1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hệ thống đào tạo kĩ sư môi trường ở việt nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi dungluck167, 12/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungluck167

    dungluck167 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    hệ thống đào tạo kĩ sư môi trường ở việt nam

    mình vừa thấy có một bài viết khá hay về việc đào tạo kĩ sư môi trường ở việ nam !! mọi người vào bàn luận nhé
    !!!!


    GS. TSKH PHẠM NGỌC ĐĂNG

    Giám đốc Trung tâm Kỹ thuậtMôi trường Đô thị và Khu công nghiệp


    Trong những thập kỷ gần đây đã bùng nổ các nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu sử dụng năng lượng, nhiều ngành sản xuất mới ra đời và sản xuất công nghiệp hàng loạt với quy mô vô cùng to lớn, chúng đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sống và làm việc của con người và các hệ sinh thái không chỉ trong một phạm vi nhỏ, như một nhà máy, mà cả một cộng đồng khu vực dân cư, đô thị, một quốc gia hay cả cộng đồng thế giới. Tài nguyên thiên nhiên bị đe dọa làm cạn kiệt và bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Môi trường thiên nhiên bị biến đổi theo chiều hướng xấu, nhất là từ khi người ta phát hiện ra các trận mưa a xít, hiện tượng suy giảm tầng ôzôn, hiện tượng tăng dần nhiệt độ của Trái đất, tần suất thiên tai, mưa, bão, lũ lụt ngày càng tăng, và số người chết vì các bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường gây ra ngày càng lớn v.v... Cùng với quá trình công nghiệp hóa, tốc độ đô thị hóa ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới ngày càng gia tăng. Rất nhiều thành phố đã có số dân đạt trên một triệu, hàng chục thành phố đã có số dân trên 10 triệu người. Nhu cầu tài nguyên và năng lượng phục vụ dân đô thị ngày càng lớn. Các hoạt động kinh tế - xã hội đã phát sinh rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.

    Sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, họp tại Rio de Janeiro, Braxin, tháng 6 năm 1992, Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại và là quốc sách của hầu hết các nước. Phát triển kinh tế và xã hội là con đường tất yếu đi lên của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, nhưng cần phải phát triển theo mô hình bền vững, đó là sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hóa xã hội và bảo vệ môi trường.

    Muốn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có hiệu quả thì trước hết phải chú ý phát triển nhân lực về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là đào tạo chuyên gia về môi trường.

    Sau Hội nghị Thượng đỉnh Rio, bắt đầu từ Mỹ và sau đó là nhiều nước khác đã đổi mới chương trình đào tạo kỹ sư (các ngành) cho phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững.

    Liên hiệp hội Kỹ sư thế giới (WFEO) năm 1997 đã tiến hành điều tra về giáo dục phát triển bền vững cho kỹ sư ở các trường đại học trên thế giới [3], đã có 18 nước trả lời, trong đó có 7 nước phát triển và 11 nước đang phát triển, kết quả như sau:

    - 13 nước đã ***g ghép nội dung bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong chương trình đào tạo kỹ sư với 3 nội dung mới là bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và sản xuất sạch, các nội dung này có thể chia thành 2 - 3 giáo trình riêng, hoặc ***g ghép vào tất cả các môn học đã có. 5 nước chưa có đổi mới chương trình đào tạo, trong đó có 1 nước phát triển;

    - Có 10 nước trả lời về tỷ lệ khối lượng đào tạo nội dung mới trên chiếm trong đào tạo kỹ thuật là: 3 nước ước lượng khoảng 5%, 6 nước - khoảng 10%, và 1 nước - khoảng 20%, trung bình là 10%;

    - Để giảng dạy và nghiên cứu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nhiều trường đại học đã thành lập các nhóm chuyên gia, các bộ môn, hay các trung tâm môi trường và phát triển bền vững.

    ở nước ta cũng như trên thế giới, trong hệ thống đào tạo kỹ sư truyền thống đều có đào tạo ngành kỹ thuật vệ sinh (cấp thoát nước, thông gió điều hòa không khí) ở các trường đại học xây dựng. Đó là ngành kỹ thuật gần gũi nhất với đào tạo kỹ sư môi trường. Vì vậy, đào tạo kỹ sư môi trường được hình thành trong vài chục năm gần đây ở nước ta cũng như trên thế giới, trước hết là hình thành ở các trường đại học có sẵn đào tạo ngành kỹ thuật vệ sinh.

    Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là trường mở ngành kỹ sư môi trường đầu tiên ở nước ta (chuyển đổi từ ngành kỹ thuật vệ sinh - cấp thoát nước và thông gió).

    Cho đến nay có thể thống kê các trường đại học ở nước ta có đào tạo chuyên gia môi trường ở bậc đại học (bảng 1).


    Xét bảng 1 (có thể thống kê còn chưa đầy đủ) ta thấy ở nước ta hiện nay có 9 trường đại học đào tạo chuyên gia môi trường trình độ đại học, trong đó có 6 trường đào tạo kỹ sư và 3 trường đào tạo cử nhân.

    Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về chương trình và nội dung đào tạo ngành kỹ sư môi trường.

    Để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư môi trường ở nước ta và hòa nhập với giáo dục đào tạo chuyên gia môi trường của thế giới cần phải đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo. Sự đổi mới đó chủ yếu tập trung vào sự thay đổi từ quan điểm kỹ thuật môi trường truyền thống, được hiểu chỉ là một lãnh vực công nghệ nhằm hủy bỏ chất thải, xử lý ô nhiễm và xây dựng, vận hành các công trình để thực hiện các công nghệ này, chuyển sang quan điểm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường hiện đại, có tính tổng hợp liên ngành nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    Các mô hình môi trường mới đã thu hút các chuyên môn từ các chuyên ngành khác như: các chuyên gia sinh học, hóa chất, vật lý, vi sinh, địa lý v.v... Các nghiên cứu về môi trường này đã trở thành lãnh vực nghiên cứu chung cho nhiều chuyên ngành. Hiện nay, vai trò đặc biệt của các kỹ sư môi trường là xây dựng một cầu nối giữa sinh học, hóa học và công nghệ bằng cách áp dụng tất các kỹ thuật đã có sẵn trong các ngành công nghệ hiện đại như trình bày trong hình 1.

    Nghiên cứu môi trường hiện tại nên bổ sung công nghệ tái sinh và tái sử dụng chất thải. Trách nhiệm của người kỹ sư môi trường tân tiến là thúc đẩy sự tái sinh và tái sử dụng chất thải, tìm ra các thành phần chất thải không thể chấp nhận được và tìm cách tách rời các thành phần có hại khỏi những thứ có thể sử dụng lại hay có thể biến thành hữu ích. Cơ hội để tìm ra các phương pháp tách ly và tái sinh rất rộng lớn. Xác định các phương pháp mới về kiểm soát sự phân giải sinh học nguyên liệu độc hại để đạt được các sản phẩm sau cùng hữu ích như năng lượng và nguồn nhiên liệu, nghiên cứu sự phân hủy sinh học của chất độc hại trong chất thải rắn cũng là một lĩnh vực nghiên cứu của kỹ thuật môi trường. Mối tương quan có lợi giữa phân hủy sinh học chất thải rắn và phân hủy sinh học nước thải cần được nghiên cứu. Tương tự, có thể có một mối liên quan giữa sự phân hủy sinh học trong xử lý nước thải với quá trình làm phân compost.

    Phòng ngừa ô nhiễm, ngăn ngừa ô nhiễm cũng là một lĩnh vực quan trọng mà người kỹ sư môi trường cần tiếp cận.

    Việc ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm khí tại nguồn là giải pháp hữu hiệu nhất. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thay thế một nguồn năng lượng (năng lượng thủy lực, nhiệt điện hay năng lượng mặt trời thay cho các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch).

    Sử dụng nhiên liệu chất lượng tốt có thể giúp giảm bớt sự phát thải các chất gây ô nhiễm vào khí quyển. Nghiên cứu về các nhiên liệu và nguồn năng lượng này có thể là một trong các thử thách chính đối với người kỹ sư môi trường trong thế kỷ 21.

    Năng lượng là một vấn đề quan trọng khác cần được xem xét trong tương lai trước mắt. Mặc dù năng lượng không thuộc lãnh vực môi trường trực tiếp, nhưng nó lại là một trong các nguồn gây ô nhiễm không khí quan trọng. Nhiều vấn đề môi trường liên quan đến năng lượng như phát sinh chất thải trong khi khai thác các nguồn năng lượng (than và các sản phẩm dầu khí) và chất thải tạo ra trong khi sản xuất năng lượng (tro và khí). Tất cả các hoạt động này đã góp một lượng chất thải đáng kể cần được xử lý và thải bỏ một cách thích hợp.

    Phòng ngừa ô nhiễm bằng công nghệ sản xuất sạch hơn và áp dụng chương trình quản lý môi trường (SMS), ISO 14000 trong các ngành công nghiệp đã xuất hiện ở nước ta. Các trường đại học cần đưa khái niệm này vào chương trình đào tạo đồng thời tham gia các tổ chức huấn luyện các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục khác về lãnh vực này. Sản xuất sạch hơn tự nó có thể là một trong lĩnh vực nghiên cứu riêng và có thể thu hút một lượng lớn các ngành công nghiệp tham gia. Hiện tại không phải tất cả các cơ sở đào tạo đều đưa khái niệm "sản xuất sạch hơn" vào chương trình giảng dạy kỹ sư môi trường với một hàm lượng kiến thức thích hợp.

    Máy điện toán cũng đã được sử dụng rộng rãi cho các mục đích kỹ thuật. Việc ứng dụng quá trình mô hình hóa điện toán trong kỹ thuật môi trường là một yêu cầu mới đối với kỹ sư môi trường. Công nghệ xử lý nước thải dựa trên quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có thể đưa vào thiết kế trên máy vi tính và mô hình này có thể được sử dụng để thiết kế các trạm xử lý nước thải. Tương tự, các công trình nghiên cứu về bãi chôn lấp chất thải rắn cũng có thể được thực hiện trên mô hình máy điện toán. Nhiều mô hình máy điện toán về công nghệ xử lý nước và nước thải, công nghệ bãi chôn lấp đã được phát triển nhưng chủ yếu là các nước Tây Phương với các điều kiện môi trường khác biệt [6]. Các mô hình này có thể được chuyển đổi để thích hợp với điều kiện nước ta. Tương tự, phần mềm liên quan đến kiểm soát ô nhiễm khí có thể được phát triển, hay hiệu chỉnh để ước lượng và kiểm soát sự phát thải các chất gây ô nhiễm như SO2, NO2, CO, bụi lơ lửng vào khí quyển, cũng như thiết lập các bản đồ diễn biến phân bố nhiễm khí của mỗi vùng lãnh thổ. Hệ thống kiểm soát quá trình nước thải là một lãnh vực khác mà ở đây mô hình máy điện toán có thể được áp dụng một cách hữu hiệu. Trong các hệ thống xử lý nước thải, tốc độ bơm, độ sục khí, tỷ lệ bùn lắng có thể được kiểm soát bằng các phần mềm điện toán. Tương tự, cũng có những phần mềm dùng để giám sát BOD, COD, DO hay các thông số khác.

    Tầm quan trọng của việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong kỹ thuật và các lãnh vực khác không thể bị bỏ qua. Việc ứng dụng GIS có thể được kết hợp vào lĩnh vực môi trường để có một cái nhìn tổng quát về tình trạng môi trường của vùng. Vấn đề cấp nước, thu gom nước mưa và nước thải, cũng như chương trình thu gom chất thải rắn có thể được thiết kế hữu hiệu bằng kỹ thuật GIS. Các chất ô nhiễm không khí và các đường phân bố của nó, sự ô nhiễm sông và các luồng khí ô nhiễm có thể được theo dõi bằng GIS và có thể dùng các biện pháp thích hợp để kiểm soát nó. Lĩnh vực này có thể là một trong các cụ hữu hiệu và là thách thức mới trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư môi trường trong thế kỷ 21 ở nước ta.

    Kết luận của Hội nghị về "Giáo dục và đào tạo kỹ sư vì sự phát triển bền vững", được tổ chức tại Paris (Pháp), từ 25 - 26 tháng 9 năm 1997, cho rằng sự đổi mới chương trình đào tạo kỹ sư môi trường tập trung vào các vấn đề sau [3]:

    - Các hệ thống mô hình về các khái niệm, phân tích và chương trình tính trong vật lý, hóa học, cơ học phục vụ nghiên cứu môi trường;

    - Hệ thống và chu kỳ sinh học, hệ thống và chu trình địa lý;

    - Sản xuất sạch và quản lý chu trình sống;

    - Hệ thống quản lý môi trường;

    - Sử dụng hiệu quả tài nguyên;

    - Quy hoạch môi trường.

    ở bảng 2 chúng tôi đã thống kê phân loại các môn học chuyên ngành môi trường giống nhau và khác nhau ở 4 trường đại học có đào tạo kỹ sư môi trường (3 trường ở trong nước và một trường của Pháp) (Xem bảng 2).

    Xét bảng 2 và so sánh với các phân tích về mô hình đào tạo kỹ sư môi trường mới ở trên chúng tôi thấy có thể rút ra một số kết luận sau đây:

    1. Tất cả các trường có tới 10 môn học tương tự nhau, đó là các môn học cốt lõi của chuyên ngành kỹ sư môi trường. Vì vậy có thể nói trong thời gian qua các trường đại học đào tạo kỹ sư môi trường ở nước ta đã tiến hành cải tiến, hiện đại hóa chương trình đào tạo một cách tích cực, tiệm cận với xu hướng phát triển đào tạo kỹ sư môi trường của thế giới.

    2. Trong 4 trường đại học trên thì chương trình đào tạo kỹ sư môi trường ở trường Đại học Xây dựng là nặng nề nhất.

    3. Có một số môn học hiện đại cần thiết như đã phân tích ở trên (mô hình hóa và sử dụng GIS trong lĩnh vực môi trường) chưa được bổ sung vào chương trình đào tạo kỹ sư môi trường ở nước ta.

    4. Xét các môn học không giống nhau ở bảng 2 ta thấy có 2 môn rất cần thiết cho kiến thức của kỹ sư môi trường là môn học Monitoring môi trường (Đại học Xây dựng) và môn học Độc tố học Đại học Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh). Các môn học này cần được bổ sung vào chương trình đào tạo kỹ sơ môi trường ở các trường còn thiếu.

    5. Để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư môi trường không những cần phải cải tiến chương trình đào tạo mà còn phải cải tiến và hoàn thiện nội dung từng môn học, như là bổ sung phần tái sinh, tái sử dụng chất thải trong các môn học về quản lý và xử lý chất thải; đặc biệt là phải Việt hóa nội dung giảng dạy, để làm sao đào tạo được kỹ sư môi trường ở nước ta vừa đạt trình độ kiến thức hiện đại vừa có năng lực giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật trong lãnh vực môi trường cụ thể ở nước ta.

    6. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là khả năng thực hành của kỹ sư môi trường, cần tăng cường cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm) phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn học mới của chuyên ngành kỹ sư môi trường

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Davit Elms and Davit Wilkinson. The Environmentally Educated Engineer, CAE, University of Canterbury (New Zealand), March 1995.

    2. The role of Engineering in Sustainable Development. American Association of Engineering Societies. Washington, D.C., USA, 1993.

    3. WFEO, UNEP, WBCSD, ENPC. Final Report of Joint Conference on "Engineering Education and Training for Sustainable Development". Paris, France, 24 - 26 September 1997.

    4. Phạm Ngọc Đăng. Về đào tạo kỹ sư môi trường ở nước ta. Tạp chí "Đại học và giáo dục chuyên nghiệp", 6/1996.

    5. Thân Đức Hiền. Về công tác giáo dục, đào tạo môi trường (giai đoạn 1991 - 2000). Tuyển tập Báo cáo hội nghị 10 năm công tác giáo dục, đào tạo môi trường, Hà Nội 18 - 19/12/2000.

    6. Visvanathan và Chongrak Polprasert. Xu hướng đào tạo môi trường tại châu á. Báo cáo tại Hội nghị quốc tế "Công nghiệp và Môi trường Việt Nam",Tp. Hồ Chí Minh, 20 - 21/4/2001.

    7. Lê Thạc Cán. Đào tạo chuyên viên công nghệ và quản lý môi trường Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị như tài liệu [6].

    8. Lâm Minh Triết. Chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Báo cáo tại Hội thảo "Xây dựng chương trình đào tạo môi trường bậc đại học ở Việt Nam". Bộ KH, CN & MT - Bộ GD&ĐT, Hà Nội 20/12/1999.

    9. Đinh Văn Sâm. ý kiến về chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Báo cáo tại Hội thảo như tài liệu [8].
  2. canhthitbo

    canhthitbo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư Đăng này rất nổi tiếng về môi trường khí của Việt Nam. Có thể gọi là Top of top. Nhưng giảng dạy thì chán qua''. Như đọc sách giáo khoa. Ac ac.
  3. x_men10_12006

    x_men10_12006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    669
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, các bảng k cho vào được à bạn?
    Thanks bạn nhiều, bài này rất bổ ích đối với mình!
  4. NT_Tuan

    NT_Tuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài này mình chẳng hiểu gì cả, có lẽ mình chậm hiểu hoặc là mình chưa là giáo sư
  5. ngdhoai

    ngdhoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Mới đây GS Phạm Ngọc Đăng vừa bị đăng báo vì có một GS khác nói rằng sách của GS Đăng viêt sai. Các GS cãi nhau rất kinh, bên thì bảo vệ GS Đăng bên thì cho là GS Đăng đúng là đã sai. GS Đăng thì ko đến vì ông cho rằng GS kia chưa đủ trình để nói chuyện.
    Câu chuyện này các bạn có thể tìm đọc trên báo, hình như là mùng 2-4 tháng 8/2007 gì đó.
  6. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nói chung anh rất ít GS Việt được tớ kính phục tuy nhiện, GS Việt mà đọc được tiếng Anh là cũng tạm ổn rồi. Thực ra năm ngoái về nước anh có lượng lờ xem sách về MT cũng có một quyển của GS Viết theo đáng giá của anh chất lượng TB kém, textbook chẳng phải, mà sách để tham khảo chuyên sâu thì cũng không, thôi anh cũng chẳng bàng. Nói chung là quá nghèo nàn. Mà tại sao giáo nhà mình thích viết sách thế nhỉ trong khi Pub thì trả có cái nào!!!!
    Còn việc viết sách đúng hay sai thì không thể nói được, khoa học có phải là cái gì cứng nhắc và bất định đâu!!!! Nên chỉ có thể phê phán và bình luận thôi, anyway nếu có cãi nhau PM cho tớ cái link nhé, Xem hạc giấy cãi nhau thế nào cho vui!!!!
  7. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Giáo sư ơi viết sai chính tả nè
  8. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất sai chính tả là tật xấu của anh, anh nhận. Anh biết viết đúng thì tốt hơn, anh cố gắng sửa nhưng không được, nhiệm vụ bất khả thi!!!. Anh xin lỗi những ai đã đang đọc bài của anh. Những ai cảm thấy chối quá xin đừng đọc.
    Thư hai anh không phải là Giáo, với tỉ lệ GS phò/ trên Giáo Sư xịn cao cùng với cái gọi là hội đống xét duyệt GS như hiện nay thì chỉ làm cho GS Việt ngày càng phò đi mà thôi hệ quả là GD ĐH của Việt sẽ giảm thê thảm hơn nữa. Điều anh không muốn là trở thanh một thằng phò.
    Thứ ba là thằng Po210, anh nhớ không nhầm thì đây là lần thứ hai chú cứ tụt quần, vạch mông anh ra tìm cái xấu, rồi hỉ hả hít lấy hít để. Stop việc đó lại, nếu giỏi thì viết bài cho nó đàng hoàng vào.
  9. NT_Tuan

    NT_Tuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Ông này không biết sang tây học được gì, nhưng thấy nói ra toàn "chất thải nguy hại".
  10. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Không học được gì nhiều nhưng làm được khối việc, ít ra cũng dạy bảo được những thằng dốt nhưng thích chơi chữ như chú đấy. Dự theo EPA định nghĩa về tính chất của chất thải nguy hại, bao gồm tính cháy nổ, tính ăn mòn, tính phản ứng và tính độc hại, thì những gì anh nói ở trên không thuộc chất thải nguy hai chú nhé. Công nhận đã dốt còn thích chơi chữ, khổ thân chưa!!!!!!!!

Chia sẻ trang này