1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÃY GÓP MỘT TIẾNG NÓI GIÚP LÀNG MAI!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 05/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cái giá của việc có chỗ yên tâm tu học và hoằng hóa đôi khi cũng rất đắt đó MT àh.
    Các bạn các Thầy Cô Pháp Môn Làng Mai (PMLM) có một căn cứ lớn ở nước ngoài, có việc gì thì ko ai làm gì các bạn đâu, chỉ cần 1 vé máy bay là họ về lại Làng.
    Còn các vị Thầy muốn cắm lại ở nước Vn mà hoằng pháp lợi sinh thì phải chịu nhiều cay đắng lắm.
    Nhiều khi thấy MT và các bạn PMLM cứ hay công kích và khó chịu khi tôi nói về các thầy trong nước. các bạn cứ chụp lên họ những tiếng xấu này nọ, mà ko chịu hiểu dùm họ phải tùy nghi phương tiện mà hành Pháp.
    Hãy nghĩ tới những pháp hội 3-7 ngày, với số ng lên đến vài ngàn thì cần lắm những lực lượng an ninh của nhà nước để bảo vệ trước sức mạnh của tôn giáo bạn. Để cho bao nhiêu ng có chỗ tu tập an toàn, thì các Thầy nhận lại những gì nhỉ ? Chỉ là lời nói xấu của các Thầy ngoài nước !
    Tôi cũng ko dám mong MT và các bạn nghĩ lại, nhưng các bạn sẽ còn ghét các thầy hơn nữa sau chuyện này. Hãy lấy tình thương hóa giải hận thù, đừng tạo cơ hội cho các thế lực nước ngoài lợi dụng.
    Cả TG thương bạn chỉ bằng cái miệng thôi, quan trọng là các bạn thương đc ai chưa, sau bao năm ở VN, các bạn có lấy chuyện giáo hóa các vị ấy làm quan trọng, hay là chỉ nói xấu và phản kháng với họ?
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tôi có 1bài viết khá dài bên phattuvietnam.net, nhưng ko post bên này vì hơi động chạm tôn giáo chính chị. Nhưng bên bài kia thì MT có gởi link bài viết bên này của tôi, nên tôi sẽ gởi link cho ai muốn xem:
    http://phattuvietnam.net/ptvn/viewtopic.php?p=15792#15792
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Biết giúp ai bây giờ!
    Bài viết đã nêu lên ý kiến của một phía, nhưng còn phía bên kia thì sao? Mình mới chỉ nghe được thông tin một chiều thế này thì chẳng dám nói gì cả. Bạn nào có thông tin từ chiều bên kia thì đưa ra cho nó khách quan nhé!
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hi hi, bài viết của bác ThienNhan dài khủng khiếp, điều đó cũng đủ nói lên cái tâm của bác ấy.
    Có lẽ mình cũng mắc cái bệnh hay chỉ trích giống bác ThienNhan chăng? Có lần mình đọc được cái "Bức thư Làng Mai", thú thực là ko thấy khoái lắm, ko biết Sư Ông có kiểm duyệt bức thư đó ko, chứ ngôn từ của ban biên tập thì thật khó nghe (đối với 1 người sống trong nước như mình), dù họ nói với giọng rất mềm mỏng (và chua cay - có lẽ họ còn giỏi chỉ trích hơn mình ấy chứ).
    Mình rất thích đọc các tác phẩm của cụ Nhất Hạnh, phải nói các tác phẩm đó đã giúp mình rất nhiều trong cuộc sống. Nhưng mình có cảm giác Pháp môn Làng Mai hơi thiên lệch về lĩnh vực Tâm lý học thì phải. Nó rất phù hợp với những người đang đau khổ, rãy rụa trong cái thế giới sùng bái vật chất kiểu Phương Tây - và nghèo nàn về đời sống nội tâm. Nhưng đối với những người hướng tới mục đích tối thượng là giải thoát thì sao? nó có giúp được ko?
    Ấy là cảm nhận cá nhân thôi, rất mong được các bác đóng góp ý kiến.
  5. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Bát Nhã - Điều đó không thể xảy ra
    [12.11.2008 13:30]
    Khóa tu mùa xuân cho cư sĩ tại Tu viện Bát Nhã
    Khi nhận được tin từ người bạn báo Tăng thân Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc, Lâm Đồng) sẽ không được tu học tại đây, tôi không thể tin được. Trước đây tôi cũng nghe về sự cố Bát Nhã nhưng cũng nghĩ rằng đó là chuyện nội bộ của một vài cá nhân nào đó thôi. Chứ không thể dẫn đến tình trạng này được. Không thể giải quyết như thế này được!
    Được tiếp cận và thực tập theo pháp môn của Làng Mai thông qua một số Kinh sách và băng đĩa pháp thoại của Sư Ông Nhất Hạnh, bản thân cảm thấy như tìm về lại chính mình, thân và tâm an nhiên, tự tại trong cuộc sống nhiều phiền não này.
    Vì vậy trong đợt Làng Mai tổ chức khóa tu học dành cho người trẻ vào tháng 4/2008 tại Bát Nhã, chúng tôi tranh thủ nghỉ phép được 2 ngày cộng thêm ngày thứ 7 và chủ nhật để tham dự đầy đủ khóa học này. Đúng giờ như đã hẹn, tất cả chúng tôi đều có mặt tại nhà xe Thanh Thủy để thẳng tiến lên Bảo Lộc.
    Anh chị em tôi còn trẻ, tuổi từ 25 cho đến 40, cũng với bao hoài niệm, đầy nhiệt huyết để vươn lên trong cuộc sống. Với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường để làm hành trang vào đời, chúng tôi luôn mong mỏi được cống hiến một phần nào cho xã hội, cho mọi người và tất nhiên cho bản bản thân, gia đình của mình.
    Cuộc sống thì như ai cũng đã biết, không đơn giản chút nào phải không các bạn ? Cũng vì lý do sinh tồn mà người ta có thể dùng mọi thủ đoạn để đạt cho được mục đích của mình. Từ đó luân lý đạo đức bị xem thường, nhân phẩm con người không thèm màng đến?.
    Theo nhìn nhận của tôi, trong giai đoạn hiện nay đạo đức xã hội có vấn đề !!!. Các tệ nạn ngày càng lan rộng, với quy mô, mức độ nguy hiểm, tàn bạo hơn nhiều. Hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy: vấn nạn cướp của, giết người, hãm hiếp, lường gạt, trộm cắp, xì ke, ma túy, đĩ điếm, nghiện ngập ? ngày càng đầy rẫy và có xu hướng gia tăng không chỉ tại các thành phố lớn mà lan nhanh về các vùng nông thôn hẻo lánh.
    Đạo đức của ta được tôi luyện từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong cuộc sống bận rộn, đầy lo toan này phần lớn cha, mẹ không có nhiều thì giờ để gần gũi, giám sát và dạy dỗ con cái.
    Nhiều gia đình hoàn toàn trông chờ vào sự quản lý của nhà trường, phó thác cho nhà trường. Mà nhà trường phần lớn chỉ trang bị cho chúng ta những kiến thức về hướng nghiệp. Những bài học về giá trị nhân văn, đạo đức dần như là khẩu hiệu, nhàm chán không vào được tiềm thức của con người để trở thành hạt giống tốt đẹp cho tương lai.
    Đất nước ngày một phát triển, xã hội ngày một văn minh, chúng ta đã du nhập về những thành tựu, những thành quả tiến bộ của loài người trong các lĩnh vực để phục vụ cho công cuộc đổi mới. Bên cạnh bộ mặt hiện đại, sáng sủa của xã hội, nó cũng phơi bày những mặt trái tiêu cực của nó.
    Chúng ta cũng đã du nhập nhiều những tàn dư, tệ nạn của lối sống thực dụng mà không có kiểm soát. Internet là phương tiện truyền thông giúp cho con người gần gũi với nhau hơn, những tiện nghi về vật chất giúp cho ta sống đầy đủ hơn ? nhưng tất cả đều có hai mặt nếu ta không kiểm soát được nó.
    Sách báo, phim truyện mang tính bạo lực, ********, đồi trụy mỗi ngày tưới tẩm vào những đầu óc non dại của trẻ, lâu dần trở thành những hạt giống tiêu cực và chỉ chờ dịp bùng phát. Thế hệ này không kiểm soát nổi thì lan truyền sang thế hệ kế tiếp càng dữ dội hơn nữa và cái giá phải trả cho nó thì không phải bàn làm chi nữa phải không các bạn?
    Chỉ vì 10.000 đồng mà cũng đánh đổi một mạng người. Hận thù giết nhau, tham của giết nhau, lường gạt? cha giết con, vợ giết chồng, bạn không còn là bạn hữu nữa mà chỉ còn là bè thôi?
    Giới trẻ tìm sân chơi trong các vũ trường, sàn nhảy, trong quán nhậu.. số khác tìm niềm vui trong sự ngất ngây của xì ke, ma túy và các chất gây nghiện để tạm quên đi những tháng ngày nhạt nhẽo, không có đường đi. Nhiều người không còn con đường thoát nữa, nghĩ cạn tìm cái chết để chấm dứt đời sống khổ đau này?.
    Vòng xoáy này biết bao giờ mới chấm dứt?
    Xã hội ngày một phức tạp, luân lý đạo đức ngày một xuống cấp trầm trọng, cần phải báo động đỏ nhưng có ai thực sự quan tâm vấn đề này không? Hay tất cả đều vô cảm trước những nỗi đau của đồng loại !!!
    Khi bước chân vào Tu viện Bát Nhã, cảnh trời như đổi khác, không gian rộng ra như vô tận. Mặc dù trời còn se lạnh nhưng một vùng không khí vui tươi, ấp áp như ôm chầm lấy ta. Mọi sự mệt mỏi, khó chịu trong thân ta gần như tan biến. Tâm ta an lạc, thảnh thơi vô cùng ? Ta không còn xa lạ, đơn độc nữa.
    ?oVũ trụ thênh thang
    Tinh tú quay quần
    Mặt đất bao la
    Tràn đầy sự sống
    Tạo hóa sinh ra
    Nhiều hình thái sống
    Mẹ cha cho ta
    Giai đoạn chuyển tiếp
    Phật pháp cho ta
    Con đường chuyển hóa
    Bảo hộ thân ta
    Xa lìa phiền não?
    Như vậy có một nguồn năng lượng vô hình nào chuyển hóa nhanh như vậy? Nguồn năng lượng này từ đâu phát khởi ra thế? Tại sao chỉ xuất hiện ở đây thôi? Phải có sự hành trì thực tập ta mới cảm nhận nguồn năng lượng này.
    Nguồn năng lượng này chính là do Sư Ông, Tăng đoàn Làng Mai đem về đó các bạn. Chỉ sự hành trì miên mật, chỉ có lòng từ bi bao la của Quý Thầy, sư cô mới có khả năng tạo tác ra nguồn năng lượng này.
    Đến đây ta được Thầy dạy sự yêu thương tình đồng loại và yêu thương muôn loài. Nhà vật lý gốc Việt Trịnh Xuân Thuận ?" Cơ quan NASA Mỹ có nói: tất cả chúng ta đều được sinh ra từ bụi vũ trụ? Đúng như vậy tất cả chúng ta đều là hạt bụi cả. ?oTrong hạt bụi chứa đụng cả vũ trụ và vũ trụ có ta?.
    Đã cùng là bụi cả thì không có lý do gì ta hận thù nhau, ganh ghét nhau, làm khổ nhau. Chúng ta phải thương yêu nhau. Ta cũng đã từng là đất, đá,là cỏ, là cây. Theo thuyết Darwin chúng ta được tiến hóa từ muôn thú vì vậy ?ota phải yêu muôn loài như ta?.
    Thầy dạy cho ta thực hành 5 giới quý báu để bảo hộ thân tâm ta trong cuộc sống. Không sát sanh, cướp của, giết người; không tà dâm sống chung thủy một vợ một chồng; không lường gạt, trộm cắp; Không được nói dối, hại người, lợi mình; Không được uống rượu, xì ke, ma túy v.v. Và điều sâu xa nhất xuyên suốt giáo lý của nhà Phật đó là Thuyết Nhân quả. Ta gieo hạt giống tốt thì ta sẽ gạt hái được quả tốt và ngược lại.
    Cả vũ trụ bao la này chằng chịt mạng lưới nhân quả. Không ai có thể tránh thoát được. Dù là Thánh, là Thần hay là gì đi chăng nữa cũng đều bị chi phối bởi quy luật này. Khi hiểu được quy luật này, ta sẽ sống thiện hơn, ?osiêng làm lành, tránh làm điều dữ?. Ít ra ta cũng sống ?otử tế? với nhau hơn như lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói.
    Đặc biệt khi ta được thực hành theo pháp môn quán niệm hơi thở của Làng Mai thì những nỗi khổ niềm đau của ta sẽ được chuyển hóa ngay lập tức. Khi những nổi khổ niềm đau xuất hiện, ta sẽ sớm nhận diện nó và sử dụng năng lượng của tình thương, của từ bi hỷ xả để chuyển hóa nó. Không để cho những hạt giống xấu có điều kiện phát triển trở thành những năng lượng tiêu cực, gây khổ đau cho thân tâm mình và cho mọi loài.
    Những hạt giống tích cực ngày càng được ?ora hoa kết quả?. Ta sống an lạc, thảnh thơi tự tại; không còn phiền não, lo sợ nữa. Gia đình tràn đầy hạnh phúc, tình nghĩa vợ chồng sắc son, chung thủy, con cái thuận hòa. Người người thương yêu nhau, xã hội được giữ vững kỷ cương, phép tắc, an ninh trật tự đảm bảo vì các tệ nạn dần dần triệt thoái.
    Một khi ta có sự hành trì thực tập thì tuệ giác của ta được phát triển, lòng từ bi, tình thương của ta sẽ rộng lớn ôm áp cả muôn loài. Ta sống đầy ý nghĩa trong đời sống vật chất và tâm linh này; sống có ích và góp phần cho sự phát triển bền vững của xã hội trên mọi lĩnh vực.
    Nếu trong xã hội ai ai cũng được giáo huấn những lời dạy của Thầy thì tình trạng xã hội tốt đẹp hơn rất nhiều. Những tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi dành chổ cho những điều ?ochân, thiện, mỹ?.
    ?oLời Thầy như bóng mát
    Che con nắng mùa hè
    Lời Thầy như chiếc nón
    Che con khi trời mưa
    Lời Thầy như đóa hoa
    Cuộc đời vang tiếng ca?
    Lý tưởng độ đời đẹp như thế đó ! Tình thương bao la như vậy đó!
    Ai đã làm hoen ố nguồn năng lượng thiêng liêng của Bát Nhã?
    Khi xem đoạn phim về cảnh Thầy Đồng Hạnh chỉ đạo đệ tử cưỡng chế gường chiếu, vật dụng của các thiền sinh tập sự ở Nhà Tâm ban đầu, chúng ta thật buồn cho thế hệ Người Thầy tâm linh, buồn cho nền văn hóa Phật giáo nước nhà.
    Đoạn phim này chắc chắn sẽ được đưa vào tư liệu của lịch sử phim truyện Phật giáo Việt Nam. Các Thầy có khác gì xã hội đen đâu, thậm chí còn tệ hơn thế nữa vì dù sao các Thầy cũng đã được học giới luật. Người tu với nhau mà không thương nhau, huống gì đối với chúng sanh. Các Thầy thừa biết nhân quả sẽ chi phối như thế nào, dù sám hối 1000 kiếp cũng khó rửa sạch tội lỗi này!
    Có nhiều vị hưởng sự cúng dường của thập phương nhưng không có sự hành trì đúng giới luật; chỉ tu hình thức nên không tạo ra được năng lượng chuyển hóa những tập khí xấu xa trong mình.
    Đã nguyện xa lìa danh lợi mà vẫn còn nuối tiếc, vẫn còn kẹt mãi. Đã để cho những tập khí đó làm chủ thân tâm mình và những thế lực tà đạo lợi dụng cơ hội phá hoại đạo giáo. Bản thân mình không chuyển hóa nổi thì lấy gì để ?othề nguyện độ đời?.
    Có Thầy thì tranh thủ vận động xây nhiều ?oChùa to, Phật lớn? để chiêm bái, thưởng ngoạn và cầu cho công chuyện ?olàm ăn? được khấm khá; chứ thực chất ?orỗng tếch? có gì đâu.
    Đừng có trách vì sao giới trẻ bây giờ ngại đến chùa. Đến chùa để nghe các Thầy tụng ê a nhưng chẳng có hiểu gì, chẳng có năng lượng chuyển hóa gì thì chỉ là hình thức và mất thì giờ. Những lý do trên đã làm mất niềm tin nơi Phật pháp. Những vị như vậy không xứng đáng là người xuất gia.
    Những lời dạy của Thầy như trên có trường học nào đưa vào giáo trình giảng dạy đâu ? Có trường học nào chỉ dạy tình thương đâu? Chỉ ở những Tu viện như Bát Nhã mới là trung tâm tâm linh giúp đỡ, tháo gỡ những nỗi khổ niềm đau của người dân; hướng con người đi đến tình thương và lòng nhân ái.
    Đúng ra ta phải khuyến khích hỗ trợ để Tu viện ngày càng phát triển, để người dân, đặc biệt cho giới trẻ có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận để học hỏi, hành trì.
    Sự quyết định vội vã, thiếu sự suy tính sẽ làm thất vọng biết bao tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân; đi ngược lại với đạo lý thuần túy của dân tộc và thiếu trách nhiệm đối với những thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.
    Không phải chỉ hình thành nên một Bát Nhã mà phải là nhiều Bát Nhã hơn nữa. Mỗi miền đất nước nên hình thành một Bát Nhã.
    Tất cả chúng ta hãy thành tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ Phật pháp nước nhà ngày một phát triển, cầu nguyện cho sự yên ổn của Bát Nhã hiện tại và cho những Bát Nhã tương lai sẽ được hình thành.
    Hãy để đời sống tâm linh của người dân được tự do phát triển!
    Gia đình Hiểu & Thương
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Xin nói riêng với bác Nhân nói chung với các bác thế này:
    Đã bước vào con đường Bồ tát đạo tâm bất thối; thì vấn đề đụng chạm tôn giáo hay chính trị chả là vấn đề gì cả.Súng kề dao gươm kề cổ cũng phải xả thân vì lẽ phải; vì chân lý; vì hạnh phúc; vì lợi ích của số đông; phải từ bỏ thân mạng mình không phải chỉ trong một kiếp mà vô số kiếp phải hy sinh tất cả mọi danh dự và sự sống của mình; vì hạnh phúc của tha nhân.
    Trong di chúc của đức Phật và khi còn sống; đức Phật có nói "Hãy ra đi vì hạnh phúc của chư Thiên và loài người"
    Giải thoát là giải thoát ra khỏi đau khổ (dukkha); chứ không phải giải thoát ra khỏi hạnh phúc;an lạc.Bây giờ các vị muốn giúp đỡ mọi người; các vị bảo "tôi sẽ giúp quý vị thoát khỏi hạnh phúc an lạc"-nghe có xuôi tai không?Các vị có giáo hóa được ai không?
    Cho nên nói hạnh phúc không phải là mục tiêu của đạo Phật là hoàn toàn sai lầm; giải thoát và hạnh phúc; đều là mục đích.
    Về vấn đề nói xấu người này người nọ; các vị nên nhớ lại với những người cao cả thì nói xấu chẳng có hại gì cho họ;thậm chí chỉ có lợi thêm cho họ; có những người chẳng muốn nghe lời khen mà chỉ cầu mong cho có người chỉ trích mình;xem đó là ân huệ.Có những vị Bồ tát còn xin được người khác chỉ trích mình.
    Có một vị Bồ tát nói là những gì chân thật thì không cần phải chứng minh; còn những gì phải chứng minh và được nêu lên thì chỉ là những ý kiến;khám phá phương diện này; phương diện nọ;những góc nhìn ngó khác nhau của chân lý.
    Thường các vị Bồ tát phải quét sạch mọi chấp giáo pháp; tức là ko có gì nhất thiết các vị phải bảo vệ; thậm chí cả phật pháp.Đã là chân lý không thể biến mất. Chỉ có con người thế này thế kia.
    Các vị đã đi vào Bồ tát đạo;hay những người học Phật cầu mong phước;mong hạnh phúc;sức khỏe;giải thoát mong các vị cẩn trọng! Thân!
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    cám ơn Mr.Kinhhoang góp ý !
    Các vị Bồ Tát đi đường của Bồ Tát, mình đi đường của...Ma Vương, nên nói khó nghe 1 tí.
    Mình vẫn tin là con đường của Phật pháp là "thoát khổ" và "giáo hóa chúng sinh thoát khổ" chứ ko phải là "đi tìm hạnh phúc"
    Tuy là 2 cái đó có vẻ như giống nhau, thoát khổ là đi tìm hạnh phúc chớ gì ? Nhưng còn có cái khác nhau, khác nhau nhiều lắm !
    Mình là ng thấp căn, chưa tu tập nhiều, một mớ lý thuyết tầm bậy -như MT nói. nên ko dám giải thích gì nhiều, chỉ tin vũng chắc 1 điều rằng: Thóat khổ khác với hạnh phúc.
    ngồi thiền thì có thể tìm ra đâu là lạc thọ đâu là khổ thọ, vậy ta nói lạc thọ là hạnh phúc đc chưa ?
    Thế nhưng vượt qua lạc thọ, khổ thọ là cái gì ?
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác muốn tin vào đạo Phật là đạo thoát khổ hay đạo Hồi là đạo thoát khổ cũng được.Nhưng cũng nên gạt bớt những hiểu nhầm; tà kiến là nhìn sự vật không đúng như nó thật có.
    Ở đâu có một số hiểu nhầm: Rằng Bồ tát là cái gì đó cao siêu. Nhưng hoàn toàn không phải thế. Các quan điểm rất khác nhau: Bồ tát đơn giản là một hữu tình đi tìm đạo như Phật giáo nguyên thủy hay là một vị cao hơn cả Alaha''n trong Phật giáo đại thừa. Thậm chí trong một số kinh;sách;luận còn cho rằng đức tin và hạnh nguyện của Bồ tát còn cao hơn cả một vị Phật;khước từ tầng bậc giác ngộ cao nhất (Diệu Giác) và đạt được sự giác ngộ chân thật (bác xem lại cuốn lưới trời đế thích của thầy Thiện Sáng). Một số vị ***** dạy cách tu là coi tất cả mọi người đều là bồ tát. Tóm lại bất cứ một sự vật sự việc nào cũng có năng lực giúp mọi người giác ngộ;tất cả đều là bồ tát và là phương tiện của bồ tát.
    Nói như vậy thì tất cả những việc xảy ra trên đời này; từ những ông chồng vũ phu; những kẻ lang bạt kì hồ; những người đau bệnh; những chủ cửa tiệm; những ông tổng thống; những truyện trời ơi đất hỡi nào đó; mà khiến ta giác ngộ được thì đều là bồ tát...
  9. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0

    Trời oan cho tui quá NT ơi tui có nói thế đâu, MT bao giờ cũng tôn trọng NT là người học rộng, hiểu sâu... MT mới là người tu thấp... nếu có lời nào của MT đã nói gây ra ý hiểu của NT như vậy thì MT xin xám hối trước các Ngài, vì con tu còn thấp nên đã khởi tâm nói những lời lẽ không hay đụng chạm đến người khác!
    Tuy vậy NT cũng hiều cho là Phật Pháp có 84000 pháp môn, căn cơ của chúng sinh khác nhau nhiều, nên các Thầy cúng tùy căn cơ của chúng sinh mà hóa độ, các Thầy phái chọn một pháp môn thích hợp với quảng đại quần chúng và làm lợi ích được cho số đông, chính vì vậy sẽ có nhiều người căn cơ cao hơn sẽ không thích hợp với Pháp môn như vậy, tự mình phải chọn con đường đi khác, bản thân MT cũng vậy MT luôn hướng dẫn mọi người mới đến thực tập pháp môn Làng Mai, nhưng bản thân MT cũng kết hợp pháp môn Làng mai và các pháp môn khác để thực tập cho riêng mình.... mong NT hiểu cho là như vậy!
  10. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Khi đọc bài viết của Lat ma Thubten Zopa Rinpoche trong cuốn Cánh cửa mãn nguyện . MT thấy rằng phần lớn các Pháp tu của các Thầy hiện nay đều có khiếm khuyết, đều không thể hoàn thiện được vì theo Ngài Lat ma, các Thầy có chứng đến quả A la hán thì vẫn chưa thể thấu hết tâm ý của tất cả các chúng sinh nên cũng chưa thể dẫn dắt chúng sinh đến bờ giác ngộ một cách trọn vẹn, mặc dù các vị A la hán đã thoát khỏi luân hồi.... xin trich dẫn bài viết để các bạn tham khảo:
    Tại sao chúng ta cần có tâm giác ngộ (Phật tâm-ND)

    Mỗi chúng sinh hữu tình có một căn cơ và tính cách khác nhau và bạn phải biết phương pháp nào thích hợp chính xác cho từng người. Bạn nên có khả năng chỉ nói một lời cùng một lúc cho hàng triệu người mà lại thích nghi được cho từng người nghe. Mỗi người nghe sẽ hiểu khác nhau tuỳ theo căn cơ và nghiệp khác nhau; nhưng trong cùng một lúc tuỳ theo nghiệp, những gì họ nghe sẽ giúp họ tụ tập theo một con đường đúng đưa tới giải thoát và giác ngộ.
    Nhưng giờ đây chúng ta không có khả năng biết được căn cơ và nghiệp của thậm chí một chúng sinh hữu tình. Để có khả năng dẫn dắt một chúng sinh một cách trọn vẹn không lỗi lầm dù nhỏ nhất, cũng như để đem lợi lạc đến cho họ một cách lớn lao, chúng ta cần biết đủ mọi chi tiết về căn cơ và cá tính từng người.
    Cũng vậy, để dẫn dắt dù chỉ một chúng sinh hữu tình từng bước đến giác ngộ, chúng ta cần hiểu biết cái gì cơ bản của toàn bộ con đường đạo. Chúng ta không chỉ triển khai một phương pháp mà thôi. Chỉ một phương pháp thì không thể thích hợp cho mọi người. Phải có nhiều phương pháp khác nhau phù hợp căn cơ của nhiều người. Ví dụ: Khi bảo với Ajatashatru (tiếng Tạng: Makyeda) kẻ đã giết cha mẹ, rằng "cha và mẹ là những đối tượng bị giết" Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khiến cho ông ta cảm thấy vui sướng. Trong cơn tuyệt vọng và lo sợ, lời nói trên đã có ích lợi cho Ajatashatru. Trên thực tế, nó giúp ông ta nhận ra vô ngã về con người và vô ngã về ngũ uẩn và ông ta hiểu được rằng hai vô minh (nhân ngã và uẩn ngã - ND) cần được loại bỏ. Những lời nói này đã là nhân cho Ajatashatru nhận ra tánh Không. Thay vì kẹt trong nghĩa đen của lời nói, ông ta đã hiểu những lời dạy đó có nghĩa rằng hai loại vô minh, cái tôi và ngũ uẩn, trước đã chấp là hiện hữu chắc thật, giờ đây cần được loại bỏ.
    Nói rằng mọi sự là hiện hữu chắc thật, sẽ có thể thích hợp đối với tâm của một số người. Nghe được như vậy là họ sẽ tu tập tốt hơn và sẽ đạt hạnh phúc. Dù cho không thể có một chút xíu hiện hữu chắc thật, nhưng đối với những người này, người mà không có khả năng nhận thức rằng không có một hiện hữu chắc thật nào cả, ta cần giảng với họ rằng Đức Phật nói có hiện hữu chắc thật, bởi vì việc giảng dạy như vậy sẽ là phương tiện từng bước dẫn dắt họ đến giải thoát và giác ngộ.
    Để dẫn dắt chúng sinh từng bước đạt tới hạnh phúc và giác ngộ, người thầy phải thấy được từng mỗi nghiệp riêng lẻ, từng căn cơ và cá tính của mỗi người đồng thời phải biết nhiều phương pháp khác nhau thích hợp cho từng người. Và khả năng này chỉ có thể có được với tâm giác ngộ (Phật tâm). Ngay cả các vị Arhat, đấng đạt được những năng lực tâm linh vô biên cũng không thể thấy được từng mỗi nghiệp riêng lẻ. Mặc dù đã thoát khỏi những che chướng quấy nhiễu tâm, nhưng các vị Arhat vẫn chưa cởi bỏ hết những che chướng rất vi tế để đạt Phật tâm cho nên các vị đó không thể thấy được các nghiệp quả vi tế hay các hành động bí mật của chư Phật. Các vị Arhat không thể dẫn dắt chúng sinh hữu tình một cách trọn vẹn mặc dù bản thân họ đã thoát khỏi luân hồi.
    Do đó, để hành động trọn vẹn trong việc làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình, ta phải thành tựu trạng thái tâm giác ngộ tối thượng cho dù mất bao nhiêu đại kiếp, bao nhiêu gian khổ. Không còn cách nào khác. Chừng nào chưa đạt tâm giác ngộ thì những chứng ngộ của tâm mình chưa hoàn chỉnh và ta không thể cho chúng sinh hữu tình những gì họ cần, đó là hạnh phúc vô thượng, vĩnh cửu. Thành tựu giác ngộ là điều có ý nghĩa nhất mà ta có thể làm để có được lợi lạc cho mình và các chúng sinh khác.
    Được WHITECLOUDS sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 14/11/2008

Chia sẻ trang này