1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hê gân cánh Odonata

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Odonata, 10/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Hê gân cánh Odonata

    Chuồn chuồn có hai đôi cánh mỏng và thường trong suốt, đôi khi chúng có thể có màu sắc sặc sỡ như ở Nerobasic chinensis, Rhinocypha sp.. Không giống như ong (Hymenoptera), ruồi, muỗi (Diptera) hay bọ cánh cứng (Coleoptera), hay **** (Lepidoptera), chuồn chuồn vẫn giữ nguyên cấu trúc bốn cánh đều nhằm mục đích để bay lượn mà cánh trước và cánh sau lại hoạt động một cách độc lập với nhau.
    Hệ gân cánh của chuồn chuồn:
    Sự phân bố của các gân trên cánh của bộ Odonata là một trong những đặc điểm quan trọng trong việc phân loại nhóm sinh vật này. Để hiểu rõ hơn về hệ gân cánh của bộ Chuồn chuồn, chúng ta sẽ xem xét một vài khái niệm trong cách phân loại hệ gân cánh của côn trùng nói chung.
    Năm 1898, Comstock và Needham đã nghiên cứu một cách toàn diện hệ khí quản xuất hiện trước ở mầm cánh tương ứng vói gân cánh làm cơ sở để đề xuất một hệ gân cánh nguyên thuỷ lý thuyết và phương pháp gọi tên hệ gân cánh được đa số các nhà Côn trùng học chấp nhận. Danh pháp cho hệ gân cánh của côn trùng sau này đã được chỉnh lý và trở nên hoàn thiện hơn.
    Dưới đây là tên gọi và ký hiệu của hệ gân cánh nguyên thuỷ lý thuyết:
    Gân Costa (C): Gân nổi dọc theo cạnh trước của cánh, không phân nhánh)
    Gân Subcosta (Sc): Gân lặn, áp sau gân Costa, ít khi phân nhánh
    Gân Radius (R): Phân 5 nhánh, phần gốc là gân nổi, phân thành 2 nhánh chính, nhánh chính cũng là gân nổi chạy thẳng đến đầu cánh. Nhánh thứ 2 là gân Radius nhánh (Radial sector ?" Rs), là gân lặn phân tiếp thành 4 nhánh nhỏ.
    Gân Media (M): Là gân lặn, hai nhánh nổi phía trước gọi là anterior media (MA) ?" nhánh này phân tiếp thành 2 nhánh (MA1, MA2); nhánh sau là gân lặn posterior media (MP) phân tiếp thành 4 nhánh.
    Gân Cubita (Cu): Phần gốc là gân lặn, có 2 nhánh chính, nhánh trước nổi (Cu1), nhánh sau lặn (Cu2). Nhánh trước có thể phân 2 nhánh (Cu1a và Cu1b).
    Gân Anal: Gồm 3 gân còn lại.
    Các gân ngang và gân dọc tạo nên các ô trên cánh (cell).
    Ngoài ra, ở cánh các loài chuồn chuồn còn một số đặc điểm quan trọng khác. ở các loài chuồn chuồn kim (Zygoptera), hệ gân cánh ở cánh trước và cánh sau gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, ở các loài chuồn chuồn (Anisoptera), cánh sau rộng hơn ở phần gốc cánh và có những sự khác biệt ở những gân thứ cấp.
    Hiện nay có hai hệ thống về sự phân bố của các gân trên cánh bộ Odonata là hệ thống của Tillyard ?" Fraser và Comstock ?" Needham Trong khi hệ thống của Comstock ?" Needham dựa trên hệ thống khí quản của mầm cánh ấu trùng thì Tillyard và Fraser (1938 ?" 1940) lại căn cứ vào các dạng hoá thạch.
    Nhưng để thống nhất với hệ gân nguyên thuỷ đã giới thiệu ở trên, tôi xin được trình bày hệ thống gân cánh bộ Chuồn chuồn theo hệ gân nguyên thuỷ của Comstock và Needham đã đề xuất.
    Gân Radius và gân Media hợp nhau ở phần gốc cánh gọi chung là gân R+M. Phần còn lại của gân Media được miêu tả là gân MA và gân Cubita chỉ còn nhánh sau Cu2. Gân Anal phát sinh độc lập và chạy gần như song song với gân Cu2 (Fraser, 1938) nhưng nó cũng có thể hợp nhất với mép sau phần gốc cánh ở nhiều loài thuộc Zygoptera. Gân Anal và gân Cu2 được cắt bởi gân ngang Ac (anal crossing) ở phần gốc cánh. Ngoài ra còn có thể có thêm gân ngang Ab (anal bridge) nối tiếp với Ac.
    Điểm nút cánh (nodus), nằm ở điểm lõm bờ trước của cánh, là gân gang khá dày, cắt gân C, Sc và R+M.
    Điểm mắt cánh (pterostigma hay stigma): là điểm dày lên (thường có mầu đậm hơn), nằm giữa gân C và R, đôi khi ở một số loài không có điểm mắt cánh (Vestalis).
    Gân ngang Arculus (Arc), là gân ngang đầu tiên cắt gân R+M và gân Cu. Đây có thể là gân hợp nhất của hai gân dọc Rs và M.
    Ô cánh Discoida, là ô dưới cùng, nối tiếp ô lớn tạo bởi gân Arc.


    Odonata

Chia sẻ trang này