1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy làm cho NHATRANG trở thành TP đáng yêu nhất!

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi goldbullvn, 05/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    chỉ có mấy ông vn nhà mình mới xây dựng một công trình kiên cố ngay trên bãi biển . ( tui mà là nhà quản lý , tui sẽ dẹp ngay AnaMadera , bốn mùa ...... ) bãi biển là của chung , của mọi người , chứ không phải là của những người giàu có
  2. nguyenthanhtung80

    nguyenthanhtung80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    0
    Hahaha nhà quản lý thì dám làm sao. Bạn đừng ngây thơ như vậy.... Tui đố bạn ai chịu trách nhiệm quản lý những khu đó đấy...
  3. El_Flaco

    El_Flaco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.194
    Đã được thích:
    1
    nhìn hoa biển như .....2 trứng...1 điếu cày ý nhè...
  4. goldbullvn

    goldbullvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    (Copy cho bà con xem và đọc để biết thêm về LINGA)
    Các đặc điểm của điêu khắc Chăm
    Trong các đền tháp Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là SIVA và vật thờ phổ biến nhất là LINGA. "Linga" có nghĩa là sinh thực khí nam. Bởi lẽ cùng mang bản chất DƯƠNG TÍNH, sinh thực khí nam và thần Siva được đồng nhất với nhau. Do vậy, thờ linga cũng tức là thờ thần Siva. Điều này phù hợp với kết luận đã rút ra ở trên về khuynh hướng suy tôn Siva làm vị thần chúa tể trong quá trình phát triển của tháp Chăm.
    Thờ sinh thực khí, như đã nói, là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp; càng nông nghiệp điển hình bao nhiêu thì tín ngưỡng này càng mạnh bấy nhiêu. Người du mục không có truyền thống thờ sinh thực khí; kinh Veda nói rằng những kẻ lấy linga làm thượng đế là kẻ thù của đạo giáo Aryen. Ở Ấn Độ, việc thờ linga vốn là tín ngưỡng của thổ dân Dravidien; sự xâm nhập của nó vào Bàlamôn giáo và việc đồng nhất linga với Siva chắc hẳn đã xảy ra vào thời kì hậu Veda.
    Người Chăm thuộc khu vực nông nghiệp, nghĩa là, từ trước khi Bàlamôn giáo xâm nhập, đã phải có tục thờ sinh thực khí rồi. Và miền Trung là vùng mang tính cách thiên về dương tính, cho nên dễ hiểu là tục thờ sinh thực khí nam (linga) sẽ phổ biến hơn. Về hình dáng, linga Chăm có ba loại:
    1) Một loại linga chỉ có một phần hình trụ tròn. Linga vào loại cổ nhất tìm được ở Óc Eo (An Giang) thuộc loại này. Linga loại này có khi gặp cả hàng chục cái được dựng thành hàng. Loại này ở Ấn Độ không thấy có. Nó mang dấu ấn đậm nét của tính cách bản địa Chàm.
    2) Loại linga thứ hai có cấu tạo hai phần. Phần trên vẫn là hình trụ tròn; phần dưới là một vật thể to hình tròn - ta gọi là biến thể 2A hoặc vuông - ta gọi là biến thể 2B. Trong biến thể 2A (kiểu này cũng không có ở Ấn Độ), phần to tròn ở dưới mô phỏng cái cối giã gạo; toàn bộ linga là mô phỏng bộ chày cối - biểu tượng tín ngưỡng phồn thực điển hình của cư dân Đông Sơn. ở biến thể 2B, cái cối được thay thế bằng hình vuông phẳng dẹt mang ý nghĩa của triết lí âm dương vuông tròn. Như vậy, ở loại linga với hai phần này không chỉ có chất dương tính của tính cách bản địa Chàm mà còn có cả chất âm; nó là một tổng thể âm dương hài hòa - dấu ấn rất rõ ràng của truyền thống văn hóa nông nghiệp khu vực.
    3) Loại linga thứ ba có cấu tạo ba phần. Ngoài phần hình trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở d­ới (có thể mang dạng to dẹt hoặc nhỏ cao với cạnh bằng đường kính của hình trụ tròn ), loại linga này còn có một đoạn hình bát giác nằm giữa. Cấu trúc ba phần này phản ánh ảnh hưởng triết lí Bàlamôn giáo Ấn Độ: Phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo, khúc hình bát giác ở giữa mang tính chuyển tiếp, ứng với thần Vishnu bảo tồn, còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Siva phá hủy.
    Trong loại hai và ba phần, phần hình vuông âm tính ở dưới được gọi là Yoni (sinh thực khí âm). Đáng chú ý là trong trường hợp này, linga (cả bộ hai phần âm - dương hoặc ba phần Brahma - Vishnu - Siva) đã không còn là linga theo nghĩa là "sinh thực khí nam" nữa; song nó vẫn cứ đ­ợc gọi là "linga" (linga theo nghĩa rộng). Như vậy thấy rằng chất dương tính - tính cách bản địa Chăm - đã lấn át như thế nào .
    Khắp nơi, trong khu vực cư trú của người Chămpa dương tính, ta đều có thể gặp linga: ở trên bệ thờ trong tháp, ở vị trí có tính cách trang trí, ở cả trên đỉnh tháp (tháp Bà Nha Trang). Ngoài các linga thông thường, trong các đền tháp Chăm, ta còn gặp loại linga hình mặt người (gọi là mukhalinga). Đó là một khối tượng hình linga mà nửa phần trước tạc tượng phù điêu hình ông vua Chăm với những dấu hiệu rõ rệt của Siva như hình bò thần Nandin. Sự đồng nhất "Siva (thần ấn Độ) = Linga (tín ngưỡng phồn thực khu vực) = Vua (lãnh tụ dân tộc Chăm)" trong mukhalinga khiến cho sự hòa quyện ba yếu tố bản địa - khu vực - Ấn Độ trên cơ sở tính cách bản địa dương tính đã đạt đến mức nhuần nhuyễn.
    Dòng dương tính và chất bản địa này không chỉ thể hiện bằng vô số tượng linga, mà còn thể hiện qua các tượng Siva. Trong số tượng hình người thể hiện ba vị thần thì các tượng Siva cũng chiếm đa số. Ở nhiều pho tượng Siva, chất ngoại lai chỉ còn nơi tên gọi, người được thể hiện hoàn toàn là một người Chăm, với những đặc điểm nhân chủng Chàm điển hình (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Để nhấn mạnh tính cách dương tính, có pho tượng tạc hình đàn ông chưa đủ, đặt tên là Siva cũng chưa đủ, tác giả còn cho nhân vật Siva này cầm trong tay một linga. Rồi không chỉ thần dưới dạng người, mà cả thần dưới dạng động vật, thần voi Ganesa, cũng cầm linga trong tay luôn.
    Chất dương tính thậm chí còn thể hiện cả ở tượng phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều này qua tượng vũ nữ tạc ở bệ tượng Trà Kiệu (Quảng Nam - Đà Nẵng) - một pho tượng vào loại đẹp nhất của điêu khắc cổ Chămpa. Tượng tạc một cô gái với đầy đủ những đặc trưng nhân chủng Chàm (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Nhờ lối trang phục nhẹ nhàng, gần như khỏa thân, tượng thể hiện cái đẹp phụ nữ một cách dương tính, trực diện : bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, những cổ tay tròn lẳn,...Động tác múa tạo nên một khối rất cân đối và chặt chẽ: Nửa thân dưới và hai chân khụy xuống khuỳnh rộng đưa sang trái; nửa thân trên và tay trái chìa xuống dưới đưa sang phải; đầu và tay phải co lại giơ lên cao đưa sang trái để trả lại thế quân bình. Động tác đổi hướng ấy không chỉ uyển chuyển mà còn đầy sức mạnh. Sở dĩ như vậy là vì cái đẹp của hình khối đó chính là cái đẹp của một thế võ: chân khuỳnh là thế đứng tấn, một tay che bên dưới là để tự vệ, tay kia co lại đưa lên cao là để chuẩn bị tấn công.
    Chất dương tính còn thể hiện cả ở chất liệu điêu khắc: tuyệt đại bộ phận các tác phẩm điêu khắc Chăm (linga, tượng Siva, tượng vũ nữ....) đều bằng đá. Trong khi người nông nghiệp khu vực thờ đất thì cho đến nay, dọc theo dải đất miền Trung núi nhiều đá lắm, từ Trị Thiên vào đến tận vùng Khmer Nam Bộ, người dân vẫn có tục thờ những hòn đá thiêng, đá có hình dạng đặc biệt (người Việt gọi những hòn đá ấy là Ông Đá, Ông Dàng, Bà Dàng; người Khmer gọi là Niết Tà).
    Bên cạnh dòng dương tính sục sôi với những Siva, những linga, những thế võ và chất liệu đá thì trong văn hóa Chăm lại còn có một dòng ÂM TÍNH mạnh mẽ không kém với những bầu vú căng đầy, những tượng và hình tượng mẫu thần của quê hương xứ sở.
    Những bầu vú căng đầy không chỉ đập vào mắt từ ngực các vũ nữ Chàm, chúng còn được tạc thành từng dãy vú trang trí bao quanh các bệ tượng. Đó chính là biểu tượng của nữ thần Uroja (nghĩa là "vú phụ nữ" ) hay PôYan lna Nưgar - Bà chính là Mẹ Quê Hương Xứ Sở, là Quốc Mẫu của người Chăm ( Pô = ngài, Yan = thần, Ina = mẹ, Nưgar = xứ sở ). Người Chăm thờ Quốc Mẫu ( Pô Yan lna Nưgar) của mình ở tháp Bà (Nha Trang) dưới dạng hình ảnh phồn thực của một bà mẹ bản địa với bụng thon, vú căng tròn.
    Ban đầu tháp này vốn thờ một linga bằng vàng, linga đã bị những người từ biển vào tấn công và cướp đi, chỉ còn lại chiếc yoni; đến năm 965 người ta đã tạc pho tượng nữ thần Pô Nưgar ngồi trên toà sen bằng đá đen đặt lên yoni đó. Tượng là sự kết hợp của Mẹ Xứ Sở - Patao Kumay (Vua của Đàn bà). Stri Ratjnhi (Chúa của Phụ nữ), Muk Juk (Bà Đen) - với nữ thần Bhagavati hay Uma, vợ thần Siva.
    Cho dù xã hội Ấn Độ vốn theo phụ hệ thì xã hội Chăm từ xưa đến nay vẫn là mẫu hệ. Những ảnh hưởng của Bàlamôn giáo Ấn Độ không thể thay thế được nếp tôn vinh người phụ nữ - NGƯỜI MẸ - trong truyền thống văn hóa ngàn đời của người Chăm và cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Ngày nay, ta vẫn gặp khắp nơi những Pô Ina Nưgar Humu Aram (Mẹ Xứ Rừng) ở Phan Rang, Pô lna Nưgar Humu Cavat (Mẹ Xứ Chim) ở Bình Thuận, Pô Ina Nưgar Humu Chanok (Mẹ Xứ Chài) ở Bà Rịa, Pô lna Nưgar Yathan (Mẹ Xứ Lau) ở Nha Trang, Thiên Yana Thánh Mẫu (Mẹ Trời) hay là Bà Chúa Ngọc ở điện Hòn Chén (Huế), Bà chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang), v.v. và v.v.
    Sự tồn tại song song của hai dòng âm và dương tính này chính là sản phẩm trực tiếp của sự song hành giữa một bên là dãy Trường Sơn cao vút với bên kia là biển Đông sâu thẳm trong thiên nhiên miền Trung.
    [​IMG]
  5. El_Flaco

    El_Flaco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.194
    Đã được thích:
    1
    vậy có phải rằng thì là mà .. ý anh gâu bun định nói rằng thì là mà... hoa biển cũng là 1 trong những biểu tượng của linga ạ ? thế thì nó mang nhiều ý nghĩa về văn hóa đấy chứ nhỉ
  6. goldbullvn

    goldbullvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác nói vậy thì muốn làm rõ cho bà con hiểu vì có phải ai cũng biết LINGA và YONI đâu. Cái này đậm chất văn hoá đấy chứ!
    Tôi vẫn hy vọng các biểu tượng của Nha Trang là do các bác KTS như bác TVAT chẳng hạn. Phải hiểu được miền đất này, phong tục tập quán của người dân thì sản phẩm sẽ gần gũi và chân thực hơn. (Vấn đề Kỹ thuật không liên quan đến ý tưỏng nên không cần bàn nhiều)
    Rusalka cũng là một tổng thể hay về Kiến trúc, chỉ có điều phía Thiết kế (Thái Lan) họ áp dụng Văn hóa và hình thức một cách rất thực dụng, và thế là những nhà Rông đơn độc trên Tây Nguyên mọc lên xan xát ở Bãi Tiên như những... cánh buồm!
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ví von biểu tượng Hoa Biển trông như linga của biển hảh ??? Nghe cũng hấp dẫn nhỉ, nhưng hình như nếu xây dựng hoàn chỉnh và tranh trí lên thì tính phồn thực mất đi hết ngay ấy màh.

    Tớ cóc phải là kiến trúc sư và cũng chả bít nhiều về kiến trúc, chỉ là một người bình thường, tớ thấy nó cũng hay hay đấy chứ, trông cũng lạ mắt và cũng ngồ ngộ ... Nói chung là trông cũng vui vui.
    Với lại đương nhiên chuyện người ta đặt một biểu tượng đầy tính hoa dạng màh ai muốn hiểu sao cũng được ấy cũng tương ứng với công viên bờ biển đầy rẫy những công trình nhân tạo và tượng đá lung tung màh ai muốn hiểu sao cũng được, hiểu theo nghĩa nào cũng được.
    Thì đấy, bây giờ, ai đến với công viên bờ biển cũng thấy những bãi cỏ, những gò đất, những hòn đá chõng chơ, lung tung, ... màh người ta có thể thấy ở nhiều khu du lịch sông nước - chứ không phải biển - hay như một khu vườn rộng của một nhà trọc phú vậy.
    Thôi, cứ có để tham quan và nhìn hay hay mắt là vui rồi nhể.

  8. venus_pisces

    venus_pisces Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Về cái công trình hoa biển gì đấy tớ không nói thêm nữa, vì các bác ổ đây đã nói nhiều rồi, vì vậy tớ chỉ nói thêm về các công viên trên biển. Fsai cậu cảm tính quá đấy thôi, theo tớ thấy thì biển Nha Trang mình ngày càng sạch đẹp hơn ra đó chứ, trước đây nhìn thật dơ dáy và bẩn thỉu, tớ nói thật đấy. Không có đường dành cho người đi bộ, không có đèn đuốc gì cả, là nơi tập trung rất nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý,.... tuy nhiên trong thời gian gần đây các công viên mọc lên góp phần làm cho bờ biển thêm đẹp và sáng sủa hơn. Tớ thì có cái tật hay đi dạo biển một mình, vui cũng đi dạo biển, buồn cũng đi dạo biển nhưng lúc trước đi dạo không có cảm giác an toàn như bây giờ. Bờ biển của chúng ta nằm trong lòng thành phố chứ không phải là bãi tắm du lịch hoang dã như Đại Lãnh, Bãi Dài hay Dốc Lết,.... vì vậy chính những công viên nhiều cây xanh và hoa lá đã tô điểm thêm cho thành phố thêm xinh hơn. Nhưng điều mà các đồng chí lãnh đạo đang phấn khởi đó là ngày càng có nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới và trong nước đến với Nha Trang thế mạnh về du lịch đang phát triển mạnh mẽ ngân sách nhà nước tăng vọt nhờ du lịch, thì tớ lại cảm thấy bức bối vô cùng, hic hic hic... mâu thuẩn quá.... vì mỗi buổi chiều đi dạo biển, hic hic...toàn là người và người, ồn ào và náo nhiệt hơn ----> Nha Trang dần dần mất đi vẻ thanh bình vốn có, ....tiếc tiếc nhưng mà vui vui...
  9. goldbullvn

    goldbullvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0

    Còn đây là một Dự án cũng đang gấp rút triển khai!
    Với cả triệu khối đất đá đổ xuống Dự án lấp biển (phía trước mặt) tạo nên 1 quần thể ""Cải tạo núi - Nâng đáy biển""
    Thế mới biết ý nghĩa câu nói: "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người... núi đá chẳng là chi..." Mà rõ ràng là đang làm theo lời nói để lại từ thế hệ trước: "Đào núi, lấp biển..." NT sắp có 1 Khu biệt thự kiểu "Nhà Đồng bằng trên núi"

    [​IMG]
    Mời các bạn tham quan tại đường vòng núi Chẹp!
  10. nguyenthanhtung80

    nguyenthanhtung80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    0
    Đường vòng nút Chụt chứ bác.....
    Bên cty em mới thiết kế xong khu tái định cư cho dự án này đây.... hy vọng là mọi chuyện tốt đẹp cả.
    (Em quảng cáo tí các bác đừng mắn nhé...)

Chia sẻ trang này