1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi toan_ce, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Các bác có để ý thấy gì đằng sau những sự phô trương kho vũ khí từ thời CCCP của Nga không? Tui thì quan sát và tổng hợp lại thì có nhận định thế này các bác cho ý kiến:
    - Khựa trong tương lai sẽ là đối trọng hàng đầu của Mỹ nên chắc chắn NMD cũng sẽ không phải không có chút nào liên quan đến Khựa. Tuy nhiên trong tương lai gần thì Khựa vẫn là ở tầm khu vực và Khựa còn có nợ xương máu với tụi Nhật, và ở châu Á thì Nhật vẫn là siêu cường chưa dễ gì vượt qua trong vài thập kỷ tới thì vấn đề Khựa là chưa đáng bàn.
    - Gần đây khi mà trục Mỹ - Nhật - Ấn rất tốt đẹp, Ấn ko còn coi trọng Nga, đặc biệt là Nhật tăng cường võ trang và hiện giờ chỉ còn đứng sau có Mỹ về quân sự (không kể võ khí hạch tâm), Khựa cũng đã tiến những bước rất dài thì Nga dần trở nên bị cô lập và vị thế bị suy giảm rất nhiều, về bản chất là đúng như thế.
    - Càng ngày dầu mỏ càng trở nên khan hiếm, Cả Âu châu, Khựa và Nhật đều có những quan tâm đặc biệt đến nguồn tài nguyên rất chi là phong phú này của Nga, mà hầu hết lại tập trung ở những vùng xa xôi, Viễn Đông. Các bác thử nghĩ xem có lý do gì hay không để giải thích cho việc những thằng mạnh hơn lại phải chầu trực, phụ thuộc vào sự phân phát nguồn dầu mỏ, khí đốt từ Ngố?
    - Tất nhiên ngày nay chiến tranh là rất hạ sách, chúng ta hãy khoan bàn đến chiến tranh bằng võ trang mà từ đó sẽ thấy có nhiều loại hình chiến tranh khác sẽ ngấm ngầm xuất hiện. Như các bác thấy người Nga ở các vùng xa xôi gần biên giới với Khựa vẫn ngày ngày nhìn qua biên giới thèm muốn thấy bên kia phát triển như vũ bão, thành phố mọc lên hằng ngày, phồn vinh nhanh chóng mà thèm và lo cho bản thân họ. Họ chỉ còn lo một điều là một ngày nào đó Khựa sẽ tràn sang Ngố mà thôi. Còn ở Viễn Đông thì sao, Ngố còn đang chiếm đất của Nhật, mà khoảch cách phát triển ở đây giữa Nhật và Ngố là một trời một vực. Nhật đã từng lên kế hoạch phát sóng Tivi vào các vùng này của Nga để cho dân chúng thấy được sự phát triển của Nhật mà gây ảnh hưởng.
    - Tui thực sự chưa đoán ra được đằng sau việc NATO bao vây sát biên giới Nga, NMD đặt vòng quanh Nga xong rồi thì hệ thống NATO và Nhật sẽ làm gì tiếp theo nhưng mà tui hiểu là ý đồ nhằm vào Nga là rõ ràng.
    Xin các bác cho ý kiến???
  2. toan_ce

    toan_ce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    (Tóm tắt từ một bài luận)
    Ảnh hưởng của NMD đối với Trung Quốc.
    Trong bối cảnh quan hệ Mỹ Trung hiện nay, mặc dù chênh lệch rất lớn trong so sánh hạt nhân chiến lược của hai nước với ưu thế vượt trội của Mỹ nhưng không vì thế vũ khí hạt nhân chiến lược của Khựa giảm mất vai trò răn đe đối với Mỹ.
    Trung Quốc tuy có số lượng vũ khí hạt nhân khiêm tốn hơn nhiều so với Mỹ, nhưng lại có cách riêng để duy trì khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ. Mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ công bố rõ ràng lực lượng hạt nhân của mình nhưng theo đánh giá tình báo của Mỹ, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đặt cố định tại các hầm chứa và có khả năng đánh tới lãnh thổ Mỹ. Số 20 tên lủa đạn đạo này đã được tình báo Mỹ phát hiện và xác định nên sẽ rất khó sống sót sau đợt tấn công phủ đầu hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ xác nhận hay bác bỏ bất cứ ước tính nào của nước ngoài về qui mô lực lượng hạt nhân của mình (tất nhiên rồi) nên Mỹ rất khó loại trừ được những sai sót trong tính toán của mình. Chính sự xác định không chính xác số lượng cũng như vị trí ICBM của Trung Quốc đã ngăn cản, răn đe Mỹ trong việc hoạch định một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, vì chỉ cần Trung Quốc còn 1 ICBM sống sót thì nước Mỹ cũng chịu thiệt hại nặng nề.
    Mỹ cũng đã cho rằng Trung Quốc đã coi Mỹ là đối thủ chính của họ, hiện tại Trung Quốc đang ẩn thân chờ cơ hội để tăng cường sức mạnh, thực hiện âm mưu bá chủ của mình nên Mỹ cần phải ?olợp lại nhà trước khi mưa? và hệ thống phòng thủ tên lửa NMD chính là một ?obộ mái lợp? hữu ích mà Mỹ cần phải trang bị cho mình để răn đe hiệu quả Trung Quốc. Hơn nữa chính địa điểm bố trí hệ thong NMD đầu tiên của Mỹ ở Alaska, gần Bắc cực, không xa Trung Quốc càng khiến cho người ta tin rằng Trung Quốc là đối tượng chủ yếu của hệ thống này vì ICBM của Trung Quốc nếu phóng tới Mỹ thì đường đạn ngắn nhất, lý tưởng nhất là bay qua vùng trời Bắc cực, có nghĩa là muốn tới Mỹ phải bay qua Alaska.
    Các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc cũng phải thừa nhận sự ưu việt, hơn hẳn về sức mạnh quân sự của Mỹ, bởi vì không có nước nào trên thế giới có thể đầu tư số tiền lớn cho quân sự như Mỹ. Ngân sách dành cho quốc phòng của Mỹ tương đương ngân sách dành cho quốc phòng của 15 nuớc kế sau Mỹ cộng lại. Còn riêng về lực lượng hạt nhân thì chỉ riêng lực lượng hạt nhân trên biển đã vượt xa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Hiện tại Mỹ có 18(?) tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò chiến lược trong việc uy hiếp hạt nhân với các nước khác, đặt biệt là Nga và Trung Quốc. Mỗi tàu mang từ 8-24 tên lửa, trong vòng nửa tiếng đồng hồ có thể huỷ diệt khoảng 200 thành phố hoặc các mục tiêu chiến lược.
    Vì vậy, với lực lượng hạt nhân nhỏ bé của mình, nếu Trung Quốc đánh đòn hạt nhân trước thì không thể nào triệt tiêu lực lượng hạt nhân của Mỹ, dù chỉ phần nhỏ, do đó sẽ hứng chịu đòn trả đũa ồ ạt của Mỹ với những hậu quả cực kỳ thảm khốc (có thể về luôn thời kỳ đồ đá) và hành động đánh đòn hạt nhân trước của Trung Quốc đối với Mỹ không khác gì tự sát. Do đó học thuyết hạt nhân của Trung Quốc là không đánh đòn phủ đầu hạt nhân và chỉ dành quyền trả đũa hạt nhân khi bị tấn công. Khi trả đũa trung Quốc sẽ nhắm các thành phố lớn và gây cho Mỹ tồn thất nặng nề về nhân mạng. Điều này làm cho Mỹ ngần ngại trong việc tiến hành tấn công hạt nhân Trung Quốc. Từ đó Trung Quốc phát triển quan điểm ?orăn đe tối thiểu? tức là chỉ cần duy trì một số lượng vũ khí hạt nhân vừa đủ, có khả năng sống sót sau đòn phủ đầu của Mỹ là đủ đạt được hiệu quả răn đe hạt nhân đối với Mỹ.
    Mối đe doạ của NMD đối với khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc :
    Hệ thống phòng thủ tên lửa NMD tạo ra một tầm khiên phòng thủ cho nước Mỹ, tạo cho Mỹ khả năng đánh chặn vài chục ICBM tấn công nước Mỹ. Ngay trong giai đoạn đầu đã triến khai 100 tên lửa đánh chặn. Nếu cứ tính theo hiệu suất đánh chặn ở mức thấp khoảng 4:1 (4 quả chặn được 1 quả) thì hệ thống này có thể đánh chặn được 25 ICBM tấn công nước này. Như vậy với số lượng tên lửa được triển khai trong giai đoạn đầu Mỹ có khả năng đánh chặn toàn bộ số ICBM của Trung Quốc nhắm vào Mỹ (trong trường hợp Trung Quốc tấn công trước) và lớn hơn nhiều số ICBM còn sống sót trung Quốc sử dụng để trả đũa Mỹ (trường hợp Mỹ tấn công trước). Điều này càng khiến cho lãnh đạo Trung Quốc thiếu tin tưởng vào khả năng răn đe hạt nhân của mình. Do đó NMD đóng một vai trò quan trọng trong việc răn đe hạt nhân của Mỹ đối với Trung Quốc. Ý nghĩ rằng một cuộc tiến công hạt nhân trước chẳng mảy may làm tổn thương nước Mỹ, mà ngược lại còn nhận đòn trả đũa thảm khốc khiến cho lãnh đạo trung quốc không bao giờ có ý định tiến công trước. Còn trong trường hợp Mỹ tấn công trước thì khả năng răn đe càng hữu hiệu hơn. Khi đó Trung Quốc chỉ còn lại một vài ICBM sống sót, thì khả năng đánh trả hạt nhân của Trung Quốc khó mà vượt qua được tấm khiên NMD. Nếu không có NMD, Mỹ sẽ luôn lo ngại về khả năng trả đũa của Trung Quốc nếu bị Mỹ tấn công phủ đầu. Vì vậy có NMD rồi, Mỹ sẽ tin rằng Mỹ có khả năng vô hiệu hoá khả năng trả đũa hạt nhân của Trung Quốc, và điều này có thể làm cho Mỹ liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Trung Quốc trong trường hợp khủng hoảng trầm trọng hay xung đột gay gắt giữa hai nước.
    Và để đối phó với NMD thì Trung Quốc phải trang bị cho mình những thanh kiếm thật sắc để có thể xuyên thủng tấm khiên NMD, còn Mỹ thì luôn nâng cấp khả năng của NMD của mình cũng như làm cho khả năng răn đe của nó đối với Trung Quốc ngày càng hiệu quả. Một cuộc chay đua vũ trang mới đang bắt đầu chăng.
    Có lẽ cứ đà này, còn lâu Trung Quốc mới thống nhất được Đài Loan????
  3. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Tui có xem cái này ở đâu đó rùi. Nói chung kiểu bài thế này thì 100 sinh viên ngoại giao có thể viết 100 bài về 100 nước khác nhau. Thế nhưng mà để mà nắm được cho chắc cú kiểu như để khỏi bị đơ như năm 79 tự nhiên Khựa xông vào oánh mình một phát nên thân thì luận như thế là hoàn toàn không giải quyết được vấn đề. Ý kiến các bác thế nào?
  4. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Cũng ko nên đánh giá thấp TQ, trong 10 năm tới, có thể TQ sẽ có lực lượng tàu ngầm nguyên tử của riêng mình. Người Mỹ trong tương lai có thể cần thêm một hay vài hệ thống khác phụ trợ cho NMD, sử dụng công nghệ khác ngoài công nghệ tên lửa đánh chặn.
  5. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Việc không được đánh giá thấp Khựa là đương nhiên, đặc biệt với ********* mình ! Nhưng mà chuyện của Khựa còn có vẻ hơi xa các bác à. Nếu mà lo Khựa thì chắc NATO sẽ kết nạp ********* mình thui, kiểu như Ngố đưa quân vào Cuba năm 62 ấy nhỉ.
  6. toan_ce

    toan_ce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà hệ thống NMD của Mẽo được triển khai theo đúng kế hoạch và hoạt động ổn định thì chắc tụi nó chẳng nể nang thằng nào nữa các bác nhể.
  7. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Phát triển NMD chỉ để hù doạ thôi , chứ có đánh nhau với TQ , Mĩ vẫn chết như thường , nên hệ thống này là một sai lầm lớn , Mĩ nên dành số tiến đó mà nghiên cứu chế tạo ra những vũ khí tấn công phủ đầu có sức huỷ diệt tàn khốc hơn , vừa có tốc độ cao hơn , và có khả năng tàng hình , chẳng hạn như nghiên cứu những tên lửa có tốc độ trên 100000km/h và mang đầu đạn 500 megaton trở lên , như vậy thì chỉ trong loạt tấn công đầu tiên , TQ cũng bị xoá sổ rồi . Một phát mà thắng oanh liệt , mà chẳng cần cái ô dù NMD mà làm gì
  8. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    HK phát triển NMD, thế những nước khác chịu ngồi yên à. TQ cũn phát triển tên lửa, kéo theo AĐ cũng sẽ phát triển. Mà Ấn phát triển thì Pakistan cũn phát triển. Rồi khi những bác cực đoan cỡ box này lên làm lãnh đạo thì tương lai...sẽ không còn cơ hội nào cho chiến tranh nữa. Phát triển vũ khí thì chỉ nên bầu sư làm tổng thống thôi
  9. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Theo quan sát cá nhân của tui, tui nghĩ là Mỹ vẫn phát triển song song cả hai đấy chứ các bác: khả năng phòng thủ và khả năng đánh phủ đầu. Vừa triển khai NMD vừa quyết định bổ sung và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân chiến lược cơ mà các bác (chỗ này tôi có đọc đâu đó rùi để lúc nào rảnh sẽ tìm link chính xác cho các bác). Nó lớn thế kiểu nào nó chẳng chiều. Với Khựa hiện nay chưa cần công nghệ cao mà chỉ cần kiểm soát nguồn dầu mỏ là Khựa đã sốt vó rùi các bác !
  10. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Sư mà không đánh nhau à bác he he ! Không đánh nhau sao thế giới tôn thờ thần chiến tranh, sao thế giới phát triển được bác

Chia sẻ trang này