1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy là người hiểu biết khi sử dụng Mobile phone

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi ANHTUAN303, 23/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ANHTUAN303

    ANHTUAN303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    1
    Hãy là người hiểu biết khi sử dụng Mobile phone

    Điện thoại di động (ĐTDĐ) đang phát triển theo chiều hướng của công nghệ hiện đại, càng ngày càng nhiều chức năng hơn, rẻ hơn và ...nhỏ hơn. Ngược lại văn hoá trong việc sử dụng ĐTDĐ ở nơi công cộng đang càng ngày càng trở thành vấn đề lớn.


    Hãy là "người dùng
    điện thoại di động lịch sự".
    Bên cạnh những trang web giới thiệu về những tiện ích và công năng mới của ĐTDĐ, ngày càng nhiều trang web hướng dẫn giới trẻ và những người có sử dụng ĐTDĐ cách thức ứng xử với phương tiện này ở chốn đông người. Trở thành người hiểu biết hay thiếu hiểu biết dưới mắt người khác, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc ở bạn với chiếc ĐTDĐ trên tay.

    1.Hãy tập trung nhìn, đừng tập trung nghe
    Người hiểu biết không bao giờ sử dụng ĐTDĐ khi đang lái xe do phải tập trung điều khiển xe. Anh ta phải ghé vào lề để nghe điện thoại nếu đó là cuộc gọi khẩn cấp hoặc phải nói chuyện lâu.

    2.Làm ơn nói nhỏ thôi
    ĐTDĐ có một micro rất nhạy, có thể bắt được những âm thanh rất nhỏ. Người hiểu biết luôn sử dụng giọng nói và kiểu chuông nhẹ nhàng, không gây phiền toái cho người khác. Ở nơi càng đông , âm lượng của chuông và giọng nói càng phải nhẹ hơn.

    Người hiểu biết luôn để chế độ rung trong các buổi họp nghiêm túc, trong lớp học hay những nơi nghiêm trang, cố gắng sao cho ít thu hút sự chú ý của người khác. Ngoài ra, anh ta hiểu cuộc trò chuyện thuộc loại nào để giữ giọng cứng rắn hay mềm mỏng, không để người khác biết tâm trạng của mình qua giọng nói.

    Người thiếu hiểu biết sẽ nói to, sử dụng kiểu chuông ồn ào và kích động không đúng lúc đúng chỗ và thu hút mọi sự chú ý về mình. Vài người dường như không có khả năng nói bằng âm lượng bình thường và sự tế nhị khi nói trong điện thoại . Hoặc là họ lo sợ thế giới còn lại không nghe được mình nên tăng volume lên gấp đôi hoặc gấp ba, thậm chí là... gào thét, giận dữ, la hét khi nói chuyện qua ĐTDĐ mà không hề kiềm chế. Chắc họ không hề nghĩ rằng , cả đám đông đang nhìn họ...và lắc đầu.

    3.Coi chừng rò rỉ thông tin
    Rất nhiều cuộc trao đổi cá nhân hoặc mang tính kinh doanh chứa đựng những thông tin đáng lý ra chỉ nên tồn tại trong những cuộc họp kín. Trước khi sử dụng ĐTDĐ để thảo luận về những chuyện kinh doanh bí mật hay vấn đề tế nhị riêng tư, người hiểu biết sẽ phải chắc chắn là có đủ khoảng cách để người khác không thể nghe được nội dung cuộc trao đổi.

    4.Cần có khoảng thời gian... vắng ĐTDĐ
    Người hiểu biết luôn suy xét khi nào nên mở và khi nào nên tắt ĐTDĐ. Có nhiều tình huống khiến có thể trở nên khiếm nhã nếu để tiếng chuông điện thoại hoặc báo tin nhắn vang lên, làm gián đoạn công việc hay cảm xúc mà không thể nối lại một cách suôn sẻ. Anh ta hiểu rằng: ĐTDĐ thì cần thiết thật đấy, nhưng khi chưa có nó, cuộc sống của ta vẫn trôi chảy đấy thôi!

    5.Nghe ĐTDĐ không phải là trò tung hứng
    Một số người có khả năng tung hứng tốt hơn người khác, nhưng có những điều trong cuộc sống xứng đáng nhận được sự chú ý trọn vẹn. Người hiểu biết luôn ngừng những hoạt động khác như gõ máy tính khi nhận điện , và tập trung hoàn toàn vào cuộc nói chuyện với người gọi đến.

    6.Anh có không gian của anh, tôi cũng vậy
    Mỗi người được bao quanh bởi một không gian hoàn toàn riêng tư. Khoảng không gian này mang lại sự yên tĩnh và an toàn, đặc biệt là khi đang ở nơi đông người. Nếu có người lạ bước đến quá gần, xâm phạm khoảng không gian cá nhân, ta sẽ cảm thấy khó chịu. Người hiểu biết sẽ tôn trọng không gian của người khác và cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu là 3m với người đang ở gần nhất khi phải sử dụng ĐTDĐ. Nếu không có được không gian đó, anh ta nhanh chóng cắt đứt cuộc gọi và đợi cho đến khi có đủ không gian.


    ANH TUAN

Chia sẻ trang này