1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hê hê, chuyện này mới kinh!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khatsi, 05/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, chuyện này mới kinh!

    http://www.viet-studies.org/TranNgocDung_NguyenHoa.htm

    (Bản gốc)

    Tiến sĩ Trần Ngọc Dung đạo văn?

    Sau nhiều lần dư luận phát giác về tình trạng đạo văn của một số nhà khoa học, đặc biệt sau sự kiện bãi miễn chức danh của một Phó Giáo sư với ?otội danh? tương tự, những tưởng người ta sẽ cẩn trọng ?osuy nghĩ trên luống cày của mình?, nhưng có lẽ đến nay, căn bệnh đạo văn đã trở thành một vấn nạn trong sinh hoạt khoa học nước nhà?!?

    Nguyễn Hòa

    Bởi cái tiêu đề Đời sống thể loại văn học sau 1975 (tr.91 - 97, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.2006) cùng học vị Tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Dung (Học viện Báo chí - Truyên truyền), nên tôi đã đọc bài viết với hy vọng được tham khảo một đánh giá về vấn đề thể loại của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay. Rồi tôi đã đi từ tò mò đến ngạc nhiên và phẫn nộ, vì thực chất bài viết của TS Trần Ngọc Dung là đã ?oăn cắp? (với trường hợp này, xin phép không sử dụng cụm từ ?ođạo văn?) từ tiểu luận Đời sống văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại của PGS TS Vũ Tuấn Anh in trong cuốn sách Văn học hiện đại Việt Nam - nhận thức và thẩm định (NXB Khoa học xã hội, H.2001, tr.176 - 208). Để kiểm chứng TS Trần Ngọc Dung đã ?oăn cắp? như thế nào từ tiểu luận của PGS TS Vũ Tuấn Anh, tôi sử dụng bút ?ođánh dấu? màu hồng. Kết quả thu được là 7 tờ hồng điều, thừa sức giúp TS Trần Ngọc Dung xin được vài Hán tự ?ođạo chích?!

    Trước hết, xin được khẳng định tiểu luận của PGS TS Vũ Tuấn Anh là một nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu, nhiều tư liệu, nhận định khá xác đáng? Và TS Trần Ngọc Dung đã ?othuổng? phân nửa tiểu luận này rồi ?omông má? bằng một kỹ thuật thô thiển để làm nên bài viết của chị. Đầu tư trí tuệ duy nhất TS Trần Ngọc Dung đã bỏ ra là cố gắng viết khác đi (tỷ như biến kết từ ?otuy vậy? trong nguyên bản thành ?otuy nhiên? chẳng hạn!), còn thì toàn bộ ý tưởng, cấu trúc, thao tác giới thuyết, nhận định, đánh giá, dẫn chứng tác phẩm, tên tuổi tác giả, các đoạn trích? đều được chị ?oăn cắp? toàn bộ, đến mức tôi phải lấy làm kinh ngạc vì Tiến sĩ đã không ngần ngại khi tiến hành một hành vi đáng xấu hổ như thế. Do bài viết của TS Trần Ngọc Dung chỉ là một sản phẩm ?oăn cắp? theo đúng nghĩa đen của từ này nên tôi không dẫn lại nhiều, chỉ đưa ra vài ví dụ ở một hai trang đầu từ bài viết của Tiến sĩ để bạn đọc có điều kiện đối chiếu:

    1. Mở đầu, PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oThể loại, trong một quan niệm quen thuộc và ổn định của lý luận cũng như trong thực tiễn sáng tạo, là các dạng thức tổ chức tác phẩm, quy tụ những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống. Thể loại vừa ổn định vừa biến đổi: một mặt, nó lưu giữ những yếu tố hạt nhân, những mã di truyền để bảo tồn trạng thái ổn định, mặt khác, nó luôn có xu hướng biến dạng, tạo nên các biến thể phong phú phù hợp với sinh tồn của nó trong mỗi thời đại văn học?.

    Mở đầu, TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTheo quan niệm phổ biến nhất hiện nay, trong lý luận và thực tiễn sáng tác văn học, thể loại chính là các tổ chức tác phẩm, quy tụ những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống. Nhưng không nên hiểu thể loại là sự nhất thành bất biến, vì thể loại vừa có tính ổn định vừa có sự biến đổi. Tính ổn định của thể loại bảo đảm cho nó có khả năng lưu giữ những yếu tố hạt nhân, những mã di truyền cần thiết cho sự sống còn của thể loại, còn tính biến đổi nhằm tạo ra sự phong phú và khả năng thích ứng với các thời đại văn học khác nhau?!!!

    2. PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oTrong tư tưởng mỹ học hiện đại, vai trò quyết định tạo nên các khuynh hướng văn học là quan niệm về con người - nói rõ hơn, là các quan niệm về cá nhân, gồm cả hai phương diện: cá nhân tồn tại như một cá thể và cá nhân trong các mối quan hệ xã hội?.

    TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTrong mỹ học hiện đại, yếu tố quyết định sự xuất hiện của các khuynh hướng văn học là quan niệm nghệ thuật về con người. Cụ thể, đó là con người cá nhân trên hai phương diện: con người cá nhân tồn tại như một cá thể và con người cá nhân trong các mối quan hệ xã hội?!!!

    3. PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oHệ thống thể loại của nền văn học cách mạng trước thời điểm 1975 dù có những phân nhánh nhỏ về xu hướng và phong cách, về cơ bản đan kết chặt chẽ thành một thể thống nhất và thuần khiết? Sử thi với tư cách siêu thể loại (metagenre) đã thâm nhập và ảnh hưởng vào mỗi thể loại thuộc tất cả các phương thức thể hiện: tự sự (ký, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết), trữ tình (thơ trữ tình, trường ca), và kịch. Tuy vậy, những dấu hiệu và đặc trưng thể loại vẫn được giữ vững và củng cố?.

    TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTrong văn học giai đoạn 1945 - 1975, hệ thống thể loại cho dù có hiện tượng phân nhánh về xu hướng và phong cách nhưng nhìn chung, chúng đan kết chặt chẽ thành một thể thống nhất và thuần khiết? Với tư cách siêu thể loại, sử thi đã ảnh hưởng và thâm nhập sâu sắc đến tất cả các thể loại và các phương thức tự sự, trữ tình, kịch. Tuy nhiên, mặc dù bị chi phối bởi tư duy nghệ thuật mang tính sử thi, nhưng những dấu hiệu và đặc trưng thể loại vẫn được giữ vững?!!!...

    Thiết nghĩ, nếu có liêm sỉ khoa học xứng đáng với học vị tiến sĩ, lẽ ra Trần Ngọc Dung chỉ sử dụng tiểu luận của Vũ Tuấn Anh như tài liệu tham khảo, song Tiến sĩ đã không làm như vậy. Chị lựa chọn thao tác ?oăn cắp? và còn trắng trợn công bố trên tạp chí Nghiên cứu văn học bất chấp tình huống Tạp chí này thuộc Viện Văn học - nơi PGS TS Vũ Tuấn Anh đang công tác. Bởi TS Trần Ngọc Dung là một tên tuổi ?olạ? trong giới văn học nên tôi đồ rằng bài viết của chị chủ yếu nhằm ?okiếm điểm? cho hồ sơ phong PGS (?) Nếu đúng vậy, bài viết lại chứng minh chị không xứng đáng nhận chức danh này.

    Lâu nay, do thi thoảng lại đọc thấy một tiến sĩ viết lách lăng nhăng hoặc ?ođạo văn?, nhân hảnh vi của TS Trần Ngọc Dung, tôi càng tin mối nghi ngờ của tôi về năng lực thực tế của nhiều vị khoa bảng là có cơ sở. Khi ?ođạo văn? liên tục bị phát giác mà người ta vẫn chưa biết e ngại thì có lẽ đã đến lúc ?ođạo văn? đã thực sự trở thành một vấn nạn của khoa học nước nhà. Lại ước gì vào một ngày nào đó, các luận án tiến sĩ ở Việt Nam được công bố để bàn dân thiên hạ có cơ may được tham chiếu. Vâng, nếu ước mơ trở thành hiện thực, liệu điều gì sẽ xảy ra?

    NH - 30.4.2006

    (Đã đăng báo Thể thao & Văn hoá số 52, ra ngày 2.5.2006)
  2. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Tưởng chôm cái gì to bự ai ngờ toàn blah blah blah. Sau không viết ngắn thế này:
    1. Thể loại biến đổi theo thời đại.
    2. Xoá tất. (Chưa có tư tưởng mỹ học hay không mỹ học, hiện đại hay không hiện đại nào, chưa có khuynh hướng văn học nào không được quyết định bởi quan niệm về con người. Cũng chưa có con người nào không được nhìn như một cá thể và như một cá thể trong xã hội.)
    3. Trước 75 chỉ có 1 siêu thể loại là sử thi. Tất cả các thể loại đều nằm trong siêu thể loại này. (Điều này thì tôi không đồng ý. Chỉ có 1 siêu thể loại là sử thi?)
    Nếu viết ngắn và rõ như vậy thì ai còn bắt tại trận là mình đạo chích được nữa, vì những "sự thật" kể trên nó tàng tàng như là cái ghế có bốn chân, ông nói được thì tôi cũng nói được, có ai ăn cắp ai đâu nào.
  3. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy bài này ở http://www.viet-studies.org/TranNgocDung_NguyenHoa.htm gửi các bạn xem.
    (Bản gốc)
    Tiến sĩ Trần Ngọc Dung đạo văn?
    Sau nhiều lần dư luận phát giác về tình trạng đạo văn của một số nhà khoa học, đặc biệt sau sự kiện bãi miễn chức danh của một Phó Giáo sư với ?otội danh? tương tự, những tưởng người ta sẽ cẩn trọng ?osuy nghĩ trên luống cày của mình?, nhưng có lẽ đến nay, căn bệnh đạo văn đã trở thành một vấn nạn trong sinh hoạt khoa học nước nhà?!?
    Nguyễn Hòa
    Bởi cái tiêu đề Đời sống thể loại văn học sau 1975 (tr.91 - 97, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.2006) cùng học vị Tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Dung (Học viện Báo chí - Truyên truyền), nên tôi đã đọc bài viết với hy vọng được tham khảo một đánh giá về vấn đề thể loại của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay. Rồi tôi đã đi từ tò mò đến ngạc nhiên và phẫn nộ, vì thực chất bài viết của TS Trần Ngọc Dung là đã ?oăn cắp? (với trường hợp này, xin phép không sử dụng cụm từ ?ođạo văn?) từ tiểu luận Đời sống văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại của PGS TS Vũ Tuấn Anh in trong cuốn sách Văn học hiện đại Việt Nam - nhận thức và thẩm định (NXB Khoa học xã hội, H.2001, tr.176 - 208). Để kiểm chứng TS Trần Ngọc Dung đã ?oăn cắp? như thế nào từ tiểu luận của PGS TS Vũ Tuấn Anh, tôi sử dụng bút ?ođánh dấu? màu hồng. Kết quả thu được là 7 tờ hồng điều, thừa sức giúp TS Trần Ngọc Dung xin được vài Hán tự ?ođạo chích?!
    Trước hết, xin được khẳng định tiểu luận của PGS TS Vũ Tuấn Anh là một nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu, nhiều tư liệu, nhận định khá xác đáng? Và TS Trần Ngọc Dung đã ?othuổng? phân nửa tiểu luận này rồi ?omông má? bằng một kỹ thuật thô thiển để làm nên bài viết của chị. Đầu tư trí tuệ duy nhất TS Trần Ngọc Dung đã bỏ ra là cố gắng viết khác đi (tỷ như biến kết từ ?otuy vậy? trong nguyên bản thành ?otuy nhiên? chẳng hạn!), còn thì toàn bộ ý tưởng, cấu trúc, thao tác giới thuyết, nhận định, đánh giá, dẫn chứng tác phẩm, tên tuổi tác giả, các đoạn trích? đều được chị ?oăn cắp? toàn bộ, đến mức tôi phải lấy làm kinh ngạc vì Tiến sĩ đã không ngần ngại khi tiến hành một hành vi đáng xấu hổ như thế. Do bài viết của TS Trần Ngọc Dung chỉ là một sản phẩm ?oăn cắp? theo đúng nghĩa đen của từ này nên tôi không dẫn lại nhiều, chỉ đưa ra vài ví dụ ở một hai trang đầu từ bài viết của Tiến sĩ để bạn đọc có điều kiện đối chiếu:
    1. Mở đầu, PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oThể loại, trong một quan niệm quen thuộc và ổn định của lý luận cũng như trong thực tiễn sáng tạo, là các dạng thức tổ chức tác phẩm, quy tụ những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống. Thể loại vừa ổn định vừa biến đổi: một mặt, nó lưu giữ những yếu tố hạt nhân, những mã di truyền để bảo tồn trạng thái ổn định, mặt khác, nó luôn có xu hướng biến dạng, tạo nên các biến thể phong phú phù hợp với sinh tồn của nó trong mỗi thời đại văn học?.
    Mở đầu, TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTheo quan niệm phổ biến nhất hiện nay, trong lý luận và thực tiễn sáng tác văn học, thể loại chính là các tổ chức tác phẩm, quy tụ những hình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống. Nhưng không nên hiểu thể loại là sự nhất thành bất biến, vì thể loại vừa có tính ổn định vừa có sự biến đổi. Tính ổn định của thể loại bảo đảm cho nó có khả năng lưu giữ những yếu tố hạt nhân, những mã di truyền cần thiết cho sự sống còn của thể loại, còn tính biến đổi nhằm tạo ra sự phong phú và khả năng thích ứng với các thời đại văn học khác nhau?!!!
    2. PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oTrong tư tưởng mỹ học hiện đại, vai trò quyết định tạo nên các khuynh hướng văn học là quan niệm về con người - nói rõ hơn, là các quan niệm về cá nhân, gồm cả hai phương diện: cá nhân tồn tại như một cá thể và cá nhân trong các mối quan hệ xã hội?.
    TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTrong mỹ học hiện đại, yếu tố quyết định sự xuất hiện của các khuynh hướng văn học là quan niệm nghệ thuật về con người. Cụ thể, đó là con người cá nhân trên hai phương diện: con người cá nhân tồn tại như một cá thể và con người cá nhân trong các mối quan hệ xã hội?!!!
    3. PGS TS Vũ Tuấn Anh viết: ?oHệ thống thể loại của nền văn học cách mạng trước thời điểm 1975 dù có những phân nhánh nhỏ về xu hướng và phong cách, về cơ bản đan kết chặt chẽ thành một thể thống nhất và thuần khiết? Sử thi với tư cách siêu thể loại (metagenre) đã thâm nhập và ảnh hưởng vào mỗi thể loại thuộc tất cả các phương thức thể hiện: tự sự (ký, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết), trữ tình (thơ trữ tình, trường ca), và kịch. Tuy vậy, những dấu hiệu và đặc trưng thể loại vẫn được giữ vững và củng cố?.
    TS Trần Ngọc Dung viết: ?oTrong văn học giai đoạn 1945 - 1975, hệ thống thể loại cho dù có hiện tượng phân nhánh về xu hướng và phong cách nhưng nhìn chung, chúng đan kết chặt chẽ thành một thể thống nhất và thuần khiết? Với tư cách siêu thể loại, sử thi đã ảnh hưởng và thâm nhập sâu sắc đến tất cả các thể loại và các phương thức tự sự, trữ tình, kịch. Tuy nhiên, mặc dù bị chi phối bởi tư duy nghệ thuật mang tính sử thi, nhưng những dấu hiệu và đặc trưng thể loại vẫn được giữ vững?!!!...
    Thiết nghĩ, nếu có liêm sỉ khoa học xứng đáng với học vị tiến sĩ, lẽ ra Trần Ngọc Dung chỉ sử dụng tiểu luận của Vũ Tuấn Anh như tài liệu tham khảo, song Tiến sĩ đã không làm như vậy. Chị lựa chọn thao tác ?oăn cắp? và còn trắng trợn công bố trên tạp chí Nghiên cứu văn học bất chấp tình huống Tạp chí này thuộc Viện Văn học - nơi PGS TS Vũ Tuấn Anh đang công tác. Bởi TS Trần Ngọc Dung là một tên tuổi ?olạ? trong giới văn học nên tôi đồ rằng bài viết của chị chủ yếu nhằm ?okiếm điểm? cho hồ sơ phong PGS (?) Nếu đúng vậy, bài viết lại chứng minh chị không xứng đáng nhận chức danh này.
    Lâu nay, do thi thoảng lại đọc thấy một tiến sĩ viết lách lăng nhăng hoặc ?ođạo văn?, nhân hảnh vi của TS Trần Ngọc Dung, tôi càng tin mối nghi ngờ của tôi về năng lực thực tế của nhiều vị khoa bảng là có cơ sở. Khi ?ođạo văn? liên tục bị phát giác mà người ta vẫn chưa biết e ngại thì có lẽ đã đến lúc ?ođạo văn? đã thực sự trở thành một vấn nạn của khoa học nước nhà. Lại ước gì vào một ngày nào đó, các luận án tiến sĩ ở Việt Nam được công bố để bàn dân thiên hạ có cơ may được tham chiếu. Vâng, nếu ước mơ trở thành hiện thực, liệu điều gì sẽ xảy ra?
    NH - 30.4.2006
    (Đã đăng báo Thể thao & Văn hoá số 52, ra ngày 2.5.2006)

Chia sẻ trang này