1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hệ thống phòng không đa năng Pantsyr -S1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducsnipper, 27/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    S-300 PMU1 là đời S300 đầu tiên chỉ có 2 hoả tiển cho 1 dàn phóng .S300 PMU2 dùng cùng 1 loại tên lửa của PMU1 tuy nhiên nhờ cải tiến 1 chút về radar và dẩn đường nên tầm bắn nhỉnh hơn 1 tý .PMU1 là gần 200Km còn PMU2 hơn 200KM 1 tý .S400 là thế hệ sau của S300 tầm bắn lên đến 400Km.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    So sánh về hệ thống PMU1 và PMU2 :
    Compared to the
    S-300PMU1 system, Favorit has several new capabilities:
    - increased effectiveness of ballistic target destruction, ensuring the detonation of a military load carried by the target;
    - increased effectiveness of aerodynamic target engagement, including targets flying at low altitudes, in complicated tactical and jamming environments;
    - an increased range of aerodynamic target engagement (up to 200 kilometers), including the engagement of receding targets;
    - an increased capability of the 83M6E command post of detecting and tracking ballistic targets, while preserving the aerodynamic target detection capabilities;
    - enhanced performance of the system during autonomous combat operations due to the use of the 96L6E self-contained, next-generation radar;
    - enhanced possibilities for integrating Favorit into various air defense systems.
    http://arms.host.sk/missiles/s300pmu2.htm
    Phần tô đậm là của PMU2 :
    KEY CHARACTERISTICS S-300PMU1(SA-10D) S-300PMU2(SA-10E?)
    Range, km (max) 150 200
    Altitude, km (max) 25-27 25+
    Altitude, km (min) 10 10

    MISSILE SYSTEM 48N6E 48N6E2
    Target Speed (max) 2,700 m/sec 3,000 m/sec
    Warhead weight (kg) 143 180*
    Simultaneous Targets (max.) 6 Not Known
    *It is said that each fragment of the warhead has 40 kJ of destructive energy. The Favorit missile is optimised for interception of ballistic missiles with a cross section of approximately 0.002 m².
    http://www.cdiss.org/mos_as1.htm
    Được pajero sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 30/08/2003
  3. trung_si1

    trung_si1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Phòng không tầm thấp trong tác chiến hiện đại
    Vài thập kỷ trở lại đây, trước sự phát triển của kỹ thuật điều khiển chính xác, các xen-xơ, các mô-đem, vi mạch IC thay thế trở nên gọn nhẹ và rẻ tiển. Lợi thế này làm cho phòng không tầm thấp phát triển đa dạng. Bên cạnh pháo, súng máy phòng không, có thêm các dòng tên lửa cự ly gần. Điều này làm cho lý luận và thực hành tác chiến chống tập kích đường không có nhiều phát triển.
    Tổng kết trong 8 năm chống chiến tranh bằng đường không của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng hàng chục vạn lần chiếc máy bay với vài chục loại máy bay chiến đấu hiện đại đánh phá các mục tiêu vừa sâu trong nội địa, vừa rộng khắp các địa bàn. Lực lượng pháo phòng không và súng bộ binh của các quân khu đã bắn rơi 1.335 máy bay trên tổng số 4.181 chiếc bị bắn hạ (chiếm 32%). Con số sinh động này cho thấy lưới lửa phòng không của các địa bàn rất lợi hại. Loại máy bay F111 mới ra đời vào loại hiện đại nhất lúc đó. Nó có khả năng bay rất nhanh và khi cần cũng có thể bay chậm nhờ cánh có thể cụp - xoè. F.111 có ra đa tự nâng độ cao nên nó bay thấp đánh lén có hiệu quả. Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp 1972, máy bay F. 111 đã bị tự vệ Hà Nội bắn rơi ở độ cao rất thấp. Con số thống kê còn cho thấy, chỉ riêng dân quân tự vệ trong 8 năm đã bắn rơi 424 máy bay, chiếm 10% tổng số máy bay Mỹ bị quân dân miền Bắc bắn hạ.
    Theo các nhà phân tích quân sự, chiến thuật của không quân cường kích Mỹ trong thập kỷ 60, 70, 80 vẫn tuân theo phương pháp tiếp cận mục tiêu ở cự ly gần rồi bổ nhào ném bom. Vì thế nếu bố trí các khẩu đội pháo, súng máy phòng không đánh địch ''''Nhằm thẳng quân thù mà bắn'''' thì xác suất trúng rất cao (trận Đáp Cầu, trong 2 phút, pháo cao xạ ta hạ 5 máy bay). Trong trường hợp nhìn thấy mục tiêu bằng mắt thì việc bắn đón vẫn có hiệu quả.
    Giờ đây dựa vào lợi thế của bom có điều khiến (tự dẫn) hoặc dẫn bằng vệ tinh GPS... Máy bay cường kích không cần phải vào gần mục tiêu vẫn có thể ném ''''phóng'''' bom.
    Vậy thì pháo phòng không và tên tửa tầm gần hiện còn phát huy lợi thế? Nghiên cứu các cuộc tấn công đường không gần đây của Mỹ và Đồng minh ở vùng Vịnh, Cô-xô-vô cho thấy tên lửa hành trình (TLHT) chiếm tỷ lệ đáng kể trong tiến công đường không. Do TLHT tốc độ chậm, đường bay ổn định, phụ thuộc vào đường bay ''''bám địa hình? nên lưới lửa phòng không tầm thấp văn phát huy tốt tác dụng đánh trả.
    Tổ chức và phương pháp bắn TLHT tựu trung là: Tổ chức mạng lưới quan sát rộng khắp, liên tục và linh hoạt, liên thông. Tổ chức các tuyến bắn từ xa tới gần bằng nhiểu loại vũ khí (tên lửa tầm thấp, pháo cao xạ, súng máy phòng không)...
    Nếu như trước đây, tên lửa vác vai mới chỉ trang bị cho lực lượng phòng không quốc gia, phòng không chiến dịch, thì giờ đây do giá thành và yêu cầu tác chiến, có thể trang bị cho tự vệ và lực lượng vũ trang tỉnh) thành ... thậm chí DQTV ở một số đơn vị trọng điểm, tạo thành các cụm, tuyến phòng không có hiệu quả.
    Trước đòn tiến công đường không ồ ạt, cường độ, tần suất cao, lực lượng phòng không tầm thấp có ưu điểm cơ động phòng tránh, đánh trả hết sức linh hoạt. Hiện nay, việc cơ động đánh địch trong những ngày đầu chiến tranh đang là bài toán mà nhiều quốc gia nghiên cứu coi trọng vận dụng. Xu hướng đặt vũ khí phòng không tẩm thấp trên xe đang trở nên phổ biến.
    Phòng không tầm thấp luôn là lực lượng sẵn sàng đánh máy bay trinh sát, đánh máy bay đột nhập vào các mục tiêu trong mọi thời tiết. Chính vì thế việc tổ chức trực ban chiến đấu 24/24 giờ ở các địa bàn, các mục tiêu trọng yếu là hết sức cần thiết.
    Cần nói thêm rằng, sau các đợt tiến công đường không bằng bom điểu khiển và tên lửa hành trình là đợt tấn cống bằng trực thăng vũ trang và xe tăng-thiết giáp. Vũ khí phòng không tầm thấp vẫn rất cần thiết để tiếp tục đánh lâu dài. Thực tế ở Áp- ga- ni -xtan trong những năm 1980 đến cuối thập kỷ đó, lực lượng phòng không của Ta-li-ban sử dụng pháo 20mm của Nga và tên lửa Stinger (của Mỹ) rất lợi hại để đối phó với trực thăng.
    Tổ chức trang bị, huấn luyện lực lượng phòng không tầm thấp rất cần thiết trong khu vực phòng thủ. Dẫu chiến tranh hiện đại phát triển thì phòng không tầm thấp vẫn là lĩnh vực không thể coi nhẹ.
    Nguyễn Sỹ Giao , QĐND ,13/10/2003
    2B or not 2B

Chia sẻ trang này