1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy kí tên ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Chatter-FPT ( CFFC)' bởi Ngon_Gio_Buon, 23/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hãy kí tên ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam

    Ký tên vì công lý



    Từ hơn 10 năm qua, Len Aldis dành rất nhiều thời gian, công sức của mình để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Những gì mà ông già người Anh 74 tuổi này làm, còn hơn cả vì tình yêu dành cho Việt Nam, đấy là tiếng gọi của lương tâm, tiếng gọi vì hoà bình, công lý.

    "Còn bao nhiêu thế hệ nữa phải chịu hậu quả của chất da cam?" - Câu hỏi ấy Len Aldis muốn đặt ra với tất cả mọi người, khi ông lập ra kiến nghị trên mạng http://petitiononline.com/AOVN/ ủng hộ vụ kiện của nạn nhân da cam từ đầu tháng 3.2004: "Cần công lý cho nạn nhân chất da cam. Hãy ký tên để giúp họ".

    Là người sáng lập Hội Hữu nghị Anh - Việt năm 1992 và là Chủ tịch Hội, Len Aldis dành phần lớn những nỗ lực của mình để ủng hộ các nạn nhân chiến tranh ở Việt Nam. Len Aldis thường xuyên tới nói chuyện ở các trường đại học, các hội, nhóm ở Anh, tổ chức triển lãm ảnh, chiếu phim về hậu quả của chất độc da cam, quyên góp tiền cho các nạn nhân.


    Đi đâu, Len Aldis cũng kêu gọi mọi người ký tên vào kiến nghị. Thậm chí, sang VN, ông đã "rủ" tất cả nhân viên một khách sạn trên phố Bảo Khánh nơi ông ở, ký tên vào bản kiến nghị.

    Tới tặng quà cho các trường học ở Hà Tây, ông nói chuyện với các em học sinh về chất da cam. 2.500 học sinh của trường đã đồng ý ký tên vào kiến nghị.

    Khó mà giải thích nổi tại sao ông lại yêu quý Việt Nam đến thế. Hơn 20 chuyến thăm VN từ năm 1992 đến giờ, ông đã trở thành người bạn thân thiết của người dân VN.

    Rất nhiều người, cả người VN lẫn người nước ngoài, khi ký tên, đã viết thư cho Len Aldis. "Các bức thư rất xúc động, có khi, họ viết, tôi muốn gửi đến giúp đỡ 1 USD, 2 USD. Tôi cảm ơn họ và nói rằng, họ hãy gửi tiền đến Hội Chữ thập Đỏ VN giúp các nạn nhân. Nhưng quan trọng hơn là hãy nói cho bạn bè mình về kiến nghị này để họ cùng ký" - Len Aldis kể.

    "Hãy làm theo công thức 1+10, một nguời ký lại bảo cho 10 người khác nữa. Đến tháng 12 năm nay, tôi sẽ khép lại kiến nghị trên mạng và gửi tới Chính phủ Mỹ, đến các công ty hoá chất. Nếu được 300 nghìn chữ ký chẳng hạn, đó sẽ là một sức ép lớn".

    "Tôi hy vọng các nạn nhân sẽ được bồi thường. Những người như ông làm tôi tin tưởng vào tương lai tươi sáng của thế giới" - đấy là những gì rất nhiều người đã viết cho Len Aldis.

    Theo Lao động
  2. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0

    Sau đây là nội dung bức thư :
    Justice for Victims of Agent Orange
    To: The U.S. President and others
    AGENT ORANGE, THE CHEMICAL, has killed, is still killing, and causing great suffering to over three million people in Vietnam.
    PLEASE HELP THEM BY SIGNING THIS PETITION.
    We welcome and support the Civil Action brought by the Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin, and three Vietnamese victims. The documents have been submitted to a court in New York, on behalf of all affected by the chemicals used by the American Forces in their War on Vietnam.
    This will be the first ever such action by Vietnamese victims of Agent Orange in any court of law.
    We call upon the U.S. President, Government and the Chemical Companies named as defendants in the documents, to accept their responsibilities for the damage caused by their actions and products, and to pay full compensation to the vict
    Sincerely,
    The Undersigned
  3. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Lạ nhỉ, mình nhớ là mình kí cách đây khoảng mấy tháng rồi cơ. Thế mà bây giờ báo đài mới đưa tin ---> tin tức tại Việt Nam lạc hậu hết biết
    http://petitiononline.com/AOVN/
    http://thegioimobi.com/petition.htm
  4. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm chút ánh sáng trong bóng tối khổ đau :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=43617&ChannelID=3
    ?oTùng không nói được, chỉ ăn uống một cách vô thức, nhưng tôi nhìn được trong đôi mắt của em vẫn còn sự tinh anh, và ánh lên một nỗi khát khao sống kỳ lạ của một con người bình thường. Có ai biết tôi cũng đã học được bao nhiêu bài học về cuộc sống từ trong những đôi mắt như vậy!?.
    TTCN - Một người đàn ông ngày qua ngày khập khiễng đi tìm nỗi đau tận cùng của nạn nhân chất độc màu da cam. Anh tìm gì ở những đứa bé thiếu chân tay, méo mó, dị dạng, những khối u lở loét không cầm máu?
    ?oTôi không dìm nỗi đau xuống địa ngục? như chính anh tâm sự mà đang đi tìm tia sáng trong bóng tối, sức sống trong cái chết và sự vươn lên từ sâu thẳm mỗi thân phận khốn cùng?
    Đó là Đoàn Đức Minh, một cái tên không còn xa lạ với giới nhiếp ảnh và báo chí nữa. Qua những ngày tháng mải mê với hàng loạt đề tài ?oSài Gòn đen và trắng?, ?oVận động viên khuyết tật??, bây giờ anh lại tiếp tục dấn thân vào cuộc độc hành mới. Bạn bè, thậm chí cả một vài người thân gia đình, đã không khỏi thắc mắc vì sao anh lại lao vào đề tài nỗi đau chiến tranh đã được nhắc đến quá nhiều này. Có người ủng hộ nhưng nhiều người chẳng mặn mà gì, thậm chí hiểu sai mục đích của anh?
    Minh nghe và hiểu hết nhưng không phân trần mà cứ lặng lẽ với công việc đã định. ?oThật sự, không có thời khắc bất ngờ hay một cú sốc nào đó khiến tôi phải vào đề tài này??. Minh kể từ nhiều năm trước anh đã xem rải rác không ít ảnh chụp nạn nhân chất độc màu da cam của các tay máy trong và ngoài nước.
    Tấm nào cũng bắt anh dừng mắt lại vì những ảnh tả thực quá đau thương, khốn khổ của thân phận con người đi ra từ chiến tranh. ?oChúng gây sốc, gây phẫn uất, buồn bã nhưng cũng làm tôi suy nghĩ rất nhiều?. Và anh dần dần cảm nghiệm được những tấm ảnh này còn thiếu một cái gì đó thuộc về chiều sâu, về những tia sáng nhỏ bé nhưng không bao giờ tắt trong tối tăm phận người!
    Những cảm nghiệm này cứ từ từ rõ ra và sâu thêm. Thế rồi trong một đêm khó ngủ cách đây bốn năm, anh chợt bừng tỉnh với suy nghĩ mình phải đi đến tận cùng đề tài này. Anh không dám nhận đó là sứ mệnh, mà chỉ nghĩ mình có trách nhiệm lột tả nỗi đau của đồng loại, nhưng không ?ocâu giật? trên sự khủng khiếp mà phải tìm thấy sức sống và sự vượt qua ở trong đó...
    ?oNếu như bạn chỉ có một con trai duy nhất để ?onối dõi tông đường? ở tuổi 50...?
    Lên chín tháng Quang đạt danh hiệu bé khỏe bé ngoan của Q.1 (TP.HCM), người cha thật tự hào. Nhưng hỡi ơi! Từ đó đến nay Quang quặt quẹo, mất trí nhớ, rồi bại liệt toàn thân. Tôi thích tấm ảnh chụp hai cha con đang nằm ôm ấp nhau trên tấm phản, nhưng ở tấm này tôi đã tìm thấy một
    Là người bình thường đi chụp ảnh nạn nhân chất độc màu da cam đã không đơn giản, vì hầu hết họ đều có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa. Với một người khuyết tật chân như Đoàn Đức Minh, để ghi được những tấm ảnh đời thường của họ còn khó khăn hơn nhiều. Liên tiếp các chuyến đi khắp đất nước, khi thì anh dùng xe đò, xe máy, khi tàu ghe.
    Nhưng rất nhiều chuyến anh phải khập khiễng đi bộ để lần mò trên các bờ ruộng, đồi núi mà không một phương tiện giao thông nào có thể vào được. ?oLúc đầu tôi còn nghĩ mình phải nỗ lực, nhưng rồi tôi thấy nó quá bình thường khi đối diện với những nỗi đau tưởng rằng không thể có trên cõi đời này. Chút khổ của tôi chỉ là cát bụi so với họ!? - Minh nói như tự sự. Để phản ánh lại cái đau bên ngoài cơ thể, người ta chỉ cần máy ảnh, vài tấm phim, nhưng để lột tả được nỗi niềm ẩn sâu trong đó, Minh phải ngồi nghe từng chuyện đời, rồi sống chung, ăn chung nhiều ngày đêm với họ. Anh chỉ bấm máy khi đã trải lòng và trở thành bạn của nhau.
    Chính vì vậy mỗi tấm ảnh sáng, tối của Minh là một câu chuyện, một thân phận con người. Đến nhà anh Nguyễn Văn Hằng ở tận Vũ Thư, Thái Bình, anh đã bàng hoàng khi nhìn cảnh chính cha mẹ phải xiềng con trong cũi. Cô gái 21 tuổi nhiễm chất độc màu da cam từ người cha, có cơ thể như một đứa bé bị tâm thần đụng gì cũng ăn, kể cả da tóc, quần áo của mình.
    Phản xạ nghề nghiệp khiến anh nâng máy lên trong tích tắc nhưng rồi anh lại lặng lẽ hạ máy. Tận đáy lòng mình, anh có cảm giác sẽ nhẫn tâm, thiếu sót nếu chỉ ghi lại hình ảnh khốn khổ bề ngoài này. Và rồi sau một đêm thao thức cùng họ, nghe hết tâm sự của người cha, cảm được tiếng khóc cười, tiếng nghiến răng mê dại của cô gái, anh mới bấm máy. Đó là thời khắc bàn tay người cha ấm áp đỡ con, và một ánh mắt lóe sáng như tỉnh lại, cảm nhận được hạnh phúc của cô gái điên.
    ?oXong bữa cơm chiều, khi tôi đang ngồi nghe bác Lộc, cha của Tùng, kể về nỗi gian truân nuôi đứa con tật nguyền vì nhiễm chất dioxin thì đôi tay của em chới với trong không trung, và tôi hiểu ngay em đang muốn nói điều gì đó - có lẽ muốn cùng với cha phân bua điều gì đấy với tôi chăng? Lời kêu gọi hay giãi bày? Rồi tôi đọc được ở cử chỉ đó cả lời than van lẫn một sức mạnh muốn được số
    Bây giờ, dù bộ ảnh mới chưa hoàn tất nhưng Minh đã có rất nhiều tấm ảnh nhân bản như vậy. Hai bàn tay quơ quào, chới với, không mục đích của anh thanh niên Lê Đình Tùng bị tâm thần vì nhiễm chất độc màu da cam trong ảnh của Minh còn có ý nghĩa ẩn sâu hơn tả thực. Hình như đằng sau sự man dại, đôi bàn tay đó vẫn le lói bản năng sinh tồn, không hoàn toàn khuất phục số phận của con người?
    Nhói lòng hơn là tấm ảnh Minh chỉ chụp đặc tả một ánh mắt của nạn nhân chất độc màu da cam khuất sau gương mặt của mẹ đã làm người xem phải lặng người. Minh chắc chắn đã nhìn rất lâu và suy tư, cảm thông trước con mắt mê dại đó để bất chợt tìm thấy ẩn khuất nét u uất, buồn tủi, trách cứ!
    Riêng tấm ảnh chụp ở Mỹ, người xem còn cảm được tấm lòng bao dung, rộng mở của Minh: một đứa bé tâm thần, bại liệt vì chất độc của chiến tranh được người mẹ âu yếm đẩy đi chơi công viên không chỉ thể hiện nỗi đau từ một phía. Mấy tháng sau ngày anh chụp, đứa bé vĩnh viễn ra đi. Người mẹ Mỹ đã khóc khi viết thư cho anh?
    Mỗi chuyến đi, mỗi lần bấm máy nạn nhân chất độc da cam là mỗi kỷ niệm khó quên với Minh. Nhiều lần trở về, anh không còn đủ cả tiền xe vì đã chia sẻ cùng họ. Nhiều lần anh nâng máy lên lại phải hạ xuống vì mắt bị ướt đẫm, nhòe mờ... Anh cứ ngần ngừ không muốn kể lại những chuyện đó. Nhưng tôi hiểu không chỉ có đôi mắt nhìn mà còn phải có sự trải lòng để cảm nhận và cảm thông, Minh mới có thể chụp được những nỗi niềm sâu thẳm, những khổ đau khủng khiếp lẫn tia sáng, hạnh phúc mong manh như thế...
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    http://nhom7x.com/forum/index.php?showtopic=1620&st=0&#entry8289 <--- Bài thơ của VTO, xem và cảm nhận về tội ác của chiến tranh, về những đau thương mất mát do chất độc màu da cam gây ra.

Chia sẻ trang này