1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống giáo dục của Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi xanxan, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Guest

    Guest Guest

    Unisersity ở Mỹ gồm có 2 loại: Public và Private. Mình sẽ không đề cập đến Private vì tiền học rất là mắc chẳng hạn như là trường Harvard...etc. Dưới đây mình chỉ liệt kê ra 2 hệ thống trường Pulic ở Mỹ: CS (Cal State) và UC (United California)
    Xin đính chính lại tên của Trường UC.Nó không phải là United California mà là University of California
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy thư viện là 1 trong những điểm mạnh của hệ thống giáo dục Mỹ.tổ chức Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC) là thư viện lớn nhất của Mỹ
    Thư viện Quốc hội mỹ là một tổ chức văn hoá liên bang lâu đời nhất quốc gia. Thư viện lưu trữ gần 121 triệu đầu sách, hơn 2/3 trong số đó là tài liệu trên các thiết bị đa phương tiện. Những loại tài liệu này bao gồm bản đồ cỡ lớn, phim và những tài liệu truyền hình trên thế giới. Hơn nữa Thư viện có nhiệm vụ cơ bản là phục vụ nhu cầu nghiên cứu của Quốc hội mỹ, Thư viện còn phục vụ các tầng lấp nhân dân mỹ qua Website công cộng và 22 phòng đọc đặt tại Capitol Hill.
    Bạn đã sử dụng Website này chưa? Bạn sẽ thấy rất nhiều vấn đề mà bạn cần xem và cần sử dụng. Dưới đây là mô tả tóm tắt mỗi phần chính giải thưởng mà Website của thư viện Quốc hội giành được:
    Các dịch vụ và nguồn tài nguyên rộng lớn của thư viện quốc hội mỹ rất có giá trị đối với các tổ chức, các doanh nghiệp và cho cả bạn nữa. Biết cách tiếp cận tới nguồn tư liệu toàn cầu của Thư viện bao gồm nhiều ngôn ngữ, chủ đề, và lọai hình tài liệu. Bạn có nghiên cứu không? Hãy sử dụng các dịch vụ và các công cụ do các cán bộ chuyên môn tạo ra giúp đáp ứng nhu câù của bạn. The Library Today là tạp chí điện tử được cập nhật thường xuyên của thư viện Quốc hội Mỹ, những tin tức và sự kiện đáng chú ý. Ngoài ra, chúng tôi làm nổi bật một số trang thông tin mang tính thời sự và đáng quan tậm từ Website của chúng tôi. Đánh dấu trang và cập nhật thường xuyên những thông tin mới nhất từ thư viện quốc gia.
    Lấy tên vị tổng thống thứ 3 của mỹ, người đã có công lựa chọn những tên sách để tạo nên nòng cốt lựa chọn tài liệu của thư viện., THOMAS là địa chỉ thông tin pháp luật liên bang rộng lớn. Bạn có thể tìm được dữ liệu toàn văn về pháp luật trong quốc hội và các báo cáo của quốc hội từ 1989, Các bản tóm tắt các dự luật từ năm 1973, các báo cáo gần đây của Uỷ ban quốc hội và lịch là việc, cũng như hàng loạt các địa chỉ liên kết liên quan đến những nghiên cứu về lập pháp. Tìm kiếm bằng máy cho phép bạn tìm được những dự luật và những tư liệu khác mà bạn cần nghiên cứu theo tiêu chuẩn khác nhau. American Memory là dự án về chương trình thư viện số quốc gia của thư viện Quốc hội mỹ. Hơn 5 triệu tài liệu có giá trị liên quan đến lịch sử nước mỹ American Memory lựa chọn những tài liệu trong phạm vi từ những văn bản giấy tờ của Washington, Jefferson và Lincoln đến những bức tranh nội chiến và những thước phim đầu tiên của Thomas Edison, Các bản đồ toàn cảnh và thu âm thanh, và cả những tài liệu liên quan đến quyền bầu cử của phụ nữ và các phong trào đòi quyền công dân
    Địa chỉ này giành cho vấn đề bản quyền của người sáng tạo và người sử dụng, tại đây bạn sẽ tìm được tất cả các xuất bản, mẫu ứng dụng đăng ký bản quyền, liên kết tới luật bản quyền, tin tức về văn phòng bản quyền (bao gồm cả chứng nhận của quốc hội và các thông cáo báo chí), Những quy định mới nhất, Liên kết tới danh mục các biểu ghi về bản quyền từ năm 1978 và hơn nữa. Thư viện mỹ là địa chỉ mới được thiết kết đặc biệt cho trẻ em và gia đình họ. Đây là địa chỉ dễ sử dụng với sự giới thiệu các tài liệu hấp dẫn.
    Giới thiệu trực tuyến nhiều triển lãm tổ chức tại thư viện, Những triển lãm ảo mang lịch đến với cuộc sống bằng những mô tả sinh động nền văn hoá đa dạng của thế giới và những ký ức sáng tạo và cuộc sống của các nghệ sỹ, triết gia, nhà văn, các chính khách và những nhà thám hiểm. Các triển lãm trực tuyến của chúng tôi có giá trị lâu dài. Thư viện quốc hội mỹ là một tổ chức lớn với nguồn tài nguyên to lớn. Đôi khi rất khó để bạn tìm theo cách của mình. Trong địa chỉ này chúng tôi trả lời những câu hỏi thường xuyên về thư viện và các phòng đọc của thư viện, và các đơn vị hoạt động, đưa ra những thông tin cho những nhà nghiên cứu và khách tham quan và mô tả những nét đặc trưng tính chất công việc của thư viện.
    Thư mục trực tuyến của thư viện quốc hội Mỹ là cơ sở dữ liệu các biểu ghi mô tả cho gần 121 triệu đầu tài liệu do thư viện lưu trữ. Bạn có thể tìm kiếm bằng tên, tên sách, chủ đề và ký hiệu phân loại trên thư mục trực tuyến của thư viện. Bạn cũng có thể sử dụng từ khoá, các lệnh tìm hay mẫu tìm kiếm và có một vài kỹ thuật tiên tiến để xác định việc tìm kiếm của bạn. Danh mục chi tiết các phần và tiểu phần trên Website của thư viện ở phần Hot-Linked rất dễ cho bạn truy cập.
    và đây là địa chỉ của nó
    http://www.loc.gov/
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
    Được thosan sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 19/06/2003
  3. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Thôi biết là Thư viện QH Mỹ hay rồi, nhưng nó có vai trò như thế nào trong việc phát huy tính sáng tạo của người Mỹ?
    Giả sử VN cũng có thư viện như thế thì người VN cũng có tính sáng tạo à?
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
  4. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    bác này hỏi thế thì bố ai mà trả lời được.Tính sáng tạo phát huy được là do mỗi con người,còn người Mỹ sáng tạo hơn những dân tộc khác như bác nói trên bởi vì nó đã có cái "khung" kinh tế và xã hội để nuôi dưỡng và thúc đẩy.
    Ta thường thán phục tính "sáng tạo" của "phương Tây" nhưng thường hay quên rằng đằng sau đó là cả một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt. Một cơ sở kinh tế không thể sống sót nếu nó không tạo ra sản phẩm tốt hơn hoặc mới hoàn toàn. Ngọn "roi kinh tế" đó nó "quất" mọi người, không chừa một ai, và thúc đẩy mọi người phải "sáng tạo".
    Bác có bằng cấp cao mà bất tài ư? nhiều công ty sẽ mời bác về vườn ngay lập tức! Tiền đâu mà trả lương bác! Lấy thí dụ như ở Mỹ nhiều ông tiến sĩ phải... dấu bằng mình đi khi đi xin việc vì sợ bị cho là.. overqualified!
    bác không "sáng tạo" ra cái mới ư? Thì họ sẽ chuyển bác sang làm công việc "vừa tầm" với bác hơn, và dĩ nhiên là lương ít hơn!
    Chính cái "ngọn roi" đó nó tạo ra cái tinh thần "không trọng bằng cấp" hay "không máy móc, tự tin, sáng tạo..."
    còn Việt Nam mình thì đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển,dù đã có những thành công nhất định nhưng vẫn chưa có được bộ "khung" như em nói ở trên.thư viện Viêt Nam tuy không to như thư viện Mỹ nhưng hầu như cũng có đủ những đầu sách cho việc học tập và nghiên cứu,điều quan trọng là mấy bác sinh viên Viêt Nam có chịu đọc hay không ấy chứ
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  5. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Rồi hiểu rồi. Cám ơn bác.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống giáo dục Mỹ khác với hệ thống giáo dục của chúng ta là thúc đẩy tính sáng tạo và đầu óc tư duy của học sinh, thầy giáo chỉ có vai trò hướng dẫn cho học sinh, học sinh tiểu học đã được khuyến khích nghiên cứu, làm dự án. Việc học bên này thiên về ứng dụng, thực hành hơn là lý thuyết. Tất cả lý thuyết chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc thực hành, sáng tạo mà thôi. Đó là lý do tại sao, trong các kỳ thi Olimpic toán quốc tế, ít thấy học sinh Mỹ đoạt giả nhất, nhưng lại có chuyện một học sinh sáng chế ra một sản phẩm nào đó hữu dụng.
    Việc học bên này thực tế hơn, ứng dụng, gần gũi với cuộc sống hơn ở Việt nam. Khi tôi đi dạy thêm (tutor) học sinh PTTH (high school) ở đây mới thấy rằng chương trình học của Việt Nam chúng ta nặng quá mà trên thực tế các bạn thử hỏi sau ngần ấy năm học các bạn nhớ được những gì và tốt nghiệp ĐH ra có áp dụng được những gì học ở trường vào cuộc sống không?. Đúng ra mà nói để học tốt tất cả chương trình giáo dục của Việt Nam, học sinh sẽ phải học cắm đầu cắm cổ, không có thời gian cho các hoạt động khác, nói đâu vui chơi giả trí. Còn nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng quay cóp bài. Những học sinh cấp III có dự định học tiếp Đại học sẽ chỉ tập trung vào luyện thi Đại Học. Việc luyện thi tốt nghiệp PTTH theo trình tự đứng hạng thứ Nhất bị chuyển xuống hạng Hai trong ưu tiên. Ở phương Tây, điểm ở PTTH chính là điểm xét tuyển vào trường ĐH. Học sinh PTTH ở đây nếu cảm thấy không thể đi theo con đường học hành (academy) học cao hơn nữa vì bất cứ lý do gì trình độ học vấn cũng như khả năng tài chính thường sẽ chuyển sang học ở các trường dạy nghề (Trade school) để có thể nhanh chóng tốt nghiệp ra đi làm. Ví dụ như học về y tá, hành chính, xây dựng, công nghệ thông tin. Các bậc phụ huynh tôn trọng quyết định của họ. Sau một vài năm đi làm, nếu họ cảm thấy có thể học tiếp được thì lại quay lại chốn giảng đường. Đó là giáo dục ở trường.
    Giáo dục gia đình ở Mỹ cũng rất tốt. Cha mẹ tôn trọng suy nghĩ của con cái. Các bậc phụ huynh sẵn sàng dành thời gian bàn bạc với con cái về một vấn đề gì đó. Trẻ em cũng có quyền phát biểu mà không sợ bị mắng là "nói leo các cụ"
    Trong khi đó giáo dục ở Việt Nam cứng nhắc, thiên về lý thuyết hơn thực hành, học thuộc lòng, học gạo hơn là ứng dụng. Bài thi cũng chấm điểm chính xác giống sách giáo khoa hơn là phát minh, sáng tạo. Thi ở Việt nam cũng là học thuộc lòng sách giáo khoa rồi trả lời câu hỏi chứ không phải thi theo kiểu chắc nghiệm hoặc áp dụng.
    Ở Việt Nam, Thầy đứng trên giảng đường, đọc nguyên si trong sách, học trò ở dưới cắm cúi ghi ghi chép chép như cái máy. Học làm văn chẳng hạn, cô giáo đưa cho dàn bài, học sinh nào viết giống theo ý cô sẽ được điểm cao nhất. học sinh nào sáng tạo quá, đi ra ngoài khuôn phép hoặch sự hiểu biết của cô, đồng nghĩa với điểm kém hoặc không cao. Sự sáng tạo nhiều khi bị coi là nổi loạn, không theo khuôn phép. " trứng đòi khôn hơn vịt", v....v.
    Vì vậy tốt nhất là thầy bảo sao em nghe vậy, thầy nói pậy em cũng nghe theo.......=> Học lực và hạnh kiểm tốt.
    Chính vì vậy dẫn đến nhiều thế hệ cứng nhắc, có giỏi cũng chỉ giỏi lí thuyết, kém về thực hành và hoàn toàn không có khả năng áp dụng vào thực tế. Thực tế chỉ cho chúng ta thấy, chúng ta có hàng bao nhiêu nhân tài đõ đầu trong các kì thi Olimpic toán, vật lí của thế giới. Tất cả chúng ta đều cảm thấy hãnh diện cho Việt nam khi nghe tin này, và nhiều bạn ước ao được như vậy. Vậy những con người này đâu, đã làm ra cái gì cho đời chưa? đã sáng tạo được cái gì cho xã hội chưa? Đất nước chúng ta đã có nhà phat minh sáng chế trong nước nào chưa? Đó ....đó chính là vấn đề.
    Và các thế hệ được đào tạo máy móc này, sau khi tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại trường để làm giảng viên và vô hình chung họ lại đào tạo các thế hệ máy móc khác theo một lối dập khuôn đã đúc ra kiến thức của họ.
    Giáo dục gia đình
    Học sinh Việt Nam thường chịu sức ép của cha mẹ, sợ ?omất mặt?. Tâm lý giáo dục châu Á vẫn là ?oCha mẹ đặt đâu con ngồi đấy?, ?oTrứng đòi khôn hơn vịt?, bảo đi học là đi học, mặc dù có học vào đầu hay không không cần biết. Nếu học trường này không tốt thì chạy chọt chuyển sang trường khác. Thi không đỗ đại học thì mất tiền đi học, còn có đi học hay đi chơi thì cũng không cần biết. Học xong, tốt nghiệp ra thì lại xem có quen biết ai không để nhờ vả xin việc. Cứ như vậy từ bé đến lớn, từ lúc sinh ra, lớn lên, học xong đi làm, lập gia đình, Bố Mẹ lo hết. Điều này hình thành một lối suy nghĩ, ý thức hệ ảnh hưởng cà hai phía phụ huynh lẫn con cái. Tôi biết có những trường hợp người con đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ được Bố Mẹ nhờ vả xin cho được đi làm thư ký ở một công ty nước ngoài, lương hơn $100 nhưng Bố Mẹ vẫn nuôi ăn, nuôi ở, hàng tháng vẫn cho tiền đi mua sắm quần áo mới để đi làm, cho tiền đổi xe máy đẹp hơn để đi, tiền lương kiếm được chỉ để tiêu vặt và ăn quà. Về phía con cái thì cũng đâm ra ỷ lại. Tất nhiên không phải ai cũng vậy. tôi cũng biết những trường hợp sinh viên từ các tỉnh nghèo phấn đấu ra thành phố học, tự xin việc làm vì không ai giúp đỡ, sau đó còn kiếm được học bổng du học tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp, kiếm được việc làm tại một công ty Luật nổi tiếng ở Mỹ, rồi một mình đi làm gửi tiền giúp đỡ gia đình ở quê, cho các cháu ra thành phố học từ bậc phổ thông. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tồn tại, để theo học được, để đạt được ước nguyện. Ý chí phấn đấu vươn lên của họ tuyệt vời. Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình mà tôi trực tiếp quen biết.
    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau của tôi:
    Chuyện giáo dục, kinh nghiệm sống và học ở xứ ?oTầy chơi?.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_186513/?8.51804E-03
    Tuỳ theo công việc mà ở Mỹ người ta nhìn vào học bạ. Phần lớn các nhà tuyển dụng Mỹ đánh giá năng lực thật sự của người xin việc qua kinh nghiệm sau đó mới đến học lực. Nhưng nói chung, nếu một người tốt nghiệp ở một trường tốt sẽ có lợi thế hơn, và nếu điểm số cao cũng sẽ tốt hơn. Bởi vì người Mỹ tin vào việc giáo dục của những trường này là tốt và sẽ đào tạo những con người tài năng. Nếu bạn đỗ thủ khoa, đõ danh dự và có tên trong Dean's list của một trường nổi tiếng thường bạn sẽ bị "vớt" ( tuyển vào làm việc luôn) trước khi tốt nghiệp. Các trường nổi tiếng thường có văn phòng giới thiệu việc làm và hỗ trợ xin việc cho sinh viên( Career Development Office) để luôn bảo đảm khả năng xin việc của sinh viên tốt nghiệp ra truờng ít nhất 90% trở lên. Cái này là tiêu chí đánh giá trường tốt hay không? Phần lớn các trường nổi tếng thường có câu quảng cáo 98% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Vì vậy, trong thời gian học ở trường nhà trường đã có danh sách học sinh top 100 và thường gửi tới các công ty lớn hoặc cho các cựu học sinh của trường (alumni) nay nắm giữ các chức vụ cao trong các tập đoàn, và thường các học sinh đó thường được tuyển dụng ngay lập tức. Các sinh viên này sẽ đi làm bán thời gian hoặc thực tập vào học kỳ cuối sau đó ở lại làm việc luôn cho công ty.
    Ơ Mỹ có cái tương tự là ĐH tại chức nhưng phong phú hơn ở Việt Nam nhiều, đó là các chương trình dành cho những người đang đi làm có thể theo học vào những thời gian phù hợp với mình. Ví dụ như học vào buổi tối sau giờ làm việc, học vào cuối tuần, rồi có cả các chương trình học từ xa như học trên TV ( hải trả tiền cable TV ), học trên mạng (có website để log in vào học), v...v. Nhưng nói chugn những bằng cấp này ít có giá trị để xin việc , chỉ có giá trị để tăng lương hoặc để thu lượm thêm kiến thức.
    Hy vọng rằng các câu trả lời trên giả đáp được các thắc mắc của bạn.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đi học, đi làm thêm, đi chơi của sinh viên Mỹ
    Nói đến thời sinh viên không thể không nói đến những chuyện này. Tôi xin mượn câu chuyện trả lời cho một số bạn về thông tin ăn học ở vùng New England để nói về cái sự ăn, học, làm, chơi của sinh viên nói chung. Bài viết này co hơi thiên hướng kể về vùng New England vì tôi mượn bài trả lời để viết thêm vào vì vậy bạn nào quan tâm đến vùng Đông Bắc nà cũng có thể tìm thấy một số thông tin. Các bạn ở các nơi khác như Bờ Tây (West Coast), Miền Trung (Central region), Miền Nam, hãy viết về nơi mình ở để cho các bạn khác tham khảo nhé! Tôi đọc thấy ở trên boulder_girl định viết về hệ thống UC phải không? Đấy có lẽ là một trong những hệ thống trường công tốt nhất ở bờ Tây.
    Có một số bạn muốn biết thông tin về vùng New England, Đông Bắc nước Mỹ, nơi tập trung nhiều trường ĐH nổi tiếng nhất như Harvard, MIT, BU, Brown, Wharton school of UPenn, JWU, Yale, Berklee ( College of Music - Nhạc sĩ Đức Trí đang học ở đây, Lúc trước Tuấn Saxo cũng học ở đây 2 năm, Lam Trường cũng làm 1 couse ngắn hạn vài tháng ở đây), etc. hay nói cách khác là nơi có nhiều trường nằm trong Ivy League nhất. Lưu ý, đây chỉ là nơi tập trung nhiều trương tốt, còn ngoài ra trên đất Mỹ có rất nhiều trường nổi tiếng khác như hệ thống UC ở bên bờ Tây, Cal Tech, Columbia ở New York, Princeton, v?v, kể ra thì vô số. Các bạn có thể dùng googles để tìm. Vì bài viết có giới hạn nên tôi không thể điểm hết ở đây.
    Có một số bạn không có học bổng và ngân sách hạn hẹp nhưng ý trí tiến thủ lớn có tham vọng vào các trường trong Ivy League hỏi tôi là thế nào để theo học ở đây. Tôi thấy rằng phần lớn những người như vậy thường theo học hệ thống trường công UMass. Học phí UMass có lẽ là rẻ nhất ở đây. Trường UMass ?" Amhert khá tốt, mặc dù là trường công nhưng rất tốt và nổi tiếng, ngoài ra có UMass ?" Boston nhưng giá cả sinh hoạt ở Boston rất đắt.. Phần lớn sinh viên không có học bổng mà có tham vọng vào học các trường nổi tiếng ở trên đều vào học trong hệ thống UMass phần ĐH Đại Cương (2 năm đầu ĐH), sau đó chuyển tiếp sang các trường nổi tiếng thì các phần học của bạn ở UMass sẽ được chấp nhận (transfer cre***). Nếu bạn học ở mấy trường community college hoặc các trường không tên tuổi có khi muốn transfer cre*** đến mấy trường lớn không được chấp nhận. Ngay như Cal Tech cũng không chấp nhận transfer cre*** từ Community College.
    Các trường ở vùng này đúng là rất đắt. Đắt cả về học phí lẫn chi phí sinh hoạt nhưng ngược lại các dịch vụ hỗ trợ sinh viên cao, tỉ lệ kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng lớn (ví dụ như tỉ lệ ở JWU là 98%). Học phí ở đây đắt một phần vì để trả tiền cho các giáo sư giỏi, một phần để trả cho các chi phí dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên rất tốt ví dụ dịch vụ của mấy trường ở vùng NE như sau: có văn phòng chuyên trách hỗ trợ SVQT, sinh viên đến nhập học có người ra sân bay đón, hướng dẫn thủ tục, phụ huynh đến dự lễ khai giảng được ở lại trong khách sạn của trường 1 ngày miễn phí, sinh viên đi về buổi tối trong khu vực thành phố campus nếu cảm thấy không an toàn có thể gọi điện thoại miễn phí báo cho An ninh trường đến đón đưa về, không kể đến các shuttle bus chạy quanh khu vực để chuyên chơ sinh viên cũng miễn phí. Mỗi sinh viên được phát một cuốn sổ tay SV trong đó có đủ các thông tin và giải đáp, có thắc mắc gì có thể giở ra xem để biết cần hỏi ai, ở đâu. Cuối tuần có xe đưa đi đến các chợ để mua sắm từ thực phẩm cho đến các vật dụng cá nhân khác, v?v.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Nói chung cũng tuỳ thuộc vào tình hình của bạn nữa, đi học theo diện HBNN hay tự túc. Nếu tiền nhà nước thì khỏi nói rồi, còn nếu tự túc cũng phải cân nhắc tuỳ theo khả năng. Bởi vì chênh lệch chi phí sinh hoạt ở Boston và mấy khu vực kia rất lớn. Ví dụ như tiền thuê một studio (chỉ có 1 phòng ) khoảng từ $700 - $1500/tháng. Nếu muốn thuê căn hộ có nhiều phòng giá từ $1000 - $3000/tháng (nếu có vài người ở chung thuê căn hộ ở sướng hơn). Còn nếu gia đình có điều kiện nữa thì thuê single house giá có thể là vài nghìn/tháng. Có điều kiện nữa thì mua luôn một cái nhà rồi cho thuê như vậy là mình ở không mất tiền mà lại còn có thêm thu nhập và sau này bán đi có khi còn lãi. Bạn đừng cho tôi là nói sạo nhé. Tôi biết rất nhiều người Việt Nam bây giờ có khả năng như vậy, tôi không muốn đi sâu hơn vào vấn đề tế nhị này.
    Tuy chi phí cho việc học hành ở đây rất đắt đỏ nhưng mỗi năm hàng trăm nghìn sinh viên không chỉ từ khắp nước Mỹ mà còn cả thế giới vân đổ về đây. Chi phí cao nhưng cơ hội kiếm được việc làm thêm cũng nhiều. Nếu bạn là người có chí có thể vừa đi học vừa đi làm, bạn cũng có thể tự lo được cho bản thân mình từ năm thứ Hai trở đi. Ở Việt nam cho nghề bồi bàn là thấp hèn nhưng nếu đến đây bạn có thể thấy sinh viên làm đủ mọi thứ. Mấy đứa sinh viên chạy bàn thậm chí có đứa là con nhà giàu luôn. Ở đây không ái đánh giá chuyện đó. ( nhiều đứa chạy bàn trong những nhà hàng sang trọng có thể kiếm $100 tiền tip một tối, tuy nhiên nếu làm cho mấy tiệm phở Việt nam hoặc nhà hàng Tàu thì khác, cái chính là phải biết chọn lựa, bạn có cái đầu mà). Ở đây vẫn có câu nói đùa là , Thằng này thông minh lắm, nó lấy bằng PhD từ năm 18 tuổi, hoặc lấy bằng PhD trước khi lấy bằng ĐH. (PHD = Pizza Home Delivery). Chính mấy người cán bộ nhà nước đứng tuổi đi học bằng NSNN cũng rất chăm chỉ đi làm thêm. Tất nhiên cũng tùy theo điều kiện của mỗi người và cũng không nên đổ tội cho việc đi làm sẽ làm cho bạn học dốt đi. Điều đó không đúng. Ngay như ở VN, nếu các bạn chú ý sẽ thấy có rất nhiều SV ngoại tỉnh lên thành phố học vừa đi học vừa đi làm thêm, kết quả học tập của họ không thua kém thậm chí có khi còn tốt hơn của mấy cô cậu được cha mẹ bao cấp toàn bộ chỉ việc lo mà học thôi. Bạn có biết có rất nhiều SV của các tỉnh nghèo khó thi đậu thủ khoa và nhận được học bổng du học không? Những con người này họ đâu có được tập trung vào học 100% đâu, ngoài việc học ra họ phải giúp đỡ gia đình trong rất nhiều công việc vất vả. Tất cả là do ở mình. Cảm thấy làm được thì làm, cảm thấy không kham nổi thì thôi. Bạn không thích làm việc cũng không ai bắt buộc nhưng tôi viết ra đây để có những bạn không có học bổng, hoặc không có may mắn sinh ra trong gia đình cực kỳ giàu có nhưng có ý chí hơn, sẵn sàng lao động để kiếm thêm một phần phụ chi, tiết kiệm cho gia đình, có thể thấy là có cơ hội. Về việc đi làm có hai loại:

    1/ Làm ở trong Campus: hoàn toàn đúng pháp luật. Sinh viên du học mang vía F-1 chỉ được phép đi làm trong campus, sinh viên mang các loại vía vừa học vừa làm J-1 hoặc visa đi làm H-1 được phép đi làm bên ngoài. Ví dụ như những công việc như thủ thư (làm ở thư viện), trợ lý phòng lab (nghe vậy cho oai chứ thật ra là chân sai vặt ở phòng lab), hướng dẫn viên của trường (nhiều trừơng lớn có campú rộng rãi thường cần có người hướng dẫn), giữ trẻ trong khu vực campus. Bạn có thể đăng ký với văn phòng hỗ trợ SV. Dân Mỹ không được phép để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Họ sẽ gọi đến văn phòng dịch vụ của nhà trường và thuê người đến trông trẻ. Nhà trường sẽ cử bạn đi và sau đó trả lương cho bạn, v?v. Công việc thường nhàn rỗi nhưng không được nhiều tiền lắm, bạn có thể đọc sách học bài hay làm gì cũng được, khi nào có ai hỏi hoặc cần nhờ giúp đỡ gì bạn mới phải chạy ra giúp.
    2/ Làm ngoài Campus: ( Nếu mang visa F-1 phải lĩnh tiền mặt), cũng chẳng ai biết, ngay như người Mỹ nhiều người cũng đi làm tiền mặt để trốn thuế. Bạn đừng có nghĩ là dân Mỹ không trốn thuế nhé cứ ở lâu thì biết đủ các thủ đoạn, có vậy mới sinh ra dịch vụ khai thuế ở Mỹ, công ty lớn, tập đoàn lớn cũng trốn thuế, dân thường đi làm cũng trốn thuế nhưng tất nhiên cũng phải biết cách khai để bớt tiền thuế, và trốn được đến đâu hay đến đấy chứ không phải là trốn thuế tất cả.
    Bạn có thể tìm những việc làm thêm bên ngoài lấy tiền mặt như sau: lắp ráp, sửa chữa máy tính, làm chế bản DTP (Desk Top Publishing) cho mấy hãng in tờ rơi, tờ gấp quảng cáo, dạy kèm, trông trẻ, v?v. Công việc có thể sẽ vất vả đối với một số người từ trước đến nay không phải làm gì, vì hai phong cách làm việc giữa hai con người đi làm ở Việt Nam và Mỹ đã khác nhau nhiều lắm. Một người đi làm ở Việt Nam sáng đến văn phòng khề khà, ăn sáng, uống nước, nói chuyện hôm trước đi đâu làm gì còn , tác phong làm việc ở Mỹ là phải dứt khoát, việc gì dứt điểm việc đó, chính xác và có thời hạn. Đi làm ngoài tuy có vất vả hơn nhưng ngoài việc có thu nhập cao hơn đi làm trong campus, có thể đủ trang trải ít nhất chi phí sinh hoạt, có người đủ trả cả tiền học, chỉ tốn tiền gia đình trong năm đầu, còn các năm sau tựu túc và sống rất sung túc. Ngoài ra, cái quan trọng là những sinh viên này thường trưởng thành hơn rất nhiều so với sinh viên chỉ cắm đầu vào học lý thuyết. Do lăn lộn ngoài đời, vừa đi học vừa đi làm, văn ôn võ luyện, họ có cái nhìn thực tế hơn, trân trọng bản thân, và những cái gì đang có, nhưng họ cũng ít mơ mộng hơn, ít lãng mạn hơn và bị thực tế hóa. Sau khi tốt nghiệp, khả năng kiếm việc của những người này cao hơn và dễ thích nghi với môi trường đi làm hơn là các sinh viên chỉ lo học, những người này sẽ mất một thời gian để chuyển đổi từ môi trường học hành lý thuyết sang môi trường áp dụng, thực hành để làm việc.
    Dạy kèm ( tutoring): SVVN khá giỏi về lý thuyết có thể đi dạy kèm cho trẻ nhỏ thậm chí kể cả Middle school và high school, nếu những người học sau ĐH có thể đã xin sẵn học bổng của TA hoặc RA rồi vì vậy thường nghiêm nhiên sẽ phụ giảng cho trình độ ĐH. Bọn trẻ Mỹ rất thích học mấy mẹo tính toán của dân VN, đặc biệt dân chuyên ( Bạn nào kiếm được tiền phải trả tớ tiền bí quyết đấy nhé). Có thể kiếm $50 cho đến $75 cho một buổi dạy 2 tiếng đồng hồ. Ví dụ như trò phép tính nhân 2 con số với 11, tôi dạy cho một cậu bé con nhà giàu nhưng học hơi bị chuối, rất dốt về nhân chia, sau khi học xong mấy mẹo. Cậu ta nổi lên như cồn ở lớp và có thể lệt vào dạng Pop (popular, đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi). Cha Mẹ cậu ta thích lắm, hãnh diện lắm, và rất hay mời tôi đến nhà ăn uống, đi chơi cùng. Chú ý kiếm mấy học sinh trường tư để dạy kèm, học sinh trường này mới có tiền để trả tiền học thêm, chứ học trường công thì chắc khó. Nhiều trường tư ở đây ( middle school và high school nhé) giờ thể dục là học đánh golf và học sử dụng du thuyền. Believe it or not but it?Ts true.
    Các bạn ở Cali, Florida và các bang miền nam chắc sẽ khó kiếm việc làm và công việc làm thêm kiếm được ít tiền hơn bởi vì ở mấy khu vực này dân TQ và dân Nam Mỹ nhập cư tập trung ở đây và họ bất khuất lắm. Trừ phi bạn giỏi về CNTT thì có thể chuyển đổi giấy tờ sang vừa đi học vừa đi làm trong mấy hãng ở đây thì lại kiếm ăn tốt.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên ở vùng NE thường được gọi là học khủng khiếp, chơi khủng khiếp và làm cũng khủng khiếp. Chính vì vậy khi tốt nghiệp sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn sinh viên các nơi khác. Các nhà tuyển dụng cũng thích những nhân viên như thế này hơn là những người lý thuyết xuông, không thực tế.
    Bạn có thể thắc mắc về câu nói trên phải không?
    Tại sao lại học khủng khiếp?
    Bởi vì tiêu chuẩn tuyển chọn của mấy trường này thường cao hơn các trường khác. Để chắc ăn, bạn nên chuẩn bị mọi thứ hơn tiêu chuẩn nhà trường đề ra. Nếu là diện xin học bổng thì phải cố gắng mà học để giữ lấy học bổng, không thằng khác ngoạm mất. Nếu gia đình hoặc bản thân tự bỏ tiền túi ra học thì cũng càng phải cố gắng mà học bởi vì học phí không phải là rẻ....nếu không thì lấy vốn về nhà đi buôn cho rồi. chí ít cũng đủ tiền xây cái khách sạn mini hotel ở VN để cho thuê.
    Tại sao lại chơi khủng khiếp?
    Sinh viên các trường ở đây thường hay tụ tập ở mấy khu sinh viên hoặc downtown. Đầu tiên là để bàn chuyện học hành, ở đâu có việc làm tốt tiền, v....v sau đó là đến phần giải trí, đi chơi ở đâu, tối nay chỗ nào có party, v....v. Ngay như ở các thư viện cũng thấy đầy poster ăn chơi, giả trí ở đâu. College party ở đây thì thôi rồi. Đông khủng khiếp, vui khủng khiếp và cũng nhốn nháo khủng khiếp. Sinh viên ở vùng này cũng cờ bạc khủng khiếp. Trường nào cũng vậy kể cả Havard hay MIT cũng đều có mấy thằng làm bookie ( nhận cá độ thể thao), từ downtown Boston ngày nào cũng có vài chuyến xe bus chở bạn đi casino Foxwood ( sòng bài đơn lẻ lớn nhất thế giới), hoặc Mohegan Sun. Đã thế lại còn cho mấy chục đồng để làm vốn. Quanh đây có đủ các khu shopping, từ hạng sang cho đến bình dân. Xe hơi ở đây cũng đẹp quên sầu. Sinh viên đi Humvee, Porsche, Ferrari, Mercedes, Lexus, BMW là chuyện thường.Tiêu tiền ở đây cũng dễ khủng khiếp luôn. Chắc có bạn sẽ nói tôi đi học chứ đâu phải đi chơi. Học không lo học chỉ lo đi đú đởn,chơi bời. Khái niệm này giữa VN và phương Tây cũng khác nhau nhiều lắm. Ví dụ, khi bạn đăng kí xin vào làm một chân PR (Public Relations), trong buổi phỏng vấn người ta hỏi bạn có biết uống rượu không? có biết hút thuốc không? có thích ăn nhậu không? có thích đi party không? v?v. Bạn trả lời sao?
    Nếu bạn trả lời không vì cho đấy là thói hư tật xấu bạn đã bị loại. Câu trả lời đúng là tôi biết nhưng tôi không nghiện. Tôi có khả năng kiềm chế bản thân kể cả trong những lần bị ép rượu. Tôi là một người dễ thích nghi và thích giao tiếp.
    Cùng là sinh viên mới tốt nghiệp, nhưng giữa một người từng trải có nhiều kinh nghiệm và một anh lý thuyết xuông, nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn chọn ai?
    Tại sao lại làm khủng khiếp?
    Như bạn đã thấy tiền học phí cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, ở đây lại có nhiều thú vui, nhiều chỗ để đi chơi, nhiều thứ làm cho mình muốn tiêu tiền. Vậy phải đi cày thôi. Thằng nhà giàu bố mẹ trả cho tiền ăn học thì cũng phải đi làm để kiếm tiền chơi, thằng nhà nghèo thì cũng phải đi làm để kiếm tiền trả tiền học phí hoặc tiền sinh hoạt. Tất cả đều như nhau. Công việc làm ở đây cũng dễ kiếm, nhiều công việc không đòi hỏi giấy tờ cho nên sinh viên quốc tế có thể đi làm lấy tiền mặt. Và bạn bè xung quanh bạn gần như đứa nào cũng đi làm cả vì vậy ở nhà một mình cũng buồn, thôi "đú" đi làm luôn thể.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cộng đồng người Việt hải ngoại
    Có nhiều người nói học ở Boston gần khu cộng đồng người Việt, tiếng Anh sẽ kém, không tốt như ở khu ít người Việt. Điều đó là sai. Thứ nhất, cộng đồng Việt Nam ở đây không phải như ở VN. Thứ hai, có ai bắt buộc bạn sống trong công đồng người Việt đâu. Tiền thuê nhà ở đây thậm chí lại còn đắt bởi vì người Việt và người Tàu thích sống gần downtown cho thuận tiện đi lại và buôn bán. Nếu bạn chịu khó chạy xa xa thuê nhà có khi lại rẻ nhưng sẽ phải tính đến chuyện xe cộ, đi lại, ăn uống, chợ búa, v...v. Gần như năm đầu tiên trường nào cũng bắt bạn ở trong Dom (ký túc xá) và bạn có thể ở chung phòng với ai đó người Mỹ (ở ký túc xá mà thuê phòng riêng một mình rất đắt). như vậy nếu bạn không thích tiếp xúc với người Việt thì có ai bắt bạn đâu. Ngoài ra, nếu bạn khéo léo vượt qua những bất đồng chính trị, quan điểm ở một bộ phận Việt kiều nào đó, bạn sẽ có được sự cảm thông, ủng hộ, giúp đỡ của người xa xứ. Thật ra, thế hệ chúng ta, tôi và bạn, đều là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, hoặc còn rất nhỏ, nằm nôi, vì vậy đó là một lí do tốt để thoái thác trong các chủ đề dễ gây bất đồng.
    Còn nếu một hôm mùa đông nào đó, ngồi buồn nhớ về cố hương đi ra khu người Việt ăn một tô phở, vào quán cafe Dĩ Vãng nghe nhạc Trịnh, nhâm nhi cà phê phin có ly có tách, cà phê Chồn của Trung Nguyên nhập khẩu không cảm thấy đỡ nhớ nhà hơn là đi drive through của Dunkin Donut mua cái Bagel( một laọi bánh mì tròn có đục lỗ ở giữa) với Cream Cheese cộng ly cà phê nhạt nhẽo như nước rửa ly hoặc sái cà phê thứ 10 ở Việt nam. Sau đó về nhà ngồi bên cửa sổ nhìn tuyết rơi lãng đãng một máu trắng tuốt, gặm cái bagel dai nhách, uống ly cà phê nhạt toẹt không thấy buồn hơn sao?! (Của đáng tội, nếu sang đây lâu rồi, uống Dunkin Donut, ăn bagel với salmon cream cheese quen rồi về Việt nam lại thấy nhớ, lại thấy nó ngon mà không kiếm đâu ra)
    Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, còn tùy thuộc vào mỗi người. Hy vọng giúp được bạn có cái nhìn của người đã "Been there - Done that".
    Dưới đây là địa chỉ Web site của một số trường ở NE
    www.harvard.edu ----------Harvard University
    ww.mit.edu ----------Massachusettes Institute of Technologies (MIT)
    www.brown.edu ----------Brown University
    www.bu.edu ----------Boston University
    www.yale.edu ----------Yale University.
    www.umass.edu ----------University of Massachusettes (UMass)
    Note: Trường Columbia University ở New York (NYC) cũng khá gần.
    Chúc các bạn may mắn trên con đường học vấn, công danh và sự nghiệp.
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!

Chia sẻ trang này