1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi toan_ce, 24/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển nghĩ của tui thì chắc chắn không có gì "điều trị" được 100% là hoàn toàn chuẩn. Cơ mà cái kiểu như cá bác thấy hệ thống định vị toàn cầu của bọn Mẽo ấy nó theo dõi liên tục nhất cử nhất động của mọi vị trí đáng ngờ trên không, trên mặt đất, dưới biển ... thì cũng đáng phải suy nghĩ chứ bác nhỉ.
    Cứ cho là bọn Ngố giờ chỉ đứng sau Mẽo về tàu ngầm đi thì cái vụ tàu Cuốc (Kurks) cho thấy khả năng kiểm soát tình hình của bọn Mẽo rùi còn gì các bác. Chúng nó bỏ cả núi tiền vào các hệ thống GPS, hệ thống định vị dưới nước, v.v. tui nghĩ giờ khó mà hình dung được nó đang theo giõi những hoạt động gì của cả thế giới nữa!
  2. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    US Latest Aegis BMD test
    --------------------------------------------------------------------------------
    A Standard Missile-3 (SM-3) is launched from
    the guided missile cruiser USS Lake Erie (CG 70), during
    a joint Missile Defense Agency, U.S. Navy ballistic missile
    flight test. Approximately three minutes later, the
    SM-3 intercepted a unitary (non-separating) ballistic
    missile threat target, launched from the Pacific Missile
    Range Facility, Barking Sands, Kauai, Hawaii. Within
    moments of this launch, the USS Lake Erie also launched
    a Standard Missile-2 (SM-2) against a hostile air target in
    order to defend herself. The test was the eighth intercept, in
    10 program flight tests. The test was designed to show
    the capability of the ship and its crew to conduct
    ballistic missile defense and at the same time defend
    herself. This test also marks the 27th successful
    hit-to-kill intercept in tests since 2001.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Cách đây hai ba chục năm thì con số quốc gia có tên lửa ICBM chỉ có 1 vài nước. Trải qua thời gian thì các công nghệ ICBM cũng từ từ được các nước khác biết tới và phát triển. NMD thực chất không nhắm đến những quốc gia có thể cạnh tranh ngang hàng với Mỹ về mặt quân sự mà là 1 bước đi trước để tránh tình trạng vài năm nữa khi công nghệ ICBM trở nên phổ biến với những quốc gia thù nghịch mới nổi thì Mỹ làm gì cũng phải dè chừng. Thật sự mà nói không ai không muốn có 1 hệ thống như NMD. Cứ tưởng tưởng 10 hay 20 năm nữa một vài quốc gia Trung Đông có ICBM thì vị trí bị tụt dốc đầu tiên là những quốc gia nào không có khả năng đánh chặn như Nga. Lời nói của Nga đối với những quốc gia này sẽ giảm đáng kể trọng lượng. Có thể lúc đó Nga cũng phãi chịu xếp ngang hàng với những quốc gia đó mà thôi.
    Nếu hiểu theo một khía cạnh khác thì nó cũng giống như Star War thời chiến tranh lạnh. Về mặt kinh tế không có cường quốc nào có thể kham nổi những chi phí nghiên cứu tốn kém như Mỹ. Nga đã từng phá sản vì cạnh tranh với Mỹ. Một kết cuộc tương tự có thể diễn ra nếu Nga bắt đầu chạy theo NMD của Mỹ. Nên nhớ Mỹ có rất nhiều đồng minh giàu có. Một khi NMD chứng minh khả năng thì Mỹ lại có thể thu lại được tiền. Đổi lại là Nga liệu có bao nhiêu nước có khả năng trả nổi chi phí cho một hệ thống tương tự? Cho dù chi phí của Nga sẽ thấp hơn nhưng chưa chắc thu lại được nguồn lợi kinh tế để duy trì và phát triển hệ thống.
    Nói riêng về NMD thì trong cuộc tường trình tại Quốc Hội Mỹ. Các tướng lĩnh tự tin là NMD có thể hoàn thiện trong vòng 1 thập kỉ tới và có khả năng duy trì thế trấn áp trong vòng ít nhất 2 đến 3 thập kỷ. Như vậy chứng tỏ khả năng thực sự của NMD rất cao. Tương lai gần với sự hỗ trợ của Nano-satellite thì khả năng đánh chặn của NMD còn cao hơn hiện nay rất nhiều.
  4. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Nga đối phó với NMD của Mỹ như thế nào?
    TP - Trước hành động của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD, phản ứng chính thức và công khai của Nga là khá bình tĩnh. Vì sao vậy?
    >> NMD của Mỹ- vũ khí phòng thủ hay tiến công?
    Theo nhận định của tướng Yuri Baluevski, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, câu chuyện Mỹ triển khai NMD mang tính chính trị nhiều hơn là quân sự.
    Trình độ khoa học và công nghệ hiện nay của Mỹ chưa có khả năng xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa có hiệu quả trong 10-15 năm tới.
    Đó là chưa tính đến chuyện Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào trang bị đầu đạn tên lửa ?omẹ? xuyên lục địa mang theo nhiều đầu đạn ?ocon? có thể tự dẫn tới mục tiêu cần tiến công.
    Để dễ hình dung, có thể chia quỹ đạo bay của tên lửa xuyên lục địa thành 4 giai đoạn.
    Giai đoạn 1 kể từ thời điểm tên lửa rời bệ phóng đến khi tách động cơ tăng tốc ở độ cao 200-300 km, kéo dài 3-5 phút.
    Sau đó, chỉ còn lại một tầng đầu đạn ?omẹ? mang theo các đầu đạn hạt nhân ?ocon?, hệ thống dẫn đường, động cơ điều chỉnh quỹ đạo và các đầu đạn ?ocon? giả để đánh lừa đối phương.
    Giai đoạn 2, đầu đạn ?omẹ? bắt đầu cơ động đến điểm số 1 đã được lập trình trước trên quỹ đạo để phóng đầu đạn ?ocon? thứ nhất trong đám nhiều đầu đạn ?ocon? giả.
    Sau đó, khoang đầu đạn ?omẹ? cơ động tiếp tới điểm số 2 và phóng ra đầu đạn ?ocon? thứ hai. Cứ thế tiếp diễn cho đến khi đầu đạn ?omẹ? phóng hết số đầu đạn ?ocon? thật cùng với hàng ngàn đầu đạn ?ocon? giả.
    Mỗi lần khoang đầu đạn ?omẹ? cơ động để phóng ra một đầu đạn ?ocon? như vậy kéo dài 30-40 giây.
    Giai đoạn 3 kéo dài 15-20 phút, tất cả các đầu đạn ?ocon? giả và thật đều bay đến mục tiêu theo quỹ đạo đường đạn ở độ cao 1.200 km.
    Giai đoạn 4 kéo dài chưa đến 1 phút, ?ođám mây? đầu đạn ?ocon? thật và giả bay vào khí quyển ở độ cao 110-120 km với tốc độ khoảng 7km/giây. Lúc này, do lực cản khí động, các đầu đạn ?ocon? giả nhẹ hơn sẽ bị áp lực khí quyển tách khỏi các đầu đạn ?ocon?.
    Để nhận dạng đầu đạn thật bay trong ?ođám mây? gồm nhiều đầu đạn giả là bài toán vô cùng phức tạp mà phía Mỹ chưa thể giải quyết thỏa đáng trong tương lai gần.
    Do đó, các chuyên gia quân sự Mỹ quyết định hướng hệ thống NMD vào tiêu diệt tên lửa của đối phương ở giai đoạn 1 khi chưa tách các đầu đạn ?ocon?.
    Lúc đó rất dễ phát hiện mục tiêu và đánh chặn chúng căn cứ vào luồng bức xạ hồng ngoại cực mạnh phát ra từ động cơ phóng. Nhưng để đánh chặn tên lửa ở giai đoạn này, tốc độ của tên lửa đánh chặn của Mỹ phải lớn hơn nhiều so với tốc độ tên lửa của Nga.
    Vì thế, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng phải thú nhận rằng hiện nay không thể dùng tên lửa bố trí trên lãnh thổ Mỹ để đánh chặn các tên lửa phóng lên từ bên trong lãnh thổ Nga. Do đó, họ mới có ý định dịch chuyển căn cứ tên lửa đánh chặn sát với biên giới Nga.
    Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mặc dù hệ thống NMD của Mỹ có đánh chặn được tên lửa ở giai đoạn 1, thì các đầu đạn vẫn tiếp tục bay và rơi vào các cụm dân cư nằm dọc theo quỹ đạo bay của tên lửa và gây nên thảm họa sát thương hàng loạt.
    Vì thế, trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, nơi đầu tiên hứng chịu đầu đạn hạt nhân sẽ là các nước mà ở đó bố trí các căn cứ tên lửa đánh chặn của Mỹ.
    Ngoài ra, Nga đã đưa vào trang bị tên lửa đường đạn chiến lược mới nhất ?oTopol-M? có khả năng cơ động ngay sau khi rời bệ phóng. Với tên lửa này, Mỹ chưa có cách nào đánh chặn.
    Vì thế, theo các chuyên gia quân sự Nga, hành động của Mỹ rút khỏi Hiệp ước phòng chống tên lửa là một sai lầm về chiến lược.
    [​IMG]
    Tên lửa hạt nhân xuyên lục địa kiểu mới ?oTopol-M? của Nga dễ dàng vượt qua hệ thống NMD của Mỹ
  5. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Nếu tên lửa đã bị đánh chặn ở giai đoạn 1 thì làm sao đầu đạn còn có thể tiếp tục bay "theo quỹ đạo"? Nếu có thì nó chỉ có rớt ngược lại lãnh thổ Nga mà thôi!
  6. JeanValjean

    JeanValjean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    1
    Chính vì thế mà mấy cái nơi đặt tên lửa đánh chặn ngay sát nhà nó sẽ bị thằng Gấu xơi đầu tiên.
    Rõ là "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết"
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Cái quan trọng là bên chủ động tấn công không chỉ biết phóng mỗi topols thôi?
    Tên lửa đánh chặn và hệ thống bệ phóng của nó cũng được ghi vào các mục tiêu của bên tấn công!
    Cũng như topols Tên lửa đánh chặn cũng không dễ dàng và tự do bay đi tìm topols!
    VÀ, ruồi muỗi trong trường hợp này là những nước có đặt hệ thống NMD của Mỹ!
    Được phaphai sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 29/04/2007
  8. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Chí phở, mời bác 1 ly
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Người Mỹ đã bắt đầu theo dõi hoạt động tên lửa từ những năm 1970 với hệ thống DSP. Đến những năm 1980, DSP đã phát hiện gần như 100% những tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa được bắn đi từ cuộc chiến Iran-Iraq. Không chỉ có vậy DSP cũng đã theo dõi những cuộc phóng thí nghiệm tên lửa, chương trình không gian, các đội tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo của Nga và Trung Quốc. Đến 1989 DSP đã có khả năng theo dõi quá trình afterburner của các máy bay chiến đấu để cảnh báo các cuộc đột kích của đối phương vào các hàng không mẫu hạm. Hiện tại DSP theo dõi chặt chẽ Iran và Trung Quốc trong đó Trung Quốc là quốc gia được quan tâm nhiều nhất với tần suất thử nghiệm tên lửa đạo đạo là 1 lần 1 tuần. DSP cũng theo dõi các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc. Ngoài ra loại DSP mới phóng còn được trang bị 1 thiết bị phát hiện các vụ nổ thử hạt nhân ngoài không gian và các cuộc thử hạt nhân nhỏ trên mặt đất. Một khả năng khác của DSP là khả năng tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công gây nhiễu của vũ khí laser. DSP sẽ tiếp tục công việc của mình đến 2012-1013 và sẽ được thay thế bởi Sbirs, một hệ thống cao cấp hơn nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược.
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vậy mà trong chiến tranh vùng Vịnh, có mấy quả Termit P-15 cũ rích do Tàu copy và chỉnh sửa chút ít thành tên lửa đối đất (bỏ bớt nhiều linh kiện điện tử đắt tiền và thay bằng các linh kiện dân sự giá rẻ do không cần tính năng chống nhiễu cao như tên lửa đối hạm) vẫn vượt qua tất cả các hệ thống cảnh báo này cũng như các bệ phóng Patriot để nện trúng trại lính Mẽo. Tương lai cho các nước nghèo sẽ là tên lửa hành trình giá rẻ, thứ họ có thể làm trong tầm tay mà vẫn là thứ đồ răn đe hiệu quả với ngay cả những hệ thống phòng thủ tối tân nhất.

Chia sẻ trang này