1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi toan_ce, 24/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toan_ce

    toan_ce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế giới trong t

    Bác nào có thể cho em biết hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế giới trong tương lai, nhất là đối với Nga, Khựa mà chú Gấu nhà mình lại phản đối chương trình này một cách quyết liệt như vậy.
  2. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ
    Quốc hội Mỹ đã thông qua ?oVăn bản về phòng thủ tên lửa quốc gia? cho phép tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hành và triển khai xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới chống lại mối nguy cơ ngày càng gia tăng đối với an ninh nước Mỹ.

    Bệ phóng của tên lửa phòng không THAAD (Ảnh tư liệu)

    Nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa mới là hệ thống tên lửa đánh chặn tích hợp giữa các căn cứ mặt đất (GBI) được bố trí trên lãnh thổ nước Mỹ. Đồng thời, Mỹ tăng cường triển khai xây dựng hệ thống tên lửa khu vực mạnh ở các nơi trên thế giới để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Mỹ và các đồng minh thân cận ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Đây chính là yếu tố toàn cầu của hệ thống phòng thủ tên lửa mới. Hệ thống phòng thủ tên lửa GBI bố trí cả trong và ngoài lãnh thổ nước Mỹ, là ưu tiên số 1 của hệ thống phòng thủ tên lửa mới.
    Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống phòng thủ tên lửa mới là khả năng chặn đánh tên lửa ở tất cả các giai đoạn của quỹ đạo bay, bao gồm giai đoạn tăng tốc, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới bao gồm: Các hệ thống la-de đặt trên không và trong vũ trụ dùng để đánh chặn ở giai đoạn tăng tốc; các tên lửa SM-3 đặt trên khu trục hạm và các tuần dương hạm loại AEGIS để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở giai đoạn giữa; các tên lửa GBI và tổ hợp tên lửa phòng không cơ động THAAD được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tầm trung ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay và là tuyến cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa mới.
    Ngoài ra, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung sẽ sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 được trang bị các tên lửa MIM-109 có đầu nổ động năng, thay thế dần các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-2.
    Một trong những vấn đề hết sức quan trọng khi triển khai xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới là sự cần thiết tăng cường khả năng phát hiện sớm và chỉ thị chính xác mục tiêu. Hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu bao gồm hệ thống vệ tinh và hệ thống ra-đa cảnh báo mặt đất. Các vệ tinh có nhiệm vụ phát hiện các tên lửa của đối phương ngay từ thời điểm phóng, còn các trạm ra-đa cảnh báo trước có nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa đánh chặn.
    Để phát hiện nhanh nhất các tên lửa vừa phóng, Mỹ sẽ triển khai trên quỹ đạo hệ thống vệ tinh SBIRS trong những năm tới. Hệ thống sẽ bao gồm hai phần là SBIRS-High và SBIRS-Low. SBIRS-High có 4 vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh (36.000km) và quỹ đạo e-lip. SBIRS-Low có từ 20 đến 30 vệ tinh trên quỹ đạo tròn (1.000km). Các vệ tinh SBIRS-High đảm nhiệm phát hiện các tên lửa đạn đạo vừa phóng trong vòng 20 giây sau khi phóng. Các vệ tinh SBIRS-Low sẽ xác định chính xác quỹ đạo bay của các tên lửa và phân biệt các đầu nổ với các bộ phận thân vỏ khác của chúng và với các mục tiêu giả.
    Bộ phận mặt đất của hệ thống trinh sát, phát hiện mục tiêu, gồm các trạm ra-đa cảnh báo sớm (EWR) có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tới 5.500km. Để nâng cao độ chính xác phát hiện và chọn lọc các mục tiêu, sẽ hiện đại hóa các trạm ra-đa này và trang bị thêm các trạm ra-đa hiện đại hơn.
    Hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được triển khai trong khoảng từ 3 năm đến 5 năm tới. Hiện tại, Mỹ đã triển khai xong một số thành phần của hệ thống như đã thử nghiệm thành công các tên lửa GBI và SM-3. Các tên lửa đánh chặn GBI được bố trí tại các căn cứ Phót Gri-ly ở bang A-la-xca và căn cứ Van-đen-bớc ở bang Ca-li-phoóc-ni-a. Các tên lửa SM-3 được đặt trên các hạm tàu và căn cứ trên biển. Tên lửa SM-3 đã bố trí trên 3 tàu của hải quân Mỹ và sẽ bố trí trên 3 tàu nữa trong năm 2007. Ngoài ra, tên lửa SM-3 còn được bố trí trên các tàu của hải quân Nhật Bản. Tổ hợp tên lửa phòng không THAAD cũng đã thử nghiệm thành công và sẽ được triển khai trong những năm tới tại các khu vực. Các hệ thống la-de đánh chặn trên không và trên vũ trụ cũng đã thử nghiệm thành công với các máy bay của hãng Bô-ing như B-747, máy bay C-130 và các vệ tinh mới.
    Với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới, Mỹ đã khởi động cuộc chạy đua vũ khí chiến lược mới trên thế giới.

  3. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Theo tui điều có thể dễ thấy nhất hiện tại là do thế giới giờ đã quá lệ thuộc vào công nghệ hỏa tiển để dọa nhau từ xa. Nếu NMD thực sự hiệu quả thì sẽ kiềm chế được hỏa tiễn, từ chỗ kiềm chế được sẽ tiến tới kiểm soát được. Mà đã kiểm soát được rồi thì nghĩa là gấu sẽ bị xích, khựa sẽ ngồi im, mấy chú Muslim sẽ ko còn hung hăng nữa v.v. và từ đó mà quyền lực thuộc về Mẽo hoàn toàn, tạo hành lang rộng hơn cho Mẽo tác chiến và cho tiền từ các nơi đổ về Mỹ nhiều hơn .
  4. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    NMD chắc chỉ hiện quả với những đợt tấn công quy mô nhỏ, khoảng vài ba quả tên lửa do những nước như Iran, BTT thực hiện thôi. Mà thật ra Mỹ chỉ cần có vậy.
  5. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Sự phát triển của công nghệ là không thể nói trước được, nhiều khi mang đến những thành tựu không thể ngờ tới. Nếu không mang tính chiến lược cao thì sao Nga lại phản đối NMD dữ thế các bác. Tôi đồ rằng nếu NMD mà bố trí ngay cạnh Nga thì thậm chí những vùng xa xôi của Nga cũng khó mà kiểm soát được bằng hỏa tiển chứ chưa nói là can thiệp ra bên ngoài. Có lẽ vấn đề này Nga hiểu rõ hơn ai hết nên đang ra mặt tức giận chăng???
  6. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Tui thì tưởng tưởng tượng vấn đề đơn giản thế này: thế giới hiện giờ có hàng triệu cái máy đt di động thế mà người ta kiểm soát được cả. Nếu công nghệ phát triển lên thì hàng nghìn đầu đạn hạt nhân cũng sẽ có hàng nghìn hỏa tiễn tự tìm mục tiêu, thậm chí còn mang nhiều đầu đạn, tương ứng. Thế thì chạy đi đâu mà thoát được bác. Tất nhiên ko thể chắc ăn 100 % nhưng mà ưu thế là nắm được rồi. Còn về laser có khi phải có box riêng các bác nhỉ !
  7. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Tui vẫn nghĩ rằng tên lửa bắn từ mặt đất không thể nào đối phó được với những cuộc tấn công ồ ạt của hànng trăm, thậm chí hàng ngàn tên lửa hạt nhân từ nhiều hướng. Dùng laser từ vũ trụ có thể khả thi hơn chăng?
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Điện thoại như đồ trong túi mình, kiểm soát lúc nào chẳng được. Tên lửa là đồ trong túi người khác, có phải cứ thích là biết được nó ở đâu đâu.
    Hơn nữa công nghệ phát hiện, theo dõi phát triển thì công nghệ né tránh luồn lách cũng phát triển chứ không đứng yên một chỗ đâu.
  9. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Điện thoại như đồ trong túi mình, kiểm soát lúc nào chẳng được. Tên lửa là đồ trong túi người khác, có phải cứ thích là biết được nó ở đâu đâu.
    Hơn nữa công nghệ phát hiện, theo dõi phát triển thì công nghệ né tránh luồn lách cũng phát triển chứ không đứng yên một chỗ đâu.
    [/quote]
    Tui nghĩ thế này, trước đây ai nghĩ được sẽ có ngày công nghệ ảnh vệ tinh với độ phân giải cao cho phép theo dõi được từng hoạt động nhất cử nhất động trên khắp bề mặt hành tinh đâu mà giờ kiểm soát được rùi. Tất nhiên là có công nghệ tìm kiếm thì lại có công nghệ tàng hình, thế nhưng chỉ cần trong một giai đoạn nào đó mà mình sở hữu công nghệ chiếm ưu thế thì là quyền lực thuộc về mình rùi. Hơn thế công nghệ tàng hình thế giới đã có đâu ngoài Mỹ.
    Các bác bàn tiếp nhé, tui đi ngủ đã giờ chỗ tui là nửa đêm rùi !
  10. toan_ce

    toan_ce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có nước nào ngoài Nga có được hơn hàng trăm tên lửa hạt nhân. Mà hình như Mỹ xây dựng NMD không phải để đối phó với Nga mà hình như chủ yếu là để răn đe, kìm hãm khả năng trả đũa bằng tên lửa hạt nhân của Khựa

Chia sẻ trang này