1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy làm một việc gì đó thiết thực hơn

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi luuvinh, 21/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuvinh

    luuvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hãy làm một việc gì đó thiết thực hơn

    VIET NAM NET>>Xã hội
    Hậu lũ ở Thái Bình
    22:1'', 19/9/ 2003 (GMT+7)

    Lớp mẫu giáo của thôn Sơn Trung trong buổi học thứ hai kể từ ngày nước lũ rút.
    (VietNamNet) - Không còn cảnh nước lũ trắng trời, cũng không thấy những cánh đồng lúa bị bầm dập vì nước lũ. Chúng tôi đến Thái Bình khi cây lúa ở đây bắt đầu ''''đứng dậy'''' sau nhiều ngày ngâm trong nước với những bông mới trổ xanh non. Lũ đã qua, nhưng tất thảy những gương mặt của người nông dân trong vùng lại không giấu nổi nét u ám. Họ đang lo đói...

    Theo báo cáo của tỉnh Thái Bình thì ít nhất sau 10-15 ngày nước lũ trong đồng mới rút hết, nhưng khi đi qua những huyện được tỉnh đánh giá là bị thiệt hại nặng nhất, chúng tôi khá ngạc nhiên trước những cánh đồng lúa xanh ngút mắt. Hầu như không thấy một dấu ấn nào của lũ vương lại ở cảnh vật nơi đây. Chỉ đến khi được tiếp xúc với những người nông dân, tôi mới hiểu, dấu ấn của lũ chính là những lo toan cho một mùa có khả năng thiếu đói, là những xót xa cho công sức và tài sản của mình vừa trôi đi cùng lũ...

    ''''Nhìn lúa xanh mà đau lòng!''''


    Cụ Tứ vừa đi phun thuốc trừ sâu cho ruộng lúa của nhà.
    ''''Trông lúa tốt vậy thôi mà hỏng hết rồi chị ơi'''' - đám thanh niên đang tụ tập trên con đường đất dẫn vào huyện Kiến Xương cùng nhao lên nói khi chúng tôi hỏi: ''''Sao lũ to vậy mà lúa vẫn đẹp thế?''''. Một cậu thanh niên nhanh nhảu nói thêm: ''''Nếu cứ đà này thì huyện em phải lên Hà Nội đi hành khất và làm Osin hết thôi''''. Thường thì thời điểm này mọi năm, nhà nhà ở đây đang bận rộn với việc đồng áng. Mấy hôm trước nước chưa rút, dân đổ xô đi bắt cá. Cứ 5.000 đồng một rổ cá, thế mà chẳng ai mua. Mâm cơm thay vì cơm, rau, thịt... là đủ các món chế biến từ... cá! Còn bây giờ, khi nước cạn, người dân chỉ có mỗi việc là tụm năm tụm ba bên những ruộng lúa mà chuyện trò, bàn tán, bởi theo họ: ''''Giờ có xuống ruộng thì cũng chẳng ăn thua gì nữa''''.

    Cụ Bùi Xuân Tứ, xóm 6, thôn Sơn Trung, huyện Kiến Xương vẫn đeo trên lưng bình thuốc trừ sâu để đi phun cho ruộng lúa nhà mình. Giọng cụ buồn buồn: ''''Một vạn cá giống của nhà mất hết rồi, chỉ còn ao không thôi. Ngan nhà nuôi cũng bị bệnh chết, ruộng thì may ra thu hoạch được 60 - 70%''''. Anh Lê Văn Sinh, xóm 7, cùng thôn với ông Tứ thì chỉ tay về mảnh ruộng xanh mướt nhà mình mà xót xa: ''''Lúa xanh đẹp như vậy nhưng bị sâu **** ăn hết. Lúa đang thời kỳ trổ bông mà bị ngâm nước thì lép hạt cả. Đau lòng lắm em ạ! Mất hai phần ba đấy...''''.

    Nguồn thu chính từ cây lúa, trung bình mỗi năm một hộ nông dân trong vùng thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu như mọi năm mỗi sào lúa người dân thu hoạch được 2 - 3 tạ thóc thì năm nay nhiều nhà chỉ ''''vớt'''' được 30 - 40kg/sào. Những hộ thực hiện theo mô hình 50 triệu/ha cũng phải chịu chung một cảnh như vậy. Vậy nên mùa giáp hạt này người dân vùng lũ ở Thái Bình đang cầm chắc cái đói. Nhiều nhà đã bắt đầu ăn uống dè sẻn hơn để dự trữ lương thực. Đến giờ này, tỉnh đã quyết định chi ra 27 tỷ đồng từ vốn dự phòng để cứu đói giáp hạt cho dân, nhưng theo như ông Nguyễn Ngọc Đoán, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thái Bình, ''''tiền đang xuống huyện sau đó mới chuyển tới dân''''.

    ''''Tôi có phải nộp lại tiền cho xã không?''''

    Câu hỏi chân chất của ông nông dân Nguyễn Công Khanh, xã Vũ Trung, thôn 7B, huyện Kiến Xương khi được trực tiếp nhận số tiền 1 triệu đồng cứu trợ của Công ty Kinh Đô cứ làm tôi suy nghĩ mãi. Gia đình ông Khanh bị sụt mất hai căn nhà. Nhà ông Khanh được đắp bằng đất. Đêm hôm đó, khi vợ chồng ông và 3 đứa con đang ngủ trong nhà thì nước lũ ồng ộc tràn vào nhà làm tường nhà vữa ra, mái nhà sụp ngay xuống giường ba đứa trẻ đang nằm. Rất may không ai bị thiệt mạng.

    Muốn đắp lại căn nhà, ông Khanh đã tính vay Tổ tiết kiệm của thôn 1 triệu đồng. Nhưng do không đợi được đến lúc nhận tiền, ông đã vay tạm hàng xóm số tiền này để sửa sang nhà cho bọn trẻ ở. Loay hoay cầm cái phong bì cứu trợ vừa được phát trên tay, ông Khanh ngần ngừ hỏi: ''''Thế tiền này tôi có phải nộp lại cho xã không?''''. Chúng tôi không khỏi bật cười: ''''Không, số tiền này là của bác đấy, bác không phải đưa lại cho ai hết''''...

    Kiến Xương, Tiền Hải là một trong những huyện bị thiệt hại nặng nề nhất sau đợt mưa lớn vừa rồi.


    Chị Nguyễn Thị Thắm bên ''''xác'''' căn nhà cũ vừa bị đổ vì nước lũ.
    ''''Lá lành đùm lá rách'''', những hộ quá khó khăn thì chỉ biết dựa vào bà con hàng xóm chứ hầu hết đều chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương ngoài những lời thăm hỏi, động viên. Gia đình chị Thắm, anh Tiên bị thiệt hại nặng nhất trong huyện Kiến Xương trong đợt lũ vừa rồi. Hai anh chị cùng là bộ đội xuất ngũ, họ cưới nhau rồi xây dựng gia đình từ hai bàn tay trắng. Năm 1983, anh Tiên đắp được căn nhà đất cho vợ con ở. Hai vợ chồng anh bảo nhau sẽ cố gắng xây được một căn nhà bằng gạch để có chỗ chui ra chui vào cho tử tế. Nhưng đã hơn 20 năm lần hồi kiếm sống, vụ sau làm trả nợ cho vụ trước, họ mới chỉ đủ tiền để dựng cái chuồng lợn và kè bêtông cho cái ao cá trước nhà. Đợt mưa lớn chưa từng thấy ở Thái Bình đã làm cho gian nhà của vợ chồng anh lại trở thành đống đất thịt như ngày nào.

    Hàng xóm nhà chị Thắm kể lại: ''''Gớm, chồng nó mà không về kịp là con vợ cũng chết đấy. Nước vào nhà mà còn cố quơ mấy cái quần cái áo, may mà Tiên nó kéo vợ ra được''''. Đứng bên đống đất mà cách đây mấy ngày còn là tổ ấm của vợ chồng mình, chị Thắm kể lại: ''''Lúc nhà đổ em mới thấy rắn rết chạy ra như trấu, bơi lõm bõm trong nhà. May mà mấy chục năm nay nhà em không bị rắn cắn''''.

    Nhà đổ nhưng thực ra nhà anh chị cũng chẳng mất gì vì có gì đâu mà mất. Chỉ có cái giường 20 năm tuổi cũ kỹ đã dập nát khi căn nhà đổ xuống. Anh Tiên đành khênh giát giường kê tạm vào gian bếp được ngăn đôi từ cái chuồng lợn để làm chỗ ngủ cho hai vợ chồng. Hai đứa con được đưa sang nhà ông bà ở, cứ tối tối đi ngủ, hai vợ chồng lại nghe tiếng lợn kêu ủn ỉn ngay trên đầu. Ngay dưới chân lại là lũ chó mèo kêu sủa nhằng nhẳng suốt đêm...

    Nghe nói nhà chị vừa được cứu trợ 1 triệu đồng, chị Thắm và mấy người hành xóm vui mừng lắm. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi vẫn thấy anh Tiên chồng chị tay chắp sau lưng bần thần nhìn đống đất và xác chiếc giường đã vỡ nát. Người hàng xóm ban nãy lại rỉ tai tôi: ''''Vợ chồng nó lần này đang tính vay ngân hàng mươi triệu để xây lại cái nhà đấy chị ạ!''''.

    Không có lũ cũng mất mùa?

    Đi cạnh những đồng lúa xanh rì, thơm mát mùi lúa non, tôi không nghĩ đằng sau màu xanh khoẻ khoắn ấy là nỗi lo của biết bao người nông dân ở đây. Một người phụ nữ đi từ xa lại rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ: ''''Chị nhớ đưa lên báo là giống năm nay hỏng hết chị nhé!''''. Theo như lời chị, đa phần các hộ nông dân trong tỉnh đều đang sử dụng giống lúa tạp giao, giống lúa này đã được phổ biến từ 3-4 năm nay và cho năng suất rất cao. Tuy nhiên, không hiểu sao năm nay lúa nhà ai cũng hỏng hết.

    ''''Kể cả nếu năm nay không có lũ thì chúng tôi cũng mất mùa. Giống lúa tạp giao này hình như đang bị ''''lại giống'''' nên có tới bốn tầng trổ bông. Ba tầng dưới thân cây lúa lần lượt thối thì tầng trên cùng mới bắt đầu trổ bông. Nhà ai cũng bị thế cả!" - anh Lê Văn Sinh nói. Theo như những người dân tại đây, tất cả ruộng lúa đều bị ngập, nhưng những ruộng trồng giống tạp giao thì lại bị hỏng nhiều gấp đôi các ruộng lúa trồng giống khác.

    Đề cập vấn đề này với các cán bộ huyện, tôi chỉ nhận được những nụ cười ngần ngại và câu trả lời: ''''Làm gì có chuyện đó''''. Ông Nguyễn Ngọc Đoán, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh còn khẳng định chắc chắn: ''''Không hề có hiện tượng giống tạp giao như vậy''''.

    Báo cáo lên Chính phủ toàn tỉnh thiệt hại khoảng 600 tỷ do mưa lũ, tỉnh Thái Bình đã đề nghị được hỗ trợ 70 tỷ đồng để thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như bơm nước chống úng cứu lúa, bơm nước để trồng cây vụ đông, thanh toán tiền điện đã bơm nước cho diện tích cấy lúa mùa nay đã bị ngập... Thái Bình vốn có hệ thống kênh mương được đầu tư xây dựng rất tốt, nhưng qua đợt mưa lớn vừa rồi, hệ thống bơm tiêu của tỉnh gần như vô hiệu. Ông Đoán giải thích: ''''Trong quá trình thiết kế chúng tôi không ngờ nước lũ cao như thế. Hệ thống bơm tiêu của tỉnh chúng tôi cho phép tiêu 5 triệu m3 nước, trong khi đợt lũ vừa rồi có vùng lượng mưa tới gần 1000mm''''...

    Chưa từng trải qua một trận mưa lớn như vậy, những người nông dân của vựa lúa Thái Bình vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Với họ, đó là một trận thiên tai lớn và nhiều mất mát. Mọi hy vọng của người nông dân bây giờ là sự giúp đỡ kịp thời của các cấp chính quyền và những tấm lòng hảo tâm. Trước mắt, họ sẽ phải chống chọi với cái đói giáp hạt...


    Nếu bạn có ý định quyên tiến để ủng hộ quê hương thì hãy liên lạc với tôi theo đị chỉ email sau : quangvinhsg@hcmpt.vnn.vn
    Thân ái : LQV

    LQV
  2. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Copy bài từ báo khác rồi paste vào đây cũng được lập thành một lời kêu gọi thiết thực uh?
    Muốn làm điều thiết thực, theo tui nghĩ trước tiên hãy làm việc thiết thực cho mình, của mình đã. Không nhất thiết là phải giúp đỡ người khác mới gọi là thiết thực đâu.
    Con ngoan, cha mẹ khoẻ.
    Trò giỏi, thầy cô vui.
    Chẳng lẽ cứ vì sức khoẻ của cha mẹ mà gửi tiền, mà chăm sóc. Chẳng lẽ cứ phải làm mọi việc giúp đỡ thầy cô để thầy cô vui,
    Ý kiến của tui ở đây là hãy tự bản thân mình tốt lên trước đã. Tất lẽ dĩ ngẫu người khác được nhờ. Ấy là thiết thực vật.
  3. luuvinh

    luuvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    quen tat ca !

Chia sẻ trang này