1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy vì một 80 Family không khói thuốc

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi 1209, 27/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Silver_wave_new

    Silver_wave_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    1 năm trước đây cũng có topic tương tự.
    Hình như sau 1 năm tình trạng hút thuốc trong 80 ko có chuyển biến gì cả.
    Buồn
    I never try to hold U back

  2. bille

    bille Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    ÔI sắp sửa có cái lệnh phạt tiền nếu ai hút thuốc ở chỗ công cộng
    > Em sắp bỏ được rồi, mỗi ngày một diếu thôi
    TÌNH CHỈ ĐẸP KHI TÌNH DANG DỞ
    ĐỜI MẤT VUI KHI VẸN CÂU THỀ
  3. mimi80hn

    mimi80hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2003
    Bài viết:
    489
    Đã được thích:
    0
    Tớ ủng hộ cái topic này. Nhưng mà lời nói phải đi đôi với việc làm. Không biết các men có thực hiện được không. VÌ hút thuốc không những có hại cho sức khoẻ của ng hút mà người bên cạnh cũng bị ảnh hưởng không ít như các bạn đã biết.
    80 phát động phong trào không hút thuốc liệu có thực hiện dc không đây ?


    love is cure-all
  4. Soldier_lala

    Soldier_lala Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Hehehe
    Để các bạn tôi và những người thuộc thế hệ sau không hút thuốc lá, đó là: hãy để thuốc lá không còn có mặt trên trái đất
    Vì tương lai con em chúng ta, HÃY HÚT HẾT THUỐC LÁ

    Soldier

    Được Soldier_lala sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 25/05/2003
  5. trai_HN_da_tinh

    trai_HN_da_tinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Cái này có vẻ không được thực tiễn cho lắm nhỉ?
    Tối hôm qua đi đá bóng nhìn thấy cảnh em tibeou đứng giữ 1 đám hút thuốc mà thấy thương ghê đó.............nhưng mình cũng hút vì lạnh quá
    ĐA TÌNH TỰ CỔ KHÔNG NHƯ HẬN
    SỨ HẬN LIÊN MIÊN VÔ TỰ KỲ
  6. lamuathu

    lamuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Dưng mờ nhìn con trai hút thuốc lá cũng hay hay lắm. Cứ thấy lãng tử, manly làm sao.
    Cũng có lẽ một fần vì suy nghĩ này mà ... hik hik

    viking

  7. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Mình nghiện nặng rồi hay sao ấy, bỏ khó quá trời.
  8. h4da4ever

    h4da4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    chẳng biết bao h mới có đc một ngày như vậy
    hix, mình chưa đến mức là nghiện nhưng bây h chẳng có khái niệm gì về thuốc lá
    chỉ thấy mọi người hút thì khó chịu khi hít fải khói
    Your smile is the most important thing you wear........
  9. RocKid

    RocKid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    2.351
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TÁC HẠI DO HÚT THUỐC LÁ
    VÀ CÁCH BỎ THUỐC
     
                                                                                                                                                                    BS. LÊ HÙNG
     
    I. TÌNH HÌNH NGHIỆN THUỐC LÁ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
                Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):
                       Người hút thuốc lá                    Ở các nước phát triển                         Ở các nước đang phát triển
                                    Nam                                        30 ?" 40%                                                40 ?" 70%
                                    Nữ                                           20 ?" 40%                                                  2 ?" 10%
                Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày.
                    Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 ?" 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!
     
    II. THUỐC LÁ LÀ GÌ?
    Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 ?" 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong.
    Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 ?" 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 ?" 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên.
     
    III. TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI NGHIỆN HÚT THUỐC LÁ?
    Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc. Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện. Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút đối với một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay hút thuốc lá). Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa. Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo họ. Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện. Cuối cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ.
  10. RocKid

    RocKid Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    2.351
    Đã được thích:
    0
    IV. NHỮNG CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ LÀ GÌ?
                    Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói thuốc đảm bảo:
    - Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau:
    - Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 ?"3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc như đã trình bày phần trên.
    ·         ·        Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
    ·         ·        Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol?) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng?
    - Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
     
    V. NHỮNG NGUY HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ NHƯ THẾ NÀO?
                    Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn:  Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động,  Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra.
    5.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động
    a. Bệnh lý ở hệ hô hấp
    ·        ·    Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
    ·        ·    Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản.
    ·        ·    Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.
    b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não.
    c Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung.
    d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:
    ·         ·  Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.
    ·         ·  Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.
    e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.
    5.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động
                            Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự:
    Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác.
    Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi ?" Họng, nhức đầu.
    5.3. Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:
    a. Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng
    b. Bệnh lý về Tai ?" Mũi ?" Họng.
    c. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng
    d. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.
    5.4. Những tác hại khác của thuốc lá
                                                                                                                                                                                         - Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?).
                    - Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động  của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia!?.

Chia sẻ trang này