1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống giáo dục của Mỹ.

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi xanxan, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhtrung_dang

    anhtrung_dang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Không đồng tình với bài viết của VOA.
    Sách giáo khoa các môn xã hội như lịch sử Mỹ (US History) hay chính quyền Mỹ (american government) hầu như toàn ca ngợi Mỹ, trực tiếp hoặc gián tiếp.
    Nguoi ta chi mat 3 nam de hoc noi, nhung phai mat toi 60 nam de hoc im lang.
  2. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    copy and paste from VB
    Chi Phí Giáo Dục Mỹ Cao Nhất, Học Trò Chưa Giỏi Bao Nhiêu
    WASHINGTON D.C. - Hoa Kỳ chi tiêu tiền công và tiền tư vào giáo dục nhiều hơn các cường quốc khác, nhưng kết quả của giáo dục, từ tỉ lệ tốt nghiệp bậc trung học và điểm thi các môn toán, văn, khoa học không cao.
    Năm 2000, Hoa Kỳ tốn trung bình 10,240 MK mỗi đầu người để học từ tiểu học cho đến xong bậc cao đẳng, so với 6361 MK ở 25 quốc gia.
    Ông Barry McGaw, giám đốc giáo dục của tổ chức hợp tac và phát triển kinh tế (OECD) trụ sở Paris, tuyên bố : có những nước không thu được kết quả từ chi phí giáo dục, trong số đó Hoa Kỳ là 1.
    Theo tài liệu thống kê do Bộ Trưởng giáo dục Rod Paige trưng dẫn, điểm toán, văn và khoa học của học sinh Mỹ năm 2000 đạt mức điểm trung bình.
    Năm 2001, tỉ lệ tốt nghiệp bậc trung học thấp hơn mức trung bình quốc tế. Điểm văn năm 2001 ở học sinh lớp 4 tại Hoa Kỳ xếp hạng cao, nhưng sa sút ở các lớp trên.
    Bộ Trưởng Paige nhận xét : những kết quả nêu trên chỉ ra 1 sự thật quan trọng về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là tâm lý tự mãn, thiếu thiện chí làm tốt hơn.
    Chi phí giáo dục thich đáng là 1 vấn đề chính trị quan trọng hiện nay trong luc diễn ra các cải tổ theo kế hoạch liên bang.
    Ngân sách giáo dục kể từ ngày TT Bush nhậm chức đã lên tới gần 11 tỉ, và theo Bộ Trưởng Paige, so sánh chi phí giáo dục giữa các nước là khó, vì hệ thống giáo dục khác nhau.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Học phí tại các đại học công lập ở Mỹ trong năm 2003 gia tăng với tỉ lệ bình quân 14,1%.​


    Tình trạng học phí đại học ở Mỹ gia tăng quá nhanh đã khiến một số người e rằng chướng ngại này sẽ ngăn không cho khoảng 2 triệu học sinh học tiếp lên bậc đại học trong mười năm tới đây.
    Theo một bản phúc trình do Hội đồng Đại học công bố hôm 21 tháng 10, học phí tại các đại học công lập ở Mỹ trong năm 2003 đã gia tăng với tỉ lệ bình quân 14,1%, trong lúc những khoản trợ cấp tài chánh dành cho sinh viên nghèo đã bị sút giảm trong một thập niên qua.
    Bản phúc trình thường niên của Hội đồng Đại học còn cho biết các đại học tư cũng đã tăng học phí với tỉ lệ 6%, và đây là năm thứ 3 liên tiếp các đại học tư tăng học phí với tỉ lệ gia tăng cao hơn gấp đôi tỉ lệ lạm phát. Kết quả là học phí bình quân hiện nay là 19,710 đô la ở các đại học tư, 4,694 đô la ở các đại học công và 1,905 đô la ở các đại học cộng đồng.
    Tường thuật của nhật báo Boston Globe, số ra ngày 22 tháng 10, trích lời chủ tịch của Hội đồng Đại học, ông Gaston Caperton nói rằng: lý do khiến cho học phí ở đại học công tăng cao là hầu hết các chính phủ tiểu bang đã cắt giảm ngân sách tài trợ cho giáo dục cao đẳng. Ông Caperton cho biết: các đại học tư cũng phải chật vật ứng phó với tình trạng chi phí bảo trì và lương bỗng gia tăng trong lúc các khoản quyên tặng của cựu sinh viên và các nhà hảo tâm bị giảm thiểu. Tuy vậy, ông Caperton cũng nói rằng chi phí thật sự của việc theo học đại học hiện nay không gia tăng nhanh như nhiều người vẫn tưởng, vì số trợ cấp tài chánh dưới dạng học bỗng và cho vay nhẹ lãi cũng tăng đến mức kỷ lục là 105 tỉ đô la.
    Theo tường thuật của tờ New York Times, số ra ngày 22 tháng 10, sau khi trừ đi các khoản học bỗng và điều chỉnh cho phù hợp với tỉ lệ lạm phát, số tiền mà các sinh viên ở đại học công phải trả trong năm 2002 chỉ cao hơn 343 đô la so với năm 1992, mặc dù học phí trong cùng thời gian đã tăng 1,100 đô la. Cũng tương tự như vậy, số tiền mà sinh viên đại học tư phải trả trong năm ngoái chỉ cao hơn 2,799 đô la so với 10 năm trước trong lúc học phí bình quân đã tăng 5,300 đô la.
    Trong khi đó, các số liệu của Hội đồng Đại học cho thấy nhờ vào sự gia tăng của các khoản học bỗng, các sinh viên đại học cộng đồng trong năm 2002 đã trả ít hơn 591 đô la so với mười năm trước.
    Mặc dù vậy, phúc trình của Hội đồng Đại học còn cho thấy một xu thế, mà ông Gaston Caperton gọi là ỏmột diễn tiến không mấy phấn khởiõ; đó là tỉ lệ của các khoản học bỗng dành cho sinh viên nghèo đã giảm thiểu trong một thập niên qua. Theo phúc trình vừa kể, trong năm 1991, tỉ lệ của học bỗng dành cho những sinh viên không thuộc diện nhà nghèo chiếm không đến 10% tổng số học bỗng của chính phủ tiểu bang nhưng đến năm 2001 con số này đã tăng đến gần 25%.
    Vấn đề học phí đại học gia tăng quá nhanh đã khiến các giới chức chính phủ liên bang và tiểu bang quan tâm, và họ đang tìm cách để thúc đẩy các giới chức quản trị đại học giải quyết vấn đề bằng cách giảm thiểu chi phí điều hành. Mới đây, các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa đã đề xuất một dự luật để phá bỏ một chướng ngại mà họ nói là sẽ ngăn không cho khoảng 2 triệu học sinh theo học đại học trong vòng 10 năm tới đây.
    Theo dự luật do dân biểu Howard McKeon bảo trợ, những đại học nào tăng học phí với tỉ lệ cao hơn gấp đôi tỉ lệ vật giá leo thang trong 3 năm liên tiếp sẽ bị liệt kê vào danh sách những trường cần được theo dõi, và nếu tình trạng không được cải thiện trong vòng 3 năm, các trường đó sẽ không được nhận những khoản trợ cấp nhiều triệu đô la của chính phủ liên bang.
    Trong khi đó, theo tường thuật của nhật báo Atlanta Journal-Constitution, số ra ngày 26 tháng 10, giới lãnh đạo các chính phủ tiểu bang cũng dự định đề ra những phần thưởng tài chánh cho những trường đại học nào đạt được thành tích trong việc giảm thiểu chi phí điều hành.
    Tường thuật của tờ Atlanta Journal-Constitution trích lời bà Kristin Conklin, một nhà phân tích chính sách của Hiệp hội Thống đốc Toàn quốc, nói rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển nhanh, các đại học ở Mỹ đã thiết lập quá nhiều định chế mà trong tình trạng hiện nay họ không có khả năng chu cấp.
    Bà Conklin còn cho biết: trong cuộc hội thảo tổ chức hồi tháng trước ở San Francisco, các vị thống đốc và các nhà lập pháp tiểu bang đã thảo luận với các giới chức quản trị đại học về một số biện pháp nhằm giảm thiểu chi tiêu, bao gồm việc thiết lập những trung tâm kỹ thuật để tập trung điều hành việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ, và hỗ trợ tài chánh chung cho nhiều phân hiệu; tiêu chuẩn hóa giáo trình của những lớp cấp thấp; gộp chung các phân khoa và các cơ quan hành chánh; và chuyển đổi một số đại học chuyên về nghiên cứu thành những đại học chú trọng đến công tác giảng huấn.
    Theo ông Patrick Callan, giám đốc một tổ chức nghiên cứu tư nhân ở California có tên là Trung tâm Quốc gia về Chính sách Công cộng và Giáo dục Cao đẳng, những biện pháp vừa kể tuy hay nhưng không dễ thực hiện. Ông Callan nói với nhật báo Atlanta Journal-Constitution rằng từ trước đến nay, các trường đại học Mỹ không hề thu dụng một vị hiệu trưởng nào với mục đích giảm thiểu chi phí điều hành mà chỉ để cho họ làm thế nào tìm ra thêm tiền cho trường và chi tiêu cho hết những khoản tiền đó mới thôi.
    (VOA)
  4. RO_TRE

    RO_TRE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác
    Các bác ơi, cho em hỏi 1 chút. Em hiện dang học business administration ở Đức và em muốn làm practical training o Mỹ hoặc tham gia chương trình trao đổi sinh viên giữa Đức và Mỹ. Em muốn hỏi học theo dang trao đổi như vậy co ưu va nhược điểm gì??? Thanks
  5. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    trẻ em bây giờ gian lận giỏi hơn?
    NGÔ NHÂN DỤNG
    Đây là một trường hợp "Con hơn cha là nhà không có phúc" (hoặc có phúc, tùy quan điểm đạo lý của cha mẹ.) Ông Michael Josephson, điều khiển một viện nghiên cứu về đạo đức trong xã hội, trụ sở tại Los Angeles, đã thăm dò mười ngàn học sinh trung học ở khắp nước Mỹ và thấy học trò thời nay tiến bộ vượt bực trong nghề gian lận thi cử. Mười năm trước, chỉ có 61 phần trăm học trò nhận là đã gian lận trong lúc làm bài thi trong 12 tháng trước khi được phỏng vấn. Nhưng trong năm 2002 tỷ số đã lên tới 74%! Một cuộc nghiên cứu khác do giáo sư Donald McCabe ở Đại học Rutgers công bố năm 2001, cho thấy trong số 4,500 học sinh trung học, có 75 phần trăm đã gian lận ít nhất một lần trong một kỳ thi, tăng gấp rưỡi so với năm 1993 (53%) và hoàn toàn "vượt chỉ tiêu" đối với năm 1963 (25%).
    Hồi chúng ta đi học ở Việt Nam, nghệ thuật "cọp pi" đã được phát triển trong các trường trung học; bây giờ nhiều người còn nhắc lại chuyện cũ như những kỷ niệm thời niên thiếu không bao giờ quên được. Liệu tỷ số học sinh Việt Nam gian lận có lên tới 25% theo "tiêu chuẩn quốc tế" hay không? Nhưng chắc khó lòng đạt tới 50% chứ đừng nói tới 75%!
    Ở Việt Nam hiện nay thì tổng kết vào tháng Bẩy cho thấy có 4,000 học sinh gian lận trong kỳ thi vào đại học. Nhưng tất nhiên các vụ thi gian đông hơn số vụ bị bắt, vì có tới 934 ngàn thí sinh mà chỉ gần 4 ngàn gian lận thì thật là phúc đức quá!
    Nhưng ở nước ta việc gian lận thi cử cũng bung ra làm ăn theo định hướng mới, được "lãnh đạo" không khác gì được ghi trong hiến pháp! Hồi tháng Bẩy năm nay, công an đã tóm được một đảng 12 tay chuyên tổ chức "thi thuê" vào các trường đại học, đứng đầu là một bác sĩ thuộc Viện Học bổng quốc gia! Trước đó, ở Sài Gòn cũng bắt được một chi bộ tổ chức thi mướn như vậy! Phải nói rằng trình độ tổ chức thi gian lận ở Việt Nam hiện nay đã đạt những tiến bộ không thua gì bên Mỹ về số lượng, mà có thể vượt xa về chất lượng!
    Vì ở bên Mỹ, khám phá mới nhất được đăng trên nhật báo New York Times là các học sinh Mỹ cóp pi các bài toát yếu vào trong mấy cái máy tính bỏ túi, chỉ cần bấm cái là ra hết. Nhưng kiểu cóp pi đó thì ai cũng đoán được mà đề phòng, chỉ cần bắt tịch thu mấy cái máy trước khi thi là xong! Nhà trường sẽ cho mượn những cái máy tính sạch sẽ! Có học sinh Mỹ còn dán bài toát yếu vào chai nước lọc, bên ngoài vẫn là nhãn hiệu chai nước. Nhưng coi cái hình đăng trên báo thì thấy, các giám thị đi qua cũng nhìn thấy tất cả! Ở Việt Nam, người ta gian lận thi cử bằng cách đổi tên đổi họ mấy người thi giúp, cho giống hệt tên thí sinh, rồi nghiễm nhiên bước vào phòng thi. Giấy tờ có thị thực đầy đủ vì họ còn có sẵn những củ triện (con dấu) của công an nữa!
    Nếu trình độ gian lận thi cử ở Việt Nam có thua ở Mỹ, thì thua ở một điểm này: Ở Việt Nam không có bố mẹ nào đi thưa kiện nếu con mình bị bắt về tội cóp pi! Nếu ở vào một thời xa xưa, bố mẹ học sinh còn đến trường xin lỗi thầy, cô vì mình không biết dạy con nữa! Ở nước Mỹ thì khác. Ông Michael Josephson ở Los Angeles cho biết các trường trung học cho con cái nhà giàu thường nhắm mắt làm ngơ trước các vụ gian lận thi cử của học sinh! Chính cha mẹ học sinh gây ra tình trạng này. "Mình bắt trúng một học sinh gian lận? Bố mẹ hắn sẽ dọa đưa mình ra tòa!"
    Hai tác giả Mỹ nêu tên trên đây đều thấy có liên hệ giữa gia đình và nạn gian lận thi cử. Con cái nhà khá giả hay gian lận vì chúng bị nhiều áp lực của cha mẹ hơn, cần phải có điểm cao. Và chúng có thể cảm thấy chúng đáng được hưởng điểm cao vì đó là chuyện bình thường trong xã hội. Bà Sunyia Luthar, giáo sư khoa Sư phạm Đại học Columbia cho biết giới trẻ con nhà khá giả rất tội nghiệp! Trong nhiều năm qua bà đã theo dõi nhiều lớp học sinh ở vùng Westport, tiểu bang Connecticut. Lợi tức mỗi gia đình 152,894 đô la một năm là lợi tức đứng giữa (median), cho thấy đây là một khu khá giả. Trương Trung học Westport với 1,400 học sinh thuộc hạng tốt nhất trong nước Mỹ. Trong một bài nghiên cứu đăng trong báo Child Development (Phát triển của Tuổi trẻ thơ) bà Luthar mô tả mức độ tâm thần gặp khó khăn của học sinh trường này rất cao. Chúng buồn u uất, âu lo, uống rượu, và gian lận thi cử. Bà Luthar cho là có hai nguyên nhân: cha mẹ tạo áp lực khiến con cái phải tìm cách "thành công" ở trong trường, và trẻ em thiếu tiếp xúc thân cận với cha mẹ.
    Trường Trung học Staples ở Westport đã mở chiến dịch tổng tấn công nạn gian lận thi cử. Ông hiệu trưởng đã được các học sinh hỗ trợ, vì chính các học sinh chăm chỉ và học khá cảm thấy họ là nạn nhân của những kẻ gian lận! Nếu không ngăn chặn gian lận, ông hiệu trưởng John Bradley nói, thì bệnh sẽ lan tràn. Một học sinh thấy người bạn ngồi bên gian lận, rồi được điểm cao, sẽ tự hỏi tại sao mình dại dột, không gian lận? Ông Bradley đã họp phụ huynh và giáo sư để liệt kê các mánh khóe gian lận "hiện đại" nhất: Các bài toát yếu cái trong máy tính cầm tay, học sinh trao đổi với nhau bằng các phương pháp điện tử, học sinh thay phiên làm bài tập ở nhà hộ nhau. Một học sinh viết trong tờ báo của trường cũng than phiền về tình trạng các bạn mình chạy đua lấy điểm cao, "đi học lấy điểm chứ không phải đi tìm hiểu biết!"
    Nhưng chính cậu học sinh này cũng nhận thấy việc đi bắt tại trận tất cả những học trò gian lận là một mục tiêu khó đạt được. Muốn "đánh" gian lận, phải nhắm vào thay đổi thái độ của học sinh. Làm sao để giới trẻ cảm thấy rằng một người bị bắt vì tội gian lận thì bị bạn bè coi khinh!
    Nhưng ông hiệu trưởng cũng công nhận đó là một cố gắng đầy khó khăn. Phải thuyết phục phụ huynh trước đã. Ở khu vực Westport này, học trò mang điểm B về nhà là bị cha mẹ coi như "thi rớt!" Phụ huynh cũng không tin là con cái mình đã gian lận! Họ còn lo rằng tố cáo tội gian lận sẽ làm tâm lý đứa trẻ bị thương tích! Họ lại thúc đẩy các con phải làm sao vào được các trường lớn: Nếu không phải Havard, Princeton và Yale thì không được! Vì họ không chấp nhận sự thật nên mới có những phụ huynh dọa sẽ kiện nhà trường nếu phạt kỷ luật con họ vì gian lận!
    Nhưng ông Bradley còn mang đến cho các phụ huynh đến họp coi những bài báo về nạn gian lận kế toán của các công ty lớn, bên cạnh những thống kê về gian lận thi cử. Trong một xã hội mà trên truyền hình bao nhiêu tin tức người lớn gian lận thì làm sao khuyến khích học sinh thi cử lương thiện? Năm trước, một ông tổng thống nhìn thẳng vào ống kính máy truyền hình nói dối, (Tôi không hề... với người phụ nữ đó), năm nay những người như Fastow, Ken Lay, Skilling ở công ty Enron vẫn chưa bị ra tòa. Đây là một vấn đề chung của cả xã hội Mỹ, chứ không riêng gì trong các trường học.
    NGÔ NHÂN DỤNG
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn đã có một số chủ đề nói về những thắc mắc của bạn.
    Bạn chịu khó xem ở mấy trang sau nhé.
    Đây là một trong những chủ đề đó. Nếu sau khi bạn xem xong vẫn còn thắc mắc hãy viết lên đây nhé! Hy vọng mọi người sẽ giúp được bạn.
    [topic]291404[/topic]
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Phúc trình của Cal State: Hơn phân nửa số sinh viên năm thứ nhất vẫn còn có trình độ Toán và Anh Văn chưa đạt tiêu chuẩn.​


    Trường Đại học Tiểu bang California, thường được gọi tắt là Cal State, là hệ thống đại học công lập lớn nhất nước Mỹ, với 23 phân hiệu nằm rải rác ở nhiều thành phố khác nhau. Trong bản phúc trình công bố hôm thứ Tư vừa qua, các giới chức thuộc ủy ban chính sách giáo dục của Cal State cho biết trong số gần 37 ngàn sinh viên năm thứ nhất của niên khóa 2002-2003, có đến 59% cần phải theo học những khóa học bổ túc về hai môn Toán và Anh văn vì chưa đủ trình độ. Tỉ lệ vừa kể chỉ thấp hơn 1% so với tỉ lệ của niên khóa trước đó và còn cách biệt quá xa so với chỉ tiêu do Hội đồng Quản trị của trường này đề ra cách đây 7 năm. Được biết, Hội đồng Quản trị của Cal State đã tự cam kết là sẽ giảm thiểu số sinh viên năm thứ nhất cần phải học bổ túc Toán và Anh văn từ con số gần 70% trong năm 1996 xuống còn 10% trong năm 2007.
    Song song với chỉ tiêu vừa kể, các giới chức Cal State đòi hỏi các tân sinh viên phải cải thiện khả năng Toán và Anh văn trong vòng một năm, nếu không thì sẽ bị cho nghỉ học và chỉ được thu nhận trở lại khi nào học lực trong hai môn này đạt được tiêu chuẩn đại học. Theo phúc trình công bố hồi tuần trước, có 6,8% sinh viên đã không được phép ghi danh trong năm nay vì không thỏa mãn đòi hỏi vừa kể. Ông Allison Jones, trợ lý phó hiệu trưởng học vụ của Cal State, cho biết tỉ lệ vừa kể đã giảm từ con số 8,2% của niên khoá trước đó và đây là lần đầu tiên Cal State có được sự cải thiện trong lãnh vực này kể từ năm 1998. Theo ông Jones, sự cải thiện này phát xuất từ chủ trương cứng rắn của ban quản trị nhà trường trong vài năm gần đây đối với những tân sinh viên không hoàn tất các khóa học bổ túc.
    Theo tường thuật của tờ Los Angles Times, số ra ngày thứ Năm vừa qua, ông Murray Galison, phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Cal State, đã nêu lên nghi vấn đối với hiệu quả của các khóa học bổ túc dành cho những tân sinh viên không hội đủ trình độ đại học trong các kỳ thi xếp lớp của 2 môn Toán và Anh văn. Ông Galison cho biết thay vì phải dùng chính bài thi xếp lớp để cho các sinh viên đó thi lại vào cuối khóa học, Cal State lại chỉ dựa vào nhận xét riêng của các giáo sư để kết luận là sinh viên nào đã đủ trình độ và sinh viên nào cần phải học thêm. Theo ông Galison, cách thẩm định tiến bộ như thế là thiếu tính chất khoa học.
    Một thành viên khác của Hội đồng Quản trị Cal State, ông Shaileh Mehta, cũng tỏ ý bất mãn trước tình trạng không mấy sáng sủa của nỗ lực nhằm gia tăng tỉ lệ tân sinh viên có đủ năng lực Toán và Anh văn để theo học các môn học bậc đại học. Tường thuật của tờ Union-Tribune ở thành phố San Diego, số ra ngày 29 tháng 1, trích lời ông Mehta nói rằng ông không hiểu lý do nào đã khiến cho những khoản đầu tư của Cal State trong nỗ lực này không mang lại kết quả nào cả. Được biết, Cal State hiện đang chi tiêu hơn 10 triệu đô la cho các khóa học bổ túc. Đồng thời, hệ thống đại học này còn xử dụng một ngân khoản 3 triệu đô la để thực hiện những chương trình hợp tác với các trường trung học trong việc nâng cao trình độ Toán và Anh văn của học sinh.
    Trong khi đó, bản tin ngày 28 tháng Giêng của hãng thông tấn AP trích lời ông David Spence, phó hiệu trưởng học vụ của Cal State, nói rằng: nếu so với tình trạng của 3, 4 năm trước đây, Cal State năm nay đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, mặc dù vẫn còn rất nhiều nỗ lực cần phải thực hiện thêm. Theo ông Spence, vấn đề học lực hai môn Toán và Anh văn của tân sinh viên không đạt tiêu chuẩn đại học bắt nguồn từ tình trạng là học sinh trung học đệ nhị cấp không được thẩm định học lực ở những năm đầu và có nhiều sinh viên của Cal State không xử dụng Anh văn trong sinh hoạt thường nhật ở nhà.
    Ông Spence cũng thừa nhận là những chương trình hợp tác với các trường trung học đã không mang lại những hiệu quả như mong muốn. Ông cho biết thêm rằng mới đây, Cal State đã phát triển xong một kế hoạch trắc nghiệm sớm để lượng định trình độ Anh văn và Toán của học sinh, và kế hoạch này sẽ bắt đầu được áp dụng thí điểm ở 60 trường trung học trong học kỳ mùa xuân năm nay. Những bài thi này của Cal State sẽ được gộp chung trong các cuộc Khảo hạch Tiêu chuẩn của tiểu bang California dành cho học sinh lớp 11. Theo ông Spence, mục tiêu của kế hoạch này là giúp cho các học sinh lớp 11 biết được là trình độ của các em có đạt tiêu chuẩn để được nhận vào Cal State hay không, và nếu không, thì các em cũng sẽ có được hơn 1 năm để ra sức trau giồi thêm.
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tình trạng thiếu hụt giáo chức tại Hoa Kỳ​
    Hạ tuần tháng Hai vừa qua, Hội đồng Giáo dục Tiểu bang Texas ở Mỹ đã quyết định thực hiện một chương trình để cho những người tốt nghiệp đại học không thuộc ngành sư phạm được nhận làm giáo chức bằng cách thông qua một cuộc trắc nghiệm mà không cần phải theo học những môn sư phạm ở đại học.
    Theo chương trình vừa kể, các sinh viên tốt nghiệp đại học có thể giảng dạy những môn học của lớp 8 đến lớp 12 có liên hệ với chuyên ngành của mình, sau khi đã tham gia một kỳ thi về môn học đó và trải qua một cuộc trắc nghiệm để được cấp giấy chứng nhận tạm thời để làm nghề dạy học. Những giáo chức mới này sẽ được các giáo chức thâm niên hướng dẫn và giúp đỡ trong hai năm đầu, và giấy chứng nhận hành nghề của họ sẽ có hiệu lực trong hai năm. Sau đó họ sẽ được giới hữu trách tiểu bang cấp bằng hành nghề chính thức.
    Chương trình vừa kể là nỗ lực mới nhất nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo chức của tiểu bang Texas, là nơi cần phải thu nhận thêm khoảng 45 ngàn giáo chức mỗi năm trong lúc số người được cấp giấy chứng nhận hành nghề thầy giáo trong năm 2003 chỉ ở mức 20 ngàn người.
    Tường thuật của tờ Christian Science Monitor, số ra ngày thứ 6 vừa qua, trích lời một viên chức thuộc Hiệp Hội Các Hội Đồng Giáo Dục Tiểu Bang Texas, ông Marty de Leon nói rằng hiệp hội này tuy không xem chương trình vừa kể là phương cách để giải quyết rốt ráo vấn đề thiếu hụt giáo chức, nhưng kế hoạch đó sẽ giúp các trường trung tiểu học ở tiểu bang Texas có thêm được một biện pháp để tuyển dụng giáo chức.
    Theo một bản phúc trình mới đây của nghiệp đoàn giới chức lớn nhất nước Mỹ, Hiệp Hội Giáo Dục Toàn Quốc, thì nghề giáo ở Hoa kỳ đang trải qua một biến chuyển trọng đại: (đó là) số học sinh ghi danh theo học đang gia tăng với tốc độ rất nhanh trong lúc có hơn 1 triệu giáo chức sắp đến tuổi nghỉ hưu. Hiệp hội này trích lời các chuyên gia nói rằng trong 10 năm tới đây, các trường trung tiểu học phải thu nhận thêm hơn 2 triệu giáo chức mới có thể đáp ứng nhu cầu. Cũng theo phúc trình vừa kể, vấn đề thiếu hụt giáo chức ở một số khu vực, đặc biệt là ở các đô thị lớn và vùng thôn quê, đã tiến vào giai đoạn khủng hoảng.
    Đứng trước tình trạng thiếu hụt giáo chức trầm trọng này, giới hữu trách ngành giáo dục ở hầu hết các tiểu bang đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút giáo chức mới và lưu dụng giáo chức cũ, như tăng lương, cấp tiền thưởng cho giáo chức mới, nhận trả tiền nợ cho các sinh viên mới tốt nghiệp đại học, và kêu gọi các giáo chức đã nghỉ hưu trở lại trường làm việc bán thời gian.
    Ngoài ra, nhiều khu học chánh cũng đã ra sức tuyển mộ giáo chức từ những nước nói tiếng Anh như Canada, Australia, New Zealand, Anh Quốc, và Nam Phi. Theo tường thuật của tờ Christian Science Monitor, trong số khoảng 10 ngàn giáo chức người nước ngoài ở Mỹ, có đến gần 1/3 đang giảng dạy ở các trường công lập của tiểu bang Texas.
    Bên cạnh những biện pháp vừa kể, tiểu bang Texas cùng với 43 tiểu bang khác ở Mỹ còn áp dụng những chương trình đặc biệt để cấp bằng hành nghề thầy giáo, với sự tán đồng của các giới chức thuộc bộ giáo dục liên bang. Tường thuật của tờ Christian Science Monitor trích lời một viên chức cao cấp của bộ Giáo dục Hoa Kỳ, ông Michael Petrilli, cho biết bộ Giáo dục khuyến khích các tiểu bang thực hiện những thay đổi trong hệ thống cấp bằng hành nghề để hạ thấp những rào cản hiện đang ngăn không cho những người có khả năng được theo đuổi nghề gõ đầu trẻ.
    Chủ trương vừa kể đã gặp phải sự phản đối của nhiều nhà giáo dục và các học giả. Họ cho rằng những biện pháp nhằm nới lỏng điều kiện để được cấp bằng hành nghề sẽ làm sút giảm phẩm chất của nền giáo dục bậc trung tiểu học vốn đã yếu kém, vì số giáo chức không được đào tạo kỹ lưỡng về khoa sư phạm sẽ gia tăng. Trong khi đó, các chuyên gia của Hiệp Hội Giáo Dục Toàn Quốc cũng cho rằng giới hữu trách đã đặt sai vấn đề khi tập trung nỗ lực vào việc tuyển dụng giáo chức mới.
    Theo các chuyên gia vừa kể, trong số những giáo chức mới được tuyển dụng có đến 20% đã bỏ nghề nửa chừng trong vòng 3 năm đầu, và tại một số học khu ở các thành phố lớn, tỉ lệ đó lên tới 50% trong 5 năm đầu. Các chuyên gia này cho rằng vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để cho những thầy giáo mới vào nghề có thể tiếp tục theo đuổi nghề giáo.
    (VOA)
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Những khó khăn trong việc xin thị thực nhập cảnh đe dọa đến vị thế nền giáo dục đại học của Mỹ

    Các số liệu thống kê và những cuộc điều trần ở quốc hội Mỹ hồi gần đây đã xác nhận sự xuất hiện của một xu thế đáng lo ngại mà các giới chức đại học đã cảnh báo trong gần 2 năm nay những biện pháp mới về an ninh mà giới hữu trách Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 đang khiến cho số sinh viên ngoại quốc nộp đơn xin theo học ở các đại học ở Mỹ sút giảm đáng kể.
    Trong năm 2003, số sinh viên quốc tế tại các trường đại học ở Mỹ đã gia tăng với tỉ lệ 0,6%, là tỉ lệ thấp nhất trong vòng gần một thập niên, sau khi đã tăng gần 6,5% mỗi năm trong hai năm trước đó. Tại ít nhất phân nửa các đại học ở Mỹ, số nghiên cứu sinh nộp đơn xin theo học đã bắt đầu sút giảm từ mùa thu năm ngoái; và số sinh viên nước ngoài nộp đơn xin theo học các chương trình bậc cao học và tiến sĩ cho niên khóa 2004-2005 đã giảm thiểu với tỉ lệ bình quân 32%.
    Thêm vào đó, tổ chức ở Mỹ chuyên đảm trách việc thực hiện các cuộc khảo hạch về khả năng học tập, có tên là Dịch Vụ Trắc Nghiệm Giáo Dục (Educational Testing Service) cho biết số sinh viên quốc tế nộp đơn xin tham gia kỳ thi GRE dành cho nghiên cứu sinh đã giảm 1/3 trong năm nay. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tình trạng sút giảm mạnh trong số sinh viên đến từ Trung quốc và Ấn dộ, là hai nước lâu nay vẫn chiếm gần 1/3 tổng số nghiên cứu sinh ở các đại học Hoa kỳ.
    Nhiều chuyên gia giáo dục ở Mỹ nói rằng sự giảm thiểu, mà họ cho là phát xuất từ những khó khăn trong việc xin thị thực nhập cảnh, hiện đang đe dọa đến vị thế của nền giáo dục cao đẳng của Mỹ và tác động đến nền kinh tế vốn được hưởng lợi khoảng 12 tỉ đô la mỗi năm từ số học phí và sinh hoạt phí của các du học sinh.
    Theo các chuyên gia, sự sút giảm số nghiên cứu sinh nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến công tác nghiên cứu về bệnh ung thư và bệnh Aids, và phương hại đến sự phát triển trong các ngành kỹ sư và công nghệ - lý do là vì công tác nghiên cứu mà những sinh viên đó thực hiện ở các cơ sở giáo dục ở Mỹ là một bộ phận không thể tách rời của sự tiến bộ của Hoa kỳ trong lãnh vực y khoa và khoa học. Tờ Detroit News, số ra ngày 2 tháng 3 trích lời ông John Godfrey, Trợ lý khoa trưởng đặc trách giáo dục quốc tế của Đại học Michigan, nói rằng đối với một đại học nghiên cứu như Đại học Michigan, các sinh viên nước ngoài có một vai trò cực kỳ quan trọng. Tường thuật của tạp chí Giáo Dục Cao Đẳng (The Chronicle of Higher Education), số ra ngày 12 tháng 3, trích lời ông Victor Johnson, Phó giám đốc chính sách công cộng của Hiệp Hội Các Nhà Giáo Dục Quốc Tế (Association of International Educators), nói rằng: sinh viên các nước đang bỏ phiếu bằng đôi chân của họ, và nhiều người đã quyết định đi du học ở những nước có những chính sách di trú ít hạn chế hơn. Nhận xét này đã được xác nhận qua số liệu thống kê mới được phổ biến ở Australia. Nhật báo The Star ở Malaysia, số ra ngày 14 tháng 3, trích thuật các số liệu do Mạng Lưới Giáo Dục Quốc Tế của chính phủ Australia công bố hôm thứ 3 vừa qua, cho biết: số sinh viên quốc tế ở Australia đã tăng 17% trong niên khóa 2003-2004.
    Theo tường thuật của tạp chí Giáo Dục Cao Đẳng, nhiều thành viên quốc hội Mỹ đã chú ý đến sự bất mãn của các sinh viên quốc tế và giới học thuật. Một số nhà lập pháp đã khiển trách các giới chức bộ An Ninh Nội Địa hồi tháng trước sau khi họ đọc một bản phúc trình của Tổng Vụ Kế Toán Quốc Hội (General Accounting Office), trong đó các nhà điều tra của quốc hội chỉ trích về sự trễ nãi mà nhiều khoa học gia nước ngoài đã gặp phải khi họ xin thị thực nhập cảnh nước Mỹ. Các giới chức quản trị đại học nói rằng thời hạn 8 tuần từ khi được thu nhận cho đến ngày thực sự nhập học lẽ ra là đủ để sinh viên nước ngoài nhận được thị thực nhập cảnh. Tuy nhiên, phúc trình của Tổng Vụ Kế Toán Quốc Hội cho biết thời hạn chờ đợi thị thực hiện nay kéo dài từ 9 tuần cho đến 6 tháng. Chủ tịch Ủy ban Khoa học Hạ viện, dân biểu Sherwood Boehlert, nói rằng: hệ thống cấp phát thị thực du học hiện nay đang tạo ra những sự trễ nãi không cần thiết và những vấn đề này không ích lợi gì cho an ninh của nước Mỹ. Nhận định này đã có sự tán đồng của nhiều nhà giáo dục, trong đó có ông Kevin Casey, Giám đốc Phòng Quan hệ Liên bang và Tiểu bang của Đại học Harvard. Ông Casey nói rằng: nếu không được giải quyết thỏa đáng, vấn đề hiện nay chẳng những sẽ làm sút giảm vị thế của Hoa kỳ trên thế giới mà còn phương hại đến nền an ninh nội địa của nước Mỹ.
    Cũng theo tường thuật của tạp chí Giáo Dục Cao Đẳng, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bắt đầu áp dụng những biện pháp nhằm giảm thiểu sự trễ nãi trong việc cấp phát thị thực mà phúc trình của Tổng Vụ Kế Toán Quốc Hội đề nghị, trong đó có việc nâng cấp hệ thống Mantis mà các phòng lãnh sự dùng để chuyển đạt những yêu cầu điều tra cho Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI). Hệ thống Mantis được bắt đầu áp dụng năm 1998 để thực hiện những cuộc điều tra về các sinh viên và học giả nước ngoài có ý định theo học ở các đại học Mỹ trong khoảng 200 bộ môn khoa học nằm trong Danh Sách Cảnh Báo Kỹ Thuật (Technology Alert List). Đây là danh sách những kiến thức chuyên môn có thể tạo ra một mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ nếu được chuyển giao trái phép cho một nước khác.
    Theo bà Janice Jacobs, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách dịch vụ cấp phát thị thực, thì cảm nghĩ cho rằng việc xin thị thực du học đã trở nên khó khăn hơn là một cảm nghĩ sai lầm. Bà nói rằng: trong thời gian vừa qua, tỉ lệ chấp thuận đơn xin thị thực du học vẫn không thay đổi mặc dù tổng số đơn xin thị thực các loại đã giảm mạnh.
    (VOA)
  10. quanghiep

    quanghiep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Dạ, em có một việc cực khẩn mong các anh chị giúp đỡ trả lời sớm nhất cho em trong hôm nay hoặc sáng mai (theo giờ Việt Nam). Vấn đề đó có liên quan đến việc phân biệt đối xử đối với học sinh da màu, da đen so với những học sinh, sinh viên da trắng (discrimination angainst blacks and other minorities) trong American Education. khuynh hướng này hiện nay có còn không và những biện pháp đối với vấn đề này của chính phủ Mỹ như thế nào ạ.
    Em xin cảm ơn nhiều.

Chia sẻ trang này