằng một hai lớp gỗ. Trần gỗ.
    * Kiến trúc vùng Đông Bắc nước Pháp
    - Có độ dốc mái khá lớn.
    - Hình khối kiến trúc đơn giản, thường phân vị theo chiều đứng. Tổng thể kiến trúc bao gồm các khối tách biệt thường được báo hiệu sự thay đổi tầng mái.
    - Mái nhô tròn.
    * Kiến trúc miền Nam nước Pháp
    - Bố cục nhà không đối xứng và nó được phân định theo chiều ngang.
    - Mái có độ dốc thấp, lại nhọn, nhô cao và có cửa kính lớn. Diện tích sàn và hiên rộng rãi.
    - Snh nh" ra khỏi công trình. Vật liệu ốp phía ngoài thường để trần.
    - Hệ thống cửa chiếm phần lớn mặt đứng công trình. Đáng lưu ý là hệ thống cửa vòm chịu nh hưởng của kiến trúc Tây Ban Nha.
    Tuy nhiên, do thời tiết ở miền Nam nước Pháp thường nóng và ít mưa, cho nên kiến trúc nguyên bản không phù hợp với môi trường Đà Lạt. Kiến trúc loại này chỉ xuất hiện rất hạn hữu ở Đà Lạt, sau khi chủ nhân của nó đã có cải tạo đi một số chi tiết cho phù hợp với khí hậu Đà Lạt.
    * Phong cách kiến trúc kết hợp
    Bên cạnh những phong cách kiến trúc địa phương nước Pháp, ở Đà Lạt còn xuất hiện phong cách kiến trúc kết hợp với hai thể loại sau :
    - Thể loại thứ nhất : Loại này khá phổ biến, đó là phong cách kiến trúc địa phương nước Pháp được vận dụng để phù hợp với địa hình cũng như khí hậu thiên nhiên ở Đà Lạt.
    - Thể loại thứ hai : Là phong cách kết hợp giữa hai phong cách kiến trúc Pháp và Việt để tạo nên một thể loại kiến trúc mới, nhằm phù hợp với môi trường và thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu của Đà Lạt.
  6. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp)
    2.2 Một số loại hình kiến trúc tiêu biểu
    Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng :
    Có thể nói, kiến trúc Đà Lạt phần lớn du nhập từ phương Tây và mang nhiều dấu ấn phong cách kiến trúc của Châu Âu, đặc biệt là của kiến trúc Pháp, nhưng cũng không phải vì vậy mà kiến trúc tôn giáo ở thành phố này chỉ mang đậm bản sắc Châu Âu. Bên cạnh những nhà thờ với các tháp chuông vươn thẳng lên cao là những mái chùa uốn cong, ẩn hiện giữa ngàn thông hiền hòa, tĩnh lặng và cũng rất thâm nghiêm. Đó cũng là một trong những nét độc đáo của Đà Lạt.
    Sau đây là một số công trình kiến trúc tôn giáo đáng chú ý :
    * Nhà thờ Chính Toà
    Nhà thờ Chính Toà, dân địa phưng thường gọi là nhà thờ Con Gà (vì trên đỉnh tháp chuông có hình một con gà). Nhà thờ này được khởi công từ năm 1931 đến năm 1942 thì hoàn thành. Hình dáng kiến trúc được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển, có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Nhà thờ Chính Toà có vị trí rất đẹp, tuy không nhìn thẳng xuống hồ nhưng vì tháp chuông cao nên đứng ở vị trí nào dưới bờ hồ cũng đều thấy được tháp chuông nhà thờ cả.
    Cửa chính của nhà thờ hướng thẳng về núi Lang Bian. Phần áp mái được bố trí bằng 70 tấm kính màu (chế tạo từ Pháp) làm cho không gian thánh đường càng thêm uy nghi, huyền ảo. Trên tường, được gắn các bức phù điêu có kích thước 1 x 0,8m do nhà điêu khắc Xuân Thi thực hiện. Khuôn viên nhà thờ có hàng rào bao bọc khép kín. Đây là một công trình có kiến trúc đẹp, gắn liền với sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
    * Nhà thờ Domaine de Marie (Vinh Sơn)
    Nhà thờ này còn có tên gọi là nhà thờ Mai Anh, vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ năm 1940 đến 1943, nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác ái. Năm 1943, nhà thờ này được xây dựng lại với một dạng kiến trúc khá độc đáo hơn các nhà thờ khác ở Đà Lạt. Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh, nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác cân, phía trước được trang điểm các cửa vòm nhỏ. Cửa chính có hai cấp thang đi lên từ hai phía. Mái nhà thờ có hình dáng tựa như mái nhà rông của người Thượng, nhưng đặc biệt có các vòm mái cửa nhô ra để cho mái đỡ trơ trọi. Tường phía dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong nên càng làm tăng thêm nét đẹp độc đáo cho công trình kiến trúc này. Tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo phong cách kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng làm tăng thêm phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà thờ còn lưu trữ được pho tượng Đức Mẹ cao 3m, nặng 1 tấn - quà tặng của phu nhân toàn quyền Đông Dương - Decoux.
    Về màu sắc, từ khi hoàn thành đến nay, nhà thờ Domaine de Marie chỉ sử dụng một màu vôi hồng đậm để quét tường. Vì vậy, dưới ánh nắng, nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà 3 tầng của dòng nữ tu Bác ái. Chính điều này càng tôn thêm vẻ uy nghi, đồ sộ và trang nghiêm cho toàn bộ khu vực nhà thờ này.
    * Nhà thờ Cam Ly
    Ngôi nhà thờ này do một linh mục người Pháp đã nhiều năm sống với người dân tộc thiểu số bản địa Đà Lạt xây dựng (1960 -1968).
    Được thiết kế theo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số khu vực Bắc Tây nguyên, nhà thờ Cam Ly có hình dáng mái ngói đồ sộ cao vút giữa rừng thông. Hai mái ngói cao, góc đứng khoảng 17m, được lợp bằng 80.000 viên ngói thẳng, mỗi viên ngói đều được cột chặt bằng dây kẽm để phòng ngừa khi gió lộng. Toàn bộ hai mái ngói nặng gần 100 tấn.
    Ở tiền đình có hai con thú tượng trưng cho sức mạnh và trí tinh khôn của con người - đó là con hổ và con phượng hoàng. Phía trong nhà thờ, những khung kính có hình tam giác và bao quanh là những khung kính hình vuông nói lên quan niệm của người dân tộc về cấu trúc của vũ trụ. Phía dưới lại có 2 con thú rừng nữa, đó là con nai tượng trưng cho sự trong sáng, hiền lành và con phượng hoàng thích ở nơi cao, thể hiện sự khoáng đạt trong tâm hồn của những người dân tộc thiểu số. Tại cung thánh có một bàn thờ (3,90m x 0,90m) làm bằng gỗ một cây thông lấy từ đỉnh Lang Bian được phơi khô trước khi xây dựng công trình.
    Chính nhờ những nét dân tộc trong ngôi nhà thờ này, mà đến nay, nó vẫn thu hút đáng kể du khách, nhất là khách ngoại quốc đến viếng thăm.
    * Tu viện dòng Chúa Cứu Thế
    N"m trên độ cao 1.548m, về phía Bắc thành phố, năm 1948, các linh mục dòng Chúa Cứu Thế đã đặt móng xây nhà dòng này với mục đích thu nạp đệ tử dòng. Là tu viện có tính cách vĩnh cửu cho nên nó được xây dựng rất kiên cố. Tu viện này được xây dựng xong vào năm 1952.
    Tu viện dòng Chúa Cứu Thế được thiết kế theo lối kiến trúc mới, mặt ngoài được xây b"ng đá chẻ. Phía trước cao, đẹp, có sân rộng và thoáng đãng vì nó được xây dựng trên một đỉnh đồi th"ng cao. Đứng ở sâu tu viện, có thể nhìn bao quát được gần hết khung cnh của thành phố Đà Lạt. Phía trong tu viện được thiết kế 2 tầng với kiểu cách bố trí ấm cúng và trang nghiêm theo cấu trúc của các tu viện Châu Âu.
    Hiện nay tu viện này đã trở thành c sở của Phân viện sinh học tại Đà Lạt.
    * Giáo Hoàng chủng viện
    Đây là một trong những c sở có kiến trúc hiện đại ở Đà Lạt và là một đại chủng viện đào tạo linh mục cho các tỉnh phía Nam trước đây. Đại chủng viện này được xây dựng năm 1957 do kiến trúc sư T" C"ng Văn thiết kế. Phía trong đại chủng viện có một nhà thờ nhỏ nhưng cũng được bố trí đầy đủ cung thánh, bàn lễ, phòng lễ ca đoàn và ni làm lễ (nhà nguyện riêng). Dãy chính có 3 tầng xây thành phòng cho các tu sinh ở nội trú với đầy đủ các phòng học, thư viện. Dãy nhà này có tiền đình được xây b"ng đá chẻ kiên cố, nhưng bên trong là bê t"ng cốt thép. Nhà ăn, nhà qun lý được bố trí phía trong, lại có c nhà giặt và dịch vụ phục vụ toàn chủng viện. Ngoài ra, ni đây, còn được xây dựng vườn hoa, rừng cây để cho các chúng sinh dạo chi, thư giãn và cũng chính điều đó, đã làm tăng thêm vẻ đẹp hoành tráng cho toàn bộ khu vực này.
    Ngày nay, đây là một trong những c sở của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
    * Chùa Linh Sn
    Chùa Linh Sn là một trong những ng"i chùa cổ kính và đẹp của Đà Lạt. Chùa được xây từ năm 1936 đến năm 1940 thì hoàn thành.
    Mang tên một qu núi ở ấn Độ - núi Linh Thứu - tưng truyền là ni đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường thuyết pháp và khai nguyên thiền t"ng, chùa Linh Sn là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều c"ng trình lớn nhỏ tọa lạc trên một qu đồi rộng chừng 4 ha. Chùa được xây theo phong cách kiến trúc á Đ"ng, hai mái xu"i hi cong ở phía cuối trên có hai con rồng uốn khúc đối xứng vưn lên giữa trời cao. Phía trước có 4 trụ lớn và phía dưới diềm mái là mng trang trí hoa văn hình chữ "vạn" cách điệu.
    Trên cột trong chính điện và trước tiền đường có treo nhiều câu đối, đặc biệt câu đối khm xà cừ đượm ngát hưng thiền:
    Sn sắc đạm tuỳ nhân nhập viện
    Tùng thanh tĩnh thính khách đàm thiền.
    (Màu núi nhạt theo người vào viện
    Tiếng tùng im nghe khách đàm thiền).
    Trong chính điện có tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen được đúc b"ng đồng từ năm 1952, cao 1,70m, nặng 1.250kg. Bên phi nội điện có Đại Hồng Chung nặng 450kg treo trên giá được làm b"ng gỗ quý. Bên trái nội điện là giá trống có chiều dài 1m và đường kính rộng 0,75m. Cách kh"ng xa chính điện về phía bên phi là một bo tháp hình bát giác. Phía sau chính điện là Tổ đường, ni thờ Đạt Ma và hai bên là bàn thờ các vị tăng sĩ viên tịch cũng như những người dân thường mà thân nhân họ muốn được thờ phụng tại chùa. Trong chùa Linh Sn còn có phòng phát hành kinh sách và nhà vãng sinh, ni quàn thi hài Phật tử mà gia quyến họ muốn cử hành tang lễ tại chùa.
    Ngoài ra, chùa Linh Sn còn có một ging đường khá lớn được xây dựng từ năm 1972 hiện là trường c bn Phật học của tỉnh Lâm Đồng.
    * Chùa Linh Phong
    Là một ng"i chùa cách trung tâm thành phố Đà Lạt khong 4 km, chùa sư nữ Linh Phong tọa lạc trên một đỉnh núi nhỏ, ẩn hiện giữa ngàn th"ng ngày đêm lộng gió.
    Thủa ban đầu, đây vốn là một niệm Phật đường mái t"n do Hoà thượng Thích Bích Nguyên chủ trì, dựng lên vào năm 1944. Từ năm 1948 đến năm 1962, sư bà Thích nữ Từ Hưng đã trùng tu và xây lên Linh Phong ni tự, một ng"i chùa trang nghiêm, tráng lệ như ngày nay. Chùa có diện tích 16 x 25m và được chia làm 5 gian kiến trúc theo kiểu những đình làng ở miền Trung. Cổng tam quan gồm 2 tầng có mái lợp ngói ống. Phía dưới gồm 3 cửa cuốn hình vòng cung theo hướng Tây Bắc. Phía trên có một cửa hình chữ nhật uốn góc có treo biển hiệu "Linh PhongTự" và tượng Hộ pháp. Nóc trên mái tam quan có trang trí m"típ "lưỡng long triều nguyệt", các đầu đao và nóc dưới là hoa văn hồi long. Trước chính điện là một khong sân khá rộng. Giữa sân là pho tượng Phật Bà Quan Âm b"ng thạch cao trắng đứng trên đài sen, được bố trí trên mặt một chiếc đỉnh b"ng xi măng.
    Chính điện được đặt pho tượng A Di Đà cao 1,8m, toàn thân sn son, thiếp vàng, tóc đính trầm. Tượng được tạc vào năm 1949. Hai bên là tượng Phật Bà Quan Aõm và Đại Thế Chí b"ng đồng. Phía sau là ni thờ Tổ Đạt Ma và Hoà thượng Thích Qung Đức. Phía ngoài là hai dãy nhà dùng làm ni sinh hoạt cho các ni c", tiếp khách thập phưng và ging đường. Kế đó là nhà hậu tổ - ni ở của sư bà và miếu Âm Linh. Sau cùng là một bo tháp 3 tầng được xây vào năm 1988, ni dự kiến sẽ để tro cốt của sư bà sau khi viên tịch.
    * Chùa Thiên Vưng Cổ Sát
    Chùa này còn có tên gọi khác là chùa Tàu. Chùa tọa lạc tại 385 đường Khe Sanh, thành phố Đà Lạt, do các nhà sư và Phật tử người Hoa xây dựng từ năm 1958 và được xây dựng lại vào năm 1989. Chùa Thiên Vưng Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm T"ng (Trung Quốc).
    Qua cổng tam quan là đến toà Từ bi bo điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Đức Phật Di Lặc cao 3m sn son thiếp vàng. Phía sau 3 chiếc đỉnh b"ng xi măng là Tòa Quang Minh bo điện, là c"ng trình kiến trúc chính của ng"i chùa này. Tòa Quang Minh bo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long. Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vưn đầu ra ngoài. Về nội thất của chùa Tàu, từ lâu đã khá nổi tiếng với 3 pho tượng Tây phưng Tam Thánh b"ng gỗ trầm hưng. Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1.500kg, do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng K"ng về năm 1958. Ngoài ra, hai bên tường phía trong Quang Minh bo điện còn có các tranh vẽ phỏng theo các tích Phật.
    Trên đỉnh đồi th"ng phía sau Quang Minh bo điện là một đài cao 2 tầng. Tầng trên là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen. Còn tầng dưới là ni nghỉ ngi cho khách thập phưng tới vãn cnh chùa.
    Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Thiên Vưng Cổ Sát (chùa Tàu) là một ng"i chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất in đậm phong cách Trung Quốc. Điều đó càng chứng tỏ r"ng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Lâm Đồng kh"ng có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét "rất riêng của Đà Lạt" ở các c"ng trình kiến trúc này. Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khong kh"ng gian rộng rãi, cnh quan khoáng đãng và thường tọa lạc trên những đồi cao, chứ kh"ng chen chúc nhau trong những khong kh"ng gian chật hẹp ở các vùng đô thị.
  7. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp)
    2.2 Kiến trúc các công trình công cộng
    Kiến trúc trường học
    Với những ưu thế riêng về m"i trường tự nhiên, Đà Lạt đã sớm trở thành một trong những địa điểm lý tưởng cho c"ng tác nghiên cứu, học tập. Nhận thức được điều đó, từ trước đến nay Đà Lạt đã xây dựng được nhiều trường học, nhất là trong giai đoạn 1946-1975.
    Nhìn chung, các trường học ở Đà Lạt đều có phong cách kiến trúc tưng tự như nhau. Đó là phần lớn đều có mặt b"ng ổn định bao gồm một dãy trường học một hoặc hai tầng, được lợp ngói và đều có các hình thức trang trí để làm tăng thêm vẻ đẹp cho c"ng trình.
    Sau đây là một số trường học tiêu biểu.
    * Trường trung học Yersin
    Trường Lycée Yersin hiện nay thuộc địa phận phường 9, có diện tích tự nhiên khong 8 ha. Toàn bộ khu vực n"m trên đỉnh đồi b"ng phẳng. Sườn hướng về phía Tây và Tây Nam, có độ dốc khong 50 - 600, nghiêng về phía hồ Xuân Hưng. Sườn phía Bắc có độ dốc tưng đối cao, khong từ 70-800, nhìn xuống khu vực Nha Địa Dư (nay là Xí nghiệp bn đồ Đà Lạt). Sườn phía Đ"ng khá b"ng phẳng, được tạo lập một sân bóng của trường, giáp với khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu.
    Trường Lycée Yersin là một trường trung học c"ng lập được khánh thành ngày 28.6.1935. Sau năm 1975, được đổi thành trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
    Đây là một ng"i trường có kiến trúc độc đáo, tuy vẫn nh hưởng bởi phong cách kiến trúc cổ điển, nhưng đã tự vượt lên b"ng cách tự uốn cong theo một đường cung tròn mềm mại, "m lấy một khong sân trong khá lớn và một tháp chu"ng lợp bn thạch, như một dấu nhấn mạnh mẽ vưn cao giữa rừng th"ng và hướng về mặt hồ Xuân Hưng th mộng.
    Trường này do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo thi c"ng. Kết cấu của từng c"ng trình đã chứng tỏ tác gi là một trong những kiến trúc rất có sáng tạo, với việc vận dụng táo bạo về mặt kích thước của các kết cấu, cũng như dùng gạch ép xây tường và lợp ngói ardoise xanh đen từ Pháp vận chuyển qua. Toàn bộ ng"i trường với những đường nét kiến trúc thanh nhã và hài hoà với khung cnh thiên nhiên xung quanh. Mặt khác, cũng kh"ng thể kh"ng đề cập đến ý tưởng đẹp đẽ của nhà kiến trúc tài hoa này là muốn đưa những đường nét của kiến trúc Thụy Sĩ, quê hưng của Yersin vào c"ng trình này. (ở đây, cụ thể là thành phố Morges). Vì vậy, trường có tháp chu"ng, có mái đứng và có vòng hành lang cong. Toàn bộ ng"i trường, từ ng"i nhà làm văn phòng, các lớp học và phòng thí nghiệm,? đều kết thành một dạng kiến trúc rất Thụy Sĩ. Riêng các dãy nhà nghỉ, nhà giặt, phòng hội trường cũng như nhà hiệu trưởng và tổng giám thị lại được thiết kế theo dạng kiến trúc th"ng thường của các trường học ở Pháp.
    * Trường Couvent des Oiseaux
    Trước kia, trường Couvent des Oiseaux còn có tên gọi là Đức Bà Lâm Viên (Notre Dame du Lang Bian), được xây dựng vào năm 1935 trên một đỉnh đồi th"ng khá b"ng phẳng, trường Couvent des Oiseaux có sườn phía Đ"ng Bắc có độ dốc khong 30-400 nghiêng xuống đường Huyền Trân C"ng Chúa. Sườn phía Đ"ng có độ dốc khong 50-700 đổ xuống thung lũng khóm Nam Thiên. Còn phía Bắc có độ dốc khong 400, đổ xuống hướng Du Sinh. Trường được thiết kế 2 tầng, mặt tiền có tiền snh nh" ra phía trên có hình tam giác. Phòng chờ rộng khong 30m2 có cấp vào hành lang để đi vào phía trong và hành lang phía sau đi vào lớp, nhà ngủ và nhà ăn. Phía cánh sau được bố trí nhà ở của các nữ tu, giáo viên và nhà hiệu trưởng. Trường được tổ chức quy m", có sân chi phía trong trường, riêng sân trường phía trước rộng và khá đẹp.
    Ngày trước, trường này được dành riêng cho con gái nhà giàu của các nước Pháp, Việt Nam, Campuchia, Lào. Việc ging dạy được tổ chức chu đáo với một nề nếp kỷ luật rất nghiêm khắc, cho nên học sinh trường này thường có tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học khá cao. Cạnh trường còn có một nhà nguyện dành cho nữ tu kiến trúc theo kiểu nhà thờ, có một lầu chu"ng nhỏ. Từ trường sang nhà nguyện có một lối đi ở phía sau. Toàn bộ khu vực trường có kiến trúc khá đẹp và hài hoà với rừng th"ng bao bọc xung quanh, tạo kh"ng khí yên tĩnh, thoáng mát, rất phù hợp với việc ging dạy và học tập.
    Hiện nay, trường này trở thành trường Dân tộc nội trú của tỉnh.
    * Trường Thánh Tâm.
    Khác với một số trường học ở Đà Lạt, trường Thánh Tâm không xây trên đỉnh đồi mà lại được thiết kế trên một khu đất bằng phẳng, với kiến trúc nhà văn phòng 2 tầng, kiến trúc hình hộp, sườn bê tông tường gạch. Phía cổng vào toàn là cửa sổ. Phía Đông là dãy hành lang dọc có các văn phòng, cửa phía Nam hướng ra sân chơi. Từ tòa nhà hành chính có nhà chơi rộng nối với dãy nhà phía sau vừa làm ký túc xá, vừa làm phòng học. Dãy nhà sau xây theo hình chữ L bao quanh một sân rộng, phía Nam có hội trường, sân khấu diễn kịch và phòng thí nghiệm. Dọc theo mái ngói có các mái nhô cửa kính.
    Trước giải phóng, đây là một trong những trường trung học tư thục của miền Nam dạy theo chương trình Pháp. Hiện nay trường này là cơ sở của trường tiểu học Lê Qúy Đôn và là nơi làm việc của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh.
    * Viện Đại học Đà Lạt
    Trên một khu đồi trải rộng gần 40 ha về phía Bắc hồ Xuân Hương, kế sau đồi Cù (nay là sân Golf Đà Lạt), là trường thiếu sinh quân (Eựcole d?TEnfants de Troupe de Dalat). Đến năm 1957, Viện Đại học Đà Lạt được thành lập với một số hạng mục kiến trúc mới được xây dựng thêm nhằm đáp ứng quy mô đào tạo của viện, đưa tổng số lên tới trên 40 ngôi nhà lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau. Trong đó, đáng chú ý nhất là khu giảng đường Spellman (nay là hội trường Thống Nhất); nguyện đường Năng Tĩnh (nay là khu nhà A25), thư viện và các khu nhà Đôn Hóa, Minh Thành, Hòa Lạc, Tri Nhất, Hội Hữu,? (nay là các khu nhà A1, A2, A3, A4, A5?).
    Viện Đại học Đà Lạt là một quần thể kiến trúc đẹp nằm giữa những vạt rừng thông thơ mộng. Các nhà thiết kế đã hết sức tôn trọng vẻ đẹp vốn có của môi trường để tạo nên một cảnh quan thơ mộng trong một cơ sở giáo dục. Từ cổng trường đi vào là những con đường nhỏ được trải nhựa, uốn lượn theo các đường đồng mức với những tên gọi hết sức nên thơ như đường Thông Reo, đường Anh Đào, đường Hướng Dương,?
    Hầu như mỗi kiến trúc trong khuôn viên nhà trường đều có một dáng vẻ riêng, với một phong cách kiến trúc khá hiện đại được kết hợp rất hài hoà với những yếu tố của trường phái cách tân trong bố cục. Nổi bật lên trong tổng thể bức tranh kiến trúc của Viện Đại học Đà Lạt là khu nguyện đường Năng Tĩnh với một tháp chuông và phía trên là thánh giá có hình khối tam giác cao 38m, vút lên giữa trời xanh Đà Lạt (sau 1975, thánh giá được thay bằng một ngôi sao đỏ). Khu nhà nguyện là những dãy nhà liên kết nhau theo hình một chiếc quạt mở ra với đỉnh hướng về chân tháp. Mặt trước của tòa nhà nổi lên một kiến trúc 2 tầng, mái nhọn có sảnh mái bằng, thanh thoát gắn với 2 dãy nhà chạy dọc theo 2 bên với các khung cửa lớn. Trung tâm của khu nhà này là nguyện đường với hình thánh giá nổi bật trên nền gỗ. Phía trước là một bệ đá để làm nơi dâng lễ. Toàn bộ không gian nguyện đường được chiếu sáng bởi một khoảng sân rộng ở giữa. Và bao quanh nhà nguyện là những khoảnh sân rải đá mica được viền ngoài bằng những hàng tùng bách tạo nên cảm giác vừa trang nghiêm, vừa dễ chịu.
    Từ năm 1975, toàn bộ khuôn viên này thuộc về trường Đại học Đà Lạt. Và nếu nói về mặt kiến trúc thì đây là nơi có kiến trúc khá độc đáo, lại được xây dựng ở một vị trí rất đẹp mà không phải bất kỳ một trường đại học nào của nước ta cũng có thể sánh được.
    * Trường Võ bị Quốc gia
    Đây là một trong những công trình có kiến trúc hiện đại nhất Đà Lạt, được xây dựng vào những năm 1957-1958 đến năm 1962 thì hoàn thành.
    Được xây dựng trên một mặt bằng lớn gần hồ Than Thở, trường Võ bị Quốc gia có một con đường từ trường cũ (khu Chi Lăng) sang trường mới. Ngoài ra, còn có một con đường khác, nối từ hồ Than Thở vào trường. Trong khu vực trường có một đại lộ hai chiều, mỗi chiều có 2 làn xe. Cuối con đường này là nhà ăn, nhà bếp, câu lạc bộ xây dựng theo hình cánh cung. Bên phải đại lộ có một khối nhà chữ Y là bộ chỉ huy của trường. Trước mặt là các khối nhà dùng làm lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm. Đi sâu vào phía trong có 4 dãy nhà (mỗi bên 2 dãy) là nhà ở của các học viên sĩ quan. ở cổng, nếu rẽ về bên phải là sân tập luyện và phía sau là hồ bơi. Trường Võ bị Đà Lạt được xây dựng kiên cố, có trang bị cả phòng tập bắn trong nhà.
    Từ năm 1975, cơ sở này là Học viện Lục quân Đà Lạt.
    Kiến trúc công sở
    Nhìn chung, các công sở của thành phố Đà Lạt đều là những biệt thự lớn có sân vườn bao quanh và có kiến trúc đối xứng trang nghiêm, có mặt bằng thoáng, rộng và bố trí khá đơn giản.
    * Nha Địa Dư Đà Lạt
    Đây là một trong những công trình có kiến trúc khá đồ sộ với các hình khối vuông vức kết hợp với mái ngói cao, mặt tường dày bằng khối xây gạch đá tạo cho con người khi đến gần có cảm giác uy nghi.
    Tòa nhà chính được thiết kế có một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu. Tòa nhà được bố trí hành lang ở giữa, với 2 dãy phòng làm việc ở hai bên và chính giữa là cầu thang, tiền sảnh. Tầng hầm là kho chứa bản đồ, tầng trên là các phòng kỹ thuật. Một cánh phía sau lệch về bên phải là nhà in và nhà mài bản kẽm.
    Mặc dù, Nha Địa Dư có kiến trúc hình khối làm bằng chất liệu nặng nề, nhưng do được thiết kế rất khéo, giàu tính sáng tạo cho nên hiệu quả đem lại là rất thoáng và thanh thoát. Toà nhà được thiết kế có nhiều cửa sổ lớn. Đặc biệt mái rất xuôi và phong cách kiến trúc in đậm dấu ấn của miền Trung nước Pháp.
    Hiện nay, cơ sở này do Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt (Bộ Quốc phòng) quản lý và sử dụng.
    * Viện Pasteur
    Viện Pasteur Đà Lạt được khởi công xây dựng vào năm 1932 và khánh thành vào tháng 6.1935. Toàn bộ cơ sở này bao gồm một khối chính làm văn phòng và các phòng thí nghiệm, phòng tiệt trùng, phòng vaccin, phòng lạnh?
    Phía ngoài nhìn thẳng vào, ngay phía mặt tiền chính diện phía trên có chân dung nhà bác học Pasteur và dòng chữ Viện Pasteur. Bên phải và trái có các phòng khoa học thử nghiệm về máu và sản xuất huyết thanh.
    Phần lớn kiến trúc của viện đều được thiết kế theo dạng hình hộp, mái bằng, được bao bọc xung quanh bởi một số biệt thự xây sườn gỗ, tường gạch theo phong cách Anglo - Normand, là nhà ở của các bác sĩ phục vụ tại đây.
    Hiện nay, Viện Pasteur Đà Lạt được đổi tên là Viện Vaccin Đà Lạt, trực thuộc Viện Vaccin Nha Trang.
    Kiến trúc khách sạn
    * Khách sạn Lang Bian Palace
    Khách sạn Lang Bian Palace là một công trình kiến trúc tầm cỡ có vẻ đẹp độc đáo được xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt (khởi công năm 1916 và hoàn thành vào năm 1922). Các công trình của khách sạn được gắn với rừng thông, thảm cỏ và những bồn hoa, cây cảnh, lại ở trên một độ cao lý tưởng, nhìn thẳng xuống hồ Xuân Hương, đồi Cù và xa hơn nữa là đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương mù. Tất cả như hoà quyện với nhau tạo thành một bức tranh rất đẹp.
    Khách sạn là một toà nhà mái bằng, xây theo lối kiến trúc cổ điển, các phòng khách, phòng họp rộng rãi và sang trọng nhưng vẫn tạo được cảm giác ấm cúng. Toàn bộ khách sạn được thiết kế 2 khối, lợp mái màu đỏ và không thiết kế bao lơn. Cửa vào ở đường Trần Phú được thiết kế sang trọng và khá hấp dẫn. Khách sạn có một hệ thống sân vườn, nhiều tầng bậc lên xuống. Nhìn ra phía hồ Xuân Hương là một hệ thống cửa kính. ở ngay cửa lớn vào (cửa chính), phần xây dựng được nhô ra và từ dưới lên mỗi tầng đều có mái hắt như khách sạn Metropol (Hà Nội). Tầng trệt cao hơn sân kiến tạo một tầng hầm, lối vào là một sân nhỏ với những bậc cấp vừa phải. Các cửa sổ từ dưới đều được bố trí thụt vào. Mái hắt trên tầng 2 chạy viền quanh, phía dưới có trụ đỡ làm tăng thêm vẻ mỹ quan cho công trình. Sân thượng được viền quanh bằng tường chắn xây kép. Hai bên có hai nhà xây thấp hơn, bên trái làm bếp, bên phải làm nhà ngủ cho nhân viên. Sau này, khi cải tạo và nâng cấp đã nối liền khối bên phải và khối giữa lại với nhau.
    Bố cục nội thất khách sạn được chia làm 2 dãy phòng và một hành lang ở giữa. Các phòng ngủ được bố trí theo nội thất các dinh thự phưng Tây, có lò sưởi b"ng củi và các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Trong khách sạn còn có các phòng khánh tiết dùng hội họp, tiếp kiến, họp báo sang trọng. Lang Bian Palace càng thêm lộng lẫy bởi những dãy đèn chùm qúy giá và khá nhiều bức họa đ"ng - tây - kim - cổ được treo một cách khá đẹp trên các tường của khách sạn.
    Xung quanh khách sạn là rừng th"ng già bao bọc, độ che phủ khong 30%. Khu vực phía trước khách sạn là thm cỏ được trồng rất đẹp mắt cùng với các bồn hoa cây cnh được trồng xen kẽ dưới tán rừng th"ng và giữa các thm cỏ.
    Khách sạn này còn là ni gắn liền với những sự kiện lịch sử. Đó là ni mà chi bộ Đng Cộng sn đầu tiên được thành lập, là ni ở của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm phó trưởng đoàn trong thời gian họp Hội nghị trù bị Đà Lạt (1946), là ni Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, gii phóng hoàn toàn miền Nam (1975).
    Hiện nay, Lang Bian Palace đã được đổi thành Sofitel Palace và do C"ng ty liên doanh về du lịch giữa Lâm Đồng và DRI qun lý. Sofitel Palace Hotel đã được Tổng cục Du lịch xếp hạng 5 sao vào năm 1998.
    Được difomus sửa chữa / chuyển vào 10:58 ngày 20/11/2006
  8. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp)
    Một số kiến trúc c"ng cộng khác
    * Chợ Đà Lạt
    Năm 1929, nh"m phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, C"ng sứ Chassaing đã cho xây dựng một khu chợ có quy m" đầu tiên ở Đà Lạt tại trung tâm Hòa Bình, thay thế cho ở ấp Aựnh Sáng trước đó. Do khu chợ được xây dựng b"ng gỗ, lợp t"n cho nên, thời đó, dân ở đây vẫn thường gọi là "Chợ Cây".
    Năm 1937, khu chợ này bị cháy và lửa đã thiêu huỷ hoàn toàn, C"ng sứ Lucien Anges đã quyết định cho xây lại một khu chợ mới b"ng gạch. Mặt tiền của khu chợ mới này có gắn hình huy hiệu của thành phố, trong đó có một đ"i nam nữ thanh niên người K''ho, một con hổ và câu châm ng"n b"ng tiếng La tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem nghĩa là "cho người này niềm vui, cho người khác sức khoẻ". Trước đây đã có một số người gii thích tên gọi của thành phố cao nguyên này là xuất phát từ việc ghép các chữ cái đầu của câu châm ng"n trên đây, và đã có thời, khu chợ này được xem là biểu tượng của thành phố Đà Lạt.
    Đến năm 1955, dân số Đà Lạt đã tăng lên một cách đáng kể với gần 5,4 vạn dân. Khu chợ cũ đã tỏ ra kh"ng còn phù hợp nữa, lại ở ngay giữa trung tâm thành phố, gây kh"ng ít trở ngại, ách tắc kh"ng nhỏ về giao th"ng. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền thành phố lúc đó đã cho xây dựng một khu chợ mới 2 tầng hiện đại. Vị trí chợ mới này được bố trí ngay tại thung lũng giữa đồi Hoà Bình và đồi trại Bo An, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi móng được thi c"ng xong, Ng" Đình Diệm, trong một lần lên Đà Lạt có đến xem xét và đã yêu cầu ngưng lại, đồng thời chỉ thị kiến trúc sư Ng" Viết Thụ điều chỉnh các c sở bổ túc quanh chợ.
    Năm 1958, chợ mới Đà Lạt được khánh thành. Đây là ng"i chợ có kiến trúc mới nhất ở Việt Nam trong thời kỳ này. Chợ được thiết kế hiện đại, hài hòa với cnh sắc xung quanh. Mặt tiền khu chợ uốn cong mềm mại. Phía trước là một bùng binh nhỏ trồng hoa. Và đặc biệt hn, một tượng đài phụ nữ khá hoành tráng đã được xây dựng ở đây, tạo thêm cnh quan đẹp cho toàn bộ khu vực chợ Đà Lạt. Tòa nhà kéo dài vào phía trong với các hệ thống cầu thang lên xuống rộng rãi được bố trí hợp lý đã tạo thành những chiếc tháp duyên dáng. Khu tầng trệt được dùng làm ni mua bán hoa, rau, qu và các loại thực phẩm kh" nói chung. Tầng lầu là khu mua bán vi vóc, quần áo, đồ điện gia dụng,? Từ trung tâm Hòa Bình, các nhà thiết kế đã bố trí một chiếc cầu dẫn vào tầng 2 của chợ.
    Năm 1993, nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển Đà Lạt, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân thành phố đã quyết định nâng cấp khu chợ này thành "Trung tâm thưng mại - dịch vụ" trên c sở ci tạo lại phần hiện có và xây dựng thêm hai khu mới nối liền phía sau dãy nhà chính. C"ng trình này hiện nay đã hoàn thành xong giai đoạn I với việc đã hoàn tất giai đoạn sửa chữa nhà khu A, đưa vào sử dụng nhà khu B, đồng thời, toàn bộ đường xung quanh chợ đã được ri bê t"ng nhựa nóng.
    * Nhà ga Đà Lạt
    Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1938, do 2 kiến trúc sư Reveron và Moncet thiết kế và được hoàn thành vào năm 1938.
    Đây là một nhà ga xe lửa có kiến trúc đẹp và độc đáo kh"ng những của Đà Lạt mà còn là của c nước ta. Phong cách kiến trúc cổ điển in đậm lên toàn bộ toà nhà b"ng bố cục đăng đối giữa các phần kiến trúc, ở những mái ngói đỏ cao vút, những phần mái gấp, mái bẻ góc và những " cửa sổ cùng với những bức tường đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ. Ngay ở mặt chính diện là 3 chóp mái song song liền nhau chạy suốt từ đỉnh xuống rìa mái gi ở tầng một. Phía dưới chóp mái là dòng chữ ĐàLạT khá lớn. Tưng ứng với mỗi chóp mái là 3 cửa sổ với nhiều " kính nhỏ tạo nên sự khoáng đạt cho mặt tiền và cho c tòa nhà. Vu"ng góc với 3 mái theo chiều ngang của c"ng trình là 2 mái dọc chạy về 2 phía và bẻ góc ở phần rìa mái. Toàn bộ khối nhà tạo cho ta có sự liên tưởng tới những đỉnh núi nhấp nh" của Đà Lạt.
    Khu nhà ga được thiết kế theo nguyên tắc đối xứng, với 2 mặt sau trước (Đ"ng - Tây) và hai bên (Nam - Bắc) được bố cục tưng tự nhau. Phía tiếp giáp với đường ray có thêm các dãy mái che b"ng bê t"ng chạy dài dọc theo 2 bờ "ke" đón khách, càng tạo thêm dáng thanh thoát và tiện nghi cho kiến trúc.
    Trong tưng lai, khi kh"i phục xong đường sắt răng cưa đi Tháp Chàm (Ninh Thuận), ga Đà Lạt sẽ trở thành một vị trí giao th"ng quan trọng và là một điểm du lịch khá độc đáo của thành phố du lịch và nghỉ dưỡng này.
  9. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp)
    Kiến trúc nhà ở
    Cũng như nhiều địa phưng khác trong c nước, việc xây dựng nhà ở tại Đà Lạt phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng dân và thành phần dân cư của thành phố. Theo hướng đó, giai đoạn từ 1945 đến 1970, khối lượng xây dựng nhà ở tại Đà Lạt có sự phát triển khá lớn. Tuy nhiên, mật độ xây dựng trong thành phố kh"ng đồng đều, hình thái quy hoạch cũng rất khác nhau.
    Sau đây là một số thể loại nhà ở tiêu biểu:
    Kiến trúc các dinh thự
    Ở Đà Lạt, để phù hợp với m"i trường tự nhiên, các dinh thự thường chiếm cứ trên những qu đồi cao, nh"m quan sát được toàn cnh của thành phố và tạo lợi thế trong việc giữ gìn an ninh. Đó là những tòa nhà tráng lệ n"m giữa rừng th"ng xanh mát quanh năm và được bao quanh bởi một hệ thống sân vườn quy m" với các vườn hoa, cây cnh, bồn nước,? Các tòa dinh thự này với màu tường sáng, chiếm lĩnh trên đỉnh cao, ẩn hiện trong các rặng th"ng dày màu lá xanh tưi quanh năm, đã trở thành những điểm nhấn t" điểm cho bức tranh phong cnh thêm ngoạn mục, càng làm t"n thêm vẻ đẹp tổng thể của thành phố Cao nguyên hùng vĩ này.
    Ở Đà Lạt có 3 dinh, đó vừa là ni nghỉ mát và là ni làm việc được xây dựng theo lối cung điện dành cho các nguyên thủ quốc gia.
    Dinh I
    Tọa lạc trên một diện tích khong 60 ha, dinh I được xây dựng vào cuối thập niên của thế kỷ 20. Đó là một quần thể kiến trúc khá lớn và đẹp của thành phố Đà Lạt.
    Ban đầu, dinh thự này là văn phòng làm việc của các quan trong Hoàng triều cưng thổ. Cuối những năm 1950, đây là ni nghỉ mát của Ng" Đình Diệm. Sau khi Ng" Đình Diệm bị giết, dinh thự này vẫn được dùng làm ni nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia chế độ cũ cho đến năm 1975. Sau năm 1975, dinh I được dùng làm nhà khách Trung ưng, còn hiện nay do C"ng ty DRI qun lý và sử dụng.
    Theo lối vào c"ng trình là hai hàng cây bạch dưng cao vút, có thân trắng xốp nổi bật giữa ngàn th"ng xanh thuần chủng. Giữa con đường là một đo hoa xoay hướng đến c"ng trình chính, mặt b"ng c"ng trình đối xứng với đường vào ở giữa và hệ thống cầu thang, hành lang mở ra hai bên - xung quanh là một số biệt thự khác và các nhà phục vụ. Một hệ thống sân vườn, bể cnh, đường nhỏ đi dạo? đã hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh.
    Toàn bộ khu vực dinh, n"m gọn trên một qu đồi có độ dốc bình quân khong 600-700, giữa một khu vực rừng cnh quan đẹp và th mộng.
    Dinh II
    Dinh II có diện tích tự nhiên khong 26 ha, trong đó khu vực dinh có 10 ha và khu vực rừng cnh quan được quy hoạch 16 ha.
    Dinh II là một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ n"m trên một đỉnh đồi có độ cao 1.539 mét, quanh năm bát ngát th"ng xanh, xen giữa những thm cỏ mọc tự nhiên. Từ độ cao này, xuyên qua rừng th"ng phía trước, mặt hồ Xuân Hưng gợn sóng lăn tăn, phía sau là sân Golf với những thm cỏ xanh mượt như nhung và xa hn nữa, đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sưng? Tất c đều như một bức tranh tuyệt đẹp.
    Đây là một c"ng trình do các kiến trúc sư A.Léonard, P.Veyssere và A.T.Kruze thiết kế vào năm 1937. Phong cách kiến trúc của dinh thự này chịu nhiều nh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc Châu Aõu lúc bấy giờ do Le Corbusier khởi xướng. Sự cách tân này thể hiện ở việc nó được thiết kế các mái b"ng đồ sộ với các hình khối, bố cục tuy cân đối nhưng lại kh"ng đăng đối. Nh"m thỏa mãn mục đích vừa là ni ở, ni tiếp khách và vừa là ni làm việc, mặt b"ng của c"ng trình được bố trí khá hiện đại. Toàn bộ tầng trệt được bố trí cho các phòng làm việc, phòng tiếp khách gắn với các tiểu cnh kiến trúc c"ng viên. Kh"ng gian kiến trúc ở đây như hoà trộn với nhau th"ng qua các lối đi và cửa sổ b"ng kính có khung thép rất lớn, nhưng vẫn kh"ng phá vỡ kh"ng khí ấm cúng của các phòng. Bên cạnh đó, c"ng trình này còn được sử dụng chất liệu đá mài có hình dáng đá chẻ màu sáng. Riêng các cửa làm b"ng sắt được đưa từ Pháp sang.
    Cuối đại snh được thiết kế một cầu thang lớn dẫn lên các phòng có bố cục kh"ng đối xứng nhưng lại rất hợp lý với đầy đủ tiện nghi được sắp xếp một cách hài hoà.
    Dinh II là một trong những c"ng trình có kiến trúc đẹp của Đà Lạt, mang nhiều dấu ấn gắn liền với dấu ấn lịch sử của đất nước. Hiện nay, dinh II được bố trí làm nhà khách của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
    Dinh III
    Dinh III, còn gọi là dinh Bo Đại, được xây trong khong từ năm 1933 đến 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.
    Đây là một dinh thự v" cùng đẹp đẽ và trang nhã, n"m giữa một rừng th"ng thuần chủng nhiều tuổi gắn liền với các tiểu cnh kiến trúc c"ng viên, vườn Thượng Uyển, rừng ái Aõn và một hồ nước nhỏ hoà quyện vào nhau một cách rất hợp lý và th mộng. Dinh III được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của Hébrard dành cho dinh toàn quyền.
    Về phong cách kiến trúc, dinh III cũng là một trong những c"ng trình chịu nh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở c"ng trình kiến trúc này là phía bên phi cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ kiểu cung điện ở Pháp trồng toàn cây cnh cắt đẹp và những cụm hồng quý nở hoa quanh năm. Bồn hoa phía trước dinh tưng đối rộng và hoa được trồng, chăm sóc khá chu đáo. ẩn dưới tán lá th"ng và xen giữa các thm cỏ xanh là những con đường nhỏ để đi dạo quanh dinh.
    Tưng tự như dinh II, dinh III là một c"ng trình kiến trúc đồ sộ với mái b"ng và các hình khối cân đối nhưng kh"ng đăng đối một cách cứng nhắc. Cửa chính diện rộng vừa phi (khong 4m), có snh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phi là văn phòng của vua Bo Đại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng gii trí. Điều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cnh kiến trúc kh"ng gian phía trong và ngoài th"ng với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính b"ng khung thép, tạo ra một khung cnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bo Đại, của hoàng hậu Nam Phưng, của các c"ng chúa và hoàng tử.
    Dinh III là một kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử cuối triều Nguyễn. Ni đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị của gia đình vua Bo Đại.
    Kiến trúc các biệt thự
    Bên cạnh kiến trúc của các dinh, hệ thống biệt thự ở Đà Lạt kh"ng những đã có nhiều đóng góp rất lớn trong việc làm phong phú thêm m"i trường kiến trúc của thành phố, mà còn là một trong những nét đặc trưng của thành phố này. Những kiến trúc xinh xắn, là ni cư ngụ của một hộ gia đình ẩn dưới những tán lá th"ng xanh thẫm và bao quanh bởi nhiều loại hoa và cây cnh khác nhau. Mỗi một biệt thự đều tựa như một bức tranh phong cnh hoàn chỉnh với một diện mạo và vẻ đẹp riêng. Có lẽ, Đà Lạt là một thành phố có nhiều biệt thự nhất nước ta. Điểm đáng chú ý ở đây là kh"ng có cái nào giống cái nào, nhưng nếu nhìn toàn cục thì nó lại rất thống nhất và hài hoà với m"i trường thiên nhiên, mặt khác nó còn góp phần đáng kể làm tăng thêm nét độc đáo và hấp dẫn cho thành phố Cao nguyên xinh đẹp này.
    Dựa theo diện tích đất xây dựng, lâu nay, người ta thường phân chia các biệt thự ở Đà Lạt thành một số loại nhất định. Đó là loại biệt thự tiêu chuẩn cao cấp có diện tích khong 1.500m2 trở lên; biệt thự hạng vừa có diện tích khong từ 1.000 đến 1.500m2.
    Về phong cách kiến trúc, có thể được phân theo hai loại:
    - Thể loại theo trào lưu cổ điển: Được xây dựng nhiều vào thời kỳ đầu với bố cục mặt b"ng đn gin, thường đi sâu vào các chi tiết đứng. Nhà mái ngói có độ dốc đứng. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của trường phái kiến trúc vùng Normandie (Tây Bắc nước Pháp); loại biệt thự này thường có cách thiết kế cầu kỳ ở các chi tiết mái, cầu thang, cửa sổ, cửa đi vào, đặc biệt là những hoa văn ở những vòm cửa có tính nghệ thuật cao.
    - Loại thứ hai là các biệt thự chịu nh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc ở Pháp do Le Corbusier và Gropius đề xứng trong giai đoạn 1920 - 1930. Các biệt thự loại này thường có bố cục mặt b"ng được bố trí một cách tự do, linh hoạt, được bố trí tuỳ theo địa hình hay chức năng sử dụng, đã tạo thành những hình khối c"ng trình được đa dạng và phong phú hn. Các mái nhà được lợp ngói hoặc b"ng bê t"ng cốt thép, phong cách kiến trúc tưng tự như kiến trúc của miền Nam nước Pháp hay miền Địa Trung Hi. Loại hình kiến trúc này được xây dựng khá nhiều ở Đà Lạt. Kiến trúc ở đây thường hướng vào nghệ thuật tạo hình khối và bố trí sân vườn xung quanh. ở các biệt thự được xây dựng theo phong cách này, kh"ng gian ở và m"i trường được xử lý hoà nhập vào nhau một cách tự nhiên bởi khong kh"ng gian như mái hiên, vườn cnh? được thiết kế khá sáng tạo, nh"m tạo ra cm giác hệ thống kh"ng gian liên tục và thoáng đãng.
    Nếu như ở Đà Lạt, các dinh thự thường chiếm lĩnh ở các đỉnh cao, thì trái lại, các biệt thự ở đây đều ẩn mình trong các rừng th"ng xanh nối tiếp nhau, và nó chỉ được xây kh"ng quá 3 tầng (kể c tầng trệt), để kh"ng thể phá vỡ cnh quan và rừng cây. Đa phần các biệt thự ở Đà Lạt là loại biệt thự có khung sườn b"ng gỗ tốt xây chèn gạch. Sàn là một lớp gỗ hay b"ng sàn thép. Kiến trúc trần gỗ, sàn gỗ tạo cho người ở có cm giác ấm cúng, rất phù hợp với một m"i trường thiên nhiên mà quanh năm lạnh lẽo và có độ ẩm khá cao. Đây cũng là đặc điểm kiến trúc của miền Bắc nước Pháp, từ thành phố Rouen đến Lille. Hệ thống khung cột giữ cho nhà vững chắc được sử dụng toàn b"ng gỗ, sau đó xây chèn gạch. Kh"ng những tạo thế vững chắc cho kết cấu c"ng trình mà còn tăng thêm vẻ độc đáo của từng biệt thự. Do điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm và thường khá lạnh vào ban đêm cho nên hầu hết các biệt thự ở Đà Lạt đều rất chú trọng đến hệ thống lò sưởi và tận dụng tầng áp mái. Vì vậy, các biệt thự được xây dựng trong những thời gian trước đây đều có các mái nh" và một hệ thống lò sưởi, ống khói hoàn chỉnh, thiết kế khá đẹp mắt. Điều này được thể hiện ở một số đặc điểm như sau:
    * Phần mái nhà:
    + Loại nhà có 2 mái xiên ở 2 đầu: Loại này có thiết kế in đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc miền Nam nước Pháp.
    + Loại nhà có 2 mái với các mái nh": Nếu nhà có các mái nh" tròn là mang phong cách kiến trúc của miền Trung và Bắc nước Pháp; còn nếu nhà có các mái nh" nhọn và cao, lại có các cửa kính lớn, thì mang phong cách của miền Nam Paris.
    + Loại nhà có mái dài, mái ngắn là loại nhà ở vùng núi từ Vosges xuống đến vùng Alpes vì ở đây thường có tuyết xuất hiện nên mái nhà phi như vậy để dễ thoát nước khi tuyết tan.
    + Loại mái dốc xây đá chẻ là loại nhà kiểu Anglo - Normand.
    + Loại mái lợp ardoise (đá mài miến mỏng màu đen) là đặc điểm đặc trưng của loại nhà thuộc miền cao nguyên miền Trung nước Pháp.
    * Phần mái nh":
    Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy trong kiến trúc nhà ở của nước Pháp. Việc thiết kế này chủ yếu là để tận dụng các phòng trên mái nhà mà người Pháp gọi là mansarde (tức là phòng trần xiên tận dụng trên tầng sát mái). Việc làm này kh"ng những làm tăng hiệu qu sử dụng của ng"i nhà mà còn làm cho mái nhà của biệt thự thêm đẹp và có sức hấp dẫn hn, nhất là đối với những mái nhà có diện tích lớn.
    Ở đây việc thiết kế các mái nh" cũng có những đặc điểm riêng, góp phần thể hiện phong cách kiến trúc của một số vùng ở nước Pháp:
    + Nếu phần mái nh" có dạng hình tròn, nhỏ, có cửa sổ kính là đặc điểm của miền Bắc nước Pháp.
    + Nếu mái nh" cao ra ngoài nhiều và có cửa kính lớn là đặc điểm của miền Trung nước Pháp.
    + Còn nếu mái nh" ra và có cửa kính dài là được ci tiến cho phù hợp với m"i trường thiên nhiên của Đà Lạt.
    * Hệ thống lò sưởi:
    Như đã trình bày ở trên, khí hậu Đà Lạt những năm trước đây khá lạnh. Vì thế, để chống lại cái lạnh giá của thiên nhiên Đà Lạt, về kiến trúc, các biệt thự được thiết kế tường xây khá dày, còn được thiết kế một hệ thống lò sưởi hợp lý, phù hợp với từng ng"i nhà cụ thể. Đó cũng là một dạng kiến trúc vừa để trang trí và vừa để sưởi ấm trong những ngày lạnh giá ở thành phố sưng mù này. Lò sưởi ở các biệt thự Đà Lạt được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau, phù hợp với từng kiến trúc cụ thể. Chính nó đã góp phần đem lại niềm vui vào mỗi buổi tối và sự ấm cúng cho mỗi gia đình. trong các biệt thự ở Đà Lạt, lò sưởi được bố trí ở phòng khách và phòng ngủ và số lượng các lò sưởi này có thể cho biết chủ nhân của biệt thự ở mức độ giàu có, sang trọng ra sao.
    * Ống khói lò sưởi:
    Quan sát nóc lò sưởi, người kiến trúc sư giàu kinh nghiệm có thể biết ngay được chủ nhà hoặc c"ng trình kiến trúc này được thiết kế theo phong cách kiến trúc thuộc miền nào của nước Pháp:
    + Ống khói lò sưởi ở miền Bắc nước Pháp thường có 3 ống tròn ở trên đầu nóc để che mưa, hoặc chỉ có một ống tròn ở giữa tấm che.
    + Ống khói lò sưởi ở miền Trung và Nam nước Pháp được thiết kế cho khói ra 4 phía có tấm chặn phía trên.
    + Ống khói lò sưởi xây có cẩu đá và một phía uốn tròn là kiểu thiết kế được ci tiến cho phù hợp với vùng Cao nguyên.
    * Vườn cnh và cổng ra vào:
    Các c"ng trình kiến trúc ở Đà Lạt phần ngoại thất, đặc biệt là vườn hoa cây cnh rất được các nhà thiết kế quan tâm. Từ phía ngoài vào nhà qua cổng chính, lối đi được bố trí giữa vườn hoa với các loại hoa đưa từ Pháp sang. Các ng"i nhà thường thiết kế phòng khách sâu về phía sau để có tầm nhìn ra vườn hoa được rộng và tạo cm giác thoáng đãng.
    Cổng vào các biệt thự cũng được chú ý thiết kế sao cho phù hợp với từng địa điểm ng"i nhà. Số nhà có cổng đi thẳng vào mặt tiền kh"ng nhiều, cổng thường được bố trí lệch về một phía để dễ tạo thành một mnh vườn hoa, và khi khách vào nhà có thể ngắm nhìn được vườn hoa. Những biệt thự lớn có xe hi thường có cổng vào, lối ra riêng biệt để thuận tiện cho xe ra vào mà kh"ng cần trở đầu xe. Riêng một số biệt thự nhỏ, thường có bồn hoa đúc ở cửa sổ, quanh chân tường nhà. Tất cả đều được sắp xếp, bố trí một cách hài hoà và đẹp mắt.
  10. difomus

    difomus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    Kiến trúc Dalat (tiếp theo và hết )
    Các giá trị của kiến trúc Đà Lạt
    Cùng với m"i trường cnh quan thiên nhiên, kiến trúc Đà Lạt đã góp phần đáng kể tạo cho thành phố Cao nguyên xinh đẹp này thêm độc đáo và có sức quyến rũ đến lạ kỳ. Chính vì vậy mà kiến trúc Đà Lạt có một giá trị đặc biệt trong đời sống của cộng đồng các dân tộc thành phố.
    Kiến trúc ở Đà Lạt trước hết là kiến trúc cnh quan. Các c"ng trình ở Đà Lạt, nhất là các c"ng trình kiến trúc, đều được thiết kế một hệ thống sân vườn hoàn chỉnh, phù hợp với từng địa điểm cụ thể.
    * Giá trị lịch sử
    Đà Lạt là một thành phố mà sự ra đời và phát triển của nó khá đặc biệt. Từ một vùng rừng núi dân cư thưa thớt, đời sống của nhân dân còn rất cực khổ và lạc hậu. Thế nhưng, kể từ những năm 1920, Đà Lạt đã có sự phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực. Riêng về mặt kiến trúc, Đà Lạt đã trở thành một đ" thị hiện đại với những con đường uốn lượn quanh co; những thm cỏ, rừng th"ng ngút ngàn xanh mượt; những dòng suối, ngọn thác hùng vĩ ,? và những c"ng trình kiến trúc đa dạng và hiện đại.
    Các c"ng trình kiến trúc ở Đà Lạt là những chứng nhân chứng kiến sự phát triển của thành phố tri qua hn 100 năm hình thành và phát triển. Đó là những c"ng trình chứa đựng nhiều dấu tích chứng minh cho sự ra đời độc đáo, cũng như phn ánh cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó đáng lưu ý là phn ánh tư tưởng của những người đã góp c"ng xây dựng.
    * Giá trị văn hoá
    Có thể nhận định một cách khách quan kiến trúc Đà Lạt là một di sn văn hoá in đậm dấu ấn kiến trúc của các địa phưng nước Pháp. Đó là những c"ng trình thể hiện trí tuệ và tâm hồn của các kiến trúc sư người Pháp trên đất Đà Lạt. Chính họ cùng với các chủ nhà người Pháp đã đưa đến Đà Lạt những phong cách kiến trúc thuộc các vùng của quê hưng họ.
    Ngoài ra, kiến trúc Đà Lạt còn thể hiện sự sáng tạo độc đáo của từng kiến trúc sư, trong đó rõ rệt nhất và cũng là thành c"ng nhất là "Kiến trúc cnh quan" đã được thể hiện từ trong ý đồ quy hoạch đầu tiên của thành phố này. Mỗi một công trình kiến trúc đều được thiết kế, bố trí, sắp xếp rất hài hoà với cnh quan thiên nhiên, mà đáng kể nhất là các công trình này đã khai thác triệt để đặc điểm địa hình và cnh quan thiên nhiên của thành phố, chính vì vậy đã tạo cho Đà Lạt có dáng vẻ rất riêng và khá độc đáo. Kiến trúc của thành phố có phong cách của châu Âu, châu á nhưng không vì thế mà mâu thuẫn, xung đột nhau. Trái lại, tất c đều hài hoà trong một khung cnh vừa trữ tình, th mộng và cũng rất hùng vĩ.
    Mặt khác, các công trình kiến trúc của Đà Lạt còn được nhiều nhà khoa học đánh giá là những di tích kiến trúc có giá trị bởi tính đa dạng nhưng lại rất độc đáo. Đó thực sự là một di sn quý báu cần được trùng tu và bo tồn một cách khoa học. Nếu thực hiện được điều đó, chắc chắn kiến trúc Đà Lạt sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn, góp phần thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu về Đà Lạt. Và như thế, kiến trúc Đà Lạt sẽ trở thành một tiềm năng du lịch lớn của Đà Lạt, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Chia sẻ trang này