1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phân chia sinh giới-một số vấn đề cần tham khảo ý kiến.

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi 210224477, 07/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 210224477

    210224477 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống phân chia sinh giới-một số vấn đề cần tham khảo ý kiến.

    Xin chào tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động trên diễn đàn. Tôi biết ttvnol/cnsh này rất tình cờ và có quan tâm theo dõi. Tôi là một giáo viên dạy sinh học tại một trường phổ thông và là sản phẩm đào tạo của một thời đại lịch sử trước đây nên việc cập nhật thông tin có một số khó khăn hơn các bạn trẻ bây giờ, và dĩ nhiên trình độ ngoại ngữ có hạn, nên cần tham khảo các bạn một số vấn đề:

    - Thứ nhất: xin giới thiệu một số hệ thống phân chia sinh giới hiện nay (chi tiết đến cơ sở phân chia và các nhóm sinh vật chính trong các giới, siêu giới,..)
    - Thứ 2: gần đây, trong sách giáo khoa thí điểm để chuẩn bị phát hành bộ sách sinh học phổ thông, cụ thể là chương đầu của sách sinh học lớp 10 có đề cập đến hệ thống phân chia sinh giới thành 5 giới (khởi sinh, nguyên sinh, nấm, động, thực vật) thì các tác giả lại tách nhóm rong tảo (tất cả thượng và hạ đẳng) ra khỏi giới thực vật và xếp vào giới nguyên sinh (tức protista) cùng với động vật nguyên sinh (protozoa), nấm bậc thấp (cụ thể là nấm nhày-myxophyte-dạng plasmodium). Tất nhiên với mức độ học sinh phổ thông, điều này không sao nhưng bản thân người dạy rất boăn khoăn vì trước đến nay vẫn quan niệm tảo (trừ tảo lam) là thực vật bậc thấp (thallobionta) có cơ thể dạng thallus, vậy cơ sở để phân chia là gì (embryo hay sự phân hoá tổ chức hay cái gì khác nữa) và nếu xếp như vậy thì giới thực vật được phân chia ra sao. Còn nữa, nhóm địa y sẽ được sắp xếp vào đâu,...

    Xin có vài ý kiến như vậy mong nhận được sự quan tâm.
  2. 210224477

    210224477 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ mình đi nhầm box nhưng cảm thấy lạ vì không có một ý kiến phản hồi từ vấn đề nêu trên. Tất nhiên trước khi viết bài này tôi đã xem chủ đề "bàn về đơn vị so sánh giữa các nhóm sinh vật"-odonata nhưng thấy còn để ngỏ, tôi muốn đem lại vấn đề này bàn cụ thể hơn. Mọi người thấy sao?
  3. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Thật sự là trong box này, những người am tường về phân loại học chỉ có một hai người. Do đó khó có thể tham gia với bạn trong chủ đề này đựơc. Hi vọng Odonata có thể vào đây để bạn cùng trao đổi về vấn đề này.
  4. dominhha

    dominhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Thưa bạn!
    Tôi không phải là người hay chọc người khác, nhưng mà có một điều lạ là bạn có biết công nghệ sinh nghiên cứu những gì!
    Câu hỏi của bạn là về vấn đề Lý thuyết Sinh học!
    Còn câu hỏi của bạn, thì bạn có thể tìm được câu trả lời 1 cách ngắn gọn trong trang 18 sách Vi Sinh Vật Học của tác giả Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn ĐÌnh Quyến và Phạm Văn Ty! Ở đó có hệ thống phận loại 5 giới và lý do phân loại!
    Và có một lưu ý là trong khoa học ( đặc biệt là nghành phân loại ) thì tiêu chí đầu tiên là sự chính xác, còn tiêu chí thứ 2 là sự đơn giản! Nhất là ở các phân ngạch đầu tiên!
    Còn câu hỏi thứ 2 của bạn, thì theo tôi trong sơ đồ cũng ghi rõ là Protista là nhưng tế bào có nhân thật đầu tiên còn Fungi, Plantae và Animalia là nhưng cơ thể đa bào, chúng được phân chia như vậy là do nhưng hướng trao đổi, tổng hợp năng lượng và vật chất ( metabolism, erneginism..) khác nhau!
    Còn nhóm địa y, đặt ở vị trí nào, thì mình phải theo định nghĩa địa y là gì đã, rồi -> câu trả lời!
    Thân!
    ....То в инее я?ком блесне,,
    Yо?fди,ся в д?еме левкоя....
    Но ве?но и ,айно веде,
    z, ?адос,и и о, покоя....
  5. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    năm 1754, Cral von Línne phân chia thực vật làm 25 lớp, trong đó có 1 lớp gọi là Cryptogamina chứa tất cả các thực vật "khiếm khuyết" cơ quan sinh sản tức là thiếu cả hạt và hoa. Trong Cryptomina này, Línne gộp chung 4 nhóm là nấm (fungi), tảo (algae), musci (rêu) và Filices (dương xỉ). Đến năm 1883, Eichler đưa ra một hệ thống phân loại mới cũng dựa trên nền tảng của Línne mà chúng ta vốn đã và đang học trong trường đến nay. Cụ thể, hệ thống của Eichler bao gồm:
    A- Cryptogamae (tức là thực vật sinh bào tử) trong đó chia thành:
    Ngành Thallyophyta (thực vật bậc thấp, với dấu hiệu chính là tản-thallus)
    Lớp 1: tảo
    Lớp 2: nấm (tất cả các loại nấm)
    Ngành Bryophyta- rêu (rêu, địa y)
    Ngành Pteridophyta- dương xỉ.
    B- Phanerogamae - Thực vật có hạt
    Ngành Gymnospermae (thực vật hạt trần)
    Ngành Angiospermae (thực vật hạt kín)
    Lớp Monokotylae -một lá mầm
    Lớp Dikotylae- hai lá mầm
    Ngoài hệ thống của Eichler, còn có 1 số hệ thống phân loại khác, nhưng ta không đi sâu vào chi tiết. Cho đến nay, hệ thống này vẫn còn được sử dụng nhiều và giảng dạy trong trường học. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hệ thống-phân loại học đều cho rằng hệ thống của Eichler KHÔNG CHÍNH XÁC, ngoại trừ Bryophyta, Gymnospermae và Angiospermae là còn đúng. Theo hệ thống của Eichler thì ông chia TV làm 1 nhóm chính A và B như đã miêu tả trong đó ông nhấn mạnh dương xỉ có quan hệ gần gũi với tảo xanh hơn là với thực vật có hoa. Điều này hoàn toàn sai theo cái nhìn của các nhà phân loại học ngày nay. Rõ ràng dương xỉ phải gần với thực vật có hoa hơn là gần với tảo xanh. Vì nếu ta nhìn vào lá, thân khí sinh (không phải ký sinh), và mô mạch của dương xỉ, rõ ràng là nó tương phản mạnh mẽ với cấu trúc hình thái đơn bảo hay đa đào bậc thấp của tảo xanh. Đó là chưa xét đến 1 yếu tố chính đó là tảo xanh là prokaryote còn dương xỉ là Eukaryote. Tương tự, nếu ta xem xét kỹ thì tảo và nấm cũng khó lòng ngồi chung xuồng Thallophyta nhận họ hàng bà con với nhau.
    Đi sâu về câu hỏi tảo. Trước tiên ta quay trở lại 1 số định nghĩa cổ điển về các nhóm SV. Theo định nghĩa cổ điển thì tảo là một nhóm đa dạng các thực vật có khả năng quang tổng hợp mà chúng không có rễ, không có lá, không có chồi, không có mô mạch. Tuy nhiên lại có 1 số nhóm tảo không có khả năng quang hợp, nhưng người ta vẫn phải xếp nó vô nhóm tảo vì chúng có hình thái rất giống với bọn tảo quang hợp. Cũng theo định nghĩa cổ điển thì nấm là 1 nhóm các thực vật KHÔNG quang hợp, thiếu lá, thiếu rễ, thiếu chồi và thiếu bó mạch.
    Từ hai định nghĩa mơ hồ như trên cho tảo và nấm, câu hỏi đặt ra là, vậy Thực Vật là gì, động vật là gì? Khi nào ta xác định 1 SV thuộc giới TV hay ĐV?? Nếu dựa trên sự phân loại của Línne từ 3 thế kỷ trước, rõ ràng ta không mấy khó khăn để phân biệt 1 cây xanh có rễ, quang hợp và 1 con vật ăn mồi có khả năng di động. Cũng vậy, một số sinh vật hiển vi (tôi dùng từ sinh vật hiển vi để phân biệt vi sinh vật), đơn bào, không sắc tố, và có khả năng nuốt các hạt thức ăn được gom lại gọi là Protozoa. Thế nhưng đều trớ trêu lại cho thấy một số sinh vật hiển vi đơn bào cũng di động, và hấp thu thực phẩm nhưng thỉnh thoảng lại quang hợp (như Euglenophyta và Chrysophyceae). Và nếu ta nhìn qua anh nấm nhày (myxomycetes) ta cũng bắt gặp trường hợp tương ứng. Như vậy có những sinh vật, khi thì anh ta ở trọ giới TV, lúc lại tạt qua nhà ĐV và đôi lúc lại nằm vắt vẻo trong căn phòng của 1 giới thứ ba Protista. Như thế, sự phân chia sinh giới làm 2 giới chính là thực và động vật rõ ràng là không thỏa mãn. Năm giới trong ngôi nhà sinh giới mà chúng ta đang sử dụng phần nào đã giải quyết cơ bản trật tự của các SV (tức là tảo và nấm phải tách biệt ra)
    1/ Monera> Eubacteria và Archaebacteria tức là vi khuẩn thật và vi khuẩn cổ
    2/ Protoctista>tảo Eukaryote và protozoa cùng với 1 số nấm
    3/Fungi
    4/ Animalia: động vật đa bào
    5/ Plantae: rêu, địa tiền và thực vật có mạch.
    Trong giới monera, người ta không phải không còn bàn cãi, vì 1 số SV Eukaryote lại có cấu trúc genome gần giống với Archaebacteria hơn là với Eukaryote khác. Cũng thế, nhóm Chloraphyta được đặc trong giới Protoctista lại có nhiều quan hệ gần gũi với giới thực vật hơn là với các nhóm khác trong giới Protoctista.
    Trước đây, ta gọi Tảo và nấm là thực vật bậc thấp còn thực vật có mạch gọi là TV bậc cao, điều này phản ánh mức độ tổ chức cơ thể cũng như sự chuyên hóa, biệt hóa cơ quan tử của các TV có mạch. Thực vật bậc cao được cho là tiến hóa từ thực vật bậc thấp. Khái niệm này tuy không còn chính xác, nhưng vẫn còn dùng trong hệ thống phân chia mới. Ngược lại, trong hệ thống phân chia mới thì rêu, dương xỉ lại được đẩy lên là TV bậc cao.
    Hệ thống học mà chúng ta bắt đầu làm quen gồm 5 giới như bạn và các GV khác đang chuẩn bị giảng dạy cho học sinh là 1 hệ thống TỰ NHIÊN được hầu hết các nhà phân loại học đồng ý cho đến ngày nay. Nó đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các nước tiên tiến trên thế giới. Ở đây tôi xin mở ngoặc 1 chút là, các nhà sinh học phân tử lại có khuynh hướng chia Sinh giới làm 3 nhóm chính là Cổ Vi sinh vật, sinh vật nhân giả (proka) và sinh vật nhân thật (Eukaryote), trong đó nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng nhóm Euka KHÔNG BẮT NGUỒN từ proka như người ta nghĩ, mà chúng tiến hoá hoàn toàn độc lập từ 1 tổ tiên chung chưa xác định. Quay trở lại hệ thống phân chia hiện đại ngày nay, có 1 điểm cần lưu ý là tất cả các nhóm Eukaryote chính đều tiến hóa độc lập với nhau, tức là chúng đã không còn quan hệ bà con trong 1 khoảng thời gian khá dài cho đến tận ngày nay.
    Về hệ thống hiện đại chi tiết, bạn có thể dò tìm trên nét sẽ có nhiều tài liệu đề cập. Ví dụ vào www.google.com đánh keyword là classification nature kingdoms. Vì để viết ra thì rất phức tạp, sorry.
    Concay
  6. 210224477

    210224477 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên tôi xin có lời cảm ơn bạn quản trị đã có một số giải đáp.
    Và xin có vài lời với bạn dominhha về bài viết của bạn:
    Thứ nhất xin thưa bạn, tôi rất và rất hiểu công nghệ sinh học nghiên cứu những cái gì. Nhưng rất thực tế là trong này tôi bắt gặp một số người theo sinh học cơ bản vẫn vào đây tham gia trao đổi chuyên môn nên tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề mang tính chất lý thuyết sinh học ở đây. Nếu điều này gây khó chịu tôi xin rút lui ngay không có lời chào.
    Tôi có cảm giác là ngay bản thân dominhha vẫn chưa phân biệt được thế nào là sinh học cơ bản hiện đại và công nghệ sinh học thì việc bạn chỉ trích người khác hay đem mấy cái cuốn sách đó ra để hù chơi tôi không lấy làm buồn. Tôi nói điều đó mong bác quản trị thông cảm.
    Thứ hai, tôi muốn nhân bài viết của mình cũng có lý do riêng là có ý tham khảo các bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào? ngay cả bản thân các giảng viên ở một số trường đại học và trong một số giáo trình xuất bản gần đây vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hết sức căn bản này, nếu ai đó không tin thì cứ thử xem một số sách xuất bản gần đây (hay nói đúng hơn là bóc lớp vỏ xưa, thay bìa mới, còn nội dung không có gì thay đổi thậm chí đến từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, phẩy, xuống dòng,...Phân Loại Thực Vật của Hoàng Thị Sản, NXBGD2000 là một ví dụ). Trong khi đó lại đặt một câu ngay trang bìa "sách đã được hội đồng thẩm định dùng chung cho các trường đại học SP" hay gì gì đó,... Mà như các bạn biết , hệ thống 5 giới tôi đề cập trên không phải mới gì, vậy mà,...Như vậy các bạn sinh viên của chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề đó như thế nào, theo xu hướng thế giới hay theo thầy giáo dạy, theo giáo trình nào hay theo ai??? Giả dụ có biết cũng không chắc gì dám cải (Việt Nam ta là vậy). Tóm lại tôi muốn mượn bài viết này nhìn nhận quan điểm của các bạn và cần có cái nhìn đúng hơn một khi đã đem ra thảo luận.
    Còn tôi là ai, giáo viên hay sinh viên, cử nhân hay phó kỹ sư, nông dân hay công chức nhà nước, ở đâu,...không quan trọng. Tôi là một thành viên mới tham gia diễn đàn với thái độ rất nghiêm túc, mong các bạn hết sức nghiêm túc, vậy thôi. Không nói thì thôi, nói phải có trách nhiệm không nên có cái kiểu làm thầy thiên hạ.
  7. dominhha

    dominhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bạn 210224477!
    Mình không phải là có ý xỏ xiên gì bạn cả, nhưng mà nhưng lời bạn nói về sự lạ lùng trong box CNSH thì tuy mình là một thành viên mới nhưng cũng không thể không để ý đến lời phàn nàn này! Còn về việc bạn có ý kiến đóng góp ý kiến với mình thì mình hoàn toàn đồng ý, và vô cùng cám ơn! Nói thật đúng ra, mình vẫn chưa phân biệt được rõ ràng ranh giới giữa công nghệ sinh học và sinh học cơ bản! Nhìn chung tất cả các vấn đề, đề tài nghiên cứu sinh học, cũng như công nghệ sinh học bây giờ là nhưng đề tài liên nghành! Không thể phân biệt được đâu là đề tài nghiên cứu cơ bản và đâu là công nghệ nữa! Nhất là ở Việt Nam mình, khi có chủ trương phát triển khoa học, kinh tế nhảy vọt, bằng cách đón đường thì hầu hết các đề tài nghiên cứu đều mang tính thực tiễn cao! Bạn đồng ý với mình chứ!
    Còn chuyện bạn chỉ trích sách giáo khoa ở nhà thì mình cũng không phản đối, nhưng bạn lưu ý cho, sách giáo khoa chỉ là nơi cung cấp nhưng kiến thức tối cần thiết nhất thôi, còn sự căn kẽ về tinh tiết về nhưng thông tin khoa học thì sinh viên phải tự nghiên cứu thêm qua nhưng tạp chí chuyên nghành và cũng có khi chính các giáo sư giảng dạy sẽ bổ xung ở trên mỗi bài giảng!
    Nhưng có một điều đáng tiếc là mỗi người sinh viên hiểu một cách khác nhau, có người học thuộc để lấy thông tin, có người thì chỉ cần nhớ nội dung chính của nó thôi! Âu cái này cũng là cái hay của môn Sinh học!
    Nói chung là con rất nhiều điều muốn nói! Nhưng thời gian không cho phép! Hẹn bạn khi khác!
    Thân!
    ....То в инее я?ком блесне,,
    Yо?fди,ся в д?еме левкоя....
    Но ве?но и ,айно веде,
    z, ?адос,и и о, покоя....
  8. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ lâu lâu mới có người đào xới vấn đề này, tôi cảm thấy nếu không tham gia thì không phải vì trước đây tôi cũng vào đây để tìm người cùng trao đổi ý kiến nhưng không gặp. Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé qua diễn đàn, cũng chỉ mong là đọc được những bài viết quan tâm đến những chủ đề kiểu thế này.
    Bấy lâu nay tôi bị hút quá sâu vào những nghiên cứu sâu và nhỏ trong phân loại và hệ thống học của một nhóm côn trùng cụ thể, nên đôi khi đầu óc không còn được tập trung nhiều vào những lý thuyết chung nhất nữa. Có lẽ đây cũng là một điểm không tốt, nếu chỉ chăm chăm tìm ra giống mới, loài mới hsy hệ thống tiến hoá trong một nhóm sinh vật ít người để ý đến thì có lẽ không xứng đáng là một người làm về hệ thống học, tôi phải thú nhận là hiện tại tôi đang bị sa lầy vào đám thành tích này, cũng chỉ vì ở cái đất nước chúng ta, vấn đề này quá ít được lưu tâm khiến cho những kẻ kém cỏi như tôi cũng dễ dàng có cơ hội tìm kiếm cái gì đó còn sót lại, đóng góp cho cái mớ kiến thức khổng lồ mà cả thế giới đã nghiên cứu từ rất lâu.
    Tôi cũng đã cố lục lại các bài viết của tôi trong diễn đàn để xem tôi đã tư duy đến đâu và dừng ở đâu nhưng quả thật tôi không thể tìm thấy.
    Tuy nhiên khi đào xới lại vấn đề, tôi thấy có lẽ là trước đây tôi nếu có đề cập đến các hệ thống giới sinh vật thì chắc chắn rằng đó là chủ đề để ngỏ, đúng như tác giả của chủ đề này đã nhắc tới. Tôi không dám chắc rằng đã giải thích cặn kẽ về sự hình thành tư duy khi mà người ta phân loại sinh vật từ 2 giới lên 3 giới rồi 4 giới, 5 giới và cuối cùng là đa giới hay chưa. Tuy nhiên những cái đó nếu là sinh viên ngành Sinh học thì chắc chắn sẽ tìm đọc được ở một số cuốn giáo trình về phân loại học, đặc biệt là Phân loại học thực vật, tất nhiên sách bên sư phạm thì thường mang tính bảo thủ cao hơn bên tổng hợp (tôi không có ý chê bai các trường sư phạm nhưng đó cũng là một trong những đặc thù của chính ngành đó vì họ đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông, phải mang tính thống nhất và ổn định lâu dài, vì vậy cho dù có cố chuẩn xác thì bao giờ cũng không bằng các cuốn sách bên tổng hợp về mặt cập nhật thông tin).
    Nếu nói đến trường ĐHSP ở ngoài Bắc thì những tên tuổi như Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng được xem như là những cây đa cây đề về Phân loại và hệ thống học thực vật. Bên tổng hợp thì có Lê Khả Kế (sau này chuyển sang làm về ngôn ngữ và cụ cũng đã mất), Võ Văn Chi, Phan Kế Lộc và trẻ hơn gầy đây thì có Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Thị Si. Bên Viện khoa học thì có Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Tiến Hiệp, Trần Đình Lý, lâm nghiệp thì có Trần Hợp, dược thì có Vũ Văn Chuyên v.v... Tôi nhắc tới một số tên như vậy là để các bạn quan tâm tự tìm những tài liệu để hiểu và nhận thức chính xác các luồng tư tưởng cũng như lịch sử tư duy của những nhà khoa học Việt Nam về vấn đề này (đấy là trong trường hợp bạn không đọc được các tài liệu nước ngoài, hơn nữa những nhà khoa học lớn của chúng ta thì cũng có chung nỗi băn khoăn và bị ảnh hưởng chung của thế giới). Bên cạnh đó có thể tham khảo các tài liệu của Động Vật học, nhất là động vật không xương sống (vì có liên quan nhiều hơn đến tảo, đến trùng roi hay cụ thể hơn chính là nhóm Protista), bạn nên tìm hiểu những quan điểm của Thái Trần Bái (ĐHSP HN), Đặng Ngọc Thanh (ĐH Tổng hợp cũ).
    Tuy nhiên, sau khi bạn đã tìm hiểu kỹ và suy ngẫm về vấn đền đó, bạn sẽ thấy là không thể kết thúc hoặc đóng vấn đề lại ngay được, hoặc ít ra là chưa thể, rồi bạn sẽ cũng sẽ dừng lại hoặc chấp nhận một vấn đề mở như tôi đã trình bày ở các bài viết nào đó mà tôi không nhớ là có post lên trên này không. Trong trường hợp bạn tìm ra cách giải quyết hoặc có ý định giải quyết sự mâu thuẫn đó thì quả thật bạn đang làm công việc của tất cả những người làm phân loại học hiện nay, họ cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Và rõ ràng bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành một vĩ nhân, tất nhiên là tôi nói vậy thôi, ý của tôi nói là chúng ta đang có một bài toán cụ thể, nhưng chưa giải đáp được. Bạn hiểu ý tôi chứ!
    Vấn đề cụ thể, có lẽ để một dịp khác khi tôi thư thái hơn, ít bận rộn hơn, tôi sẽ đưa ra chính kiến và tất nhiên, tôi phải nối lại tư duy của tôi trước đã. Nhưng có một điều đáng nói ở đây, cho dù những tác giả mà tôi nêu ra ở trên quả thật là những người đã nghiên cứu khá sâu trong Phân loại học (chủ yếu là thực vật) nhưng họ đã khá già và những quan điểm của họ đôi khi lỗi thời, mang tính kế thừa là chính. Vì vậy những gợi ý của họ không có nhiều giá trị cập nhật mà chỉ mang tính tham khảo.
    Cái hệ thống 3 giới mà bạn quản trị nêu ra ở phía trên bài viết của tôi không phải chỉ là quan điểm của những người làm sinh học phân tử. Những người làm sinh học cơ bản như tôi cũng rất rất quan tâm và cũng chú ý tìm hiểu nhiều, thậm chí còn nhiều hơn những người làm sinh học phân tử nữa, dù rằng chúng tôi chỉ cập nhật thông tin chứ không trực tiếp thao tác. Cách đây khoảng 2 năm, tôi không nhớ chính xác lắm, khi tôi ngồi trao đổi với GS. Nguyễn Bá người cũng khá quan tâm và tham gia giảng dạy về vấn đề này ở trường tổng hợp, ông cũng đã có nhắc đến việc người ta tách vi khuẩn cổ ra khỏi nhóm monera, đứng độc lập với vi khuẩn và cùng với nhóm nhân thật tạo thành học thuyết về 3 nhóm. Ông cũng nói là vấn đề này cũng được Thái Trần Bái quan tâm nhiều. Có lẽ nếu như chúng ta chấp nhận một giới sinh vật khổng lồ như Eukaryota thì chúng ta cũng có thể chấp nhận một học thuyết đa giới, học thuyết được đưa ra khi người ta không thể giải quyết được những tồn tại mà học thuyết 5 giới chứa đựng, khi mà Protista được xem như một món tạp phế lù gồm những sinh vật mà người ta không biết phải đối xử với chúng như thế nào. Tuy nhiên, rõ ràng rằng, nếu sử dụng một học thuyết đa giói cho học sinh (theo tôi, quan điểm về 3 giới kết hợp với đa giới sau này sẽ được thay thế vào trong chương trình giảng dạy cho học sinh phổ thông, nhưng điều này còn phụ thuộc vào rât nhiều thứ, đó không phải chỉ là vấn đề của nên giáo dục Việt Nam). Hơn nữa, dừng ở học thuyết 5 giới đối với học sinh của chúng ta hiện nay là phù hợp, ít nhất là vì hoàn cảnh, để thay đổi được thì toàn bộ giáo viên cấp 3 dạy sinh vật của chúng ta phải liên tục cập nhật thông tin, đi kèm với nó là các chính sách giáo dục cũng như các chiến lược cải cách đồng loạt. Hơn nữa khi giản dạy về hệ thống học hoặc phân chia sinh giới, giáo viên không thể bỏ qua phần lịch sử hình thành các học thuyết đó, có như vậy sinh viên hoặc học sinh mới nắm được và thích thú với vấn đề đó, học thuyết 5 giới dù chưa hoàn hảo nhưng nó cũng là một quãng đường dài trong sự phát triển tư duy của loài người. Dạy cho trẻ con hoặc người trẻ tuổi, thì không thể sử dụng phương pháp cũ là áp đặt rồi để họ ghi nhớ, mà phải là diễn giải, phân tích, tại sao người ta lại nghĩ như vậy, người ta đã nghĩ thế nào, thay đổi ra sao, thậm chí phải giải thích cả nhưng vấn đề mà chúng ta không thể giải thích, có nghĩa là phải làm cho họ hiểu tại sao chúng ta chưa hề trả lời họ và họ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc tự trả lời, nói tóm lại là phần lịch sử của tư duy cũng rất quan trọng, nó sẽ đưa đến một cách học gợi mở. Bản thân tôi không phải là một nhà sư phạm, và cũng chưa từng tham gia giảng dạy, nên rõ ràng tôi đang múa rừu qua mắt thợ, vậy nên tốt nhất là tôi không múa nữa Những vấn đề sâu hơn tôi xin hẹn dịp khác! Nếu bạn quan tâm sâu đến vấn đề này, tôi dám chắc rằng, bạn sẽ thấy nhiều vấn đề khác còn đang vướng mắc, ngay kể cả chỉ với bậc học phổ thông, như vấn đề các khái niệm về loài, sự hình thành loài và cụ thể hơn là loài sinh học nữa.....
    Odonata
  9. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Trước khi viết bài này, tôi đắn đo rất kỹ lưỡng vì tôi biết chắc điều tôi viết ra dụng chạm đến khá nhiều người, nhưng xin phép, tôi bày tỏ ý kiến của tôi với tư cách là 1 người đang theo nghề phylogeny hay nói đúng hơn là phân loại học và tiến hóa học phân tử:
    01- trước nay và cho đến giờ cũng vậy, tôi chưa hề và không muốn mất thời gian để tìm hiểu tư tưởng xuyên suốt của các nhà khoa học ngoài Bắc. Với những tài liệu mà họ viết từ phân loại, sinh học TV đến ĐV tôi đều có đầy đủ và biết rõ từng "đầu ngành", nhưng thú thật, tôi sư tầm về chỉ để mà có. Chỉ khi nào tôi quan tâm đến 1 chi tiết vụn vặt nào đó cần tra cứu, tôi mới mở ra xem. Chứ nếu bắt tôi ngồi xem từ đầu đến cuối về hệ thống tư tưởng trình bày trong sản phẩm giáo khoa mà họ viết, tôi chưa hề làm. Có nhiều lý do, trong đó phải kể đến 1 lý do tạm gọi là sản phẩm lịch sử để lại, khi mà những tác giả này thật chất đến gần 90% đều kế thừa luồng tư tưởng của nền Khoa học Xô Viết, tuy nhiều thành tựu nhưng cũng không lắm bảo thủ đến kỳ quặc (ví dụ như học thuyết di truyền gì đó của 1 vị GS, Viện Sỹ hàn lâm LX cũ mà tôi quên tên, chắc ông odonata có biết). Nếu hỏi ràng tôi có phục các nhà khoa học đầu ngành VN này hay không thì câu trả lời của tôi là KHÔNG
    02- Về vấn đề phân chia sinh giới. Nói thât là tôi hoàn toàn không nhớ ngày xưa tôi đã được dạy cái gi và đã học cái gì. Thế mà tôi đi thì lại đậu (đậu cao mới lạ chứ) Kiến thức sinh học cơ bản này, chỉ đến với tôi gần đây mà thôi.
    03- Theo những gì tôi biết, hiện nay giới làm khoa học về phân loại học đang cãi nhau ì xèo về sự phân chia sinh giới. cãi hăng say nữa là khác. trong đó, Ma ỹ với nhiều điều kiện nhất đang dần dần xây dựng 1 hệ thống phân chia sinh giới mới, nhằm thay thế cho các hệ thống phân chia sinh giới cũ, mà cụ thể là hầu hết tất cả các hệ thống phân chia trước đây của các nhà hoa học Nga đều bị xoá sạch. Chĩ 1 vài trường hợp là còn được họ công nhận vì lý thuyết của các nhà khoa học Nga quá cứng. các nhà khoa học Châu âu thì đang kiên trì đấu tranh, lúc được, lúc thua. Nhưng cơ bản là họ cũnng không muốn công nhận các học thuyết của các nhà khoa học Nga đề xuất trước đây.
    04- Vn đã đóng cửa với thế giới khoa học suốt gần 30 năm trời, nên khó lòng theo kịp và nắm bắt cách luận điểm khoa học cơ bản ngày nay, nói như odonata là Lịch sử sinh học đã bị VN bỏ qua 30 năm. nay ta lại khuyến khích công nghệ hóa ngành sinh học, nên để hiểu và nắm bắt sinh học cơ bản lại càng xa vời.
    05- Sự phân chia sinh giới thành hay 5 giới cũng là 1 sản phẩm của tư duy, mà tư duy của các nhà khoa học Vn đã đóng băng từ 30 năm nay, nên chắc chì có thể nghe-đọc thì được, chứ để Nói và viết thì khó lắm.
    06- Riêng về bản thân tôi thì tôi ủng hộ giả thuyết 3 giới hơn là 5 giới. Vì mấy luận điểm cơ bản sau:
    - cơ sở nghiên cứu sinh giới theo thuyết 3 giới dựa trên genome là chính, như vậy ta kô bị chi phối bởi các yếu tố khácnhu tập tính, hình thái, phương thức sinh dưỡng ....
    - genome có tính bảo tồn cao hơn các yếu tố khác
    - bằng chứng dựa trên việc nghiên cứu genome hoàn toàn không thể mơ hồ, lẫn lộn so với nghiên cứu các tiêu chuẩn khác
    - học thuyết 3 giới tỏ ra phù hợp với các học thuyết về tiến hóa sơ cấp, thứ cấp của các cơ quan tử (chủ yếu là plastid).
    và cuối cùng: sự phân chia sinh giới càng đơn giản, nhưng phổ quát thì vẫn tốt hơn là phân chia phức tap mà mơ hồ. Sự phân chia sinh giới theo 5 giới đâu phải là tối ưu, vậy tại sao ta vội chấp nhận nó.
    07- Còn về học sinh phổ thông và GV đang giảng dạy, xin lỗi tôi không muốn bàn. Vì nó lại sang 1 chủ đề khác. Thôi thì đành chấp nhận theo kiểu Sư phạm vốn bảo thù.
    Concay

Chia sẻ trang này