1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phòng không của các nước trên thế giới (rada, tên lửa, pháo cao xạ)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 11/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    À theo thông tin từ sukhoi thì nó chỉ tàng hình với PAC và S-300 ngố, còn S-300 nhái của TQ thì nhìn rõ cả F-22 và T-50. RCS = 100m2
  2. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Biết đâu Nga lén đưa S-300 qua, Iran lột mác đổi tên gì đấy rồi phao lên, hợp đồng hoàn tất, Nga lại không mang tiếng khoẻ thân.
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Hệ thống phòng không Pantsyr-S1E:
    [​IMG]
    1-Thông tin sản xuất:
    -Hệ thống phòng không Pantsyr-S (SA-19) được Cục thiết kế công cụ Instrument KBP thiết kế vào năm 1994, và được sản xuất tại các nhà máy cơ khí Ulyanovsk, Nga. Việc sản xuất Pantsyr-S trên cơ sở thừa kế và nhằm thay thế hệ thống Tunguska M1.Pantsyr-S1 là một hệ thống phòng không hiệu quả được thiết kế nhằm bảo vệ an tòan cho các cơ sở dân sự và quân sự mặt đất, các hệ thống phòng không hạng nặng S-300/400, chống lại các mục tiêu bay bao gồm máy bay cánh cố định (được tuyên bố có khả năng phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình), máy bay trực thăng, tên lửa đạn đạo và hành trình, các loại máy bay không người lái... Ngoài ra, nó còn có thể tham gia chống các mục tiêu bọc thép trên mặt đất.
    Nguyên mẫu Pantsyr-S:
    [​IMG]
    -Nguyên mẫu đầu tiên được hòan thành trong năm này và được triển lãm lần đầu tiên tại MAKS năm 1995. Đến năm 2003, hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được sản xuất và đưa vào trang bị cho quân đội Nga. Việc phát triển Pantsyr-S lên phiên bản S1 được tiếp tục bởi đề nghị của khách hàng Trung đông là Ảrập Thống nhất vào năm 2000. Hệ thống phòng không Pantsyr-S1E (được NATO gọi với mật danh là SA-22 Greyhound) là 1 phiên bản phát triển của Pantsyr-S nguyên mẫu được giao cho Ảrập Thống nhất năm 2007.
    -Các quốc gia hiện nay đang sử dụng Pantsyr-S1 gồm Nga (năm 2008) , Ảrập Thống nhất (50 hệ thống, năm 2009 sẽ chuyển giao hệ thống cuối cùng) , Syria (50 hệ thống, hệ thống đầu tiên được giao vào tháng 6 năm 2008), Algérie (38 hệ thống,ký kết tháng 3 năm 2006), Jordan (hợp đồng bí mật) và một quốc gia dấu tên khác. Ngoài ra, Iran cũng rất quan tâm hệ thống này, nhưng Nga còn đang e ngại dư luận quốc tế nên chưa quyết định cung cấp. Dự kiến trong năm 2010, không quân Nga sẽ được trang bị 10 tổ hợp Pantsyr-S1E để bảo vệ những hạng mục đặc biệt quan trọng của cơ quan chính phủ và quân sự Nga. Hiện tại, Pantsyr-S1E đang được các chuyên gia và các nhà quân sự của Nga đánh giá khá cao trong việc bảo vệ tầm ngắn cho các mục tiêu quan trọng, thậm chí nó còn được quan tâm hơn cả hệ thống Tor-M2E. Các phiên bản của Pantsyr-S: Pantsyr-S1, Pantsyr-S1-O (Pantsyr-S1E).
    2-Mô tả hệ thống:
    -Một tổ hợp Pantsyr (1 xe) bao gồm: Hỏa lực và rada được đặt cố định trên 1 bệ . Trên bệ gồm có các radar ở giữa, hai bên hông radar gồm 12 ống phóng tên lửa và 2 khẩu pháo 30mm. Tất cả đặt trên xe Kamaz -6560 khung gầm 8x8 .
    -Tổng trọng lượng của mỗi xe (kể cả pháo, tên lửa): 38 tấn.
    -Động cơ xe Kamaz: 400hp.Tốc độ tối đa: 90km/h.
    3-Khả năng họat động: Mỗi xe là một hệ thống riêng biệt có khả năng tác chiến độc lập hiệu quả cao, hoặc khẩu đội 3-5 xe cùng với các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật gồm: Một xe vận tải và nạp đạn-tên lửa, một xe bảo trì sửa chữa, một xe bảo trì các thiết bị điện tử, xe chở phụ tùng và phụ kiện thay thế cho hệ thống, một xe điều khiển thông tin liên lạc.
    4-Thông số kỹ thuật chính của vũ khí:
    [​IMG]
    a-Tên lửa:
    -Hệ thống gồm 12 ống phóng tên lửa.
    - Đường kính ống phóng 170mm.
    - Chiều dài ống phóng: 3,2m.
    - Trọng lượng (bao gồm cả ống phóng): 90kg.
    -Loại tên lửa sử dụng: 57E6-E.
    -Trọng lượng tên lửa: 65kg, đầu đạn Frag-HE nổ phân mảnh: 16kg
    -Tốc độ tối đa: 1.300m/s.
    -Động cơ đẩy tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, 2 giai đọan.
    -Dẫn đường tên lửa: Bằng sóng vô tuyến với đầu dò IR hoặc tìm sóng phát ra.
    -Tầm phóng tối đa của tên lửa:
    +Độ cao: 5m-12.000m (18.000m đối với Pantsyr-S1-O).
    +Tầm xa: 1.200m-20.000m.
    -Xác xuất trúng mục tiêu: 70-95%.
    -Thời gian phản ứng nâng ống phóng tên lửa: 2 giây.
    -Hệ thống có thể phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu khi đang di chuyển.
    -Thời gian lưu trữ tên lửa trong ống phóng: Tối đa 15 năm.
    [​IMG].
    b-Pháo:
    -Loại pháo sử dụng: 2 khẩu pháo loại 2A38M.
    -Cỡ nòng: 30mm.
    -Trọng lượng pháo: 195kg/mỗi khẩu.
    -Trọng lượng đạn: 0,97kg.
    -Sử dụng nhiều loại đạn: Đạn phá giáp (HE-T), đạn phá mảnh (HE-I) với một ngòi chạm nổ và bộ định thời gian A-670, bao gồm một cơ chế tự hủy và ngòi nổ lặp lại.
    -Tốc độ bắn: 700viên/1phút/1 khẩu.
    -Sơ tốc đầu nòng: 960m/s.
    -Hộp chứa đạn: 750viên/2 khẩu.
    -Tầm bắn tối đa của pháo:
    +Độ cao: 3.000m
    +Tầm xa: 4.000m.
    Các màn hình điều khiển của Pantsyr-S1E:
    [​IMG]
    5-Điều khiển: (Hệ thống đa cảm biến)
    a-Radar phát hiện mục tiêu Zhuk MF PESA: Loại anteen mạng pha, sử dụng bước sóng UHF. Tầm phát hiện tối đa 36km trong phạm vi 360 độ.
    b-Radar theo dõi và điều khiển hỏa lực Roman: Loại mạng pha, sử dụng bước sóng EHF, phạm vi góc nâng +/-45 độ. Tầm theo dõi tối đa 28km, số mục tiêu đồng thời theo dõi : Tối đa 20 mục tiêu, số tên lửa được điều khiển đồng thời chống mục tiêu: tối đa 4 tên lửa.
    c-Hệ thống điện tử/quang học: Với các màn hình dải sóng nhiệt và định hướng hồng ngoại, bao gồm xử lý tín hiệu số và tự động phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và mặt đất. Theo dõi, ngắm mục tiêu, trên tần số :Infra Red 3-5 μm, bước sóng định vị tên lửa: Infra Red 0,8-0,9 μm. Số mục tiêu có thể điều khiển tên lửa, pháo cùng lúc: 1 mục tiêu.
    -Thời gian phản ứng của hỏa lực với mục tiêu đầu tiên: 5giây.
    -Kíp vận hành 1 xe: 2-3 người.
    Cụm pháo, tên lửa và rada của Pantsyr-S1E:
    [​IMG]
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 01/03/2010
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Nhà máy sản xuất hàng loạt Pantsyr-S1E:
    [​IMG]
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 HAWK:
    [​IMG]
    1-Thông tin sản xuất:
    -Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MIM-23 HAWK do Tập đòan Northrop chịu trách nhiệm nghiên cứu, sản xuất phần bệ phóng, rada và hệ thống kiểm soát hỏa lực, Tập đoàn Raytheon-Mỹ sản xuất tên lửa theo một hợp đồng với quân đội Mỹ. Công việc được bắt đầu tiến hành vào năm 1952, và đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ năm 1959. Sau 30 năm phục vụ và qua nhiều đợt cải tiến nâng cấp, năm 1994, hệ thống MIM-23 HAWK bắt đầu được quân đội Mỹ thay thế dần bằng hệ thống MIM-104 Patriot. Đến năm 2002, hệ thống MIM-23 HAWK đã bị loại bỏ hòan tòan khỏi trang bị của quân đội Mỹ.
    -Hệ thống MIM-23 HAWK còn được sản xuất ở các nước tây Âu và Nhật Bản theo giấy phép của Tập đoàn Raytheon. Tổng số tên lửa HAWK đã được sản xuất với khỏang 40.000 quả. Hiện nay, các phiên bản từ 1 đến 3(theo giai đoạn cải tiến) đang được biên chế trong quân đội của gần 40 quốc gia.
    Xe bánh xích chở, nạp tên lửa:
    [​IMG]
    2-Mô tả hệ thống:
    -Khẩu đội gồm 4 bệ phóng tên lửa, đi kèm là các xe rada điều khiển và xe kỹ thuật, xe chở và nạp tên lửa.
    -Bệ phóng đặt trên 2 bánh xe với 3 tên lửa MIM-23 Hawk.
    -Di chuyển bằng xe kéo đi.
    -Kiểu phóng tên lửa góc nghiêng.
    [​IMG]
    3-Thông số kỹ thuật tên lửa:
    -Loại tên lửa sử dụng: MIM-23
    -Tên lửa dài 5,03m.
    -Đường kính tên lửa: 37cm.
    -Sải cánh rộng: 1,19m.
    -Trọng lượng tên lửa MIM-23 B 584kg. Đầu đạn: 54kg.
    -Tốc độ: 800m/s (Mach 2.5)
    -Tầm họat động:
    +Độ cao tối đa: 13,7 km
    +Tầm xa tối đa: 25 km.
    -Động cơ đẩy tên lửa bằng điện kết hợp sử dụng nhiên liệu rắn.
    -Dẫn đường tên lửa: Bán chủ động.
    [​IMG]
    4-Điều khiển:
    -Radar chủ động AN/MPQ-50 (theo từng giai đọan: Từ AN/MPQ-33 đến nay sử dụng Radar AN/MPQ-64 Sentinel) có khả năng phát hiện mục tiêu tầm 100km, điều khiển phóng cùng lúc 5 tên lửa.
    Phóng tên lửa Mim-23 haw:
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 08/03/2010
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 08:18 ngày 09/03/2010
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Một số hình ảnh MIM-23 HAW trong quân đội các nước:
    QĐ Nhật:
    [​IMG]
    Của Iran:
    [​IMG]
    QĐ Romania:
    [​IMG]
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Hệ thống tên lửa phòng không RBS 23 BAMSE SAM:
    [​IMG]
    1-Thông tin sản xuất:
    -Bofors (sau này trở thành Saab Bofors) và Ericsson (nay Saab) của Thụy Điển thiết kế hệ thống phòng không tầm trung RBS 23 BAMSE SAM vào năm 1991, và chương trình phát triển kỹ thuật của hệ thống bắt đầu từ năm 1992. Năm 1993, Chính phủ Thụy Điển ký kết một hợp đồng với Bofors và Ericsson để thực hiện chương trình MSAM (Small Surface-to-Air Missile System) phát triển tên lửa với quy mô hòan chỉnh cho hệ thống Bamse.
    -Hệ thống Bamse đã hoàn tất thành công một loạt các cuộc thử nghiệm hiệu năng bởi các lực lượng phòng không Thụy Điển (FMV) và Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (MG). Theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Thụy Điển vào năm 2000, đến năm 2005, hệ thống đầu tiên đã được sản xuất và chuyển giao cho các lực lượng vũ trang Thụy Điển. Dự kiến các đơn vị phòng không này sẽ bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động trước cuối năm 2008. Hiện nay, hệ thống này chỉ mới trang bị cho quân đội Thụy Điển.
    -RBS 23 Bamse, là một hệ thống phòng không phòng thủ tầm trung, được thiết kế để bảo vệ phạm vi các cơ sở quân sự, lực lượng bộ binh và cơ sở hạ tầng trên mặt đất . Tên lửa Bamse có khả năng chống các mục tiêu rất nhỏ và nhanh như tên lửa tấn công, tên lửa chống bức xạ, UAVs và tên lửa hành trình, và các loại máy bay ở tầm cao.
    Triển khai hệ thống:
    [​IMG]
    2-Mô tả hệ thống:
    -Một hệ thống bao gồm:
    +Một trung tâm điều phối, giám sát đặt trên xe tải.
    +3 xe phóng gắng liền với Trung tâm điều khiển đặt chung trên xe thùng dạng rơmóoc có 4 bánh.
    -Mỗi xe phóng gồm 6 ống phóng tên lửa.
    -Hệ thống được di chuyển bằng xe kéo đi.
    -Kiểu phóng tên lửa góc nghiêng.
    Tên lửa BAMSE:
    [​IMG]
    4-Thông số kỹ thuật tên lửa:
    -Loại tên lửa sử dụng: BAMSE, 2 tầng.
    -Loại đầu đạn nổ phân mảnh.
    -Trọng lượng: 80kg.
    -Chiều dài: 2,6m.
    -Đường kính tên lửa (tầng 1, 2): 108mm, 210mm.
    -Đường kính: cánh 600mm.
    -Tốc độ tên lửa: Mach 3 (3.200km/giờ).
    -Tầm họat động:
    +Độ cao: Trên 15km.
    +Tầm xa: 30km.
    -Góc xoay ngang của bệ phóng: 360độ. Góc nâng:5 đến 75độ.
    -Thời gian nạp lại 6 tên lửa vào xe phóng: 3 phút.
    -Động cơ gia cường và sử dụng nhiện liệu rắn.
    -Dẫn đường: Command-to-Line-Of-Sight (CLOS).
    Trung tâm điều phối, giám sát:
    [​IMG]
    5-Hệ thống điều khiển:
    a-Một Trung tâm (radar) điều phối, giám sát Ericsson Giraffe AMB 3D (C-band):
    +Kíp vận hành của Trung tâm: Từ 1-2 người.
    +Trung tâm được đặt trong 1 container bọc thép đặt trên xe tải, có khả năng họat động trong môi trường chiến tranh hạt nhân hoặc sinh-hóa và chống được mảnh đạn pháo.
    Trung tâm gồm hệ thống thiết bị điện tử giám sát, máy phát điện, 1 radar tích hợp IFF cao 12m.
    Màn hình điều khiển của radar Giraffe:
    [​IMG]
    Nhiệm vụ của Trung tâm: phối hợp chiến đấu với việc xác định mục tiêu, nhận dạng, theo dõi và ưu tiên mục tiêu cần tiêu diệt. Khoảng cách giữa các Trung tâm kiểm soát,giám sát và các trung tâm điều khiển tên lửa có thể đặt cách nhau trong phạm vi 10km .
    Trung tâm có thể tự động chọn các trung tâm điều khiển tên lửa khác nhau để hướng dẫn tham gia tiêu diệt các mục tiêu, thông qua hệ thống liên lạc bằng cáp hoặc truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến. Trung tâm này có khả năng theo dõi, giám sát hơn 100 mục tiêu cùng lúc. Tầm phát hiện mục tiêu ở khỏang cách 30-113km với độ cao 20km, phạm vi quan sát: góc nghiêng 70độ, góc xoay ngang: 360 độ. Radar đồng thời có thể phối hợp tối đa với 4 Trung tâm điều khiển (kiêm xe phóng tên lửa). Thời gian triển khai radar từ chế độ hành quân sang trực chiến: Dưới 10 phút.
    [​IMG]
    b-Một Trung tâm kiểm soát, điều khiển tên lửa (kiêm xe phóng) với 1 radar Ericsson Eagle (Ka-band) chiều cao 8m, có tần số 34GHz đến 35GHz với tầm quan sát, điều khiển trong phạm vi 30km.
    +Kíp vận hành Trung tâm: Từ 1-2 người.
    +Thời gian triển khai khỏang 10 phút, nạp lại tên lửa: 3 phút.
    Di chuyển bằng xe tải kéo:
    [​IMG]
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 16/03/2010
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 17/03/2010
  8. armycorp

    armycorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1
    hú..hú....hú bác tôm đâu mà bỏ topic tuột xuống top 2 luônrồi.em vừa lượm được con này của bọn tung của,tặng topic của bác nhân dịp hỏi luôn nó là con gì mà ngộ quá
    [​IMG]
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Đúng là ngộ thật vì đâu có hình nào đâu hả bác? Mấy hôm nay CPU em hỏng, bộ sưu tập phòng không lưu trong đó nên không thể nào post được, không biết bao giờ mới sửa xong.
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Hệ thống tên lửa phòng không HAWK-AMRAAM:
    [​IMG]
    1-Thông tin sản xuất:
    -Sau khi loại hệ thống HAW ra khỏi biên chế của quân đội, Mỹ tiếp tục nghiên cứu phát triển các hệ thống SLAMRAAM sử dụng tên lửa AIM-120 đặt trên xe bán tải quân sự HMMWV. Tuy nhiên, hệ thống này cũng không đáp ứng được yêu cầu về hỏa lực mạnh do mỗi hệ thống (xe) chỉ đặt được 5 tên lửa AIM-120.
    -Đến năm 1992, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao cho Tập đoàn Raytheon-Mỹ và Kongsberg-Nauy các hợp đồng nghiên cứu sản xuất hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HAWK-AMRAAM. Đến năm 1997, hệ thống đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Mỹ.
    -HAWK-AMRAAM là sự kết hợp bệ phóng của hệ thống HAWK trước đây được cải tiến với tên lửa AIM-120 AMRAAM.Ưu điểm của hệ thống này là nhỏ gọn, có thể vận chuyển dễ dàng bằng cách chở hoặc kéo đi bằng các phương tiện vận tải nhẹ. Với 8 tên lửa AIM-120 sẵn sàng trên bệ phóng, nó sẽ tăng khả năng về hỏa lực chống các mục tiêu bay đang tấn công và làm giảm bớt đi thời gian nạp lại tên lửa.
    [​IMG]
    2-Mô tả hệ thống:
    - Một hệ thống (khẩu đội)gồm:Trung tâm điều khiển và kiểm sóat hỏa lực, 1 rada AN/MPQ-64 và 4-6 bệ phóng tên lửa.
    - Mỗi bệ phóng Haw đặt trên 2 bánh xe với 8 tên lửa .
    -Di chuyển bằng xe kéo đi.
    -Kiểu phóng tên lửa góc nghiêng.
    [​IMG]
    3-Thông số kỹ thuật tên lửa:
    -Loại tên lửa sử dụng:AIM-120
    -Trọng lượng: 152kg.
    -Trọng lượng đầu đạn:23 kg, loại nổ phân mảnh.
    -Tên lửa dài: 3,66m.
    - Đường kính: 178mm.
    -Sải cánh: 526mm
    - Cánh đuôi: 635mm.
    -Tầm họat động:
    +Độ cao hơn 15km.
    +Tầm xa: 35km.
    -Tốc độ: Mach 4.0.
    -Động cơ sử dụng nhiên liệu rắn.
    Rada 3D AN/MPQ-64 và Trung tâm điều khiển:
    [​IMG]
    4-Hệ thống điều khiển:
    -1 Trung tâm điều kiểm soát, khiển hỏa lực đặt trên xe Humvee 4x4 kết nối với rada họat động kiểm sóat chiết thuật bao gồm cả việc phát hiện mục tiêu, nhận dạng, ưu tiên mối đe dọa, tham gia đánh giá mục tiêu cần tiêu diệt.
    -1 Rada tìm kiếm, theo dõi, nhận dạng mục tiêu mạng pha ba chiều AN/MPQ-64 mạng pha ba chiều AN/MPQ-64 có tầm họat động hiệu quả khỏang 75km, tầm quét ở độ cao đến 40km.
    -1 đèn chiếu quét độ cao mục tiêu AN/MPQ-61.
    Được tombuys sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 25/03/2010
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này