1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy mổ xẻ khoa học - Tìm sự giải đáp:

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Vo_niem, 15/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Hãy mổ xẻ khoa học - Tìm sự giải đáp:

    Các thành viên thân mến. Khoa học là phải tranh luận, mổ xẻ vấn đề. Trong topic này, các bạn hãy mổ xẻ khoa học ra với những lưỡi dao của chính mình. Hãy là chính mình nhận xét sự việc, không ngần ngại, đừng lo lắng chần chờ. Ý kiến của bạn có khi đúng có khi sai, nhưng đó là những ý kiến của bạn. Phải bảo vệ nó hay phủ định nó, đó là quyết định của bạn.

    Hi vọng rằng các bạn sẽ tìm được chân lý khi mổ xẻ những vấn đề khoa học.

    Chúc các bạn thành công.

    Vo_niem
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    vấn đề tôi đưa ra hôm nay không có gì là cao siêu ầm ĩ, nó nhỏ nhặt lắm, nhỏ đến mức ta quên béng đi nó.
    Nhân bài viết tinh trùng của tôi, một số thuật ngữ chuyên môn tôi viết 1 đằng, còn tác giả ndungtuấn đề nghị viết 1 nẻo, mặc dù cả hai đều đưa ra tự diển SH hay sách giáo khoa ngành y để ... hù doạ nhau và ai cũng có cái lý của mình. Vâng chuyện tôi muốn nói là thuật ngữ sinh học vẫn chưa có sự thống nhất.
    Khoa học Vn nói chung và ngành sinh-công đang ngày càng phát triển, phát triển ghê gớm như những lời của các vị sư-sỹ của chúng ta nhận xét. Tiền nhà nước đầu tư nhiều vô kẻ. hằng hà sa số SV ngành sinh-công ra giúp đời giúp nước. ấy vậy sao cái chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhất là thống nhất cách dùng các thuật ngữ khoa học hãy vẫn chưa làm được. Tôi không lạm bàn vấn đề ở tầm vĩ mô mà chỉ nói vắn tắt vài điều.
    01. có cảm giác chúng ta những thế hệ hậu sinh là cái sọt rác của các vị tiền bối. Ai dịch được chữ nào hay hay là bắt chúng ta học. và chúng ta thì cứ cắm đầu mà học, chẳng thể nào làm khác đi được.
    02. có vẻ chúng ta thụ động quá mức trong cái chuyện chấp nhận nó, quên rằng chúng ta có quyền và chúng ta hoàn toàn đủ sức lực để thay đổi những cái vô lý đó.
    Thôi, ngừng lại ở đây được rồi. Nó rất khoa học nhưng chẳng khoa học một tẹo nèo hết, nhưng nó lại là cực kỳ khoa học. Khổ là chỗ đó.
    Mời các bạn tham gia ý kiến, hy vọng những ý kến của các bạn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực hơn của vấn đề. Sau khi có nhiều ý kiến đóng góp, tôi sẽ review nó lại, khóa topic và chuyển một topic mới
    Concay
  3. NuHiepNongTinh

    NuHiepNongTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Về vụ thuật ngữ sinh học thì tôi không biết nói như thế nào nữa. Trong lớp tôi đang theo học thì thầy cô chủ yếu dạy bằng tiếng anh luôn vì theo thầy cô, cho chúng tôi biết tiếng anh sẽ thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Vì thế tôi đã quen với việc dùng các thuật ngữ bằng tiếng anh rồi, nên khi đọc một số sách sinh học dùng thuật ngữ bằng tiếng việt thì tôi không quen và cảm thấy không tin tưởng lắm với cách dịch đó trong sách. Không biết có ai có chung cảm giác đó với tôi hay không.
  4. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Lúc tôi học cũng vây thôi, giờ sinh học cứ như giờ anh văn chuyên ngành ! giờ mới thấy cực, dịch tài liệu không suôn sẻ bởi vì không biết từ chuyên ngành tiếng Việt và ngành CNSH hơi mới , nhiều từ không có trong từ điển, chẳng biết phải tìm ở đâu ! tôi cảm thấy cách học trực tiếp bằng tiếng Anh thì củng hay, vì nó chuẩn bị nền tảng cho việc đọc tài liệu, nhưng mà không có ai làm việc thống kê lại các thuật ngữ bằng tiếng Anh và hơn nữa không có ai làm nhiệm vụ chuyển những thuật ngữ đó ra tiếng Việt, ít ra là trong giáo trình học để sinh viên làm quen. Khi học thì cũng khoái lắm, vì toàn nói tiếng "tây" không hà, nhưng mà đâu thể viết nhửng câu văn nữa tây nửa ta như thế vào trong bài nghiên cứu được. Kết cuộc thì vẫn không hiệu quả! Tôi nghĩ là ngay từ đầu phải có sự phân chia trình độ ngoại ngữ của sinhi viên, và phải có giáo trình riệng cho sinh viên ngành Sinh học và CNSH môn anh văn để làm quen với từ chuyên ngành từ đầu.
    Ta the day, thi sao nao !!!
  5. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Tiên trách kỉ, hậu trách nhân.Chúng ta phải tự trách mình là hơn.
    Đúng là những ngành mới thường có những từ mới mà tiếng Việt chưa thể cập nhật được. Ngay cả các nước khác trên thế giới họ cũng phải sử dụng thuật ngữ chung để làm từ diễn tả trong khi sử dụng ngôn ngữ.
    Thế nhưng ngay cả những từ ngữ dường như quen thuộc, đôi khi chúng ta cũng dùng tiếng Việt diễn tả chúng một cách ngượng ngập.
    Nguyên nhân là do chúng ta có vốn từ tiếng Việt quá ít. Khi vốn từ không phong phú thì chúng ta thường sử dụng những từ ngữ theo sách vở chứ không theo hoàn cảnh.
    Ngay cả những người cùng làm khoa học với nhau cũng ít khi ngồi lại để nghiên cứu bàn bạc về những thuật ngữ mới xuất hiện trong ngành của mình. Trong khi trên thế giới, thường niên 2 năm một lần (theo tôi đựơc biết) các nhà khoa học họp lại để bàn bạc đưa ra những thuật ngữ mới để giải thích cho những khái niệm mới xuất hiện.
    Như vậy có thể nói rằng kẻ hậu sinh thì thiếu vốn từ tiếng Việt hay ít sử dụng tiếng Việt đúng hoàn cảnh, còn những các bậc tiền bối thì không có sự hợp tác với nhau. Điều nay dẫn đến việc không thống nhất được các thuật ngữ khoa học, kẻ hậu sinh vẫn mãi là nơi tiếp nhận không có sự thay đổi. Sự thay đổi mà thực ra kẻ hậu sinh có thể thực hiện được.
    Ví dụ 1: Nấm Bào Ngư (Nấm sò): Pleurotus
    Theo từ điển Sinh Học Anh Việt-Việt Anh (NXB KHKT -1997)
    Nếu tra phần tiếng Việt thì không có chữ nấm bào ngư,
    Tra nấm sò thì để là oyster mushroom theo tiếng anh thì đúng nhưng theo thuật ngữ khoa học thì sao?
    Tra Pleurotus thì ra được là nấm dắt dạng tai Pleurotus ostreatus
    Ví dụ 2:
    -Số lượng các ca tử vong ở trẻ em nguyên nhân là các tác nhân vi sinh vật ở các độ tuổi khác nhau.
    -Số lượng các ca tử vong ở trẻ em do nhiễm các tác nhân vi sinh vật ở các độ tuổi khác nhau

    Hai câu trên được dịch từ một câu tiếng anh. Câu đầu dịch quá sát nghĩa do vốn từ tiếng Việt nghèo và không thường xuyên sử dụng tiếng Việt đúng hoàn cảnh.
    Câu thứ hai dịch vừa đúng ý, câu văn vừa trôi chảy không ngượng ngập.
  6. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    NuHiepNongTinh có thể nói rõ hơn tại sao bạn không tin tưởng các thuật ngữ sinh học từ sách việt nam?
    Cơ sở nào để bạn không tin điều đó?
    vậy khi cần chuyển ngữ (tôi nói là chuyển ngữ chứ không phải dịch) một tài liệu từ English sang Vnese thì bạn sử dụng thuật ngữ nào tương ứng trong tiếng việt để diễn đạt, hay là bạn cứ để nguyên văn English của nó?
    Mong chờ ý kiến của bạn.
    Thân.
    Concay
  7. NuHiepNongTinh

    NuHiepNongTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đó chỉ là cảm giác thôi, vì thường khi đọc tài liệu tiếng Việt mà không có kèm với tiếng Anh thì tôi đọc rất khó. Còn khi chuyển ngữ thì thật sự tôi không biết làm sao, khi nào gặp những từ mà trong từ điển không có, tôi thường đọc cả câu rồi tôi hiểu sao thì diễn giải lại bằng tiếng Việt theo cách hiểu của tôi, còn nếu không hiểu gì hết thì...tôi không dịch câu đó luôn, vì thế khi tôi dịch bài thường bỏ rất nhiều đoạn do ...chẳng hiểu gì cả.
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    khi bạn diễn đạt ý tưởng của bạn, bạn có sử dụng thuật ngữ sinh học việt nam hay không? Nếu có thì bạn lấy thuật ngữ VN ở đâu ra? Hay là bạn sử dụng thuật ngữ của riêng bạn? bạn thử lấy 1 ví dụ một đoạn tài liệu nào đó mà bạn đã chuyển ngữ với việc tự diễn đạt không sử dụng thuật ngữ Vn.
    Những đoạn tài liệu mà bạn bỏ qua khi đọc vì ... không hiểu theo bạn thì nguyên nhân từ đâu?
    - E quá khó, không hiểu cấu trúc câu.
    -nhiều từ chuyên môn mà bạn không hiểu, không thấy trong tự điển thông thường? Bạn có thử tra từ điển chuyên ngành?
    -tra tự điển nhưng không hiểu nghĩa thuật ngữ?
    Và bạn có nghĩ rằng những đoạn mà bạn bỏ qua lại là những đoạn quan trọng nhất hay không?
    Chờ câu trả lời của bạn
    Concay
  9. NuHiepNongTinh

    NuHiepNongTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    sao giống như đang bị tra khảo thế không biết
    Thế này này, thực ra thì tôi không có nói là tôi không sử dụng thuật ngữ Việt trong quá trình học tập của tôi, tôi chỉ cảm thấy khó tiếp thu thôi vì một số thuật ngữ tôi không quen với nó. Còn khi dịch bài thì tôi vẫn sử dụng thuật ngữ Việt bình thường thôi, chỉ với những từ mới, nhiều khi trong từ điển chuyên ngành cũng không có thì tôi mới dịch theo kiểu "hiểu sao nói vậy". Còn về việc dịch mà bỏ câu thì do không hiểu từ -> không hiểu câu, nhiều khi tra trong từ điển chuyên ngành tiếng Việt không có, còn tra trong từ điển tiếng Anh thì tra một hồi không hiểu cái gì hết nên ...thôi luôn. Tôi cũng nghĩ là những đoạn tôi bỏ chứa thông tin quan trọng nhưng nếu như chính bản thân tôi không hiểu nó nói gì thì làm sao tôi truyền đạt lại cho người khác được, tôi chỉ dịch những gì mà tôi hiểu thôi, còn những gì tôi không hiểu thì tôi không dịch vì tôi sợ dịch sẽ sai ý của tài liệu. Bác ConCay còn ý kiến gì nữa không ạ?
  10. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    thế bạn thử cho 1 ví dụ về vài thuật ngữ tiếng việt mà bạn không quen sử dụng???
    Concay

Chia sẻ trang này