1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hãy vì nạn nhân chất độc màu da cam! Cùng ký tên vì sự công bằng của nạn nhân tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi gungland, 15/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vi_thanh

    vi_thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Các luật sư Mỹ tin công lý sẽ ủng hộ các nạn nhân VN​
    Lê Huân - Ngọc Hiền
    Đoàn luật sư Mỹ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nạn nhân chất độc da cam trong vụ khởi kiện dân sự của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất Hoa Kỳ sản xuất ra chất độc hoá học để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gây tác hại nặng nề đến sức khoẻ và môi trường - đã chính thức đến Việt Nam. Đoàn sẽ gặp gỡ các nạn nhân và làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam về lộ trình của vụ khiếu kiện đang được Toà án Liên bang ở bang New York xem xét.
    [​IMG]

    Em Thái Thị Hà, 13 tuổi, nạn
    nhân của chất độc da cam.

    Đoàn luật sư do bà Jeane Ellen Mirer làm trưởng đoàn sang Việt Nam từ ngày 30.6 đến 14.7.2004. Đoàn đã làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam về lộ trình vụ khiếu kiện dân sự của các nạn nhân chất độc da cam với 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ đã sản xuất ra chất độc hoá học, cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Toà án Liên bang bang New York đã bắt đầu xem xét đơn khởi kiện của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
    Việc các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam khởi kiện các công ty hoá chất Hoa Kỳ đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới. Tại hội nghị của Hội Luật gia Dân chủ thế giới được tổ chức vào tháng 6 vừa qua, đoàn luật sư Mỹ đã đưa vấn đề khởi kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và đề nghị Hội Luật gia thế giới ra tuyên bố ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Theo luật gia Đào Trí UÁc (đại diện Hội Luật gia Việt Nam tham dự hội nghị), nghị quyết của hội nêu rõ quan điểm ủng hộ vụ kiện và sẽ ra tuyên bố của Hội Luật gia Dân chủ thế giới.
    Trong những ngày có mặt tại Việt Nam, đoàn luật sư Mỹ đã trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các nạn nhân chất độc da cam ở một số tỉnh, thành. Đoàn luật sư Mỹ đã có buổi trao đổi với nạn nhân Nguyễn Văn Quý ( Hải Phòng) - một trong những nguyên đơn của vụ kiện. Tại cuộc tiếp xúc của đoàn với các nạn nhân chất độc da cam ở tỉnh Thái Bình, cựu thanh niên xung phong đường Trường Sơn thuộc Binh đoàn 559 Nguyễn Thị Tâm đã thực sự làm các luật sư Mỹ xúc động, bởi chị đã bị chất độc hoá học tước đi quyền làm mẹ và đành phải nương nhờ cửa Phật.
    Đoàn luật sư Mỹ cũng đã đến A So, A Lưới (Thừa Thiên- Huế), Biên Hoà (Đồng Nai), nơi hứng chịu nhiều nhất lượng hoá chất do quân đội Mỹ rải xuống trong cuộc chiến tranh cách đây gần 40 năm, nhưng di chứng và sự tàn phá của chất da cam/dioxin vẫn còn dai dẳng đến ngày hôm nay. Đoàn luật sư Mỹ đã gặp gỡ hàng trăm nạn nhân và tiếp nhận nhiều hồ sơ để làm bằng chứng cho vụ khởi kiện, trong đó có nhiều trẻ em - thế hệ thứ ba bị di chứng của chất dioxin.
    Các nạn nhân da cam chủ yếu thuộc gia đình nghèo khó, họ gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn cơ sở vật chất. Năm 2000,Hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế kêu gọi các tổ chức chữ thập đỏ trên toàn thế giới hãy giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Hội Chữ thập Đỏ Mỹ và một số nước đã có những dự án giúp nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định: Người được hưởng lợi từ dự án có những cải thiện rõ rệt trong cuộc sống.
    Giáo sư Kenneth Hermann - Giám đốc chương trình "SUNY Brockport Vietnam Program" kêu gọi các nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam hãy gửi thư để ông mang về Mỹ, mở cuộc vận động ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Ông Len Aldis - Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh - Việt đã mở hẳn trang web, kêu gọi lương tri trên toàn thế giới có những chữ ký để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
    Bà Jeane Ellen Mirer - Trưởng đoàn luật sư Mỹ cho biết, đoàn luật sư Mỹ yêu cầu dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Mỹ hãy lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, ủng hộ Tuyên bố của Hội Nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, để tin rằng lương tri và công lý còn tồn tại trên trái đất này.
    Được vi_thanh sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 13/07/2004
  2. Toietmoi

    Toietmoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Hãy ủng hộ nạn nhân chất độc da cam! ​
    [​IMG]
    Vụ kiện tập thể mà Hội Nạn nhân chất độc da cam VN và các nạn nhân đối với các công ty hoá chất Mỹ đang nhận được sự ủng hộ to lớn. Không chỉ các cá nhân, tổ chức và Chính phủ VN, mà những lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới đều sẵn sàng đứng về phía những nạn nhân bất hạnh, những người mà tuy chiến tranh đã lùi xa gần 30 năm nhưng vẫn phải chịu vô vàn đau khổ. Cuộc đấu tranh này đã vượt qua biên giới một quốc gia, trở thành một biểu tượng của lương tri nhân loại. Ngày mai, 25.7, một cuộc míttinh quốc tế sẽ được tổ chức tại TPHCM để ủng hộ những nạn nhân đang theo đuổi vụ kiện.
    GS Lê Thị Nhâm Tuyết: "Chính phủ Mỹ phải xin lỗi nhân dân Việt Nam..."
    Sau nhiều năm thực hiện các nghiên cứu khoa học xã hội về chất độc da cam/dioxin, đầu tháng 7 này, GS Lê Thị Nhâm Tuyết, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) đã thay mặt trung tâm gửi một bức thư ngỏ đến Toà án Liên bang Mỹ. Cùng cuốn "sách trắng": "Những câu chuyện của nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở VN" ra mắt vào hạ tuần tháng 7, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là những bằng chứng rõ ràng về hậu quả nghiêm trọng mà chất độc da cam/dioxin đã để lại trên nhiều phương diện khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội của VN.
    - Thưa bà, là một nhà nghiên cứu xã hội học, lý do nào khiến bà quan tâm đến vấn đề di hại của chất độc da cam/dioxin?
    - Trong quá trình nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, chúng tôi rất chú ý đến vấn đề sức khoẻ sinh sản, quyền sinh sản và chất lượng dân số. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy sức khoẻ sinh sản của nhiều phụ nữ ở VN đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất độc da cam/dioxin của Mỹ. Nhiều người mẹ đã bị tước mất quyền sinh sản khi sinh ra những đứa con tật nguyền, sẩy thai hoặc phải nạo thai triền miên. Là một người phụ nữ, lại là đồng đội của những nạn nhân chất độc da cam/dioxin, tôi không thể đứng "ngoài cuộc"...
    - Những phương pháp khoa học nào đã được áp dụng trong quá trình nghiên cứu để bà đưa ra khẳng định những nạn nhân này chịu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin?
    - Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu đường lịch sử sinh sản (reproductive lifeline history) và phương pháp "chuyện kể đường đời" (recits de vie). Đây là những phương pháp có hiệu quả cao trong việc tiến hành nghiên cứu những vấn đề như chất độc da cam/dioxin. Để có được những phương pháp mới này áp dụng trong nghiên cứu, chúng tôi được sự hỗ trợ đặc biệt của tổ chức IHCAR (Thụy Điển), CEDRATE (Pháp), các giáo sư của ĐHTH Copenhagen (Đan Mạch), tổ chức Vietnam les enfants de la dioxine (Pháp).
    - Kết luận được đưa ra là gì, thưa bà?
    - Qua hàng trăm trường hợp nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chất độc da cam/dioxin đã gây nên hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần, không những cho cá nhân, gia đình mà cho cả những cộng đồng mà họ sinh sống. Những nạn nhân chất độc da cam/dioxin dù trực tiếp hay gián tiếp đều chịu những hệ quả tiêu cực: Đau ốm, bệnh tật, thiểu năng trí tuệ... Sự tổn hại về thể chất này đã di chứng đến đời thứ 3 trong một số gia đình nạn nhân. Với những gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin, sự tổn thất về kinh tế, tinh thần và tình cảm là không thể tính hết được. Những nỗi đau về đời sống tâm linh cũng vượt quá sức chịu đựng của họ: Không có những đứa con khoẻ mạnh để kế thừa hương hoả. Những câu chuyện kể đường đời của nhiều phụ nữ có chồng nhiễm chất độc da cam/dioxin đã cho thấy muôn vàn nỗi đau đớn, bất hạnh.
    - Trong quá trình nghiên cứu, điều gì đã gây xúc động lớn nhất cho bà?
    - Mọi nỗi đau khổ, cuối cùng đều "giội" lên đầu người phụ nữ. Không có hạnh phúc làm mẹ, nhưng thời kỳ đầu nhiều phụ nữ còn bị gia đình chồng coi là không biết đẻ, bị ghẻ lạnh. Có người phụ nữ phải hy sinh hạnh phúc riêng của mình, cưới vợ mới cho chồng với hy vọng chồng có được một đứa con nối dõi. Rồi đứa con của người vợ sau cũng bị dị tật. Nhưng khi bà vợ sau bỏ đi, chị vợ cũ đã trở lại chăm sóc người chồng bị nhiễm chất độc da cam đã mù hai mắt... Có rất nhiều những trường hợp như thế...
    -Vì sao trong thư ngỏ gửi Toà án Liên bang Mỹ, bà lại thay mặt các nhà nghiên cứu yêu cầu Chính phủ Mỹ phải xin lỗi nhân dân VN?
    - Mỹ có một món nợ với VN về chất độc da cam, cho nên việc kiện Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ yêu cầu họ phải xin lỗi và đền bù cho các nạn nhân là hết sức công bằng. Vụ kiện này không chỉ vì những nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở VN mà còn ở nhiều nước khác, không phải vì một thế hệ mà còn vì nhiều thế hệ đã, đang và sẽ phải chịu đựng những cực khổ kéo dài. Vì thế, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ của mình với những người đã đứng ra khởi kiện.
    - Xin cảm ơn bà!
    Trần Hải Yến , Lao động ,24/07/2004
  3. saxophone

    saxophone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể vô cảm trước nỗi đau dân tộc mình


    Trang web petitiononline.com/AOVN đến 8 giờ 52 phút sáng 5-8 mới
    có 29.342 chữ ký
    Tôi thật sự biết nhìn lại chính mình sau khi đọc bài viết ?oChúng ta có
    vô cảm không??. Bài báo nêu câu hỏi về tình cảm và thái độ của chúng ta -
    những người được coi là trẻ tuổi năng động nhất của đất nước - đối với các
    nạn nhân chất độc da cam trên chính quê hương mình.
    Có lẽ tôi đã từng vô cảm và thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh
    mình, dù hằng ngày tôi đọc 4-5 tờ báo. Tôi đọc, biết, hiểu, cảm thương hay
    giận dữ ngay lúc đó rồi quên mất nó đi sau ngày làm việc. Những mảnh đời bất
    hạnh, những bất công của cuộc đời hằng ngày, hằng giờ được truyền tải, được
    thông tin rộng rãi qua báo, đài, truyền hình... tôi đều có xem qua nhưng rồi
    lại tiếp tục vô cảm ngay sau một phút giây xúc cảm.
    Tôi có thể rơi nước mắt vì xúc động nhưng sau đó tôi chẳng làm gì hết.
    Không biết từ bao giờ tôi đã không còn chìa cánh tay mình ra để làm một điều
    gì đó giúp những người bất hạnh.
    Và còn rất nhiều, rất nhiều điều vô cảm trong tôi cho đến khi đọc được
    bài báo đó. Ngay chiều hôm ấy tôi đã về nhà và tìm vào website
    http://www.petitiononline.com/AOVN để ký tên mình vào. Sau đó tôi gặp tất cả
    các bạn bè trên net của tôi và cho họ biết thông tin về website đó.Tất cả họ
    cũng đều đã ký vào và còn bàn nhau lập một quỹ dành cho những nạn nhân của
    chất độc da cam.
    Phải nói thêm rằng hằng ngày tôi online khoảng bốn tiếng để tán gẫu
    với các bạn bè trên khắp thế giới, tôi còn làm admin (quản trị mạng) của một
    forum quốc tế đông nhất trong một website nổi tiếng. Với lợi thế này tôi sẽ
    gửi thông điệp cho các bạn của tôi, những người yêu con người và hòa bình.
    Điều mà tôi muốn nói ở đây là chúng ta may mắn được học hành, được
    tiếp cận với những gì gọi là văn minh, hiện đại, tân tiến nhất của loài
    người. Chúng ta may mắn hơn hàng chục triệu người khốn khổ, vật vã trong đói
    khát, chiến tranh, lạc hậu. Họ không có cả cái ăn chứ đừng nói đến đọc báo
    hay xem tivi. Chúng ta may mắn hơn hàng triệu người ngày mai sẽ chết vì căn
    bệnh ung thư, AIDS... dù họ còn muốn sống thêm dù chỉ một ngày để làm điều
    gì đó cho đời.
    Vậy thì, hãy sử dụng điều may mắn của mình để làm điều có ích, dù rất
    nhỏ nhoi cho chính đất nước mình. Có không ít bạn trẻ sử dụng lợi thế của
    mình để làm tổn thương người khác như việc ghép hình *** để đưa lên mạng như
    vừa qua, nhưng cũng có rất nhiều người dùng nó để xoa dịu nỗi đau đồng loại.
    Bạn sẽ là ai trong hai loại người này?
    Các bạn, hãy làm một điều gì đó vì đồng bào của mình. Tôi thật sự
    không biết giải thích thế nào khi có một người bạn người Mỹ hỏi tôi sau khi
    vào website ấy: ?oNước của bạn có bao nhiêu dân mà ở đây tôi thấy có ít người
    ký tên vào, họ không quan tâm về việc này à??.
    Tôi đã phải trả lời rằng do phương tiện truyền thông bằng Internet của
    Việt Nam còn chưa được phổ cập nên có ít người có thể tiếp cận được với
    Internet, chứ không phải họ không quan tâm đến những nạn nhân chất độc da
    cam khốn khổ.
    Các bạn, chúng ta không vô cảm và không thể vô cảm trước chính nỗi đau
    của dân tộc mình! Và chúng ta hãy cùng nhau làm một cái gì đó.
    Anh Đào
    Báo Tuổi Trẻ
  4. bitter_beer

    bitter_beer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Chiều nay vô www.petitiononline.com/AOVN thấy 96312 chữ ký, mình vẫn chưa ký được, hình như bị nghẽn mạch
  5. gungland

    gungland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Mời bà con vô đây: http://www.hcm.fpt.vn/dioxin/
    Chúng ta không được bàng quan trước nổi đau của đồng bào mình.

Chia sẻ trang này