1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy mổ xẻ khoa học - Tìm sự giải đáp:

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Vo_niem, 15/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. te_quiero_vn

    te_quiero_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Khi trò chuyện, trao đổi bình thường, tôi vẫn có thói quen sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh, trừ những thuật ngữ đã trở nên thông dụng và thường xuyên được sử dụng trong sách tiếng Việt... Tuy nhiên, có lẽ chính thói quen này làm tôi thêm vất vả khi phải dịch tài liệu Anh-Việt. Trước kia tôi từng dịch 1 số tài liệu, chủ yếu là abstract các bài báo có liên quan đến dioxin (1 phần công việc trong dự án nghiên cứu hậu quả chất độc màu da cam); lúc đó mới thấy hết sự yếu kém trong vốn từ chuyên môn tiếng Việt của mình. Rất nhiều cụm từ tôi hiểu rõ và có thể diễn giải được nhưng lại không biết chính xác thuật ngữ tiếng Việt tương ứng. Ngay bây giờ cũng vậy, tôi đang làm về signal transduction nên có 1 số từ được sử dụng rất thường xuyên như: constitutively active, dominant negative... Vậy mà khi làm presentation ở cơ quan tôi vẫn hết sức lúng túng khi phải nói tới những từ này bằng tiếng Việt.
    Ở Hà Nội đã từng có sự tranh cãi trong việc sử dụng 1 số thuật ngữ. Tôi thử nêu 1ví dụ, không hiểu các bạn SV trong SG có gặp trường hợp này không: DNA là dạng double helix, vậy bạn gọi sợi nào là sợi đối mã? Sợi làm khuân mẫu để tổng hợp mRNA hay sợi bổ sung với nó?
    Anyway, ngôn ngữ chung của khoa học là tiếng Anh, dù bạn ở VN hay bất cứ đâu thì cũng nghiên cứu và đọc tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh. Vì vậy, nếu bạn giỏi tiếng Anh đủ để đọc được dễ dàng và hiểu chính xác các tài liệu thuộc chuyên môn của mình và các lĩnh vực có liên quan là thành công rồi
    Được te_quiero_vn sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 19/06/2003

Chia sẻ trang này