1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống giáo dục của Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi xanxan, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. giang_sooner

    giang_sooner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Em thấy có một sự ngược nhau trong hệ thống giáo dục của Mỹ so với ở VN là (ở đây em chỉ nói của Mỹ thôi, VN ngược lại):
    + High school: Rất ít homework, đi dã ngoại nhiều, chơi thể thao nhiều (bài bản) => sức khoẻ tốt, đầu óc minh mẫn, có nhiều cơ hội tìm hiểu xã hội xung quanh => nâng cao khả năng sáng tạo.
    + University: Rất nhiều homework và exam (nhiều khủng khiếp, phát ngán lên luôn), thảo luận nhiều, làm group project nhiều => nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc tập thể (tất nhiên không phải tập thể khi làm exam .
    Có lẽ đó là những cái khác và cái hơn của giáo dục Mỹ. Đó là ý kiến của riêng em sau một thời gian học ở đây. Hy vọng giúp ích được phần nào cho chủ đề này.
  2. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Các câu trả lời của các bác rất hay.
    Tôi muốn hỏi một câu kì quặc như sau:
    GD Mỹ có nhược điểm gì không?
    http://www.ttvnol.com/forum/t_202935/3a?0.0186429
  3. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là phải có ...tôi sống bên này từ bé và có nhận xét là Giáo Dục ở Mỹ có 1 nhuợc điểm rất tai hại là
    ở Elementary và Highschool , tuyệt đối Không có môn Đạo Đức Học , vì môn này dành cho các nhà thờ dặc trách ...theo luật, nhà thờ , Đạo giáo và truờng học không đuợc mix !!
    Alleykat
  4. heocon2008

    heocon2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2001
    Bài viết:
    2.305
    Đã được thích:
    0
    Thì tất nhiên là phải thế rồi, ở Mĩ này có rất nhiều đạo giáo. Ngay đên 1 loại đạo chính thống của Mĩ, sau đó chia ra làm nhièu nhánh lẻ, giống nhau đến 98%, nhưng chỉ 2% thôi cũng đủ làm nên chuyện lớn> trường học thì tập trung tất cả mọi người, tất cả tôn giáo, nên không thể có đạo này trong trường học mà không thể có đạo kia được. Ví dụ như mình là người đạo phật
    (thật sự thì không phải nhưng ông bà tổ tiên theo đạo Phật thì mình cũng theo), khi sang đây học high school mà bắt mình học đạo thiên chúa giáo. Cho nên tốt nhất là không có cái đạo gì trong nhà trường hết, cũng chính vì thế mà người Mĩ có thói quen đi lễ nhà thờ (đạo Thiên chúa giáo thì phải) vào sáng CN hàng tuần.
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    2 cái đấy khác nhau hoàn toàn đấy chứ!!!

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  6. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Cho tôi hỏi ở Mỹ có trường nào đào tạo PhD về kinh tế học nhưng thời gian học chỉ là 3 năm không?
    Tôi thấy các trường thông thường là 5 năm.
    Có phải ở Mỹ tốt nghiệp Đại học là được học ngay PhD mà không phải qua Master không?
    Ở Mỹ có tình trạng coi trọng bằng cấp giống VN không?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_45/?0.8049999
    Bí quyết làm giàu ở trang web trên (xem nhanh nhanh không người ta giàu trước!)
    Được ftuguard sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 30/06/2003
  7. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Một hình thức tuyển sinh gây nhiều tranh cãi ở Mỹ
    Tại Mỹ, một kỳ thi có tên là SAT đã trở thành truyền thống trong hơn thế kỷ nay. Vào những năm 40 và 50, đầu tiên nó được áp dụng để giúp các trường đại học danh tiếng tuyển chọn sinh viên của mình. Ảnh hưởng của SAT ngày càng lớn khi có nhiều sinh viên muốn tham gia kỳ thi và các trường sử dụng nó như một công cụ tuyển sinh quan trọng.
    Để phục vụ cho mục đích tuyển sinh, đã có nhiều tranh cãi về tính hiệu lực của SAT trong việc đánh giá trí thông minh bẩm sinh và đánh giá thành tích học tập. Ban đầu, SAT là chữ viết tắt của Scholastic Aptitude Test (Kiểm tra năng khiếu học thuật) nhưng đến năm 1994, nó được đổi thành Scholastic Assessment Test (Kiểm tra đánh giá học thuật).

    Các kỳ thi SAT bị chỉ trích bởi vì điểm của học sinh thuộc các dân tộc thiểu số thường đạt thấp hơn so với các bạn da trắng, làm cho việc vào học các trường danh tiếng của những học sinh da đen và gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở nên khó khăn hơn. Nhưng người ta cũng không tìm được lời giải thích vì sao học sinh châu á, ở đây cũng thuộc dân tộc thiểu số, lại đạt điểm cao hơn học sinh da trắng. Trong nhiều năm SAT được coi là bài thi kiểm tra trí thông minh và không có lớp luyện thi nào có thể làm thay đổi điểm của học sinh. Nhưng khi có nhiều học sinh muốn học đại học, các khoá luyện thi bắt đầu sinh sôi và hứa hẹn rằng số điểm của họ sẽ tăng trong kỳ thi SAT. Vì mỗi khoá học như vậy tốn gần một ngàn đô la nên chỉ những học sinh có khả năng về tài chính mới có thể theo học. Và điều này càng làm cho mức chênh lệch điểm giữa học sinh da trắng và da đen càng lớn hơn. Cũng có nhiều trường "đi ngược" bằng cách chấp nhận học sinh da đen mặc dù điểm thi SAT của họ thấp hơn. Trong suốt các năm những học sinh này được ưu tiên chấp nhận vào học, người ta hy vọng rằng những thế hệ học sinh sau sẽ ghi được điểm cao hơn. Tuy mức chênh lệch điểm chưa bao giờ thấp, nhưng giữa những năm 90, chính sách ưu tiên học sinh thiểu số đã bị bãi bỏ. Kết quả là, một số trường trung học cố gắng làm mất uy tín của SAT. Điển hình là trường đại học Mount Holyoke, một trường danh tiếng nhất cho nữ giới, đã quyết định không bắt học sinh phải qua kỳ thi SAT vào năm 2000. Năm 2001, ông Richard Atkinson, người đứng đầu hệ thống trường đại học bang California đã đề xuất loại bỏ SAT như một kỳ thi tuyển sinh để có thể tiếp tục chấp nhận những học sinh thiểu số, những người không đạt điểm cao trong kỳ thi trên. Không có SAT, trường Mount Holyoke giờ đây dựa hoàn toàn vào điểm trong tín chỉ của học sinh và thư đề nghị gửi lên từ các trường phổ thông. Trường đại học Berkeley, một trường nổi tiếng ở California cho rằng để đạt kết quả tốt hơn, tính hiệu quả của chương trình học ở các trường trung học cần được quan tâm chú ý. Các trường đại học quốc lập khác lại quyết định chỉ lấy 10% học sinh giỏi nhất từ các trường phổ thông trong bang của mình vào học. Cách này cho phép học sinh thiểu số từ những trường phổ thông nghèo có cơ hội bình đẳng với những học sinh giỏi từ các trường danh tiếng khác.
    Việc loại bỏ SAT như một kỳ thi về trí thông minh và chuyển sang đánh giá khả năng học thuật, một số người cho rằng nó sẽ làm cho học sinh thiểu số mất cơ hội vì các trường phổ thông của chúng thường chỉ là những trường "xoàng xĩnh", do đó sự chuẩn bị về mặt học thuật cũng bị ảnh hưởng.
    Kỳ thi SAT nhạy cảm đối với tất cả những lời chỉ trích mà nó nhận được. Sau vài năm "thay tên đệm" cho mình từ Aptitude thành Assessement, người ta quyết định chỉ gọi nó là SAT vì chữ A ở đây có thể thay cho cả 2 từ.
    Đứng trước những lời chỉ trích, vào năm 2005, SAT sẽ không có nội dung thi vấn đáp. Thay vào đó, nó sẽ tập trung vào kỹ năng đọc và toàn bộ chương trình toán của năm cuối cùng ở bậc phổ thông. Cũng trong năm 2005, một dạng bài kiểm tra viết mới cũng sẽ được chuẩn bị để bổ sung cho các câu hỏi trắc nghiệm. Bài làm trong nửa giờ của học sinh sẽ được chấm và đưa lên một website để các trường có học sinh dự thi xem xét.
    Vấn đề sẽ có bao nhiêu thay đổi để cải tiến tính hiệu quả của SAT là vấn đề có thể thảo luận được. Nó dường như mang màu sắc chính trị khi người ta cố gắng làm cho bài thi phù hợp hơn với các học sinh thiểu số. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, tuy SAT đã chứng tỏ là một công cụ giúp các trường biết được khả năng những sinh viên tương lai của mình, thì điểm trong các tín chỉ ở cấp học dưới phải được xem xét, quan tâm hơn so với năng khiếu của học sinh.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  8. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    ĐH Mỹ - Tiền bạc thay điểm số
    Các trường ĐH Mỹ vẫn khẳng định rằng, khi xét tuyển sinh SV thì chỉ trình độ là tiêu chuẩn tuyển chọn duy nhất. Thế nhưng con cái các gia đình giàu có vẫn được ưu tiên và không buộc phải vượt "High Score" - điểm số cao để được nhận vào trường. Chỉ một tấm séc nặng ký của ông bố giàu có là đủ!
    Maude Bunn thật là hạnh phúc. Cô đã lọt được vào trường ĐH Duke (Bắc California). Tuy còn thiếu điểm trong kỳ thi tuyển, nhưng cha mẹ cô đã "bù đắp" được số điểm thiếu đó - bằng tiền. ĐH Duke đã nhận ra cô Maude Bunn như là một nguồn tài trợ tương lai và nhà trường đã hoàn toàn đúng.

    Bà Cissy Bunn, mẹ của cô gái nói: "Con tôi được nhận vào trường như nó được nhận một món quà. Vậy thì tôi cũng phải đáp lại một chút ít chứ". Bà biết, con gái bà không thuộc loại Top Ten, nên đã đăng ký từ rất sớm tình nguyện gia nhập "Ban phụ huynh" - gồm toàn các ông bố, bà mẹ giàu và hầu như chỉ là người da trắng. Ban phụ huynh này sẵn sàng tài trợ cho nhà trường theo khả năng của các thành viên. Giờ đây, khi cô chị đã vào được ĐH Duke bà cũng sẽ cho cô em gái Meg Bunn theo học tại trường này.
    Hiện nay nguyên tắc tuyển chọn SV luôn theo học lực của các trường ĐH Mỹ đang bị rạn nứt. Mới đây một phóng sự điều tra của tờ "Wall Street Journal" đã chỉ ra rằng, ngay cả các ứng cử viên kém cũng có cơ hội vào ĐH. Ví dụ như trường ĐH Duke thì con cái các gia đình giầu có được nhà trường nâng đỡ một cách có hệ thống và được ưu tiên rất nhiều trong kỳ thi tuyển. Hình thức tuyển chọn theo "lý lịch kinh tế" này hiện nay khá phổ biến trong các trường ĐH Mỹ.
    Hệ thống tuyển chọn này của các trường ĐH Mỹ hoạt động khá trôi chảy. Ví dụ như trường ĐH Duke đã sử dụng một mạng lưới "đầu mối" để phát hiện ra từ trước khi thi tuyển khoảng 500 ứng cử viên con nhà giàu có, nhưng cha mẹ không phải là cựu SV. Các cô cậu này nhận được từ nhà trường những gợi ý rất bổ ích về việc thi tuyển và sau đó được nhà trường phụ đạo một cách có hệ thống. Có thể nói tất cả khoảng 500 ứng cử viên "nặng ký" này được người của trường ĐH Duke "dắt tay" đến trường để họ làm thủ tục xin thi tuyển. Ai quên đều được nhà trường tận tình nhắc nhở! Sau giai đoạn phụ đạo trường sẽ chọn ra 160 người "được ưu tiên nhất". Trong số đó 40 người được vào học thẳng. Nhà trường bàn luận tiếp về 120 người còn lại. Tuy số này yếu hơn các ứng cử viên khác và hội đồng tuyển sinh cũng không muốn cho số này đỗ, nhưng đa số vẫn vào học được.
    Theo báo giới Mỹ, cung cách tuyển chọn này mang lại cho ĐH Duke thêm 3,1 triệu đôla từ cha mẹ HS có "mối quan hệ đặc biệt" với nhà trường. Có tất cả khoảng 52% cha mẹ SV ĐH Duke thường xuyên tài trợ cho nhà trường, tất nhiên là bên cạnh khoản học phí 35.000 đôla cho mỗi khoá học. Chiến dịch kêu gọi tài trợ gần đây nhất của ĐH Duke đã mang lại cho trường này một khoản tiền khổng lồ: 2 tỉ đôla.
    Tuy việc nhận HS nào vào học là việc riêng của mỗi trường ĐH ở Mỹ, nhưng vấn đề này hiện đang bị tranh cãi ở Mỹ. Trong khi ĐH Stanford, một trong số những trường ĐH danh tiếng thừa nhận là đôi khi quan tâm đến khía cạnh tài chính khi tuyển sinh, thì viện công nghệ MIT (Massachusett) thì lại không muốn ưu tiên cho con cái nhà giàu. Tuy vậy bà Marilee Jones phụ trách bộ phận tuyển sinh của MIT cũng phải nói: "Nếu ai đó đưa ra một tấm séc, thì tại sao lại không nhận kia chứ? Tuy vậy tôi cũng tin rằng, hiện nay việc nhận tài trợ theo kiểu đó đã vượt khỏi tầm kiểm soát về chất lượng".
    Cuộc tranh cãi về đặc quyền, đặc lợi hầu như chỉ dành cho con cái gia đình người da trắng giầu có ở Mỹ còn có thêm một yếu tố nữa. Đó là chương trình khuyến học áp dụng đối với người thiểu số ở Mỹ, trong đó chủ yếu là người da đen. Mục đích của chương trình này là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho HS da đen theo học tại các trường ĐH. Tuy nhiên chính chương trình này đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi trong nội bộ chính phủ Mỹ. Trong khi TT Bush phê phán chương trình này thì cố vấn an ninh của ông ta là bà Condoleezza Rice và ngoại trưởng Colin Powell (cả hai là người da đen) lại không đồng tình với TT Bush. Và đầu tháng 4/2003 toà án tối cao Mỹ sẽ phải ra phán quyết về số phận của chương trình khuyến học áp dụng với người da đen.
    (Edunet)
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0

    Học phí của các trường đại học công lập gia tăng​

    Tình hình kinh tế suy yếu trong vài năm gần đây đã khiến ngân sách của hầu hết các chính quyền tiểu bang ở Mỹ bị thiếu hụt nghiêm trọng, và vì thế, nguồn tài trợ cho các trường đại học cũng bị giảm thiểu đáng kể. Kết quả là học phí của các trường đại học công lập đã gia tăng với tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ gia tăng của vật giá.
    Những khó khăn của nền kinh tế Hoa kỳ trong vài năm gần đây đã khiến số sinh viên ghi danh theo học các trường đại học công lập gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, mùa tựu trường năm nay, giữa lúc có nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm ra việc làm, các tân sinh viên sẽ gặp phải vấn đề học phí gia tăng với tỉ lệ cao và các dịch vụ ở trường bị cắt giảm.
    Mặc dầu hiện giờ vẫn còn nhiều trường đại học chưa ấn định mức học phí của niên khóa 2003-2004, nhưng theo dự báo của ông Travis Reindl, giám đốc phân tích chính sách của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng và Đại Học Hoa kỳ, học phí của các đại học công lập sẽ gia tăng với tỉ lệ bình quân là 12,5% trong niên khóa này, sau khi đã tăng 9,6% trong năm ngoái. Tại California, nơi có nhiều người Việt cư ngụ, học phí dành cho sinh viên trong tiểu bang theo học bậc cử nhân của hệ thống University of California, thường được gọi tắt là UC, dự kiến sẽ gia tăng với tỉ lệ bình quân là 27%. Trong khi đó, học phí ở các trường đại học lớn trong vùng thủ đô Washington, như đại học Virginia sẽ tăng 20%, và hệ thống đại học Maryland cũng sẽ tăng 21%.
    Các trường đại học tiểu bang không những chỉ gia tăng học phí mà còn áp dụng nhiều biện pháp khác, như cắt giảm các dịch vụ, từ việc sa thải nhân viên đến việc giảm thiểu chi phí bảo trì, để tìm cách cân bằng ngân sách. Tại đại học Virginia, số tiền thu được từ việc gia tăng học phí chỉ bù đắp được phân nửa số ngân sách bị cắt giảm. Và vì thế, các giới chức quản trị ở đây dự trù thay thế mt số nhân viên giảng huấn toàn thời gian bằng các giáo sư ngoại ngạch và giảm bớt số lớp của một số môn học.
    Mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng như thế, nhưng cho đến giờ, số sinh viên ghi danh theo học các trường đại học công lập chẳng những không giảm thiểu mà còn gia tăng. Các nhà phân tích cho rằng: lý do chủ yếu là vì so với các đại học tư, học phí của các đại học công vẫn chỉ nằm ở mức từ 25 đến 30% và càng lúc càng có nhiều người Mỹ tin rằng văn bằng đại học là chìa khoá để tiến thân trong một xã hội đã bước vào thời kỳ hậu công nghiệp như xã hội Mỹ. Sự kiện này càng làm tăng thêm khó khăn cho các trường đại học vì họ phải tuyển dụng thêm nhân viên và xây dựng thêm trường sở trong lúc ngân sách bị sút giảm.
    Theo tường thuật của tờ Wall Street Journal, số ra ngày 18 tháng 6, tại hệ thống UC ở California, trong vòng 3 năm tính đến cuối năm tới, số sinh viên được thu nhận sẽ gia tăng 18% nhưng tài trợ của chính phủ tiểu bang lại giảm 6%.
    Việc học phí gia tăng khá nhiều đã khiến cho một số người thắc mắc, vì trong thời gian gần đây, giá cả của hầu hết các sản phẩm tiêu thụ ở Mỹ chẳng những không gia tăng mà còn sút giảm đến độ nhiều nhà kinh tế phải lên tiếng cảnh báo về vấn đề giảm phát. Nhưng thật ra, đây không phải là lần đầu tiên các trường đại học công lập ở Mỹ quyết định tăng học phí trong lúc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
    Nhiều tiểu bang ở Mỹ đã trải qua tình trạng ngân sách eo hẹp trong những năm đầu thập niên 1990 và họ đã cắt giảm nguồn tài trợ dành cho các trường đại học công lập. Tuy nhiên, trong thời gian đó dân chúng đã không mấy quan tâm đến việc học phí gia tăng vì thu nhập của người dân cũng gia tăng.
    Các nhà phân tích cho rằng khi nguồn thu của chính quyền tiểu bang bị giảm thiểu, các nhà hoạch định chính sách thường cắt giảm số chi tiêu dành cho công tác giáo dục bậc cao đẳng thay vì tăng thuế hay áp dụng những biện pháp khác để cân bằng ngân sách, vì làm như vậy, họ sẽ ít bị công chúng chỉ trích hơn. Theo nhận xét của ông Arturo Perez, một nhà phân tích tài chánh của Hội Nghị Toàn Quốc Các Viện Lập Pháp Tiểu Bang, nhiều nhà lập pháp xem công tác giáo dục bậc cao đẳng là một khí cụ để cân bằng ngân sách tiểu bang.
    Cho đến thời gian gần đây, dân chúng Mỹ vẫn tỏ ra hài lòng với hệ thống giáo dục bậc cao đẳng trong lúc công tác giáo dục trung tiểu học thường bị nhiều người chỉ trích vì phẩm chất kém so với các nước công nghiệp khác. Tuy nhiên, tình trạng này dường như đang dần dà thay đổi và vấn đề học phí tăng vọt có thể là nguyên nhân chính. Theo tiến sĩ John Immerwarh, một chuyên gia của tổ chức nghiên cứu tư nhân ở Washington có tên là Public Agenda, vấn đề phí tổn giáo dục đại học gia tăng tuy chưa trở thành một đề tài nóng bỏng nhưng có khả năng sẽ trở thành một vấn đề gây xôn xao trong dư luận.
    Một số thành viên quốc hội Mỹ cũng đã bắt đầu chú tâm đến vấn đề này và đang tìm cách giải quyết thông qua công tác lập pháp. Theo tường thuật của tờ Christian Science Monitor, số ra ngày 17 tháng 6, Dân biểu Howard McKeon của tiểu bang California dự trù đề xuất một dự luật trong khuôn khổ Đạo Luật Giáo Dục Cao Đẳng, theo đó đại học nào tăng học phí nhanh gấp đôi tỉ lệ vật giá gia tăng trong hai năm liên tiếp sẽ không được quyền tiếp tục nhận những khoản tài trợ của chính phủ liên bang dành cho sinh viên.
    Các bạn nào có dự định đăng ký theo học các trường công lập của Mỹ nên viết E-mail cho nhà trường để cập nhật thông tin tài chính, nếu tăng cao quá nên so sánh chuyển sang các trường tư tốt hơn mà có giá tiền đôi lúc tương đương. Ngoại trừ nghành học của bạn ở trường đó là tốt nhất.
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khuyết điểm trong việc giảng dạy các môn sử địa và công dân giáo dục tại các trường trung tiểu học ở Mỹ​


    Một bản phúc trình mới được công bố hồi gần đây đã nêu ra nhiều khuyết điểm trong việc giảng dạy các môn sử địa và công dân giáo dục tại các trường trung tiểu học ở Mỹ và đề nghị giới hữu trách nhanh chóng cải thiện ngõ hầu các học sinh có được một cái nhìn đúng đắn về lịch sử của đất nước và biết quí trọng giá trị của thể chế dân chủ.
    Những câu chuyện về các vị anh hùng, những thành tựu, và lý tưởng của nước Mỹ đã không được giảng dạy một cách đầy đủ ở các trường trung tiểu học, và tình trạng này cần phải thay đổi. Đó là nhận định chính yếu của bản phúc trình do Viện Albert Shanker công bố hôm mồng 3 tháng 9 vừa qua.
    Viện Albert Shanker là một tổ chức nghiên cứu về chính sách công cộng, không có tính chất đảng phái, do Liên đoàn Giáo chức Hoa kỳ thành lập và được đặt tên theo tên của vị cố chủ tịch của liên đoàn này là ông Albert Shanker. Phúc trình của tổ chức vừa kể cho biết: những cuộc nghiên cứu hồi gần đây về các sách giáo khoa môn sử đã xác nhận một cáo giác mà những nhân vật thuộc phe bảo thủ đã đưa ra từ nhiều năm nay, đó là câu chuyện của nước Mỹ đã được trình bày một cách thiếu cân bằng ở trường học khiến cho nhiều học sinh có những thành kiến không tốt về đất nước của mình. Các tác giả của bản phúc trình nói rằng: nhà trường đã dạy cho học sinh quá nhiều về những điều xấu xa của xã hội Mỹ trong quá khứ mà không chú trọng đủ đến việc dạy cho các em về những thành tựu, những giá trị độc đáo, và những quyền tự do mà dân chúng ở Mỹ được hưởng.
    Ông Larry Diamond, một nhà nghiên cứu của Viện Hoover, đã tán đồng nhận định vừa kể và nói rằng sự chú trọng quá độ đến những vấn đề như cuộc chiến Việt Nam, vụ tai tiếng Watergate, những vụ án truất nhiệm tổng thống, và những vụ bê bối của các nhân vật hoạt động chính trị đã tạo ra trong xã hội Mỹ một thái độ hoài nghi thiếu lành mạnh. Theo giáo sư Diamond, điều quan trọng là các em học sinh cần hiểu được những khuyết điểm và sai lầm của nước Mỹ, nhưng đồng thời nhà trường cũng cần giúp các em nhận thức được rằng Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên có thể chế dân chủ hiện đại và sinh hoạt dân chủ của nước Mỹ đã và đang được nhiều bậc thức giả trên toàn thế giới ngưỡng mộ.
    Bà Sandra Feldman, Chủ tịch Liên đoàn Giáo chức Hoa kỳ cũng trình bày một quan niệm tương tự như thế. Theo bà Feldman, các em học sinh cần được học về những hành vi sai trái trong lịch sử nước Mỹ, như tệ nạn mua bán nô lệ hay vụ giam giữ những người Mỹ gốc Nhật trong thời đệ nhị thế chiến; nhưng đồng thời, các em cũng cần được học về lịch sử của những người Mỹ đã ra sức tranh đấu cho lý tưởng tự do và công bằng. Ngoài ra, các em cũng nên được học về những tấm gương can đảm của những người khác trên thế giới như Tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi, Tổng thống Vaclav Havel của Cộng hòa Chéch, bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ dân chủ Miến điện, và người sinh viên vô danh của Trung quốc đã giơ tay chận một đoàn xe tăng trong cuộc biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh năm 1989. Bà Feldman nói thêm rằng: nước Mỹ có những vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng xã hội Hoa kỳ cũng là một xã hội hoàn toàn khác xa những xã hội chuyên chế, và các em học sinh cần hiểu rõ và quí trọng những gì đã được xây dựng trên đất nước của mình.
    Bản phúc trình có nhan đề ỏGiáo dục cho Dân chủ của Viện Albert Shanker cũng chỉ trích tình trạng các trường ở Mỹ đã không chú trọng đến việc giảng dạy về những xã hội phi dân chủ. Theo những tác giả của bản phúc trình, sự so sánh giữa hai hệ thống sẽ giúp cho học sinh nhận thức được giá trị thật sự của chế độ chính trị của nước Mỹ. Bên cạnh đó, bản phúc trình của Viện Albert Shanker còn chỉ trích tình trạng bất cập của các trường ở Mỹ trong lãnh vực giáo dục công dân. Theo nhận xét của các tác giả của bản phúc trình, nhà trường đã chú trọng quá đáng tới việc giảng dạy các môn toán, khoa học và tập đọc mà lơ là những bài học về sử địa và công dân giáo dục. Điều này khiến cho học sinh có thái độ thờ ơ đối với những hoạt động xã hội và chính trị, và thiếu thiện chí phục vụ cộng đồng. Phúc trình vừa kể cho biết: trong 30 năm qua, tỉ lệ đi bỏ phiếu của những người dưới 25 tuổi đã sút giảm 15%, và tinh thần ái quốc trong giới học sinh sinh viên cũng xuống thấp đến độ có nhiều em học sinh nói rằng "Lễ Chiến Sĩ Trận Vong" là ngày mà hồ bơi bắt đầu mở cửa.
    Theo tường thuật ngày mồng 3 tháng 9 của các hãng thông tấn AP và UPI, bản phúc trình của Viện Albert Shanker đã được dư luận Hoa kỳ chú ý rất nhiều vì bên cạnh những phê phán khá nghiêm khắc, phúc trình này còn nhận được sự hậu thuẫn của hơn 100 nhân vật nổi tiếng thuộc nhiều xu hướng khác nhau trong chính trường và học giới của nước Mỹ. Trong số những người bày tỏ sự ủng hộ đối với các nhận định và đề nghị của phúc trình này có cựu Tổng thống Bill Clinton, thuộc đảng dân chủ; bà Jeane Kirpatrick, người thuộc đảng Cộng hòa từng giữ chức đại sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc; sử gia David McCullough; ông Reg Weaver, người cầm đầu nghiệp đoàn giáo chức lớn nhất nước là Hiệp hội Giáo dục Toàn quốc; cùng với nhiều học giả và những nhà lãnh đạo của các tổ chức khác.
    ( Theo VOA)

Chia sẻ trang này