1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy mở rộng giao lưu nào: bạn là trí thức, bạn cần có thêm bạn bè?

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi duongta, 01/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RoseScarlet

    RoseScarlet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Wow wow wow!
    Sau một hồi suy nghĩ, em thấy tự tin xét mình có đủ điều kiện để là thành viên của Hội. Em xin là thành viên nhé.
    Có bác hỏi: hội chúng ta là "tri thức" khi gặp nhau sẽ nói gì, bàn gì. Em nghĩ và chắc chắn chúng ta nói những vấn đề liên quan và cũng hết sức thường nhật thôi, mọi người sẽ được chia sẻ.
    Em xin đề xuất thế này ạ: Em là Phó phó hội tại Hà Nội. Em nghĩ chúng ta sẽ "họp" và đầu quí 1 để bàn bạc và tổ chức chương trình sao cho thiết thực. Hình thức họp ban đầu có thể là chatting theo kiểu conference. Được không ạ?
    Quyết tâm vì mục tiêu: "Hết cô đơn!"
    Vì công việc, em không thường xuyên lên nét được, vì thế nếu gặp gỡ bàn bạc sớm, hoặc có thông tin gì đặc biệt mới thì bác nào đó cho em xin một tin nhắn nhé. 0904329685.
    Bác nào rảnh rảnh thì làm một cái list thành viên nhé!, ghi thông tin thêm về giới tính và tuổi.
    Thế nhé! Thân ái chào! Rose
  2. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    <=== Add nick YIM nào
    monmerdefr@yahoo.fr
  3. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn và các bạn trong box,
    Hoàn toàn đồng ý với bạn. Tiêu chí kết bạn của tôi "cái gì xuất phát từ trái tim chân thật thì dễ tạo ra sự cảm thông với thế giới quanh ta..." và dễ tìm được những người bạn tri kỷ hơn.
    Xin được đăng ký làm mem, mong nhận được hồi âm, và sorry trước vì lý do khách quan, 7j sau mới quay trở lại được.
    Cảm ơn bạn, our pioneer
  4. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Gửi bạn đọc một bài khá thú vị của tác giả Nguyễn Bỉnh Quân
    Trí thức là trí thức ?" Cán bộ là cán bộ
    Nguyễn Bỉnh Quân
    Trí thức theo cách mạng
    Năm 1919 với khoa thi cuối cùng thời phong kiến có thể coi là thời điểm phất cờ toàn thắng của Tân học đối với Cựu học. Đây không chỉ là việc quay lưng lại với chân trời trí thức cũ của phương Đông lạc hậu, hướng về chân trời tri thức phương Tây đang rực rỡ. Quan trọng hơn, chính là việc đảo lộn cơ cấu xã hội cũ với thứ bậc sĩ- nông?" công- thương mà lớp sĩ phu- đứng đầu là lớp trí thức duy nhất cũng là lớp quan lại phục vụ triều đình.
    Cựu học không chỉ có nghĩa là học Khổng, mà quan trọng hơn là học để làm quan. Cử nhân thì quan huyện, tiến sĩ thì chức to hơn. Khi suy vi thì hệ thống cựu học với hệ thống thi cử chỉ là chuyện đào tạo cán bộ hành chính mà thôi, không có giá trị sản ********* thần nào cả. "Tiến vi quan thoái vi sư" thì cũng không khác gì, vì sư ở đây cũng lại là dạy cho lớp trẻ kế tiếp ra làm quan theo mẫu cũ. Sự gắn bó số phận, tình cảm, tâm huyết của trí thức cựu học với quan trường là một truyền thống quá bền chắc. Tú Xương cay cú chuyện thi cử tới mức chửi thề: "Tế đổi thành Cao mà chó thế/Tiệp trông ra Kiện ối giời ơi". Rồi Nguyễn Khuyến bảo Ông: "Rằng hay thì thật là hay/giời mà đối chó lão này không ưa". (Chưa ai dám chắc cái tâm thức gắn bó với quan trường của trí thức tới nay không còn âm ỉ mạnh mẽ!). Cả hai vị đứng nguyên trong vòng cựu học: chỉ có một con đường tiến thân là thi cử để ra làm quan và thúc thủ chờ mệnh giời.
    Việc sản ********* thần thực sự chỉ là nghề tay trái khi không làm quan thì bốc thuốc, viết sách như Hải Thượng Lãn Ông (ông này lười không thích làm quan!) hay Lê Quý Đôn là rất hãn hữu. Làm quan mà lo công nghệ, thúc đẩy kỹ thuật như Nguyễn Văn Thại làm kênh Vĩnh Tế hay Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất đai càng hiếm hoi hơn. Đại bộ phận chỉ làm thơ ngâm vịnh loanh quanh như trò "mua vui". Văn học thành tựu ở sự chán đời của các ông quan thiên tài sáng tác một cách nghiệp dư còn các ngành văn nghệ khác đều là "vô loài" khuyết danh cả. Điều này khác hẳn tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn nghệ của các nhà Nho Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (không ai dám chắc rằng trong tâm thức nhiều vị quan ngày nay- cũng hay làm văn vần lúc hồi hưu- văn nghệ cũng vẫn chỉ là như thế). Điều đó lý giải phần nào câu hỏi của một thủ khoa khi vào thăm miếu thờ Khổng tử -Văn Miếu (vẫn bị nhiều người hiểu nhầm là Miếu thờ Văn hiến, văn hóa, sức mạnh trí tuệ của dân tộc và bị dịch ngây ngô ra tiếng tây là Miếu thờ văn học literature!) rằng: Tại sao nước ta nghèo thế này mà lắm người giỏi thế? Và ngược lại tại sao nước ta nhiều người giỏi thế- tên có trên bia- mà sao lại vẫn nghèo? Phần nào tính nghiệp dư của sản ********* thần giải thích tại sao qua cả ngàn năm khoa cử mà đóng góp của trí thức nước ta vào kho tàng tri thức nhân loại chưa xứng với tầm dân tộc.
    Tân học mang lại mẫu trí thức mới không gắn với quan trường mà gắn với nông công thương và "đám vô loài". Họ được đào tạo chuyên ngành hành chính, bác sĩ, canh nông, kỹ sư, họa sĩ, kiến trúc sư... để làm thuê như một lực lượng lao động tự do. Nhân đó các trí thức văn nghệ cũng bước ra khỏi bóng tối khuyết danh "con hát", "thợ vẽ", cũng đường hoàng là trí thức hẳn hoi. Điều đó dẫn tới một đợt bùng nổ nhỏ của trí thức với các nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sáng tạo văn nghệ ở nửa đầu thế kỷ 20. Song xã hội tao loạn suốt mấy thập niên sau đó nên mẫu hình trí thức độc lập- như là lực lượng sản ********* thần mà nhiệm vụ là góp phần quyết định nâng cao GDP và lo đời sống tinh thần cho người dân - chưa được cố kết bền chắc.
    Trở lại nửa đầu thế kỷ nếu như các trí thức cựu học tìm cách canh tân khởi nghĩa không thành thì lớp tân học cũng mang lòng yêu nước sâu sắc và đại bộ phận đầu có chí "lấy vũ khí giặc đánh giặc", tức phải học văn minh kỹ nghệ phương Tây, hiểu phương Tây thì mới có thể đánh đuổi thực dân và canh tân đất nước. Khi các phương án cách mạng kiểu mới (khác với cách của các nhà Nho) xuất hiện thì hầu hết trí thức đi theo hoặc phương án này hoặc phương án kia. Các Đảng Cộng sản thu hút được nhiều trí thức và sau này ********* càng có sức thu hút mạnh hơn. Thế nên không phải chỉ từ sau 1945 trí thức mới đi theo cách mạng mà có thể nói theo cách mạng mưu cầu độc lập, phú cường cho đất nước là một phẩm chất vốn có của trí thức tân học ngay từ các thế hệ đầu tiên.
    Trí thức khởi nghĩa đi học rồi làm quan
    Cuộc khởi nghĩa thành công của Đảng và ********* có sự tương đồng với Lam Sơn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở chỗ dựa vào nông dân dưới một ngọn cờ tư tưởng mới với sự góp sức của lớp trí thức tinh hoa. Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã đưa Khổng thành chính thống và chúng ta đi theo chủ nghĩa Mác-Lê. Cuộc kháng chiến kiến quốc đã thu hút đông đảo trí thức. Họ vừa là các nhà trí thức đầu ngành cả ở khoa học lẫn văn nghệ vừa là các cán bộ đầu ngành. Rồi trong thập niên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất có thêm lớp trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN) được đào tạo ở nước ngoài. Từ các vị đi học những năm 1953-1954 tới lớp cuối cùng năm 1964-1965 như chúng tôi đều được dặn là đi học cho tương lai, để về xây dựng đất nước sau này. Sau này mới có đất dụng võ. Nhưng rồi hầu như chỉ có các nhà khoa học thuần lý thuyết, các môn không động đến chính trị và kinh tế như khảo cổ, dân tộc học, nghiên cứu vốn cổ dân gian và hay y học là có đất và nhiều thành tựu. Các môn ứng dụng thì ở miền Nam tốt hơn nhiều vì có đất dụng võ. Thế rồi hàng chục năm các vị trí thức được đào tạo bài bản này hầu hết đều làm cán bộ các loại mà không làm chuyên môn. Một tiến sĩ cơ khí không làm ra cái máy nào, một tiến sĩ hóa polime không làm ra một bao ny lông nào, họ chỉ đi dậy và đào tạo ra mười mấy thế hệ cơ khí và polime cũng không thực hành gì cả như họ! Và cũng lại đi làm cán bộ sở, ty, phòng, ban và đi dạy như họ!
    Trí thức hóa cán bộ?
    Một dòng ngược lại là trí thức hóa cán bộ, tiêu chuẩn hóa cán bộ. Có bác ủy viên tỉnh ủy đã cáu bẳn với giảng viên rằng: Tôi học là cho Đảng, có phải học tại chức cho tôi đâu mà bắt thi lại mãi! Một trung tá chuyển ra làm hiệu trưởng một trường mỹ thuật và đi viết kịch nghiệp dư. Không biết có học tại chức không. Hệ tại chức hạ thấp tiêu chuẩn vốn đã thấp của hệ chính quy, các trường bồi dưỡng cán bộ nâng cấp dần lên cao đẳng rồi đại học và tới năm 2000 thì đã có thể cấp bằng Thạc sĩ (Ths), Tiến sĩ (TS)... để đáp ứng việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, trí thức hóa cán bộ. Việc này dẫn tới hình thành một đội ngũ trí thức giả, nhất là từ khi ta không còn nguồn đào tạo từ các nước XHCN nữa. Lớp trí thức giả, trình độ thấp mà có đủ văn bằng đứng ra chủ trì đào tạo cấp bằng tiếp cho các thế hệ sau, tiếp tục làm "hàng giả, hàng nhái".
    Đến nay có thể thấy việc lạm phát bằng Ths. TS trong nước cũng như việc các vị TS xin dạy đủ mọi nơi cho đủ số giờ và chiêu dụ cán bộ "vùng sâu vùng xa" làm Ths, TS... để họ hướng dẫn. Đủ giờ dạy, đủ số luận văn đã hướng dẫn (có khi làm hộ luôn) thì mới được phong GS. Thế rồi rủ nhau về quê bỏ tiền khắc tên mình lên bia đá tặng làng! Bánh xe cứ thế quay, không gì cản nổi nữa, cái xe đi tới đâu thì không cần biết! Một anh làm TS lịch sử, tất nhiên là ngon rồi vì các thầy đều không giỏi lắm và đang cần tính điểm để được phong PGS nên đâu dễ đánh trượt anh. Nhưng ngoại ngữ thì khó quá thế là có suất đi tu nghiệp tiếng Anh ở nước ngoài trong chương trình 300 TS của thành phố. Học về anh bảo: đọc thì lõm bõm chứ nghe thì vẫn ù tai, nhưng cũng là qua được cầu ngoại ngữ!
    Trí thức tụt hậu là nguy nhất
    GDP tăng, đời sống được cải thiện, xóa đói giảm nghèo hay tụt hậu là thực tế mà tụt hậu về trí thức là rõ và nguy nhất, ảnh hưởng trầm trọng nhất đối với phát triển bền vững. Khẩu hiệu dùng hiền tài, chương trình đào tạo bao nhiêu TS cho một thành phố... là viển vông lợi bất cập hại, làm băng hoại xã hội nếu như hiền tài, nguyên khí mà văn bằng là đồ giả và được sử dụng giả. Và đó là cách tốt nhất tiêu diệt vai trò dẫn dắt, xây dựng đất nước của trí thức thật.
    Trở lại mẫu trí thức độc lập làm thuê manh nha đầu thế kỷ trước ta thấy đến nay nó vẫn chưa đươc hình thành thực sự ở ta. Tính chất độc lập, tự trị của trí thức chưa có nền tảng. Khi công nghiệp hóa chuyển giao công nghệ ta đã quên không chuyển giao công nghệ giáo dục đào tạo trí thức và công nghệ sử dụng trí thức. Tính tự trị của nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo và sản xuất chưa hình thành.
    Cuộc hội nhập và toàn cầu hoá cứ ào ào tới. Đám "sất phu hữu trách" ở đâu? Cần phải mạnh dạn, không sĩ diện, không ngụy biện mà nhận rằng trong khi guồng máy công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng tốc thì trí thức đã bị văng ra, rớt lại phía sau. Một lớp nền giả đã được tạo ra và đóng mác bảo hành nhưng rồi một lúc nào đó công trình sẽ sụt đổ vì cái nền giả đó.
  5. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tặng bạn thêm một bài viết của tác giả Ngô Tự Lập (trích)
    III. Trí thức và nửa trí thức
    ...Mặc dù đến Việt Nam gần như đồng thời với Phật giáo và Ðạo giáo và trên thực tế chỉ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần người Việt kể từ cuối đời Trần, ngay từ thời Bắc thuộc, Nho học đã là cánh cửa hầu như duy nhất - thông qua thi cử và đỗ đạt - để tiến thân. Trong văn học viết cũng như trong các giai thoại dân gian, chúng ta gặp biết bao nhiêu tấm gương phụ nữ tần tảo nuôi chồng hoặc nuôi con ăn học để lều chõng đi thi trong nỗi đợi chờ khắc khoải một ngày kia anh học trò vinh quy bái tổ rồi "một người làm quan cả họ được nhờ". Có thể nói rằng trong toàn bộ lịch sử Việt Nam cho đến thời Pháp thuộc, anh học trò đồng nghĩa với người học chữ Nho, tức chữ Thánh hiền, người uyên bác là người thông thạo Tứ thư Ngũ kinh và như thế, nhà Nho cũng có thể coi như đồng nghĩa với trí thức.
    Nhưng đó là trí thức như thế nào? Ðể tìm một câu trả lời thực tế xin mời các bạn vào thăm Văn Miếu. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam đã đào tạo hàng nghìn Tiến Sĩ, trong đó có hơn 50 Trạng Nguyên, nhưng có mấy người để lại một công tích gì đó cho đất nước ngoài một vài câu đối, một vài bài phú hay thơ Ðường - thứ thơ Ðường hạng hai, vừa muộn màng về thời gian, vừa non nớt về nội dung và nghệ thuật so với loại thơ Ðường tầm tầm của Trung Quốc, chưa nói đến những bậc Thi Vương Thi Bá như Ðỗ Phủ, Lý Bạch?.. Rợn ngợp dưới cái bóng quá lớn của các vĩ nhân, người học trò Việt Nam tự nhốt mình trong những khuôn phép bất di bất dịch, tự hạn chế mục đích của mình trong việc thi cử theo khuôn mẫu. Tính chất giáo điều của hệ thống thi cử hạn chế đến mức cao nhất tư duy sáng tạo. Kết quả là chính những người không có tư duy sáng tạo lại có nhiều cơ hội để đỗ đạt và thăng tiến.
    Tình trạng này kéo dài hàng nghìn năm và chính nó đóng vai trò quyết định vào việc tạo nên tâm lý cam phận và thụ động của đại đa số người Việt, một tâm lý tiếp tục tồn tại và phát huy ảnh hưởng tiêu cực của nó ngay cả hôm nay. Ðến thăm các trường học của Việt Nam, ai cũng phải công nhận rằng học sinh Việt Nam chăm học. Tiếc thay, chăm học lại không hề đi đôi với chăm nghĩ. Vì thế có một thực tế có vẻ nghịch lý là sinh viên Việt Nam, kể cả những sinh viên du học ở nước ngoài, khi học có kết quả rất tốt, nhưng ra trường làm việc lại tồi. Người Việt mọi thời đều khắt khe với cái mới nhưng lại khá dễ dãi trong việc nhân nhượng với quá khứ, chấp nhận đồ cũ và tôn vinh người chết. Trong lịch sử nước ta, những các nhân xuất sắc có tư duy sáng tạo thường phải chuốc lấy thảm hoạ. Tôi nhớ đến trường hợp Nguyễn Trãi. Tất nhiên những biến cố trong cuộc đời bi tráng của ông có yếu tố ngẫu nhiên, nhưng tôi cho rằng những yếu tố ngẫu nhiên ấy đã có một chất xúc tác quá mạnh là trí tuệ và tinh thần sáng tạo vô song của ông: Nguyễn Trãi là tác giả Dư địa chí, cuốn sách khoa học đầu tiên, là người làm ra "quốc thiều" và Cáo bình Ngô..., nhưng trên hết, ông là cha đẻ của văn học dân tộc bằng tiếng Việt.
    Nền giáo dục áp đặt cũng dẫn chúng ta đến một sai lầm khá trầm trọng trong nhận thức khái niệm "trí thức": người ta thường cho trí thức là người lao động "trí óc", những người "có chữ", hay thậm chí đồng nhất trí thức với người có bằng cấp. Nói đơn giản, chúng ta thường coi trí thức là người có nhiều kiến thức. Nhưng thực ra có nhiều kiến thức mới chỉ là một nửa chặng đường. Ðể trở thành trí thức, theo tôi, người ta ta còn phải có xu hướng tìm tòi các vấn đề mới và cách giải quyết các vấn đề ấy. Không những thế, với người trí thức, việc tìm tòi các vấn đề và tìm tòi cách giải quyết vấn đề không phải là một công việc hay nhiệm vụ, mà là một nhu cầu tự nhiên, hệt như nhu cầu ăn uống hay hít thở.
    Những người có nhiều kiến thức mà không tìm ra được vấn đề mới và cách thức giải quyết chúng thì chỉ có thể tồn tại chứ không thể giúp ích nhiều cho tiến bộ. Kiến thức vô cùng cần thiết, bởi lẽ để tìm ra vấn đề và cách giải quyết, chúng ta cần phải có một lượng kiến thức nhất định. Nhưng ngoài kiến thức, còn cần phải có thiên hướng sáng tạo. Ðiều này, thực ra thiên hướng sáng tạo cá nhân thì ai cũng có ở mức độ khác nhau, nhưng giáo dục có vai trò quyết định trong việc nhân lên, giảm bớt hay thậm chí là triệt tiêu nó. Dĩ nhiên, vấn đề còn phụ thuộc vào năng lực năng cá nhân trong việc chống lại áp lực của quá trình nhân bản vô tính, dù vô tình hay hữu ý, về mặt tinh thần.
    Ðáng buồn là nền giáo dục của chúng ta luôn luôn đi theo xu hướng tồi tệ nhất. Nếu để quan sát các em nhỏ, chúng ta sẽ thấy chúng độc đáo biết chừng nào. Ngay từ trong bụng mẹ, chúng đã khác nhau. Mỗi em bé có một kiểu nghĩ, mỗi em có một kiểu ngịch ngơm. Những câu hỏi chúng đặt ra bao giờ cũng làm bố mẹ vừa đau đầu vừa thích thú, bỡi lẽ chúng đa dạng biết chừng nào. Vậy mà cùng với những năm tháng ở học đường, những câu hỏi của chúng ít và nhạt dần. Tốt nghiệp phổ thông, chúng gần như chỉ còn suy nghĩ bằng cái đầu của kẻ khác. Cuối cùng, sau khi học xong đại học, phần lớn trở nên giống nhau như đúc. Có thể nói không ngoa rằng đến cả sự nhợt nhạt, cam chịu, cũng như những thói hư tật xấu của chúng như giả dối, ích kỷ...cũng giống nhau một cách đáng sợ. Ở đây tôi không muốn vơ đũa cả nắm, không muốn phủ nhận sạch trơn. Nhưng những kẻ ít ỏi tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục trăn trở với những vấn đề của cuộc sống thì được coi là "hâm", là vĩ cuồng hay hay thơ mộng hơn thì là "người trên mây, trên gió".
    Với quan niệm như trên, theo tôi, ở Việt Nam chưa có giới trí thức mà chỉ có một số nhà trí thức riêng rẽ. Trong số các nhà Nho xưa, cũng như các vị Tiến sĩ ngày nay, phần lớn vẫn chỉ đơn thuần là những "bồ sách". Về thực chất, họ mới chỉ là nửa trí thức, khá nhất cũng chỉ đóng vai trò truyền bá các tri thức - mà trong rất nhiều trường hợp là những thứ được lượm lặt một cách ngẫu nhiên, vừa không chính xác, vừa phiến diện và cũ kỹ - trong một hệ thống giáo dục áp đặt như chúng ta vừa nghiên cứu ở trên.
    Ðó chính là vấn đề trầm trọng nhất của trí thức Việt Nam hiện nay, cái làm cho trí thức không có được vai trò xã hội mà đáng ra nó phải có. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, trí thức Việt Nam không ngừng kêu ca rằng họ bị coi thường, rằng chất xám ở Việt Nam được trả giá quá rẻ mạt. Nhưng tại sao chúng ta không đặt câu hỏi: "Liệu chất xám của chúng ta có đáng được trả giá cao hơn không? Và chất xám của chúng ta có thể làm được gì?". Tôi không tin rằng cuộc sống lại thiếu công bằng đến mức trả tiền cao cho những gì vô ích và hoàn toàn quay lưng lại với những sáng tạo chân chính. Ngay cả trong trường hợp có những sáng tạo quá mới mẻ, vượt quá xa khả năng áp dụng của đất nước ta, thì chúng chắc chắn cũng sẽ tìm được nơi để áp dụng và mang lại lợi ích cho nhân loại.
    Như vậy, việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  6. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Ơi bạn Oliu ơi, bạn chịu khó vào đây một lần nữa đi, Phan Khôi viết bài nỳ từ năm 1932, sau bao nhiêu năm mới tìm được Bá Nha để trao gửi:
    Thanh niên với tổ quốc
    Hiện nay ở nước ta, nhất ban dân chúng đối với kẻ thanh niên tân học đương có một lời trách bị. Kẻ thanh niên tân học khi nghe được lời trách bị ấy, hình như cũng làm thinh mà thừa nhận đi. Đại khái họ vì cực chẳng đã mà thừa nhận, chớ chẳng phải vui lòng; họ muốn tránh cho khỏi lời trách bị ấy lắm chớ, có điều chẳng biết cách nào tránh khỏi, thôi thì phải thừa nhận.
    Lời trách bị như vầy: Các ông thanh niên đi du học về, lãnh những bằng cấp nọ, bằng cấp kia, học đến bực cao như thế, mà chẳng thấy làm ra được cái gì gọi là giúp ích cho ai, cho xã hội cho đồng bào!
    Kẻ thanh niên tân học nghe lời ấy rồi tự nghĩ lại mình thì quả thật như vậy. Một người học ở bổn quốc độ 20 tuổi, sức học đã khá rồi, bắt đầu xuất dương sang Pháp. Ở đất Pháp mau thì đôi ba năm, lâu thì sáu bảy năm, nếu là người thông minh có chí, ít nữa cũng lấy được vài ba cái bằng cấp vừa cử nhân vừa tấn sĩ rồi về. Về rồi, kẻ thì làm việc nhà nước, kẻ thì làm việc tư, lương mỗi tháng từ hai trăm đồng cho đến bốn trăm năm mươi đồng chẳng hạn. Trong khi đó, cưới vợ giàu sắm xe hơi, anh học sanh ngày xưa thì hôm nay đã nhảy lên cái địa vị sang trọng danh tiếng. Kể về dương danh hiển thân, như thế cũng đã được lắm. Song le, nói về sự đối với xã hội, đồng bào, tổ quốc, thì làm như vậy đó, có thể gọi được rằng giúp ích gì đâu?
    Trong đám thanh niên tân học hoặc giả cũng có người nghĩ như vầy: Ủa hay! Hồi mình đi học, cha mẹ mình cho tiền, còn mình thì ra công thức khuya dậy sớm, ngày nay là ngày trồng cây đã có trái, thì mình và cha mẹ mình hái mà ăn, chớ lại có giúp ai? Tổ quốc, đồng bào hồi đó có thí cho thằng này đồng nào đâu mà bây giờ hòng kể lể?
    Người nào nghĩ như vậy thì thôi, chúng ta cũng đừng nói tới họ nữa. Nhưng, không phải là không có người nghĩ khác.
    Mục đích của sự học có phải là để hiển thân dương danh, vinh thế ấm tử mà thôi chăng? Hẳn không phải thế. Sanh ra làm người trong xã hội, ai cũng có một phần trách nhiệm đối với xã hội hết, mà những người có học thức cao chừng nào, lại càng có trách nhiệm nặng chừng ấy. Xã hội đương ở vào lúc thua sút tổ quốc đương ở vào lúc khó khăn, nhất ban dân chúng ở trong đó thấy không biết làm thế nào, thì cái lòng trông cậy ở hạng học thức lại càng nhiều. Trông cậy nhiều mà chẳng thấy được gì thì họ phải thất vọng; thất vọng thì hẳn có những lời trách bị theo sau.
    Vị thanh niên nào đã nghĩ như tôi mới vừa nói thì cũng đã thừa nhận những lời trách. Có kẻ đã phàn nàn riêng về phần mình trong khi đàm đạo với chúng bạn:"Tôi nghĩ mà xấu hổ quá, hồi bước chân ra đi, định học về rồi làm thế nọ thế kia, té ra bây giờ cũng"một ngày hai buổi" như người ta!"
    Biết thừa nhận lời trách và biết trách mình như vậy, con người ấy, ta phải nhìn nhận là người có lòng với tổ quốc đồng bào lắm. Thế thì ta thử nói với họ rằng: "Ông đã biết vậy, sao ông không làm gì đi?"- coi thử họ nói ra sao.
    Tôi đã nghe người ta nói nhiều lần rồi. Người thì đổ cho thời thế khó khăn; người thì bực mình không có địa vị, không có quyền hành động; người khác nói mình có trí tài mà không có tiền; người khác nói nữa trình độ quốc dân ta còn thấp kém quá, hoá một vài tay học thức cũng chẳng đủ làm gì. Còn nữa, nhưng hẵng kể bốn cái thuyết đó thôi, bốn cái cũng đều có lý hết.
    Tuy vậy chúng ta nên rủ nhau trở lại ban đầu, hỏi thử hai chữ "giúp ích" trong lời trách bị trên kia là muốn chỉ về điều gì, thế nào là giúp ích? Có phải người ta mong cho các ông đi du học về một cái, tức thì rinh cái nước Việt Nam này mà để lên một cái địa vị sang trọng chăng? Có phải họ mong mấy người đậu tấn sĩ luật về thì hãy thay đổi những cái luật pháp cũ đi chăng? Có phải họ mong mấy ông kỹ sư về thì lập ra rất nhiều xưởng máy để chế tạo quốc hoá chăng? - Có lẽ dân chúng không mong những điều đó. Không phải là họ không thích mà không mong; có điều họ biết chắc là mong như vậy không được, nên họ mong thế khác, họ nói "giúp ích" là nói cách khác.
    Ai nấy đều biết rằng các nước phương Đông ta từ hồi gặp người phương Tây đến giờ thì tâm sự gì cũng thua kém họ hết. Lần lần lại hiểu thêm rằng người phương Tây sở dĩ họ hơn ta như thế là tại cái học của họ hơn ta. Duy có biết vậy mới rủ nhau qua Tây mà học; bằng không thì sự du học chẳng đã thành ra vô nghĩa?
    Nguời Nhật Bổn và người Trung Hoa lại còn du học trước ta nữa. Cũng một ý ấy, họ biết cái học của Tây là hay, nên mới lặn lội đi tìm cho được để mang về xứ sở mình. Thì quả nhiên họ đã làm đạt đến mục đích rồi: bao nhiêu du học sanh của Nhật và Tầu từ trước đến giờ đã đem cái học sở đắc ở bên Tây ra mà truyền bá cho người trong nước. Nước của họ đã bỏ cũ theo mới, và đã tấn bộ gần bằng các nước phương Tây, cũng là nhờ đó.
    Phải, một nước mà tấn bộ được, là nhờ ở phần đông dân chúng. Mà lũ dân chúng ấy, họ có thể kéo nhau hết đi ngoại quốc để tìm lấy sự khôn ngoan đâu. Thế thì cái sự nhờ ở mấy người đi học về rồi truyền bá lại cho họ, là sự đương nhiên lắm.
    Nói đến đây đã rõ nghĩa hai chữ "giúp ích" là thế nào rồi. À! Dân chúng Việt Nam không mong các ông thanh niên đổi pháp luật hay lập xưởng máy, nhưng họ chỉ mong các ông bày biểu cho họ biết pháp luật là gì, xưởng máy là gì đó thôi. Nói tóm lại đại ý như vầy. mỗi một vị thanh niên tân học hãy đem vài phần mười của cái mình đã lấy được ở ngoại quốc ra mà truyền bá cho dân chúng, để nâng cao cái tầng trí thức của họ lên, như thế gọi là giúp ích.
    Nếu vậy thì thời thế có khó khăn mấy mà ngại chi? Ai có địa vị và có quyền, như nhũng người làm đốc học làm giáo sư, thì giúp ích được rồi; còn kẻ không có địa vị và quyền, há phải là không phương làm được? Tiền vẫn là vật cần nhưng trong việc truyền bá tư tưởng học thuật cho đồng bào, tưởng nó cũng chưa phải là vật cần nhất. Còn nói chi trình độ quốc dân thấp kém thì hẳn là thấp kém rồi ; chính vì sự thấp kém đó mà họ mới mong cấ ông giúp ích cho.
    Nói rõ ra như vậy rồi cái cớ kẻ thanh niên tân học xứ ta không làm gì được, không giúp ích được cho đồng bào tổ quốc, không phải ở bốn cái thuyết cho rằng có trên kia, mà ở nơi khác.
    Đã nhiều lần thấy người ta viết lên trên báo mà phân bì rồi. Họ phân bì thanh niên ta với thanh niên Nhật, thanh niên Tầu: Sao thanh niên hai nước ấy đi du học về có nhiều kẻ đã làm sách làm vở ra, lấy tư tưởng của mình mà day động cả xã hội, còn thanh niên của ta, sau khi du học đã thành tài, lại không làm được như thế?
    Tôi biết tại sao rồi. Không phải tại thời thế và địa vị, không phải tại không tiền, nhưng tại chỗ khác. Cái chỗ ấy, trong khi đem thanh niên ta so sánh với thanh niên của Nhật của Tầu thì nó lòi ra. Đại phàm muốn thâu thái một cái văn hoá khác để bồi bổ cho cái văn hoá sẵn có của mình, thì một điều cần yếu trước hết là phải biết rõ cái văn hoá sẵn có ấy ra sao, phải ngấm ngầm trong cái văn hoá ấy, phải lấy chính mình dính dấp với nó mới được. Nói ví mà nghe, cũng như ta muốn sửa sang một cái nhà cũ, thì tất nhiên ta phải thấy rõ trong cái nhà ấy, chỗ nào nên để, chỗ nào nên thay. Người Nhật người Tầu họ hiểu cái lẽ đó, cho nên trước khi bọn thanh niên xuất dương, họ đã lấy giáo dục bổn quốc mà tạo cho mỗi người một cái tư cách đúng đắn rồi.
    Nói riêng về nước Tầu: Ở trong nước, từ ấu học nhẫn lên cho tới đại học, đều dạy bằng chữ bổn quốc, từ trung học trở lên mới có dạy tiếng ngoại quốc, nhưng chỉ là phần phụ. Địa dư, sử ký, phong tục, chế độ của nước mình từ xưa đến nay ra sao, đại khái một trò cao đẳng tiểu học trở lên đều biết hết, và lên đến trung học, đại học lại còn phải biết nhiều hơn. Thường thường là một người đã tốt nghiệp đại học ở nước nhà mới xuất dương du học. Trong khi họ học được điều gì ở ngoại quốc, có thể đem mà so sánh với điều đã học ở bổn quốc mà thấy hơn thua lợi hại thế nào; chớ không phải là học tới đâu biết tới đó mà cho rằng đủ.
    Bọn ấy, khi về nước rồi, làm gì thì làm, nhưng cốt nhất là họ không quên sự dịch sách và làm sách. Việc dịch thuật của họ là việc làm có ý thức, cho nên cũng thâu được nhiều hiệu quả rất lớn.
    Nguyên người Tầu thuở xưa chỉ chịu kém người Tây về sự đóng tàu đúc súng, chớ còn về văn học triết học thì họ khinh đứt đi. Ấy là một sự lầm. Từ Nghiêm Phục dịch những sách triết lý của người Anh người Pháp ra, Lâm Thư (người này không du học, không biết chữ Tây, nhờ kẻ khác cắt nghĩa cho mà dịch) dịch những sách văn học ra, đến đó mới mở mắt thấy rõ sự tình trong thế giới và địa vị nước mình hơn hồi trước. Nội một cái thấy rõ được như vậy đã là quan hệ cho nước Tầu chẳng vừa, cho nên công trạng của hai người ấy cũng chẳng vừa.
    Nước Tầu từ trước vẫn có triết học, song chưa có ai làm triết học sử. Không có triết học sử thì cái trí thức của quốc dân về đường ấy lộn xộn lắm, cũng là một sự thua người ta và bất lợi cho mình. Hồ Thích, sau khi đậu bác sĩ triết học ở ngoại quốc rồi, thông thạo những triết học của ông Descartes, ông Kant rồi về nước dạy khoa triết học, còn làm ra bộ Trung Quốc triết học sử đại cương. Từ đấy bên Tầu mới có triết học sử như bên Tây.
    Ấy là kể những sự lớn lao mà nghe. Còn nói cho hết thì không biết thế nào cho hết được. Cho đến những người đi học khoa nuôi gà, về cũng làm sách dạy nuôi gà ; người đi học nuôi thỏ, về cũng làm sách dạy nuôi thỏ. Đại để mỗi một người du học sanh Tầu không lớn thì nhỏ, cũng có làm ra một việc chi ảnh hưởng đến đồng bào tổ quốc mình. Mà sở dĩ như vậy là nhờ ở cái giáo dục của nước họ, trước khi du học, đã làm cho họ dính dấp với đồng bào tổ quốc mình vậy.
    Nước ta thì khác hẳn. Giáo dục của nước ta chưa hề cho thanh niên ta ngấm ngầm trong văn hoá cũ của xứ mình. Một người học sanh từ ấu học lên đến cao đẳng (chỉ trường cao đẳng Hà Nội) vẫn có đọc sử ký bổn quốc; địa dư bổn quốc; vẫn có làm bài luận bằng chữ quốc ngữ; nhưng đó là một môn chương trình ở lớp học mà thôi. Một ngưòi học sanh tốt nghiệp ở trường cao đẳng Hà Nội ra, đố ai dám bảo đó là một người Việt Nam đúng đắn; có đủ tri thức về văn hoá Việt Nam đúng đắn.
    Không, không đâu. Ở dưới cái chế dộ giáo dục này, họ dầu muốn làm một người Việt Nam đúng đắn, muốn có đủ tri thức văn hoá Việt Nam đúng đắn, cũng không được nữa.
    Cũng thì là danh nhân trong chánh giới, nhưng về ông Richelieu, tể tướng của vua Louis XIII ở hồi thế kỷ XVII thì một người học sanh Việt Nam biết rõ hơn ông Nguyễn Tri Phương hay ông Phan Thanh Giản là đại thần của vua Tự Đức ở thế kỷ XIX, về thời gian và không gian đều gần hơn. Cũng thì đường xe hoả, mà hỏi ở ga lớn Paris có tẽ ra mấy nhánh thì họ nói mau hơn là cũng một câu hỏi ấy mà hỏi về ga lớn Hà Nội.
    Cho những người tốt nghiệp ở cao đẳng Hà Nội đó đi du học rồi về cũng còn chưa chắc giúp ích cho đồng bào được gì thay; huống hồ nữa là thứ trẻ con mười, mười hai tuổi, sang Pháp ở luôn đến ba chục tuổi rồi về, thì bảo còn thiết gì với cái xứ sở này mà mong họ?
    Có nhiều kẻ lúc về đây rồi, cho đến cái tiếng An Nam cũng không muốn nói, là phải lắm, ta cũng chẳng nên phiền trách họ làm chi.
    Thật quả là không được. Một người Việt Nam dầu du học hay chẳng du học cũng vậy, họ chữ Pháp giỏi mấy mặc lòng, mà nếu chẳng ngấm ngầm trong văn hoá Việt Nam, thì quyết là không làm gì cho xã hội này nhờ được hết. Người ấy nếu trời phó cho một cái lòng ái quốc, muốn cung cúc tận tuỵ với nước với nòi, là cũng chẳng biết làm cách nào cho có ảnh hưởng mảy may đến anh em chị em con nhà Hồng Lạc. Lẽ ấy sờ sờ ra; không còn hồ nghi gì nũa. Những người không biết gì về văn hoá bổn quốc hết mà học Pháp văn giỏi, thì họ có mặt trong xứ này cũng như một người ngoại quốc có mặt mà thôi, ta không khi nào mong người ngoại quốc ấy giúp ích cho ta, thì ta quê gì lại đi mong những người vốn là đồng bào với ta ấy ?
    Thật, ai đã tự cắt đứt cái dây liên lạc với tiền nhân và đồng loại rồi thì khó lòng mà mong rằng một ngày kia sẽ lấy sự quan hệ. Thanh niên ta bây giờ hầu hết không coi được cái phó ý của nhà mình; thói tục trong họ trong làng nhất giai không biết tới, trở về tổ quốc mà lại như chim chích vào rừng, thì còn nói chuyện giúp ích gì cho ai!
    Nghĩ như vậy rồi thì không nảy ra câu hỏi. Câu hỏi ấy tức là câu nêu lên làm cái phó đề trên kia :Kẻ thanh niên tân học nước ta, muốn giúp ích cho tổ quốc, nên làm thế nào ?
    Theo sự lý trong bài này, tôi tưởng, trứoc hết phải nhờ ở sự tu dưỡng riêng. Mục đích của sự tu dưỡng riêng này cốt ở nối lại cái dây liên lạc với tiền nhân và đồng bào... Ta tu dưỡng làm sao cho ta thành ra một người Việt Nam đúng đắn, nghĩa là ngấm ngầm trong văn hoá cũ Việt Nam, có đủ tri thức về văn hoá ấy. Ta tu dưỡng làm sao cho ta thành ra một người có quan hệ với dân chúng, đi đến làng nào trong nước cũng như đi buồng học hay là phòng thí nghiệm của ta, không có ngớ nghếch chút nào. Kẻ thanh niên tân học nên lưu tâm ở chỗ đó trước rồi sau mới nói chuyện đến giúp ích cho tổ quốc đồng bào được.
  7. oliver80

    oliver80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2002
    Bài viết:
    989
    Đã được thích:
    0
    Wep, thaxx bạn
    Mình đã đọc và .. rốt cục mình vẫn chưa hỉu thực sự trí thức cụ thể là gì ??!!
    Anyway, cũng cảm thấy thú vị với một số í tưởng của các bạn trong hội .
    <====== Add me, add my nick :
    linhblt@yahoo.com.
    Cũng có thể sau lần off đầu tiên conference mình có thể hiểu hơn về cụm từ "trí thức"
    Thân ái
  8. cherry81

    cherry81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    ý kiến được đấy. Cho tớ tham gia với nhé, tớ đang sống tại Sg, ID của tớ là baochau_1981_baochau. Có off thì nhớ nt cho tớ với nhé
  9. thaisontap

    thaisontap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    37
    bác thành lập hội đi, em xin làm thành viên nhé
  10. thaisontap

    thaisontap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    37

Chia sẻ trang này