1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy ủng hộ võ phái NHẤT NAM .......

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 23/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dhlv

    dhlv Guest

    Võ Nhất Nam đưa cốt cách Việt ra thế giới
    14/03/2009
    Tiêu biểu cho tinh thần thượng võ của dân tộc, môn phái cổ truyền Nhất Nam đang phát triển mạnh mẽ trên khắp lãnh thổ Liên bang Nga, Belarus, Ukraine, Litva?
    Với mong muốn truyền bá rộng rãi những bài võ cổ truyền Việt Nam, thể hiện tinh thần bao dung độ lượng của dân tộc, giáo sư Bính, người xuất thân trong một gia phái võ ở thành Vinh (Nghệ An), cùng những sinh môn của mình đang ngày đêm miệt mài tìm hướng mở rộng phạm vi của Nhất Nam ra thế giới.
    Tiếng lành đồn xa
    Tham dự buổi tổng kết khoá tập huấn ngắn dành cho huấn luyện viên đai 1 (cấp đầu tiên) của môn phái Nhất Nam ở ngoại ô Moscow (Nga) cuối tháng hai vừa qua, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Tất cả đều là người Nga, Belarus, Ukraine... Người Việt chỉ lác đác một vài gương mặt như võ sư Ngô Xuân Bính, trưởng môn phái, cùng hai môn đệ là Trần Phú Cử và An Văn Chính.
    [​IMG]
    Buổi tổng kết khóa tập huấn của Nhất Nam ở Moscow.
    Học viên dự tập huấn đều là những người đang huấn luyện võ Nhất Nam tại địa phương từ nhiều năm nay. Theo một võ sư ở đây, càng ngày, số người tham gia môn võ này càng tăng lên ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là Belarus và Ukraine.
    Nhiều người còn vui vẻ chia sẻ rằng, họ quyết tâm truyền bá rộng rãi môn võ cổ truyền Việt Nam này. Anh Igor Gorodilov, người phụ trách một câu lạc bộ ở thủ đô Minsk của Belarus, nói: ?oVõ Nhất Nam hấp dẫn tôi trước hết là ở khả năng rèn luyện, phát triển sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi tin rằng, Nhất Nam tiếp tục phát triển bởi hiện vẫn có rất nhiều người tìm đến với chúng tôi?.
    Một cô gái còn trẻ đến từ Perm (Nga), cho biết: ?oỞ thành phố chúng tôi, có khoảng 50-60 người ở các độ tuổi khác nhau, đa số là trẻ em, tham gia câu lạc bộ Nhất Nam. Họ đến với câu lạc bộ mỗi ngày, sau giờ học và làm việc?.
    Ngay ở vùng phụ cận Moscow cũng có nhiều câu lạc bộ và trung tâm huấn luyện võ Nhất Nam. Anh Sergei, phụ trách một câu lạc bộ của thành phố Chekhov, ngoại ô Moscow, đến với môn võ này từ việc chữa bệnh bằng một phương pháp y học cổ truyền Việt Nam là châm cứu. ?oNhững ai quyết định theo học Nhất Nam đều muốn tìm hiểu nơi khởi nguồn của môn võ này. Những gì từng diễn ra ở Việt Nam như một huyền thoại, lôi cuốn tôi rất mạnh?, anh nói.
    [​IMG]
    Võ Nhất Nam có nhiều môn đệ quốc tế.
    Tiếp tục truyền bá tinh thần Việt
    Ra đời từ khoảng đầu thế kỷ 12 ở vùng châu Hoan, châu Ái (vùng Thanh - Nghệ), nay Nhất Nam được khôi phục và vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Năm 1990, được Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Tổng cục Thể dục - Thể thao ủy nhiệm, võ sư Ngô Xuân Bính cùng môn đệ Trần Phú Cử sang Belarus tổ chức một số cuộc hội thảo quốc tế về võ cổ truyền Việt Nam. Nhất Nam cũng bắt đầu được giới thiệu ở nước ngoài từ thời điểm đó.
    Năm 1995, môn phái này nhanh chóng phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố của Nga, rồi lan sang Ukraine và một số quốc gia khác thuộc SNG. Đến nay, có hàng trăm trung tâm, câu lạc bộ võ Nhất Nam đang hoạt động với hàng chục nghìn người tham gia. Đặc biệt tại Nga, Liên đoàn võ Nhất Nam đã ra đời và được chính phủ nước này công nhận. Ông Bình đang tiến hành các thủ tục để Nhất Nam trở thành bộ môn thể thao trong nhà trường phổ thông ở Nga.
    Không những thế, thầy trò võ sư Bính còn trở về nước củng cố phong trào võ Nhất Nam. Mới đây, nhân kỷ niệm 25 năm ra mắt môn phái Hà Nội, cuộc hội thảo lớn mang tên ?oNhất Nam - võ của người Việt? được tổ chức tại Văn Miếu với sự tham dự của nhiều đoàn võ Nhất Nam trên khắp thế giới.
    Theo ông Bính, biểu tượng của Nhất Nam cũng thể hiện rất rõ tinh thần ấy: Một vầng trăng tròn toả sáng như khát vọng hoà bình, bên trong là con gà và con rắn biểu trưng cho cái thiện và cái ác luôn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng vượt lên tất cả vẫn là lòng yêu hoà bình, niềm tin chiến thắng và hướng thiện.
    Điệp Anh (Moscow)
    Báo Đất Việt
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Xu hướng đầu tư cho sức khỏe một cách đơn giản và... ít tiền
    08/02/2009
    (HNM) - Không cần đến những câu lạc bộ thể thao (CLB), phòng tập (gym) quá đắt tiền, cũng không cần cầu kỳ đầu tư vào dụng cụ, đồ phụ trợ để theo đuổi những môn như tennis... ngày càng nhiều người, không phân biệt tuổi tác, tìm đến lớp quyền dưỡng công Nhất nam tại Làng quốc tế Thăng Long.
    [​IMG]
    Môn sinh Nhất nam thực hiện một bài quyền dưỡng công. Ảnh: Đăng Khoa
    "Lớp học đa hệ"
    Quyền dưỡng công, hay võ y, ngày nay gọi là quyền dưỡng sinh, là một bộ phận hợp thành của môn phái Nhất nam, võ phái cổ truyền thuần Việt. Theo các võ sư Nhất nam, tương đồng với quan niệm phương Đông cổ truyền, "tinh thần nghi tĩnh, khí huyết nghi động", nghĩa là thần kinh thường căng thẳng, vậy phải tập cho tĩnh, khí huyết thường ứ trệ, vậy phải tập cho lưu thông. Võ sư Trần Mạnh Hà giải thích thêm: "Luyện thở, khí công hay nội công, có ý nghĩa to lớn với việc nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe, sức mạnh, sức bền, sự minh mẫn... Với các vận động viên, võ sĩ, luyện thở là yếu tố quan trọng trong hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý và thúc đẩy các khả năng trong tập luyện.
    Ngay khi lớp quyền dưỡng công Nhất nam được mở tại Làng quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), đã có rất nhiều người tham gia. Đến nay, lớp quyền dưỡng công có số lượng học viên khá đông đảo. Điều đặc biệt, đây là lớp học nhiều thế hệ, mọi người vẫn gọi vui là "lớp học đa hệ". Có người tuổi đã gần bảy mươi, người ít tuổi nhất đang học cấp III, nhưng phổ biến là nhóm "đầu 3, 4". Bác Toàn, nguyên chuyên viên Văn phòng Chính phủ, người đã theo lớp có thâm niên cho biết: "Tập thở, theo phương pháp khí công thường rất khó bởi trái với cách thức bình thường và đòi hỏi thời gian. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hữu hiệu và có lẽ rẻ tiền nhất để duy trì sức khỏe. Bản thân tôi cảm thấy những lợi ích mà môn này mang lại và thấy sức khỏe mình tốt hơn rất nhiều bạn đồng tuế".
    Quản lý CLB thể thao Làng quốc tế Thăng Long, đồng thời là thành viên lớp, chị Trần Thu Hương là người vui vẻ và cởi mở, cho hay: "Số lượng học viên theo lớp thường xuyên lên đến vài chục. Ngoài bộ võ phục gọi là "đầu tư ban đầu", với mức phí chỉ 100.000 đồng hằng tháng, lớp quyền dưỡng công là nơi sinh hoạt, tập luyện chi phí thấp nhất trong CLB. Điều quan trọng nhất là ai cũng có thể tập luyện môn này".
    Có thời gian cả gia đình chị Hương cùng tập. Bây giờ, hai vợ chồng chị vẫn gắn bó với lớp dưỡng công. Nhất nam dưỡng công đang ngày càng được mở rộng. Tại Hà Nội, ngoài CLB thể thao Làng quốc tế Thăng Long, Cung Văn hóa Việt Xô, quyền dưỡng công Nhất nam cũng được Đại sứ quán Liên bang Nga chọn làm bộ môn rèn luyện sức khỏe cho nhân viên và con em.
    Những học viên đặc biệt
    Ngoài rèn luyện sức khỏe, quyền dưỡng công Nhất nam còn có những giá trị đặc biệt khác. Chưởng môn Nhất nam Ngô Xuân Bính, hiện làm việc tại Nga, một thầy thuốc có tiếng, từng được mời đến chữa bệnh cho nhiều chính khách Nga. Võ sư Trần Mạnh Hà cho biết: "Cân bằng âm dương là căn bản của sức khỏe. Tụ khí, tản khí, lưu thông hệ thống kinh lạc, điều tiết nội dịch, cân bằng nội quan là nguyên tắc chữa bệnh phương Đông, giúp cơ thể phục hồi".
    Một trong những học viên đặc biệt của võ sư Trần Mạnh Hà là một thanh niên Thụy Điển. Hôm đầu tiên đến gặp võ sư Hà, Henrik Larsson, 26 tuổi, cao 1,9 m, nặng chừng 1 tạ, gần như bò lên cầu thang vì bị chứng đau thắt lưng hành hạ. Nguyên nhân, theo Henrik giải thích là do thường xuyên di chuyển và cõng thùng quần áo nặng ngoài nửa tạ. Sau khi thăm khám, võ sư Trần Mạnh Hà bấm huyệt điều trị, đồng thời hướng dẫn Henrik tập những động tác quyền dưỡng công đơn giản nhất của Nhất nam. Tổng số có 7 buổi bấm huyệt điều trị và tập quyền thì đến buổi thứ 6, Henrik đã quên mất hẹn với thầy, bỏ đi chơi.
    Farid Ouldbelkheir, tên thân mật là Boubou, lại là một trường hợp đặc biệt khác. Người đàn ông 48 tuổi người Pháp này từng là vô địch Karate toàn Pháp. Làm vệ sĩ cho một công ty lớn, trong một lần bắt trộm, Boubou bị đồng bọn kẻ gian tấn công từ phía sau gây chấn thương sọ não. Sau phẫu thuật, Boubou gần như bị liệt chân và đi lại bằng nạng. Ở Việt Nam 8 năm, ông đã tìm nhiều nơi để điều trị phục hồi và cuối cùng quyết định chọn quyền dưỡng công Nhất nam. Khi mới tập, vẫn còn dùng nạng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Farid đã bỏ nạng và tự đi lại được. Bà chủ nhà Farid trọ một thời gian dài ở trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội) cho hay: "Rời được cái nạng, nó đi suốt".
    Boubou giờ ở một khách sạn mi ni trên phố Hàng Gà. Khách sạn không có thang máy nhưng Boubou chọn phòng trên tận tầng áp mái. Hằng tuần, ông có hai buổi tập Nhất nam dưỡng công đều đặn vào thứ 7, Chủ nhật do đích thân võ sư Trần Mạnh Hà hướng dẫn. Boubou cho biết sẽ giới thiệu Nhất nam dưỡng công trên một tạp chí chuyên về võ thuật của Pháp.
    Trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ làm việc căng thẳng, cường độ cao, theo võ sư Trần Mạnh Hà, đầu tư cho sức khỏe là đầu tư sinh lời nhất mà luyện quyền dưỡng công là lựa chọn đơn giản và... ít tiền nhất.
    Vũ Đức
    Báo Hà Nội mới
  3. apollo3785

    apollo3785 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nhất Nam - môn võ thuần Việt
    Các động tác quăng, quật, luồn, cuộn của loài trăn; những kỹ thuật gạt, đỡ, triệt, chèn, ép, ra đòn hoàn hảo là một số hình ảnh về buổi trình diễn của môn phái võ Nhất Nam tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám (Hà Nội) sáng 20/10.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Chưởng môn Ngô Xuân Bính học võ từ thân phụ và các võ sư nổi tiếng trong vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Lĩnh hội được truyền thống võ thuật dân tộc, ông đã đồng nhất, quy tụ các kỹ thuật võ để thành môn phái Nhất Nam - thuần nhất, không pha tạp với võ học nước ngoài.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    25 năm kể từ khi ra mắt tại Hà Nội, Nhất Nam dần trở thành một dòng võ đặc dị, có tính quy mô và tổ chức cao với hệ thống môn công đồ sộ, toàn diện, từ quyền cước, binh khí đến công phu luyện nội, ngoại, dưỡng sinh...
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Nhất Nam dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động của cơ bắp con người để tạo dựng những phương pháp luyện tập.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Võ sinh Nhất Nam trải qua thời gian tu luyện nhanh chóng có được bản lĩnh vững vàng, trí cảm sáng suốt, khả năng phản xạ nhạy bén và cử động chân tay linh hoạt, chính xác.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Môn võ thuật cổ truyền này còn có những thủ thuật, cách thức di chuyển, lách né để tiếp cận hoặc đánh lừa đối phương.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Những kỹ thuật gạt, đỡ, triệt, chèn, ép, ra đòn sắc gọn.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Người Việt có đặc điểm thể tạng nhỏ bé nên tinh thần đối kháng dựa trên sự nhanh nhẹn, lấy tránh né, kéo tỳ, triệt lực, hấp lực để phản đòn vào các huyệt đạo trọng yếu.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh - Nghệ. Nó có độ đẩy, xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Các võ sinh Nhất Nam được tập tinh thông thập bát võ nghệ (thêm 17 loại vũ khí nữa), phỏng theo muôn vật, rút ra cái hay, cái đẹp, cái cứng, cái dẻo, cái biến hóa của muôn vật để chế thành quyền.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Phương châm của Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luôn tránh được đòn của đối phương.
    [Nhất Nam - môn võ thuần Việt]
    Võ thuật Nhất Nam đã có mặt tại Nga, Ukraina, Litva, Belarus... và khẳng định được chỗ đứng trên trường quốc tế.
  4. anhquenmatroi

    anhquenmatroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    ủng hộ Nhất Nam, ủng hộ tinh thần võ Việt !
    _______________________________________________________________________________
    (nói nhỏ : chửi cha mấy thằng ngu vào chọc ngoáy linh tinh ! Chúng mày biết gì về tinh thần Võ việt - Võ của người Việt mà môn phái Nhất Nam đang cố gắng gìn giữ )
  5. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    Năm 45 có 25 triệu dân riêng VN. Năm 19 mười mấy khi Trần Trọng Kim viết VNSL đã hơn 19 triệu rồi. Thời QT chưa chak đã đến 10 triệu vì chiến tranh loạn lạc suốt. Tuy nhiên thời Trần việc huy động 2-30 vạn là có thể vì kháng chiến và dân riêng tính đến Nghệ An đã là suýt soát 5-6 triệu. Lần kéo quân đông nhất của Trần đánh Chiêm cũng là 12 vạn, khá lớn vì lần Khựa kéo sang nước Nam đông nhất cũng chỉ là 21 vạn rưỡi khi đánh nhà Hồ. Dân phu thì ko tính, có thể vào quãng thêm 40 vạn nữa..
    QT có 10 vạn nhưng chỉ thu thêm 1 vạn ở Nghệ An, cứ 3 người tuyển 1. Toàn đọc lướt chả ai chịu đọc kỹ cả (trường hợp này cứ cho Hoàng Lê là đúng đi). Huệ ko đc lòng ở Bắc Hà nên ngoài Thanh Nghệ khó có thể (mà có chak cũng ko tin nhau đc) tuyển nhiều quân ngoài Bắc, vả ra quân mới tuyển làm gì có khả năng đánh trận tốt.
    Quân Thanh sang VN theo Thanh sử chép là 6000 kỵ binh. Quá ít. 1 số tài liệu khác nói vào quãng 2 vạn. Tuy nhiên thường 1 kỵ binh thì cũng phải có dăm ba ông bộ đi sau, vậy quân Thanh khoảng 4-5 vạn, cái này khớp với số liệu các giáo sĩ Pháp đưa ra hồi đó. Dễ kiểm chứng việc quân Thanh ko thể quá bảy tám vạn, đọc Hoàng Lê nói quân Thanh tập trung ở đồn Ngọc Hồi có...3 vạn, mà sử nào cũng thế, Tây ta đều vậy, chỉ có nâng số quân địch hạ lượng quân ta chứ ko ngược lại, vậy đông nhất chỉ có 2-3 vạn ở NH, lấy đâu ra trên 10 vạn tổng cộng? Vả chăng thành TL chak ko quá 15-20 vạn dân, nuôi gì đc 29 vạn quân???
    Sợ nhất các bố nói đánh thắng quân địch vì võ công cao cường nền tảng võ học thâm sâu??? Đến chưởng Tàu khoa trương (vì nó là chưởng, phim về lính Âu Mỹ bắn giết như rạ cũng khoa trương vậy thôi) là thế mà quần hùng lao ra đánh trận vẫn bị diệt lập tức. Ra trận đao kiếm loạn cả lên.. chưa kịp võ vẽ miếng nào đã bị phân thây. Chẳng qua cùng lắm lính tráng đc tập võ thì khỏe mạnh và có khả năng đánh trận tốt hơn, thế thôi.
    Được kimdung89 sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 11/04/2010

Chia sẻ trang này