1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống giáo dục của Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi xanxan, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống giáo dục của Mỹ.

    Em chỉ đóng góp cái tựa, phần còn lại xin mời các bác đã và đang sinh sống học tập ở Mỹ hay nghiên cứu về h65 thống giáo dục của Mỹ vào múa phím ạ!


    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    hehe bác này làm xong cái tựa rồi chạy mất hút à,thôi để em múa vậy
    Hệ thống giáo dục Mỹ
    Năm 1642, người Mỹ đã thực hiện những bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống các trường công lập với mục đích cung cấp các dịch vụ về giáo dục cho tất cả trẻ em trên toàn nước Mỹ. Chắc chắn rằng những bước đi đầu tiên này vẫn còn mang tính thí điểm và hạn chế : thuộc địa Massachusetts chỉ thông qua dự luật giao trách nhiệm giáo dục con cái cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, năm 1647, Masachusetts đã tăng cường mối quan tâm cho giáo dục bằng việc thông qua một dự luật khác tiến bộ hơn. Dự luật này qui định tất cả các thị trấn của bang phải cung cấp đủ trường học và giáo viên cho trẻ em trong vùng. Trong bốn mươi năm, hầu như tất cả các thuộc địa đã theo gương Masachusetts. Đến cuối thế kỷ 17 thì tất cả các công dân ở các thuộc địa của Anh đều đã được đi học; biết đọc biết viết trước hết giúp cho trẻ em có được niềm tin tôn giáo, cho chúng được chuẩn bị để giải quyết các khó khăn của cuộc sống thuộc địa, của cuộc sống vùng biên giới, và một số còn có thể phát triển những khả năng cần thiết để tiến hành các công việc chính trị, kinh tế, tôn giáo của các thuộc địa.
    Giáo dục: Nền tảng của Dân chủ
    Trong những năm tiếp theo, đặc biệt là sau khi nước Mỹ độc lập năm 1783, những gì đã xảy ra phải được coi như một phép kỳ diệu nhỏ trong việc xây dựng xã hội - bước tiến đó còn chưa được người Mỹ thừa nhận một cách đầy đủ. Trong vòng hơn hai trăm năm, những người dân Mỹ đã tự nguyện nộp thuế để xây dựng một hệ thống chu đáo về giáo dục; họ mở hàng nghìn khu trường học, dành đất công cho trường học, xây dựng một số lượng lớn các kiến trúc trường học được trang bị tốt, đào tạo và tuyển dụng một đội ngũ các nhà giáo và các nhà quản lý giáo dục chuyên nghiệp, và cuối cùng là yêu cầu trẻ em Mỹ phải đến học ở các trường công lập trong phần lớn những năm tháng thơ ấu của mình. Cho đến những năm 1980, ở tất cả các bang, trẻ em từ sáu đến mười tám tuổi đến trường học không phải trả học phí, thậm chí ở một số bang, quyền được đi học miễn phí còn mở rộng cho trẻ em từ năm tuổi đến hai năm đầu ở trường đại học. Trong năm 1980, cứ 100 thiếu niên Mỹ thì có 75 em hoàn thành ít nhất 12 năm học ở trường, trong đó 12 triệu em sẽ tiếp tục ghi danh theo học các trường cao đẳng và đại học.
    Trong thời kỳ quốc gia mới thành lập, Thomas Jefferson đã trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc xây dựng một hệ thống trường công lập trên diện rộng theo kiểu này, và sự lãnh đạo của ông phải được coi như một trong những lý do chính giải thích vì sao sự kế tục những bước đi đầu tiên nhằm xây dựng một nền giáo dục toàn diện đã được tiến hành. Xuất phát từ niềm tin rằng một quốc gia non trẻ đòi hỏi công dân của nó phải ?ocó một trình độ học vấn vững chắc?, Jefferson đã thúc giục các nhà lập pháp bang Virginia phải thực thi kế hoạch của ông về ?omột Chương trình Phổ biến Kiến thức rộng rãi hơn?. Sau đó, chương trình hỗ trợ giáo dục của bang Virginia đã được các bang khác thực hiện theo cách này hay cách khác. Người ta mở ra các quỹ thường trực hỗ trợ cho việc xây dựng các trường học và tuyển dụng giáo viên. Ở một vài bang, người ta tổ chức xổ số để gây quỹ; ở một vài nơi khác thì người ta lấy từ khoản thuế đặc biệt để phân bổ cho giáo dục. Ở ít nhất một bang, nhà cầm quyền còn kêu gọi các công dân nam giới khoẻ mạnh đóng góp sức mình vào công việc xây dựng trường học.
    Những cố gắng ban đầu này nhanh chóng được bổ xung bằng Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787, trong đó (lại với sự ủng hộ mạnh mẽ của Jefferson) qui định rằng mỗi thành phố trong vùng Tây Bắc phải dành ít nhất một dặm vuông đất phục vụ cho mục đích giáo dục nhằm nuôi dưỡng ?otôn giáo, đạo đức, và tri thức?cần thiết cho một chính phủ tốt và hạnh phúc của người dân?. Sắc lệnh này cũng quy định mỗi bang trong vùng phải xác định những khu vực nhất định trong thành phố để xây dựng các cơ sở giáo dục bậc cao đẳng và đại học do dân chúng hỗ trợ. Toàn bộ hệ thống được thiết kế để xây dựng nên một tầng lớp những con người thực sự tiêu biểu, khác hẳn với giáo dục châu Âu chỉ dựa vào dòng dõi gia đình và sự giàu có. Hệ thống này đào tạo ra những người có tài để nhận trách nhiệm lớn trong chế độ tự quản của Thế Giới Mới.
    Một vài thập kỷ sau, dưới sự lãnh đạo của Andrew Jackson và những người khác, nỗ lực xây dựng một tầng lớp quí tộc mới của Jefferson đã bị chỉ trích nặng nề, nhưng sự hỗ trợ rộng rãi cho giáo dục công cộng vẫn không hề thuyên giảm. Mặc dù đảng Dân chủ của Jackson coi các trường cao đẳng và đại học như ?ochỗ đàn đúm của bọn con trai ăn diện?, ?oổ cáo hạ đẳng? hay như ?onơi bảo trợ cho con cái bọn người cao sang và ngu ngốc?, nhưng họ vẫn mong rằng các trường học công cộng sẽ phục vụ cho công bằng xã hội và là nơi mà mỗi đứa trẻ đều được đào tạo cơ bản và vững chắc. Trường học phải là một lực lượng dân chủ mạnh mẽ, nhằm xây dựng một quốc gia ?omà ở đó mỗi con người phải được coi như một tài sản của chế độ mới?.
    Trước cuộc nội chiến trong những năm 1860 ở Mỹ, người ta chẳng hào hứng gì đối với những đạo luật cưỡng bức trẻ em ở mọi độ tuổi đến trường. Dân chúng đã nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và thấy rằng chính phủ chỉ nên can thiệp có giới hạn. Và đối với phần lớn dân chúng thì tốt nhất là luật pháp hãy giao cho các bậc cha mẹ trách nhiệm trước pháp luật trong việc giáo dục con cái họ. Dân Mỹ thường đòi hỏi rằng chỉ có cha mẹ mới có quyền và trách nhiệm được quyết định con cái họ sẽ theo học đến cấp bậc nào. Hơn nữa, việc trẻ em Mỹ đi học ở các trường với số lượng có hạn cũng là rất phù hợp với nhu cầu về sử dụng lao động trẻ em trong một quốc gia công nghiệp đang trên đà mở rộng. Trong thời đó, cái gọi là quyền trẻ em được đến trường vẫn chưa được thiết lập một cách vững chắc; trong nhiều trường hợp, nó phải nhường chỗ cho nhu cầu phát triển công nghiệp của quốc gia và điều kiện kinh tế của gia đình.
    (Trích phần 3 trong cuốn sách ?oLập quốc: Xã hội và văn hoá của Hoa Kỳ?, Trang 282-296)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 16:08 ngày 18/06/2003
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 18/06/2003
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Sự đồng hoá thông qua hệ thống các trường công
    Sau cuộc nội chiến, các sự kiện mới - đặc biệt là việc các thành phố phát triển với một tốc độ chóng mặt trên toàn nước Mỹ, và việc dân nhập cư từ miền Đông và Nam Châu Âu đổ về các thành phố mới này đã thúc đẩy nước Mỹ hình thành chế độ giáo dục bắt buộc. Những người nhập cư đầu tiên đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ phần lớn là người Tây Âu, và mặc dù sự có mặt của họ đã gây ra một vài căng thẳng trong thành phố nhưng những người nhập cư này cũng sống tương đối hoà hợp với truyền thống Anglô-Xăcxông của nước Mỹ. Tuy nhiên, những người nhập cư thời kỳ hậu nội chiến lại gây ra những nỗi lo ngại. Sự có mặt của họ trong thành phố thúc đẩy một nền văn hoá đô thị làm lung lay chế độ dân chủ trước đó. Hình ảnh một đứa trẻ thành thị xuất hiện trên các ấn phẩm của nhà thờ, tạp chí phụ nữ và trong bài thuyết trình của những diễn giả lưu động đã gây nên một cú sốc trên toàn quốc. Trẻ em thành thị bị nhìn nhận như một đứa trẻ bị bỏ rơi, không được học hành, bị bóc lột sức lao động và tồi tệ hơn cả là trở thành nguồn gây rối và tội phạm trong tương lai.
    Kết quả là các điều luật về giáo dục bắt buộc đã được đưa ra với một tốc độ đáng kinh ngạc. Năm 1870, 6,5 triệu trẻ em từ năm đến mười sáu tuổi đã đến trường; đến năm 1880, con số này đã lên tới 15,5 triệu. Năm 1870, chỉ 57 % trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi đi học được đến trường; năm 1880, 72 % được đi học.
    Sự bùng nổ chưa từng có của các trường công lập đã trở nên quá tải với cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực được thành lập từ trước khi các điều luật giáo dục bắt buộc ra đời. Các khu trường học bắt đầu đặt mua thiết bị và xây dựng các toà nhà với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng trong một thời gian dài, nhiều trường học trên cả nước vẫn bị đặt trên những địa điểm thuê với trang thiết bị tồi tàn, và điều này bị coi là khó chấp nhận và là dấu hiệu của sự thiếu quan tâm của xã hội. Giáo viên thì làm việc quá tải. Lý do là họ đã được tuyển dụng để phục vụ cho một hệ thống trường học nhỏ hẹp hơn nhiều. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng đã bị rơi rụng do hàng loạt các thầy giáo nam bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự trong cuộc nội chiến. Khi hàng loạt điều luật về giáo dục bắt buộc được ban hành, tình trạng thiếu giáo viên càng trở nên trầm trọng. Các trường phải đối mặt với khó khăn trong việc tự tìm kiếm nguồn giáo viên chuyên nghiệp để giảng dạy cho số lượng học sinh ngày càng tăng. Lúc đó giải pháp cho vấn đề này là biến việc dạy học thành ?omột nghề cho phụ nữ? và hỗ trợ cho việc mở rộng giáo dục bằng cách tạo cơ hội nghề nghiệp mới cho phụ nữ.
    Mặc dù giai đoạn chuyển đổi do các điều luật về giáo dục bắt buộc tạo nên đã gây ra tình trạng căng thẳng, nhưng đó cũng là giai đoạn mà những nét chính của nền giáo dục hiện đại của Mỹ được hình thành. Sẽ là cường điệu nếu nói rằng nền giáo dục Mỹ đã được xây dựng vững chãi trong nửa sau thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 - rằng những gì đã đạt được sau đó chỉ là biến thể của một hình mẫu của thời kỳ đầu. Nhưng chắc chắn có thể nói rằng những tiền đề cơ bản của nền giáo dục Mỹ đã được xây dựng trong giai đoạn này. Từ lúc này, giáo dục thường trở thành tiêu điểm của các cuộc tranh luận về chính trị. Người Mỹ tranh cãi về những vấn đề như việc hỗ trợ của Liên bang cho giáo dục, có thích hợp hay không khi dạy trẻ em cầu nguyện và được giảng dạy về tôn giáo ở các trường công, trợ cấp của nhà nước cho các trường tư (đặc biệt là các trường tôn giáo) và việc sử dụng trường học trong đấu tranhcho công bằng xã hội. Tuy vậy đã hơn một trăm năm trôi qua, nhưng ít khi có một sự đánh giá công khai và quan trọng về những vấn đề cơ bản như việc các trường học được tổ chức như thế nào, phục vụ ai và đội ngũ giáo viên ra sao.
    Tính phổ cập
    Từ cuối thế kỷ 19 người Mỹ đã cùng nhất trí rằng hệ thống giáo dục của họ phải mang tính phổ cập. Chắc chắn rằng cho đến đầu những năm 1960 một số bang và quận vẫn cố ý duy trì những trường phổ thông và cao đẳng dành riêng cho học sinh da đen, và điều này bị tuyên bố là trái với hiến pháp trong hàng loạt quyết định của Toà án từ giữa những năm 50. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp phân biệt đối xử tệ hại nhất, thì người ta cũng khẳng định rằng xã hội phải có nghĩa vụ cung cấp những dịch vụ giáo dục như nhau cho tất cả học sinh ở độ tuổi đến trường. Nghĩa vụ này có tầm quan trọng đến mức người Mỹ coi đó là ?oquyền giáo dục? thuộc về tất cả trẻ em và thanh niên sống trong biên giới và trên các vùng lãnh thổ của nước Mỹ. Trên thực tế thì ?oquyền giáo dục? có nghĩa là trẻ em trong cùng một độ tuổi do luật pháp qui định có thể yêu cầu được cung cấp các dịch vụ giáo dục được tài trợ bởi thuế công cộng.
    Ở một vài bang và quận, trẻ em có ?oquyền giáo dục? khi chúng được 5 tuổi, lúc chúng có thể (hoặc bắt buộc) đến trường mẫu giáo. Ở một số bang khác, quyền này bắt đầu khi trẻ được 6 tuổi. Tại một vài nơi, điển hình nhất là tại bang California, ?oquyền giáo dục? còn kéo dài cho đến khi trẻ học hết năm thứ hai trong các trường cao đẳng, nơi mà tất cả học sinh tốt nghiệp trung học đều phải được nhận vào đại học bất kể họ có thành tích học tập hay điểm số trong các bài trắc nghiệm năng khiếu và khả năng như thế nào. ?oQuyền giáo dục? cũng có nghĩa là hệ thống trường học phải đáp ứng được nhu cầu của cả các học sinh cá biệt, ví dụ như các học sinh khiếm thính, khiếm thị và những học sinh bị tàn phế về cơ thể cũng như về tinh thần. Việc các trường học của Quận dạy kiến thức cho cả những đứa trẻ đang phải sống cách ly trong bệnh viện phục hồi chức năng hoặc đang phải chịu án trong tù cũng là việc bình thường.
    Tính phi tập trung hoá
    Người Mỹ cũng đã nhất trí rằng hệ thống giáo dục của họ phải được phi tập trung hoá. Ở Mỹ không hề có bộ giáo dục liên bang được thành lập để tổ chức và giám sát hệ thống giáo dục quốc gia với sự thống nhất của các chương trình giảng dạy và sự đồng nhất trong tiêu chuẩn văn bằng của giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Mới đây, một Bộ giáo dục đã được thành lập ở Washington D.C, nhưng chức năng của nó rất hạn chế. Về nhiều mặt, không thể nói rằng Bộ giáo dục đã quản lý hoặc điều hành rất nhiều các cơ quan giáo dục nhằm phục vụ cácnhu cầu của người dân Mỹ. Không có trường tiểu học và trung học của Liên bang ngoài một số trường dành cho một dân số đặc biệt, ví dụ như cho con cái của các quân nhân đang đóng quân ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
    Thật vậy, nền giáo dục công của Mỹ khó có thể được coi là một hệ thống. Nó là một chuỗi rộng lớn và khá phức tạp các khu trường học riêng biệt, mỗi khu được quản lý bởi phòng giáo dục địa phương bao gồm các thành viên được bầu chọn hoặc do chỉ định. Một vài khu này ?ocó tính thống nhất? theo cái nghĩa là nó bao gồm tất cả các trường tiểu học và trung học nằm trong cùng một vùng địa lý. Một vài khu khác chỉ quản lý các trường tiểu học hoặc các trường trung học. Cũng có khu thì chỉ điều hành một vài trường cao đẳng cộng đồng.
    Trong các điều luật của Hiến pháp Mỹ, trong các qui định tư pháp và trong văn bản pháp luật của liên bang và bang, thì các khu trường học có quyền tự do lớn trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và thực hiện các chính sách về nhân sự. Quyền tự do này được thể hiện qua một thực tế làcho đến mới đây, phần lớn nguồn tài chính mà trường học có được là từ nguồn thuế địa phương vàđược trợ cấp thêm từ quỹ của bang và liên bang. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các khu trường học ngày càng phải trông cậy vào sự sột sắng của các nhà lập pháp của bang để có được tiền trợ cấp cho trường học; và điều đó cũng kéo theo sự sự kiểm soát ngày càng gia tăng của bang trong các sự việc như chọn lựa sách giáo khoa, chương trình giảng dạy, điều kiện tốt nghiệp và chính sách nhân sự. Tuy nhiên, phòng giáo dục địa phương vẫn kiên quyết bảo vệ đặc quyền của họ. Rất ít nơi muốn nhượng bộ quyền kiểm soát công việc trong các khu trường học của địa phương mình.
    Tính toàn diện
    Suốt thế kỷ qua người dân Mỹ cũng đã nhất trí rằng các trường học của họ phải mang tính toàn diện, đặc biệt là ở bậc trung học. Nói cách khác, đã có một sự đồng thuận trong dân chúng Mỹ cho rằng giáo dục công không nên chỉ cung cấp một vài khoá học cố định mà thay vào đó, nên tạo cho học sinh nhiều chương trình đa dạng để chọn lựa. Tính toàn diện là kết quả tất yếu của việc nước Mỹ quyết định giáo dục đông đảo thế hệ trẻ mà không phải đào thải một cách có hệ thống những học sinh học lực kém hơn. Mặt khác, khi giáo dục một nhóm học sinh không đồng nhất thì tất yếu phải tính đến sự khác biệt về trình độ thông minh, nguyên vọngnghề nghiệp, những mối quan tâm và mức độ kinh nghiệm xã hội khác nhau. Vì vậy, theo cách này, một trường trung học điển hình sẽ dành cho học sinh rất nhiều sự lựa chọn: Các em có thể theo học các lớp dự bị để trang bị những kiến thức cần thiết trước khi vào các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp, hay có thể lựa chọn các môn học được đặc biệt quan tâm hay các khoá học chỉ dành cho sinh viên có học lực giỏi hoặc yếu, các khoá dạy nghề ( thợ cơ khí ô tô, vẽ thiết kế, dịch vụ y tế, ) và thậm chí còn có cả các khoá học thực hành trong đó trường học và các cơ sở sản xuất cùng phối hợp để cung cấp kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên.
    Các khu trường học hoặc hoặc cơ quan lập pháp của bang thường coi các môn học đặc biệt (hoặc chọn lựa từ một danh sách những môn bắt buộc) trong các ngành học như toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tiếng Anh làm cơ sở cho điều kiện tốt nghiệp. Một vài trường và ngành lập pháp của bang còn đòi hỏi sinh viên phải đạt mức học lực tối thiểu trong môn toán và thông thạo tiếng Anh. Tuy nhiên sự tập trung vào các khoá học bắt buộc và những kỹ năng học tập cơ bản luôn được xem là phù hợp với cam kết thực hiện nền giáo dục toàn diện của nước Mỹ. Tính toàn diện trong giáo dục không phải là sự chia nhỏ một cách vụn vặt hàng loạt các chương trình giảng dạy, thay vào đó, nó phải đảm bảo cung cấp được các môn học lựa chọn phản ánh sự đa dạng về mối quan tâm và khả năng của học sinh.
    Tính chuyên nghiệp
    Tương tự như vậy, suốt thế kỷ qua người Mỹ cũng đã thống nhất quan điểm rằng nền giáo dục công của họ phải được quản lý và phục vụ bởi những nhà quản lý và giáo viên chuyên nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là nền giáo dục phải mang tính chuyên nghiệp. Nhưng không phải bao giờ cũng làm được như vậy. Trong suốt hai thế kỷ 18 và 19, sự tồn tại của các trường Luật, trường Y và các trường dòng đã chứng kiến một thực tế rằng người ta kỳ vọng rất nhiều vào những người theo học và sẽ ra làm việc ở các ngành này. Nhưng trong ngành sư phạm thì tình hình không như vậy. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, nghề giáo viên mới được đào tạo một cách không chính thức trong ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trước đó giáo viên chủ yếu được đào tạo trong công việc theo kiểu tập sự hay cứ đi dạy thử và tự rút kinh nghiệm dần. Thời đó giáo viên thường nhận được việc làm nhờ vào sự bảo trợ của nhà chính trị. Họ thường xuyên phải phụ thêm vào số lương dạy học ít ỏi của mình bằng cách làm thêm những nghề khác nữa.
    Tuy nhiên, sau khi luật giáo dục bắt buộc ra đời thì tình hình đã thay đổi. Ở Mỹ, ngành giáo dục trở thành một nghề có qui mô lớn, đòi hỏi phải có nhiều người chuyên nghiệp đáp ứng được những yêu cầu cụ thể về trình độ, phải có bằng cấp và phải tốt nghiệp từ các trường sư phạm chính quy. Giáo viên không còn là ?ongười trông coi trường học? nữa mà đã trở thành những ?onhà giáo dục?. Các phòng giáo dục bắt đầu đòi hỏi giáo viên phải tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học, đã được học những kiến thức về phát triển trẻ nhỏ, phải qua các lớp quản lý lớp học, các lớp về phương pháp sư phạm, phải chứng tỏ được khả năng truyền thụ kiến thức trong lớp học và phải có bằng cấp phù hợp với những qui định chặt chẽ của chính phủ. Trong những năm gần đây, nhiều khu trường học đã đã khiến cho việc tiếp cận với nghề nghiệp này càng khó khăn hơn bằng cách tổ chức những kỳ thi về những kiến thức cơ sở đối với những người muốn làm nghề dạy học.
    Tóm lại, trong vòng hơn 100 năm, người Mỹ đã nâng cao niềm mong đợi rằng trường học sẽ đào tạo ra nhiều chuyên gia có trình độ. Mặc dù tiền lương của giáo viên và các nhà quản lý giáo dục ít khi sánh được với tiền lương trong ngành công nghiệp và kinh doanh, đôi khi thậm chí còn không bằng tiền lương trong các ngành ?othương mại? ?" nhưng người ta có thể khẳng định rằng các nhà giáo dục chuyên nghiệp có lượng kiến thức và kỹ năng cao để người ta tin tưởng và trông cậy như sự tin tưởng mà họ đã dành cho các bác sỹ và các luật gia.
    Niềm mong đợi này đôi khi lại dẫn tới sự vỡ mộng và khi những mong đợi không được đáp ứng thì sự giận dữ sẽ tăng lên. Thật vậy, trong vài thập kỷ qua, người Mỹ đã trải qua trạng thái lúc thì yêu ?" lúc thì ghét đối với hệ thống giáo dục của họ. Họ đã rút lại phần hỗ trợ giáo dục thông qua việc đóng thuế, đã phàn nàn về cái gọi là ?onền giáo dục tiến bộ? và về những cái màu mè bề ngoài. Họ cũng đã yêu cầu giáo viên phải ký vào lời tuyên thệ trung thành về chính trị- là việc mà những người làm nghề nghiệp khác không phải làm. Nhưng sự thay đổi thái độ này nên được nhìn nhận là dấu hiệu của niềm mong đợi quá lớn mà người Mỹ dành cho nghề giáo dục. Và cuối cùng thì dân chúng Mỹ cũng đã trao một bộ phận lớn việcnuôi dạy con cái họ cho các nhà chuyên nghiệp này và họ kiên trì muốn rằng các nhà giáo dục-nhà bác học sẽ khoác lên người chiếc áo khoác của chuyên gia một cách xứng đáng.
    Trong hệ thống giáo dục đã được xây dựng ở nước Mỹ - một hệ thống mang tính phổ cập, phi tập trung, toàn diện và chuyên nghiệp ?" thì một số vấn đề thuộc về cơ cấu vẫn còn đang là chủ đề cho các cuộc tranh cãi liên miên về tính lành mạnh của nền giáo dục Mỹ. Những vấn đề này nảy sinh từ những đặc trưng riêng của bản thân hệ thống giáo dục Mỹ. Tuy tất cả những vấn đề này đều có thể thấy ở các quốc gia khác, nhưng đặc biệt có ba vấn đề bị coi là phản lại gốc rễ của nước Mỹ.
    (Trích phần 3 trong cuốn sách ?oLập quốc: Xã hội và văn hoá của Hoa Kỳ?, Trang 282-296)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 18/06/2003
  4. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Chương trình giảng dạy và các ưu tiên quốc gia

    Vì giáo dục sử dụng một số lượng lớn các khoản tiền thu được từ thuế và vì nó tác động tới một bộ phận rất lớn công chúng Mỹ trên một cơ sở thường xuyên và lâu dài, người Mỹ tất yếu phải băn khoăn về mức độ mà các trường học phục vụ các ưu tiên luôn thay đổi của dân chúng. Henry Perkinson quả là một nhà quan sát sắc sảo về các tổ chức giáo dục công cộng của Mỹ khi cho rằng, ngay từ đầu, người Mỹ đã luôn trông đợi vào các trường học trong việc cung cấp giải pháp cho các vấn đề khó khăn của quốc gia. Chẳng hạn, trong thời kỳ thuộc địa, các trường được mong đợi là sẽ đào tạo về đạo đức và tinh thần cho toàn thể công dân vùng biên cương. Sau đó trường học được sử dụng để giữ cho trẻ con nhập cư khỏi lêu lổng ngoài đường phố và đưa các thế hệ gia đình nhập cư hoà nhập vào lối sống Mỹ. Trường học được sử dụng để thay đổi quan điểm về bình đẳng chủngtộc trong các bang miền Nam thời hậu Nội chiến. Gần đây trường học được sử dụng để tấn công vào các vấn đề bất bình đẳng về sắc tộc và dân tộc, và đặc biệt là tạo ra một hình thức hòa hợp tương phản với các vùng ngoại ô có sự phân biệt đối xử.
    Như chúng ta đã chứng kiến, Thomas Jefferson và Andrew Jackson là những người Mỹ đầu tiên ủng hộ cho ý tưởng là trường học tồn tại để phục vụ các ưu tiên quốc gia, đặc biệt là khuyến khích sự phát triển của tính cách dân tộc hỗ trợ cho nền dân chủ của Mỹ. Tuy nhiên Jefferson và Jackson không phải là những người duy nhất. Quan điểm của họ được đông đảo các nhân vật nổi tiếng khác chia sẻ, chẳng hạn như Timothy Dwight ở Yale, người tin rằng trường học cần hoạt động như là những nhà thờ thế tục quảng bá các giá trị cần thiết cho trật tự công cộng đúng đắn, và Horace Mann, ở Massachusetts trong thế kỷ 19, người cho rằng các trường học công cộng phải gánh vác trách nhiệm đồng hoá các cộng đồng nhập cư vào đời sống kinh tế Mỹ.
    Tuy nhiên, cho đến nay người phát biểu thẳng thắn nhất về tính chính thống của hoạt động chính trị của hệ thống trường học công là George Counts, một giáo sư môn giáo dục học của Trường Sư phạm, Đại học tổng hợp Columbia. Trong không khí mang nặng màu sắc chính trị của thời Suy thoái những năm 1930, Counts phản ứng lại với cái mà ông cho là chủ nghĩa cá nhân quá đáng của những đồ đệ của John Dewey. Ông gợi ý rằng các giáo viên cần vươn tới quyền lực. Là lực lượng tiên phong, các trường học nên sử dụng chương trình giảng dạy của mình để lập kế hoạch cho một trật tự xã hội mới của những người theo chủ nghĩa tập thể và quảng bá các giá trị mà dựa trên đó trật tự xã hội này có thể được xây dựng. Các quan điểm của Counts bị ảnh hưởng bởi các nghiên cứu của ông về giáo dục ở Liên bang Xô viết, và chúng được củng cố, ít nhất là về nguyên tắc, bởi các giáo sư giáo dục học khác có ý thức về xã hội (bao gồm cả bản thân ông John Dewey đã có tuổi), những người tin rằng có thể chấp nhận một cách nghiêm túc sự phê bình Macxít đối với chủ nghĩa Tư bản của Mỹ mà không phá hoại các thể chế dân chủ của đất nước. Họ thống nhất với nhau về hình ảnh thế nào là vai trò đúng đắn của trường học. Trường học không phải là nơi trú ẩn an toàn cho việc giảng dạy trung tính các cơ sở kiến thức- đọc, viết, và số học. Trường học phải là nơi đào tạo các công dân có trí thông minh và lòng dũng cảm để thay đổi xã hội của họ thành một xã hội của sự công bằng, của khả năng sáng tạo và tình thương.
    Trong những năm 1930 đầy tính kích động, quan điểm của những người theo chủ nghĩa tái tạo (constructionist) bị xem là cực đoan, và sau những năm 1940 lập luận của họ hầu như không được quan tâm đến trong các trường sư phạm. Tuy nhiên, tầm quan trọng của những lý thuyết và thực tiễn của họ thì vẫn tiếp tục. Mặc dù họ phát biểu về các vấn đề xã hội liên quan đến một thời điểm cụ thể trong lịch sử nước Mỹ, họ đã đưa ra một quan điểm mà vẫn tiếp tục được thể hiện, theo hình thức này hay hình thức khác, bởi các nhà giáo dục, những người tin rằng trường học có ảnh hưởng tới các giá trị chính trị một cách tất yếu và do đó, chương trình giảng dạy của trường học cần phải được tạo dựng một cách có ý thức nhằm tạo ra kết quả tốt nhất có thể đạt được trong xã hội.
    Kế tiếp ý tưởng của Counts, các nhà giáo dục ngày nay dường như đồng ý rằng các trường học công không thể rút khỏi tiến trình chính trị. Họ thẳng thắn trông đợi trường học phục vụ các mục đích quốc gia. Họ trông đợi trường học phát triển các kỹ năng và giá trị cần thiết cho việc đào tạo một công dân hữu ích, cho sự duy trì của một nhà nước liên bang ổn định, và cho sự phồn thịnh về kinh tế của quốc gia, cũng như cho sự phát triển về nhân cách và học thuật. Nhìn chung, những nhà lãnh đạo giáo dục của các trường học công đã đồng tình với các nhà lý thuyết, như George Counts, những người xem trường học như là các công cụ để đạt được các mục đích quốc gia. Người ta khó có thể tìm ra một ngoại lệ. Thậm chí cả những người cho rằng chức năng chính của trường học là tăng cường sự thông thạo về các kỹ năng học thuật cũng vẫn thường xuyên làm như vậy trên cơ sở các mục tiêu quốc gia, chẳng hạn như nhu cầu cạnh tranh một cách có hiệu quả trong việc thám hiểm vũ trụ, hay nhu cầu nâng cao trình độ học thuật đòi hỏi phải thúc đẩy tính cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ.
    Cuộc tranh luận về quan hệ giữa các chương trình ưu tiên quốc gia với trường học vì thế không phải là về vấn đề liệu việc lập kế hoạch chương trình giảng dạy có nên ở mức độ nào đó tách khỏi các mối quan tâm trong lĩnh vực chính trị hay không. Trái lại cuộc tranh luận là nhằm vào vấn đề nên phục vụ cho những mục tiêu chính trị nào. Trường học có nên phục vụ các nhu cầu tức thời của nền kinh tế Mỹ? Trường học có nên trở thành tuyến đầu trong các nỗ lực đạt được sự công bằng hơn về sắc tộc và dân tộc? Trường học có nên tập trung vào giáo dục đại trà mà bỏ qua việc đào tạo các sinh viên tài năng nhất của đất nước? Trường học có nên quảng bá cho các giá trị ?otruyền thống?? Liệu đường lối và các chính sách của các Quận có nên ngả theo xu hướng góp phần làm suy giảm các trường học ở trung tâm thành phố và phát triển các khu trường học có chất lượng cao ở ngoại ô? Đó là những vấn đề mà các nhà giáo dục thường bàn luận trong những thập kỷ gần đây.
    Không may là, như Henry Perkinson đã bình luận, yêu cầu của nền giáo dục Mỹ muốn đóng góp vào các giải pháp chính trị lại hầu như luôn luôn làm dấy lên sự thất vọng. Các công dân muốn trường học của mình thúc đẩy các giá trị nhiều loại hình, thậm chí đối nghịch nhau, và do đó, trường học thường xuyên trở thành chiến trường mà ở đó người ta đấu tranh với nhau xuất phát từ những niềm tin sâu sắc nhất của mình. Trong những năm gần đây, người Mỹ vẫn luôn tranh luận về việc trường học có nên giảng dạy về giới tính, trường học có nên quảng bá chủ nghĩa tư bản của Mỹ, và thậm chí trường học có nên bàn luận về các chủ đề như tiến hoá. Trường học vẫn không thể trở thành tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người, vì thế các công dân vẫn luôn tức giận khi họ tin rằng việc giáo dục con cái của họ đã đi ngược với các giá trị của bản thân họ. Cũng tương tự như vậy, khi trường học được yêu cầu phục vụ các chương trình ưu tiên quốc gia, thì họ lại thường tạo ra các khó khăn khác. Chẳng hạn, việc sử dụng các trường học để quảng bá cho việc xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc đã đóng góp vào việc phát triển bùng nổ của các trường tư, và vì thế làm tăng khả năng các trường ở trung tâm thành phố có thể trở thành nơi dành riêng cho các nhóm người thiểu số và người nghèo.
    Vì những lý do đó, các nhà sử học như u Diane Ravitch đã thuyết phục các công dân nên có yêu cầu thực tế hơn đối với các trường học - giảm bớt các kỳ vọng về chính trị của họ đối với trường học. Xét cho cùng, các trường học của Mỹ đã thành công trong việc đào tạo rất nhiều trẻ em và thanh niên - tức là, thực hiện cam kết của chính phủ đối với giáo dục phổ cập. Mù chữ cũng như sự thiếu hiểu biết đối với các nhân tố cơ bản của hệ thống chính chị dân chủ không còn là vấn đề chủ yếu ở Mỹ. Hệ thống trường học công đã tạo ra các tiền đề giáo dục cần thiết cho một xã hội dân chủ có trật tự, và có lẽ, như một số người sẽ nói, đó là tất cả những gì chúng ta có thể kỳ vọng một cách hợp lý.
    (Trích phần 3 trong cuốn sách ?oLập quốc: Xã hội và văn hoá của Hoa Kỳ?, Trang 282-296)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 18/06/2003
  5. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Giáo dục và Phong trào lao động
    Trong các thập kỷ trước một vấn đề quan trọng thứ hai là mức độ các nhà giáo dục sẵn sàng tham gia vào phong trào lao động. Là một nhà giáo dục ở Mỹ, người ta phải coi mình như là một nhà chuyên nghiệp ?" quan niệm việc giảng dạy như là một dịch vụ chuyên môn hoá cho cộng đồng - cần phải được đào tạo (đặc biệt là sau những năm 1920) trong một môi trường trường học chuyên nghiệp, và được cấp chứng chỉ bởi các tổ chức có thẩm quyền của bang. Mặc dù hiếm khi nhận được đồng lương cao, các giáo viên vẫn có truyền thống tự coi mình giống như giới tăng lữ, các nhà vật lý, các luật sư, và các giáo sư đại học theo khía cạnh họtự xếp nghề của mình vào ?onhững nghề nghiệp có học thức?.
    Tuy nhiên vào đầu những năm 1950, phong trào lao động bắt đầu thâm nhập vào các trường học, và đến năm 1960, hơn 750.000 giáo viên là thành viên của Liên đoàn các Nhà giáo Mỹ hoặc của Hiệp hội Giáo dục Mỹ, hai hiệp hội có vai trò như các nhà hoạt động, nhà thương thuyết và nhà vận động ngoài các hành lang nghị viện. Năm 1978 hơn hai triệu giáo viên nằm trong hai tổ chức trên, và đến năm 1980 hơn 75% giáo viên trên toàn quốc là thành viên. Lý do cho sự phát triển này có rất nhiều và rất khác khau: chẳng hạn tiền lương giáo viên thấp; sự phát triển nhanh của các quận lớn, quan liêu được xem là không có tình người và tệ giấy tờ rườm rà; sự tràn vào của nam giới do việc họ thắng phụ nữ trong cạnh tranh giành các vị trí quản lý có lương cao; có báo cáo cho biết các giáo viên cảm thấykhông kiểm soát được các điều kiện làm việc; và nhu cầu về sự an toàn của công việc trong tình trạng số lượng học sinh giảm.
    Không còn mối nghi ngờ nào về vị trí của phong trào lao động trong giáo dục Mỹ. Nó đã được thiết lập và chín muồi như một bộ phận của môi trường giáo dục.
    Tuy nhiên việc hiệp hội hoá giáo dục công cũng là một sự kiện gây nhiều bối rối và lo lắng, thậm chí đối với nhiều giáo viên đã tham gia hiệp hội. Phải công nhận rằng, các hiệp hội không chỉ giới hạn ở việc đạt tới những thỏa thuận về tiền lương và an toàn công việc. Họ đã mở rộng đàm phán về cả những vấn đề như số ngày, số giờ lên lớp và thời gian chuẩn bị. Tức là, họ quan tâm tới toàn bộ các vấn đề về điều kiện của công việc chuyên môn. Tuy nhiên, vì các vấn đề này được đưa vào bàn đàm phán, hết cuộc thăm dò này đến cuộc thăm dò khác đều cho thấy có nhiều giáo viên cảm thấy bị mất mát. Nhiều người cảm thấy tính chuyên nghiệp của họ bị giảm bớt và mối quan hệ của giáo viên và các nhà quản lý giáo dục đã trở nên quá chặt chẽ sau hợp đồng giữa chủ với nhân viên..
    Đặc biệt sau đầu những năm 1970, một số lượng lớn công dân Mỹ bắt đầu tin rằng các hiệp hội của giáo viên quá quan tâm về các vấn đề tiền lương và an toàn công việc mà không quan tâm đúng mức tới những khó khăn về kết quả học tập của học sinh. Các áp lực tăng lên đòi hỏi phát triển các hệ thống có trách nhiệm giải trình có thể đảm bảo sự quan tâm đến việc thiết lập các mục tiêu giáo dục và việc đánh giá mà có thể khiến cho các giáo viên có trách nhiệm với sự thành công của các học sinh. Cho đến đầu những năm 1980, các áp lực cải cách thậm chí lớn hơn, và trong luật pháp của một số bang các biện pháp chống hiệp hội được thông qua ?" các biện pháp tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc loại bỏ các giáo viên năng lực kém, giới hạn các quyền và quyền lợi của việc bổ nhiệm giáo viên, và thiết lập các cơ chế trả lương theo năng lực.
    Còn quá sớm để có thể nói chắc điều gì về tính lành mạnh lâu dài của phong trào công đoàn trong giáo dục công. Điều có thể thấy rõ ràng là các hiệp hội của giáo viên đang ở trong giai đoạn khó khăn và họ bị buộc phải giải quyết trực tiếp hơn với các vấn đề về chất lượng và trách nhiệm giải trình trong giáo dục. Đây là những vấn đề mới đối với các hiệp hội, và phản ứng của họ đối với các vấn đề này mới đang ở trong giai đoạn hình thành.
    Hướng tới sự giảm dần tập trung hóa
    Cuối cùng, hệ thống giáo dục hiện đại của Mỹ đang phải vật lộn với truyền thống phi tập trung hoá. Trong thế kỷ 19, khi các nhà lập pháp khẳng định sẽ tiếp tục con đường mà các nhà thuộc địa Anh đã lựa chọn trước kia trong việc tổ chức hệ thống trường học theo một cách thức phi tập trung hoá, thì lựa chọn đó là một sự khẳng định về giá trị của sự kiểm soát địa phương, quyền của các công dân trong việc quản lý các trường học ở địa phương mình, thông qua các đại diện. Giá trị này vẫn tiếp tục được người Mỹ kiên trì gìn giữ. Mỗi quận trong quốc gia có ban quản lý riêng, quyết định chính sách, giám sát ngân sách của địa phương mình, và bổ nhiệm đội ngũ nhân viên trong các trường học phù hợp với sự lựa chọn của địa phương. Việc các công dân đến các ban quản lý trường học bày tỏ ý kiến của mình không phải là chuyện bất thường. Thành viên của các ban quản lý trường là những người hàng xóm. Họ được bổ nhiệm hoặc bầu ra để có trách nhiệm với những ý kiến đó. Họ sẽ bị thay thế sau một thời gian nếu không thông cảm với những quan điểm của đại đa số các công dân trong địa phương mình.
    Người ta có thể kết luận rằng giáo dục của Mỹ là không có hệ thống gì cả, nhưng nó hơn một tập hợp các địa hạt một chút, mỗi địa phương có sự lựa chọn chính sách riêng mà không tham khảo những địa phương khác. Tuy nhiên, hiển nhiên là hình thức tổ chức vô chính phủ kiểu này không thể tồn tại lâu. Các công dân di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác muốn con cái của họ có thể được dễ dàng chuyển sang các lớp học mới. Họ muốn có ít nhất một tính thống nhất tương đối trong chương trình giảng dạy của các khu trường học, và trong hầu hết các trường hợp họ không bị thất vọng.
    Công lớn trong việc thống nhất tương đốicác kỳ vọng của các địa phương thuộc về các công ty xuất bản trong thế kỷ XIX, những công ty mà trong thời kỳ đầu của phong trào trường công lập, đã phổ biến một loạt sách giáo khoa ở các vùng biên cương. Theo cách này các nhà xuất bản khuyến khích ý tưởng rằng các hình thức giáo dục ở miền Đông có thể được tái tạo ở những vùng thô sơ nhất tại biên cương và rằng người Mỹ không cần lo sợ hậu quả về giáo dục khi họ di chuyển tới miền biên cương. Người Mỹ đang trong quá trình di chuyển, nhưng họ đem theo các giáo viên và sách vỡ lòng có thể dạy những bài học giống như các bài dạy cho những người ở nhà tại New England.
    Việc xuất hiện các trường đào tạo giáo viên vào đầu thế kỷ XX tạo thêm động lực cho các nỗ lực của quốc gia trong việc đem lại trật tự cho hệ thống rời rạc của giáo dục địa phương. Các trường Cao đẳng này cung cấp một môi trường trong đó các giáo viên tương lai có thể xem xét các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ con và giáo dục, và môi trường này đòi hỏi một thư viện các loại sách giáo khoa chuẩn. Chẳng hạn Các nguyên lý Giảng dạy của Walter Gordon ảnh hưởng đến hàng nghìn giáo viên tương lai. Họ được chỉ dẫn trách nhiệm của mình ?ophát triển từ kỹ năng này đến kỹ năng khác? và từ đó ?oxây dựng một kế hoạch cho việc nuôi dưỡng trí óc của trẻ?. Tương tự, Roland Miller dạy học sinh của mình về việc cần thiết phải xem ?ocác nghiên cứu tiến hoá?, theo đó ông muốn nói về các nghiên cứu được xây dựng như quá trình kế tiếp nhau.
    Đến giữa thế kỷ này, hầu hết các bang đều đã tổ chức các cơ quan hoặc các phòng giáo dục để cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho các địa phận giáo dục, và đặc biệt là khuyến khích tính tương hợp giữa các chương trình giảng dạy của các trường khác nhau. Vũ khí chủ yếu của họ là ?okhung chương trình? ?" các hướng dẫn nêu rõ trình độ học thuật mà người ta trông đợi đối với các bậc học khác nhau. Các khung chương trình này không có tính chất bắt buộc. Chúng không yêu cầu các địa phương phải tuân theo các tiêu chuẩn của bang, nhưng chúng là một lực lượng có tác động mạnh. Là sản phẩm của sự bàn bạc và ý kiến tư vấn của nhiều nhà giáo dục có kinh nghiệm, các chương trình khung này tính đến những thực tiễn giáo dục đã được biết đến trong cả nước. Các chương trình khung nhanh chóng giành được uy tín và tạo ra đối trọng hợp lý cho các cuộc thảo luận rời rạc về chương trình giảng dạy ở hàng loạt các văn phòng trong địa hạt giáo dục rộng lớn.
    Vào cuối những năm 1960 và 1970, quyền lực của các bang đối với chương trình giảng dạy của các địa hạt giáo dục được củng cố bằng sự phát triển của các chương trình kiểm tra đánh giá trên phạm vi toàn bang, được thiết kế để đảm bảo cho trách nhiệm giải trình của các giáo viên và các nhà quản lý về các nội dung kiến thức mà họ đem dạy cho học sinh. Các chương trình này được thực hiện dưới hình thức các bài kiểm tra với các học sinh ở các cấp học và lớp khác nhau nhằm đo mức độ tiến bộ của các trường học và các địa hạt trong việc giảng dạy các kỹ năng học tập cơ bản. Trong những năm 1970, một số bang định ra các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động có thể kỳ vọng ở các trường học có một số đặc tính kinh tế xã hội cụ thể, một thực tiễn đã làm sâu sắc thêm các mục tiêu dạy học. Một số bang còn đi xa hơn và phân loại các mức và trình độ của các bậc học đòi hỏi đối với mỗi học sinh tốt nghiệp các trường trung học.
    Xu hướng chịu ảnh hưởng lớn hơn của các cơ quan cấp bang thậm chí còn trở nên sâu sắc hơn khi các địa hạt giáo dục bị buộc phải dựa vào các hệ thống thu thuế của bang để được nhận tài trợ. Cùng với sự tập trung hoá việc hoạch định chính sách giáo dục, đôi khi người ta nghi ngờ về việc liệu sự kiểm soát địa phương trong hệ thống của Mỹ có còn nguyên vẹn hay không.
    Một số nhà quan sát khác cho rằng một xu hướng cơ bản hơn trong giáo dục Mỹ là phong trào hướng về một hệ thống quốc gia duy nhất về các thành tích học tập. Họ cho rằng phong trào này đang diễn ra dưới sự ảnh hưởng của các tổ chức thi cử quốc gia lớn, như Cục Sát hạch Giáo dục (Educational Testing Service), màcác ấn phẩm của nó giúp cho các công dân qua các sát hạch về thành tích và năng lực so sánh kết quả của học sinh ở một miền này của đất nước với kết quả của học sinh ở một địa phương khác và đồng thời phản ánh tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.
    Trong tương lai có lẽ sẽ có yêu cầu xây dựng một khung chương trình cấp quốc gia, hoặc ít nhất là việc áp dụng phổ cập một hệ thống duy nhất các bài thi kết quả học tập. Nếu yêu cầu này được thực hiện, hệ thống giáo dục Mỹ sẽ có một thay đổi lớn. Hệ thống này có truyền thống là cố gắng bảo vệ quyền của các công dân trong việc quản lý các trường học ở địa phương mình, nhưng các nhu cầu rất phức tạp về kinh tế và kỹ thuật của một quốc gia đã ảnh hưởng đến sự cam kết này. Bước tiếp theo hoàn toàn có thể là việc xây dựng một khung chương trình cấp quốc gia. Sau đó có thể là các áp lực về việc tăng cường hoạt động của Bộ Giáo dục liên bang trong việc xác định các chuyên môn đặc biệt cần được dạy trong các lớp chuyên, đặc biệt là ở bậc trung học. Liệu loại hình tập trung hoá này có được triển khai hay không tất nhiên còn là vấn đề phải nghiên cứu. Tuy nhiên, điều chắc chắn là nó thuộc về trường hợp mà trong đó bất cứ một sự vận động nào hướng tới sự tập trung hoá cũng sẽ là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt ở Mỹ, và hiện nay có nhiều dấu hiện cho thấy chúng ta đang bước vào thời kỳ tranh luận về đặc tính cơ bản của hệ thống giáo dục Mỹ.
    (Trích phần 3 trong cuốn sách ?oLập quốc: Xã hội và văn hoá của Hoa Kỳ?, Trang 282-296)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 18/06/2003
  6. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Cho tôi hỏi: hệ thống GD Mỹ có vai trò gì trong việc hình thành tính sáng tạo của người Mỹ?
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
  7. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, cái này bác làm cái bảng hay sơ đồ hình nhánh hình cây gì ấy phải dễ xem hơn không.
    Còn đặc tính thì nói hai ba câu quan trọng, gần gũi và dễ hiểu là được gòi, sao cho người đã học ở VN hay châu Âu thấy rõ điểm khác biệt.
    Mấy bài nghiên cứu lê thê kiểu này lười đọc lắm, hic hic, dù muốn biết thông tin về vấn đề này ghê lắm.
    Em có "được voi đòi hai bà trưng" quá hông nhỉ?

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  8. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    hehe bác này đúng là đuợc voi lại đòi lung tung,lười đọc quá đấy,thích nhánh thì nhánh
    Không giống nước ta, nền giáo dục Mỹ không theo một hệ thống tập trung (tức là không có ngành dọc quản lý theo kiểu Bộ và Sở Giáo dục) không có một kỳ thi tuyển sinh quốc gia.
    Về trình độ được chia ra làm hai cấp đào tạo: Undergraduate (đại học) cấp bằng Associate (cho người hoàn thành chương trình đại cương), Bachelor(cử nhân). Graduate hay postgraduate (sau đại học) cấp bằng Master (thạc sĩ), Doctor (tiến sĩ), và Doctor Associate (sau tiến sĩ). Nước ta chưa có loại hình đào tạo ở trình độ sau tiến sĩ.
    Tại Mỹ có 2 cách học: một là học thẳng đại học từ 4-5 năm, hai là học college rồi sau đó mới transfer lên đại học để học chuyên ngành. Tại sao lại có 2 cách lựa chọn như vậy thì mình sẽ giải thích dưới đây.
    Học tại college:
    Tương tự như hệ thống giáo dục tại Việt Nam, học 2 năm đầu ở college tại Mỹ tương đương với học 2 nằm đại cương đại học ở Việt Nam. Đa số học sinh du học Việt Nam chọn học theo con đường này Tại vì có những yếu tố sau. Điều quan trọng là vấn đề tài chính gia đình. Nếu mình học college thì lệ phí học cho 1 unit là khoảng 150 USD tùy theo từng trường, rẽ hơn 1/2 so với lệ phí học tại university. Vấn đề thứ 2 là điểm Toelf. Nếu mình không đủ điểm Toelf vào học đại học khoảng trên 500-550 điểm thì mình có thể vào học ở college khoảng từ 450-500. Hơn nữa tại một số trường college, nếu mình vẫn chưa có Toelf hay là thi chưa đủ tiêu chuẩn thì vẫn có thể lấy cái test của trường để kiểm tra trình độ. Nếu mình vượt qua tiểu chuẩn yêu cầu của trường thì mình sẽ được chấp nhận vào học mà không cần phải thi Toelf. Đây gọi là placement test
    Học tại univerisity
    Học tại university thì có nhiều điểm lợi, tuy nhiên mình chỉ liệt kê những gì mình được biết. Đầu tiên là mình được vào học thẳng đại học luôn, sau này mình khỏi mất công phải xét tuyển điểm từ college. Ngoài ra mình còn được nhiều ưu tiên hơn so với những học sinh học 2 năm từ college.
    Unisersity ở Mỹ gồm có 2 loại: Public và Private. Mình sẽ không đề cập đến Private vì tiền học rất là mắc chẳng hạn như là trường Harvard...etc. Dưới đây mình chỉ liệt kê ra 2 hệ thống trường Pulic ở Mỹ: CS (Cal State) và UC (United California)
    CS như là Cal State Fullerton, Cal State Long Beach ...v.v. Tiền học phí ở các trường này thì rẽ hơn nhiều so với học ở UC. Lệ phí học cho 1 unit là 250 USD / unit.
    UC như là UCI, UCLA, UC Berkerly. Tiền học phí ở các trường này rất là cao, thông thường gấp 2 lần so với CS. Hơn nữa điều kiện chấp nhận học hơi bị cao và khắt khe. Ví dụ như là muốn vào học computer sience ở UCI thì GPA học ở college tối thiểu là 3.8/4.0. Tuy nhiên điểm mạnh của các trường UC là chất lượng cao, tức là nội dung và phương pháp dạy hay nên chất lượng học ở đây được đánh giá là giỏi. Chỉ cần bạn tốt nghiệp các trường như là UCLA, UCI thì khi ra trường là bạn dễ dàng kiếm được việc làm hơn là những bạn khác học ở CS.
    Semester hay Quarter:
    Semester tức là một năm học 2 mùa. Mùa lũ và mùa khô....^-^ giỡn chút thôi. Đó là mùa Fall từ đầu tháng 9 đền cuối tháng 12. Mùa Spring bắt đầu từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 5. Thời gian học của một semester gồm có 15 tuần tùy theo từng trường. Có trường thì là 12 tuần, nhưng cũng có trường là 15 tuần.
    Quarter tức là một năm học chỉ có 3 mùa. Thời gian học của một quarter chỉ có trong vòng 10 tuần.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  9. kinhcandeptrai

    kinhcandeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------------
    thư viện đóng vai trò quan trọng trong cách học của bọn mỹ. Hệ thống thư viện rất mạnh
  10. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    1. Vâng, nhưng nhiều nước khác cũng có thư viện tốt như Nhật Bản, Châu Âu, tại sao người ta vẫn cho rằng người Mỹ sáng tạo hơn?
    2. KHi đi xin việc, các Công ty Mỹ có nhìn vào điểm số đã đạt được ở đại học của các applicant không?
    Ở VN, khi tuyển người các cty thường yêu cầu tốt nghiệp ĐH chính quy, loại khá giỏi?
    Vậy ở Mỹ có yêu cầu như vậy không? Ở Mỹ có cái gọi là ĐH tại chức không?
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
    Được ftuguard sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 19/06/2003

Chia sẻ trang này