1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÃY ĐẾN VỚI ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG ! ( Nơi giới thiệu cảnh quan và con người )

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi su_su_, 17/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Lâm Đồng xây dựng hệ thống cáp treo lớn nhất nước

    [​IMG]
    Nếu không dám mạo hiểm, bạn có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp Lâm Đồng bằng cáp treo.
    Hệ thống cáp treo Đà Lạt có chiều dài 5 km với 63 ca bin, công suất 900 khách/giờ. Du khách sẽ khởi hành tại đồi Rôbin (phường 3), và về ga cuối tại hồ Tuyền Lâm (cạnh Thiền viện Trúc Lâm). Công trình còn xây dựng 300 m2 nhà hàng, 2.900 m2 bãi đậu xe, khu vui chơi giải trí phục vụ du khách.
    Tổng kinh phí đầu tư cho hệ thống này là 60 tỷ đồng, vay từ vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng. Riêng kinh phí cho trang thiết bị chiếm hơn 38 tỷ đồng.
    Thiết bị cáp treo do một công ty hàng đầu thế giới của Áo cung cấp đạt tiêu chuẩn cấp 4 châu Âu. Công ty Dịch vụ Du lịch Xuân Hương là chủ đầu tư của hệ thống này.
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  2. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ðà Lạt, những khám phá mới​
    Thung lũng đồi cát và thác hang cọp
    [​IMG]
    Vào những tháng hè, thời tiết tại Tp.HCM trở nên nóng bức và ngột ngạt hơn. Ðây là dịp mà du khách trong và ngoài nước thường tổ chức đi du lịch, tìm kiếm bầu không khí trong lành, mà Ðà Lạt - xứ sở sương mù, thành phố của các loại hoa là địa điểm lý tưởng nhất.
    Ngoài các danh lam thắng cảnh tiêu biểu nơi thành phố hoa này như: thung lũng Tình yêu, thác Prem, hồ Than thở, dinh Bảo Ðại, Ðồi thông hai mộ... thì khu du lịch sinh thái-dã ngoại thung lũng Ðồi cát, thác Con cọp là nơi thích hợp cho du khách tìm về cuộc sống thiên nhiên.
    Khu du lịch này nằm cách Tp. Ðà Lạt khoảng 20 km về hướng Ðông, dọc theo quốc lộ 20 trên đường về Cầu Ðất. Từ mặt lộ đi vào là con đường dốc ngoằn nghèo, bên này là sườn núi, bên kia là thung lũng của những cây thông cao vút chạy theo lối đi. Từ trên cao du khách đã nghe được tiếng thác đổ từ xa, tiếng nước chảy rì rào qua các khe đá.
    [​IMG]
    Khu du lịch được xây dựng trên một diện tích gần 5 ha, xung quanh là trùng trùng điệp điệp rừng thông mọc cao trên những rặng đồi. Nơi đây được chia ra làm nhiều khu nhà khách, nhà nghỉ chân, vào sâu trong là con đường dẫn vào hang Cọp, theo người dân địa phương thì trước giải phóng nơi đây là hang của chúa sơn lâm trú ngụ tìm mồi, uống nước nơi thác, sau giải phóng, người ta tìm vào rừng sâu để khai thác lâm sản và mở rộng đất canh tác. Thấy động nơi ở, cọp bỏ nơi cư trú và tìm nơi khác sinh sống. Còn nơi đây trở thành thác Con cọp.
    Bên trái là khu nhà vườn, nơi chụp ảnh lưu niệm với các tác phẩm điêu khắc ấn tượng cho khách du lịch. Ðây cũng là nơi dành riêng cho các sinh hoạt tập thể như cắm trại qua đêm sinh hoạt lửa trại....
    Bên phải là đường dẫn xuống thác có độ dốc đứng gần 200m. Ðể tiện cho việc tham quan thác, người ta đã cho làm những bậc tam cấp bằng đá xanh, đường đi quanh co để giảm bớt cho độ dốc khi xuống. Nơi chân thác được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh đa dạng có nhiều cây chen lẫn với lớp đá bàn lớn. Ðây là nơi nghỉ chân ngắm cảnh, cũng là nơi dành cho các trẻ em nô đùa trong làn nước mát dưới chân thác, hoặc làm nơi sinh hoạt ăn uống trên các tảng đá bàn lớn.
    [​IMG]
    Sau một ngày vui chơi, trên đường về, du khách vẫn còn thời gian ghé thăm chùa Linh Phước, là ngôi chùa đẹp thứ nhì nơi thành phố.
    Chùa được xây dựng năm 1949. Cổng tam quan của chùa nằm sát đường quốc lộ, trước sân chùa là bảo đài Quan Thế Âm Bồ Tát. Chánh điện dài 33 m, rộng 22 m
    Trong nội điện tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài thiếp nhũ vàng có bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật. Hai bên là hàng cột rồng khảm mảnh sành với nghệ thuật điêu luyện. Bên trên hai hàng cột rồng là những bức phù điêu khảm bằng mảnh sành nói về lịch sử đức Phật Thích Ca. Mặt trước chánh điện là Tiền đàn bảo tháp cao 27m. Bên trái chánh điện là Long hoa Viên, hồ nước và hòn giả sơn, ngự trên đỉnh giả sơn là tượng Phật Di Lặc và con rồng dài 49m uốn lượn che phủ tượng đài, vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chia bia. Ðây là một công trình hài hoà giữa cảnh sắc thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Ngoài ra nếu du khách còn dịp đi thăm Ðà Lạt vào rằm tháng giêng sẽ được xem lễ hộ thác Pongoure được xem là ngọn thác thơ mộng và nổi tiếng tại Lâm đồng. Nơi đây có nhà nghỉ ngắm thác của vua Bảo Ðại ngày xưa.
    Lễ hội thường được tổ chức vào ban đêm, người ta tái hiện lại những phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên như lễ mùa lúa mới, lễ hộ cồng chiêng, múa sạp và nhiều trò chơi dân gian khác.
    Theo Tư Vấn Tiêu dùng - Số Tháng 4/2002
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2002/bai20.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  3. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ðà Lạt, những khám phá mới​
    Thung lũng đồi cát và thác hang cọp
    [​IMG]
    Vào những tháng hè, thời tiết tại Tp.HCM trở nên nóng bức và ngột ngạt hơn. Ðây là dịp mà du khách trong và ngoài nước thường tổ chức đi du lịch, tìm kiếm bầu không khí trong lành, mà Ðà Lạt - xứ sở sương mù, thành phố của các loại hoa là địa điểm lý tưởng nhất.
    Ngoài các danh lam thắng cảnh tiêu biểu nơi thành phố hoa này như: thung lũng Tình yêu, thác Prem, hồ Than thở, dinh Bảo Ðại, Ðồi thông hai mộ... thì khu du lịch sinh thái-dã ngoại thung lũng Ðồi cát, thác Con cọp là nơi thích hợp cho du khách tìm về cuộc sống thiên nhiên.
    Khu du lịch này nằm cách Tp. Ðà Lạt khoảng 20 km về hướng Ðông, dọc theo quốc lộ 20 trên đường về Cầu Ðất. Từ mặt lộ đi vào là con đường dốc ngoằn nghèo, bên này là sườn núi, bên kia là thung lũng của những cây thông cao vút chạy theo lối đi. Từ trên cao du khách đã nghe được tiếng thác đổ từ xa, tiếng nước chảy rì rào qua các khe đá.
    [​IMG]
    Khu du lịch được xây dựng trên một diện tích gần 5 ha, xung quanh là trùng trùng điệp điệp rừng thông mọc cao trên những rặng đồi. Nơi đây được chia ra làm nhiều khu nhà khách, nhà nghỉ chân, vào sâu trong là con đường dẫn vào hang Cọp, theo người dân địa phương thì trước giải phóng nơi đây là hang của chúa sơn lâm trú ngụ tìm mồi, uống nước nơi thác, sau giải phóng, người ta tìm vào rừng sâu để khai thác lâm sản và mở rộng đất canh tác. Thấy động nơi ở, cọp bỏ nơi cư trú và tìm nơi khác sinh sống. Còn nơi đây trở thành thác Con cọp.
    Bên trái là khu nhà vườn, nơi chụp ảnh lưu niệm với các tác phẩm điêu khắc ấn tượng cho khách du lịch. Ðây cũng là nơi dành riêng cho các sinh hoạt tập thể như cắm trại qua đêm sinh hoạt lửa trại....
    Bên phải là đường dẫn xuống thác có độ dốc đứng gần 200m. Ðể tiện cho việc tham quan thác, người ta đã cho làm những bậc tam cấp bằng đá xanh, đường đi quanh co để giảm bớt cho độ dốc khi xuống. Nơi chân thác được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh đa dạng có nhiều cây chen lẫn với lớp đá bàn lớn. Ðây là nơi nghỉ chân ngắm cảnh, cũng là nơi dành cho các trẻ em nô đùa trong làn nước mát dưới chân thác, hoặc làm nơi sinh hoạt ăn uống trên các tảng đá bàn lớn.
    [​IMG]
    Sau một ngày vui chơi, trên đường về, du khách vẫn còn thời gian ghé thăm chùa Linh Phước, là ngôi chùa đẹp thứ nhì nơi thành phố.
    Chùa được xây dựng năm 1949. Cổng tam quan của chùa nằm sát đường quốc lộ, trước sân chùa là bảo đài Quan Thế Âm Bồ Tát. Chánh điện dài 33 m, rộng 22 m
    Trong nội điện tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài thiếp nhũ vàng có bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật. Hai bên là hàng cột rồng khảm mảnh sành với nghệ thuật điêu luyện. Bên trên hai hàng cột rồng là những bức phù điêu khảm bằng mảnh sành nói về lịch sử đức Phật Thích Ca. Mặt trước chánh điện là Tiền đàn bảo tháp cao 27m. Bên trái chánh điện là Long hoa Viên, hồ nước và hòn giả sơn, ngự trên đỉnh giả sơn là tượng Phật Di Lặc và con rồng dài 49m uốn lượn che phủ tượng đài, vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chia bia. Ðây là một công trình hài hoà giữa cảnh sắc thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Ngoài ra nếu du khách còn dịp đi thăm Ðà Lạt vào rằm tháng giêng sẽ được xem lễ hộ thác Pongoure được xem là ngọn thác thơ mộng và nổi tiếng tại Lâm đồng. Nơi đây có nhà nghỉ ngắm thác của vua Bảo Ðại ngày xưa.
    Lễ hội thường được tổ chức vào ban đêm, người ta tái hiện lại những phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên như lễ mùa lúa mới, lễ hộ cồng chiêng, múa sạp và nhiều trò chơi dân gian khác.
    Theo Tư Vấn Tiêu dùng - Số Tháng 4/2002
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2002/bai20.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  4. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ðà Lạt và những huyền thoại tình yêu​
    [​IMG]
    Hồ Than Thở.
    [​IMG]
    Thung lũng Tình Yêu.

    Thiên tình sử núi Lang Bian
    Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Bian và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về.
    Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Ðà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ MÌNH KHÔNG XỨNG, CHÀNG TÊN LÀ LANG. Ở BỘ TỘC SRÊ CÓ MỘT NGƯỜI CON GÁI MÀ NHAN SẮC CỦA NÀNG làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.
    Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.
    Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.
    Hồ Than Thở - những chuyện tình bi tráng
    Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Ðạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia:
    "Mây xanh nước biếc dù thay đổi
    Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm"
    Ðến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng.
    Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình.
    Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, NGUYỄN ÁNH trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở.
    Thung lũng Tình Yêu và tình yêu hiện đại
    Cũng thật là một cái tên đầy lãng mạn dành cho thung lũng này, nhưng cái tên đó lại không được dệt nên từ những chuyện tình huyễn hoặc cổ tích mà hoàn toàn "trần thế". Ðứng trên đồi thông nhìn xuống, mặt hồ Ða Thiện như một con tim. Xa xa là đỉnh núi Lang Bian ẩn hiện trong sương mù, mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những con thuyền nhỏ khiến ta hình dung ra một bức tranh thủy mặc rất gợi tình. Có cây xanh non, nhiều học sinh, sinh viên thường hay đến cắm trại nên họ gọi thung lũng này là thung lũng Tình Yêu với ý nghĩa yêu thiên nhiên, đất nước.
    Cách lý giải thứ hai, thung lũng gần biệt thự Bảo Ðại và là nơi chứng kiến cuộc tình của hoàng đế cuối cùng này với người mỹ nữ (đồng thời là cô gái của cảm hứng bài hát "Ai lên xứ hoa Ðào") nên thung lũng được gọi là thung lũng Tình Yêu (Vallée Amour). Sinh viên đại học Ðà Lạt thấy đây là nơi hẹn hò lý tưởng của những lứa đôi nên cũng biến thành nơi thổ lộ tình yêu của mình.
    Còn bao nhiêu huyền thoại tình yêu gắn với nhiều danh thắng khác, Ðà Lạt mộng mơ có lẽ là vì vậy. Mùa xuân này nếu có "Ai lên xứ hoa Ðào" sẽ được tắm mình trong nền huyền thoại ấy, nếu ai chưa một lần đến cũng mong hình dung ít nhiều về xứ lạnh mộng mơ...
    NGUYỄN ANH TÀI
    (Báo Ðại đoàn kết)
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2001/bai15.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  5. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Ðà Lạt và những huyền thoại tình yêu​
    [​IMG]
    Hồ Than Thở.
    [​IMG]
    Thung lũng Tình Yêu.

    Thiên tình sử núi Lang Bian
    Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Bian và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về.
    Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Ðà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ MÌNH KHÔNG XỨNG, CHÀNG TÊN LÀ LANG. Ở BỘ TỘC SRÊ CÓ MỘT NGƯỜI CON GÁI MÀ NHAN SẮC CỦA NÀNG làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.
    Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.
    Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.
    Hồ Than Thở - những chuyện tình bi tráng
    Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Ðạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia:
    "Mây xanh nước biếc dù thay đổi
    Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm"
    Ðến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng.
    Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình.
    Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, NGUYỄN ÁNH trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở.
    Thung lũng Tình Yêu và tình yêu hiện đại
    Cũng thật là một cái tên đầy lãng mạn dành cho thung lũng này, nhưng cái tên đó lại không được dệt nên từ những chuyện tình huyễn hoặc cổ tích mà hoàn toàn "trần thế". Ðứng trên đồi thông nhìn xuống, mặt hồ Ða Thiện như một con tim. Xa xa là đỉnh núi Lang Bian ẩn hiện trong sương mù, mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những con thuyền nhỏ khiến ta hình dung ra một bức tranh thủy mặc rất gợi tình. Có cây xanh non, nhiều học sinh, sinh viên thường hay đến cắm trại nên họ gọi thung lũng này là thung lũng Tình Yêu với ý nghĩa yêu thiên nhiên, đất nước.
    Cách lý giải thứ hai, thung lũng gần biệt thự Bảo Ðại và là nơi chứng kiến cuộc tình của hoàng đế cuối cùng này với người mỹ nữ (đồng thời là cô gái của cảm hứng bài hát "Ai lên xứ hoa Ðào") nên thung lũng được gọi là thung lũng Tình Yêu (Vallée Amour). Sinh viên đại học Ðà Lạt thấy đây là nơi hẹn hò lý tưởng của những lứa đôi nên cũng biến thành nơi thổ lộ tình yêu của mình.
    Còn bao nhiêu huyền thoại tình yêu gắn với nhiều danh thắng khác, Ðà Lạt mộng mơ có lẽ là vì vậy. Mùa xuân này nếu có "Ai lên xứ hoa Ðào" sẽ được tắm mình trong nền huyền thoại ấy, nếu ai chưa một lần đến cũng mong hình dung ít nhiều về xứ lạnh mộng mơ...
    NGUYỄN ANH TÀI
    (Báo Ðại đoàn kết)
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2001/bai15.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  6. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thác Ðambri​
    [​IMG]
    Trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh đi Ðà Lạt, xe cộ thường hay dừng nghỉ tại Bảo Lộc. Nếu chịu khó đi thêm một đoạn, bạn sẽ ghé đến một trong những thác nước đẹp nhất của Việt Nam: Ðambri.
    Huyền thoại về tên gọi Ðambri
    Một ngọn thác cuồn cuộn, nghe như tiếng gào thét của đôi tình nhân bạc mệnh. Các già làng K'ho kể rằng ngày xưa có đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng hạnh phúc không đến với hai người. HơBi là con gái của già làng, nhà giàu có, còn chàng trai Ðambri sinh ra trong một gia đình quanh năm làm thuê, thóc không có mà ăn, trâu không có mà cày. Ðể ngăn cách tình yêu của họ, già làng bắt chàng bỏ làng đi thật xa cùng với một lời thề độc.
    Vắng bóng Ðambri, HơBi buồn lắm, đêm đêm nàng thường ra chỗ hẹn cũ khóc lóc, than thở. Một đêm, trời đất rung chuyển rồi xuất hiện ba thác nước tại nơi mà HơBi thường ngồi khóc. Vào những đêm sáng trăng, dân làng trong vùng nghe có tiếng khèn và tiếng nói cười của cô gái vọng về từ thác xa.
    Cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Ðà Lạt 100 km, Ðambri như một con bạch xà khổng lồ uốn mình trong khu rừng nguyên sơ, hùng vĩ. Cao 100m, với ba tầng nước, thác chảy suốt từ hạ sang đông, tung bọt trẵng xoá.
    Trong màu xanh thẫm của cây rừng, những khối nước mát lạnh ngày đêm tuôn chảy tạo cảm giác thoải mái, xoá tan mệt mỏi cho những ai muốn thoát khỏi cái nóng hầm hập của ngày hè.
    Xanh mãi cao nguyên thơ mộng
    Rời thác Ðambri, bạn hãy bớt chút thời gian để thưởng thức rượu cần tại buôn người Mạc. Phóng mắt ra đồi Cù xem những sóng cỏ vui đùa trong gió như cô gái vùng đất cao nguyên vui trong ngày hội. Thám hiểm khu rừng nguyên sinh, tận mắt quan sát hơn 50 loài thú tiêu biểu của Tây Nguyên được nuôi thả.
    Tối đến, bên ánh lửa bập bùng, ngất ngây trong men rượu, chợt nghe tiếng khèn nhắc ta gợi lại câu chuyện tình từ ngàn năm.
    ( Theo Diệu An - Thế giới Phụ nữ)
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2000/bai21.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
    Được Vivatim sửa chữa / chuyển vào 04/07/2002 ngày 18:42
  7. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thác Ðambri​
    [​IMG]
    Trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh đi Ðà Lạt, xe cộ thường hay dừng nghỉ tại Bảo Lộc. Nếu chịu khó đi thêm một đoạn, bạn sẽ ghé đến một trong những thác nước đẹp nhất của Việt Nam: Ðambri.
    Huyền thoại về tên gọi Ðambri
    Một ngọn thác cuồn cuộn, nghe như tiếng gào thét của đôi tình nhân bạc mệnh. Các già làng K'ho kể rằng ngày xưa có đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng hạnh phúc không đến với hai người. HơBi là con gái của già làng, nhà giàu có, còn chàng trai Ðambri sinh ra trong một gia đình quanh năm làm thuê, thóc không có mà ăn, trâu không có mà cày. Ðể ngăn cách tình yêu của họ, già làng bắt chàng bỏ làng đi thật xa cùng với một lời thề độc.
    Vắng bóng Ðambri, HơBi buồn lắm, đêm đêm nàng thường ra chỗ hẹn cũ khóc lóc, than thở. Một đêm, trời đất rung chuyển rồi xuất hiện ba thác nước tại nơi mà HơBi thường ngồi khóc. Vào những đêm sáng trăng, dân làng trong vùng nghe có tiếng khèn và tiếng nói cười của cô gái vọng về từ thác xa.
    Cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Ðà Lạt 100 km, Ðambri như một con bạch xà khổng lồ uốn mình trong khu rừng nguyên sơ, hùng vĩ. Cao 100m, với ba tầng nước, thác chảy suốt từ hạ sang đông, tung bọt trẵng xoá.
    Trong màu xanh thẫm của cây rừng, những khối nước mát lạnh ngày đêm tuôn chảy tạo cảm giác thoải mái, xoá tan mệt mỏi cho những ai muốn thoát khỏi cái nóng hầm hập của ngày hè.
    Xanh mãi cao nguyên thơ mộng
    Rời thác Ðambri, bạn hãy bớt chút thời gian để thưởng thức rượu cần tại buôn người Mạc. Phóng mắt ra đồi Cù xem những sóng cỏ vui đùa trong gió như cô gái vùng đất cao nguyên vui trong ngày hội. Thám hiểm khu rừng nguyên sinh, tận mắt quan sát hơn 50 loài thú tiêu biểu của Tây Nguyên được nuôi thả.
    Tối đến, bên ánh lửa bập bùng, ngất ngây trong men rượu, chợt nghe tiếng khèn nhắc ta gợi lại câu chuyện tình từ ngàn năm.
    ( Theo Diệu An - Thế giới Phụ nữ)
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2000/bai21.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
    Được Vivatim sửa chữa / chuyển vào 04/07/2002 ngày 18:42
  8. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Xanh biếc hồ Tuyền Lâm​
    [​IMG]
    Khác với những hồ, thác được thiên nhiên ban tặng ở Lâm Ðồng, hồ Tuyền Lâm nằm ngay ngoại vi thành phố Ðà Lạt do con người tạo ra. Ðó là công trình thủy lợi lớn và cũng là một điểm du lịch sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn khách trên Tây Nguyên.
    Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt biển bị bao bọc bởi bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại bắt nguồn từ những ngọn núi cao ngất và đại ngàn hùng vĩ ở nam Tây Nguyên; cuối những năm 80, những người thợ xây dựng Bộ Thủy lợi đã tạo nên hồ Tuyền Lâm, với diện tích 365 ha, chỗ sâu nhất 36m, cung cấp nước tưới cho hơn 1.400 ha hoa màu, lúa và cây công nghiệp ở các xã tây bắc huyện Ðức Trọng. Cũng chính từ dòng nước ngọt này, không ít gia đình nông dân quanh vùng thoát khỏi đói nghèo và có nhà đã trở nên giàu có. Ðiều kỳ thú ở hồ Tuyền Lâm là dù mùa khô, đằng đẵng suốt sáu tháng trời không một hạt mưa, hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, kể cả những ngày mưa, nhận nước tuôn như thác từ các dòng suối và khe núi. Mặt hồ ngày đêm lăn tăn gợn sóng lung linh, soi bóng những hàng cây xanh ngắt ven hồ, hiếm khi có sóng lớn. Quanh hồ, những rừng thông ba lá tự nhiên và mới trồng phủ kín những ngọn núi, quả đồi, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ðến giữa những năm 90, hồ Tuyền Lâm rộng gần mười lần hồ Xuân Hương, lọt giữa rừng thông mênh mông và chỉ cách trung tâm Ðà Lạt 6km trở thành tâm điểm chú ý của du khách. Dường như ai thăm Ðà Lạt, cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng, phóng tầm mắt về phía đông nam chiêm ngưỡng một thắng cảnh nổi tiếng được tạo nên từ bàn tay con người hòa quyện giữa cảnh sắc đất trời. Cũng có người dành hẳn một khoảng thời gian du ngoạn trên mặt hồ để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý báu. Ðiều này khơi dậy tiềm năng mới của hồ Tuyền Lâm, đó là du lịch sinh thái. Sơ khai là những cá nhân tự đóng tàu cho khách thuê và chở khách tham quan mặt hồ, rừng thông và thác Bảo Ðại. Không lâu sau, cuối hồ xuất hiện các khu dã ngoại Nam Qua và Ðá Tiên của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Phương Nam, mở đầu cho việc khai thác du lịch sinh thái và văn hóa một cách có tổ chức. Du lịch trên mặt hồ ngày càng mở ra rộng hơn; hướng tới nét đặc sắc của nền văn hóa các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên. Khách có thể thưởng thức thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại, tham gia lễ hội cồng chiêng, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió, bắn cung tên và thám hiểm rừng sâu. Khách đến Tuyền Lâm đông dần và hình ảnh từng đoàn du khách dã ngoại trên hồ và các khu du lịch kề liền đã trở nên phổ biến. Năm 1998, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chính thức thành lập và cũng thời gian này, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Giám đốc khu du lịch hồ Tuyền Lâm, anh Phan Hồng Hiếu phấn khởi nói với chúng tôi: Lượng khách tăng thấy rõ, vào những ngày hè, bình quân mỗi ngày từ 500 đến 1.500 lượt người. Những ngày lễ, Tết lên đến vài nghìn. Sức hấp dẫn đóng góp của việc phát triển các dịch vụ, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, tăng cường quảng cáo và đặc biệt là sự quan tâm của đảng bộ, chính quyền Lâm Ðồng và Tổng cục Du lịch. Các hoạt động giải trí như bóng đá một gôn, bóng chuyền trên cát, nhà dù, giải khát, câu cá trên nhà bè, hóa trang thành các chàng trai, cô gái, già làng sơn cước, các khu nuôi khỉ, chim trĩ, nhím, mễn, gà rừng... và nhất là cưỡi voi, cưỡi ngựa. Hiện có năm con voi đang sống tại khu du lịch Tuyền Lâm và khu dã ngoại Ðá Tiên đều đã thuần dưỡng. Anh Trần Tuấn Thảo, Phó giám đốc khu du lịch cho biết: Gần ba tỷ đồng được đầu tư trải nhựa con đường từ lưng đèo Prenn vào hồ, bãi đậu xe hơi, làm mới nhà bè, khu vệ sinh, các lều, nhà dài và đóng mới du thuyền. Hiện đội thuyền trên hồ có 56 chiếc trong đó có 46 chiếc của khu du lịch và còn lại là của khu Ðá Tiên. Giá thuê thuyền được thống nhất và niêm yết công khai. Thuyền xuất bến theo thứ tự chứ không còn tình trạng giành khách như trước. Khách xuống thuyền đều có bảo hiểm và phương tiện cứu hộ đầy đủ, bảo đảm an toàn. Tỉnh dành vốn lập một khu điều dưỡng với những khu nhà nghỉ độc đáo xây dựng trong rừng thông. Khu rừng đặc dụng được quy hoạch, trồng dặm và bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều loại thú hoang dã mất dấu nhiều năm nay, bắt đầu quay về. Ðã bắt gặp những đàn khỉ, sư tử mặt đỏ - loại thú quý cùng nhiều động vật khác sống thành đàn. Năm 2001, có gần 100 nghìn khách tham gia các tua du lịch sinh thái trên hồ và đem lại cho khu du lịch nguồn thu hơn 1,5 tỷ đồng. Anh Thảo ước tính có khoảng 15% là du khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu, thường thì họ chọn những chương trình, thám hiểm rừng sâu để quan sát chim thú và ghi âm những âm thanh của núi rừng...
    Vào xuân, hồ Tuyền Lâm, lấp lánh mầu xanh ngọc bích, khắc họa thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh đẹp. Ðây là danh thắng của Tây Nguyên nằm trong 20 khu du lịch trọng điểm ở Việt Nam.
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2002/bai8.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  9. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Xanh biếc hồ Tuyền Lâm​
    [​IMG]
    Khác với những hồ, thác được thiên nhiên ban tặng ở Lâm Ðồng, hồ Tuyền Lâm nằm ngay ngoại vi thành phố Ðà Lạt do con người tạo ra. Ðó là công trình thủy lợi lớn và cũng là một điểm du lịch sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn khách trên Tây Nguyên.
    Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt biển bị bao bọc bởi bốn bề rừng núi và dòng suối tía huyền thoại bắt nguồn từ những ngọn núi cao ngất và đại ngàn hùng vĩ ở nam Tây Nguyên; cuối những năm 80, những người thợ xây dựng Bộ Thủy lợi đã tạo nên hồ Tuyền Lâm, với diện tích 365 ha, chỗ sâu nhất 36m, cung cấp nước tưới cho hơn 1.400 ha hoa màu, lúa và cây công nghiệp ở các xã tây bắc huyện Ðức Trọng. Cũng chính từ dòng nước ngọt này, không ít gia đình nông dân quanh vùng thoát khỏi đói nghèo và có nhà đã trở nên giàu có. Ðiều kỳ thú ở hồ Tuyền Lâm là dù mùa khô, đằng đẵng suốt sáu tháng trời không một hạt mưa, hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, kể cả những ngày mưa, nhận nước tuôn như thác từ các dòng suối và khe núi. Mặt hồ ngày đêm lăn tăn gợn sóng lung linh, soi bóng những hàng cây xanh ngắt ven hồ, hiếm khi có sóng lớn. Quanh hồ, những rừng thông ba lá tự nhiên và mới trồng phủ kín những ngọn núi, quả đồi, trải ngút ngàn tầm mắt. Tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ. Ðến giữa những năm 90, hồ Tuyền Lâm rộng gần mười lần hồ Xuân Hương, lọt giữa rừng thông mênh mông và chỉ cách trung tâm Ðà Lạt 6km trở thành tâm điểm chú ý của du khách. Dường như ai thăm Ðà Lạt, cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng, phóng tầm mắt về phía đông nam chiêm ngưỡng một thắng cảnh nổi tiếng được tạo nên từ bàn tay con người hòa quyện giữa cảnh sắc đất trời. Cũng có người dành hẳn một khoảng thời gian du ngoạn trên mặt hồ để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và sự tĩnh lặng quý báu. Ðiều này khơi dậy tiềm năng mới của hồ Tuyền Lâm, đó là du lịch sinh thái. Sơ khai là những cá nhân tự đóng tàu cho khách thuê và chở khách tham quan mặt hồ, rừng thông và thác Bảo Ðại. Không lâu sau, cuối hồ xuất hiện các khu dã ngoại Nam Qua và Ðá Tiên của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Phương Nam, mở đầu cho việc khai thác du lịch sinh thái và văn hóa một cách có tổ chức. Du lịch trên mặt hồ ngày càng mở ra rộng hơn; hướng tới nét đặc sắc của nền văn hóa các dân tộc thiểu số nam Tây Nguyên. Khách có thể thưởng thức thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại, tham gia lễ hội cồng chiêng, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió, bắn cung tên và thám hiểm rừng sâu. Khách đến Tuyền Lâm đông dần và hình ảnh từng đoàn du khách dã ngoại trên hồ và các khu du lịch kề liền đã trở nên phổ biến. Năm 1998, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm chính thức thành lập và cũng thời gian này, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận hồ Tuyền Lâm là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
    Giám đốc khu du lịch hồ Tuyền Lâm, anh Phan Hồng Hiếu phấn khởi nói với chúng tôi: Lượng khách tăng thấy rõ, vào những ngày hè, bình quân mỗi ngày từ 500 đến 1.500 lượt người. Những ngày lễ, Tết lên đến vài nghìn. Sức hấp dẫn đóng góp của việc phát triển các dịch vụ, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, tăng cường quảng cáo và đặc biệt là sự quan tâm của đảng bộ, chính quyền Lâm Ðồng và Tổng cục Du lịch. Các hoạt động giải trí như bóng đá một gôn, bóng chuyền trên cát, nhà dù, giải khát, câu cá trên nhà bè, hóa trang thành các chàng trai, cô gái, già làng sơn cước, các khu nuôi khỉ, chim trĩ, nhím, mễn, gà rừng... và nhất là cưỡi voi, cưỡi ngựa. Hiện có năm con voi đang sống tại khu du lịch Tuyền Lâm và khu dã ngoại Ðá Tiên đều đã thuần dưỡng. Anh Trần Tuấn Thảo, Phó giám đốc khu du lịch cho biết: Gần ba tỷ đồng được đầu tư trải nhựa con đường từ lưng đèo Prenn vào hồ, bãi đậu xe hơi, làm mới nhà bè, khu vệ sinh, các lều, nhà dài và đóng mới du thuyền. Hiện đội thuyền trên hồ có 56 chiếc trong đó có 46 chiếc của khu du lịch và còn lại là của khu Ðá Tiên. Giá thuê thuyền được thống nhất và niêm yết công khai. Thuyền xuất bến theo thứ tự chứ không còn tình trạng giành khách như trước. Khách xuống thuyền đều có bảo hiểm và phương tiện cứu hộ đầy đủ, bảo đảm an toàn. Tỉnh dành vốn lập một khu điều dưỡng với những khu nhà nghỉ độc đáo xây dựng trong rừng thông. Khu rừng đặc dụng được quy hoạch, trồng dặm và bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều loại thú hoang dã mất dấu nhiều năm nay, bắt đầu quay về. Ðã bắt gặp những đàn khỉ, sư tử mặt đỏ - loại thú quý cùng nhiều động vật khác sống thành đàn. Năm 2001, có gần 100 nghìn khách tham gia các tua du lịch sinh thái trên hồ và đem lại cho khu du lịch nguồn thu hơn 1,5 tỷ đồng. Anh Thảo ước tính có khoảng 15% là du khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu, thường thì họ chọn những chương trình, thám hiểm rừng sâu để quan sát chim thú và ghi âm những âm thanh của núi rừng...
    Vào xuân, hồ Tuyền Lâm, lấp lánh mầu xanh ngọc bích, khắc họa thêm nét thơ mộng, lãng mạn của Ðà Lạt vốn đã xinh đẹp. Ðây là danh thắng của Tây Nguyên nằm trong 20 khu du lịch trọng điểm ở Việt Nam.
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2002/bai8.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*
  10. vivatim

    vivatim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    XUÂN Trường- TOUR DU LỊCH "VỀ nguồn"​
    [​IMG]
    Cách thành phố Ðà Lạt 23 km về hướng Ðông Nam, qua trại Mắt là tới Xuân Trường. Ðây là địa danh mới, không chỉ có thiên nhiên tuyệt vời mà còn là địa chỉ ghi đậm dấu ấn lịch sử của miền đất cực nam Tây Nguyên.
    Xuân Trường còn có tên gọi là Cầu Ðất. Từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chiêu mộ dân phu từ các tỉnh miền Trung: Thừa Thiên Huế, Bình Ðịnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi... để xây dựng đường hầm xe lửa xuyên núi (nằm trên tuyến đường sắt Phan Rang- Ðà Lạt) và đồn điền trà (chè). Theo lịch sử để lại, đường hầm xe lửa Cầu Ðất là một công trình lớn nhưng hoàn toàn làm bằng sức người, không có máy móc phụ trợ. Ngày 4/5/1930, hầm sập làm chết nhiều công nhân, là ngòi nổ cho phong trào bãi công tại đây, đòi chủ phải trả cho công nhân ba tháng lương còn thiếu và bồi thường nhân mạng cho những công nhân bị chết vì sự cố trên. Còn ở đồn điền trà Cầu Ðất, liên tục trong những ngày cuối và đầu năm của những năm 1936- 1937, hơn 1.500 lượt công nhân đã vùng lên bãi công, đòi tăng lương. Hai cuộc bãi công trên đã thắng lợi hoàn toàn, các chủ đồn điền và hầm xe lửa phải thực hiện những yêu cầu do công nhân đưa ra. Tháng 8/1945, khi Cách mạng tháng 8 thành công, Xuân Trường chính là căn cứ của chính quyền Cách mạng tỉnh Lâm Viên. Dấu ấn lịch sử hôm nay vẫn còn đó: hầm xe lửa dài khoảng 1 km đã bị cỏ cây che khuất, chỉ tiếc là những thanh đường ray đã bị người dân tháo bỏ từ lâu; riêng đồn điền trà ngày xưa giờ vẫn còn là nơi trồng và chế biến hai giống trà nổi tiếng: trà Sa Tuyết trong nước và trà Ô Long mang từ Ðài Loan đến (do Công ty TNHH Fusheng làm chủ đầu tư).
    [​IMG]
    Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống Cách mạng mà Xuân Trường còn là nơi giữ được nét hoang sơ mà thiên nhiên đã ưu đãi. Nhiều người đã từng đến Xuân Trường đều cho rằng ở đây lạnh hơn đỉnh Lang Biang, có nét gì đó tương tự như Sa Pa. Cứ khoảng 3 giờ chiều là sương mù đã là là che phủ, tạo ra một không gian huyền hoặc. Ðến Xuân Trường mà không đắm mình trong thiên nhiên coi như chưa đến đây. Thiên nhiên ban tặng vùng đất này những thắng cảnh mà mới nghe tên đã hiểu mơ hồ về nó: hồ Tiên, suối Ca hát, thác Ðất làng... Theo một người dân giải thích, sở dĩ có tên gọi suối Ca hát vì thời kháng chiến chống Mỹ, con suối này là nơi các đoàn văn công thường xuyên tổ chức những đêm liên hoan phục vụ những đoàn quân từ Trường Sơn xuống...
    Theo chị Trần Minh Hương, giám đốc Công ty du lịch Gío Nam, người đã phát hiện và lần đầu tiên mở tour du lịch cho biết: "Nhờ những chuyến công tác xã hội tại Lâm Ðồng mà tôi đã tìm đến vùng đất này. Qua nhiều đợt khảo sát, Công ty quyết định mở thêm điểm du lịch mới tại Xuân Trường".
    Một điều thú vị khi đến với vùng đất này là tấm lòng hiếu khách của người dân, vì từ nhiều năm nay chưa có ai tìm đến họ. Không những sẽ được giúp đỡ tận tình mà chính họ sẽ cùng vui với du khách bên ánh lửa rừng để được ca hát, vui chơi suốt đêm trong chất men cay ấm nồng của rượu cần và cái lạnh quay quắt. Theo thông tin từ Công ty Gío Nam cho biết, đến nay Công ty đã tổ chức được hai đoàn khách du lịch khoảng 60 người về với Xuân Trường. Mọi người đều hài lòng về vùng đất này. Hãy đến Xuân Trường một lần để biết...
    (Minh Phúc- Khoa học Phổ thông, 15.02.2001)
    http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2001/bai10.htm
    Viva forever. Suzuki là sành điệu. Tôi muốn được vote 1*

Chia sẻ trang này