1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quân sự thế

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi toan_ce, 24/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. beautymaple

    beautymaple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    chí phở chí phở, câu nói hay nhất trong cái câu chuyện này
  2. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đọc cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu và cuốn Thế giới phẳng của Thomas L.Friedman
    Vào trang web này để dow cuốn sách Thế Giới Phẳng này bằng Tiếng Anh hoặc bằng Tiếng Việt .
    http://my.opera.com/tanlangtu/blog/index.dml/tag/Ti%E1%BB%83u%20lu%E1%BA%ADn
    Mình nghĩ điều sẽ ảnh hưởng đến Thế giới của Mĩ là cái khác
    Còn các bạn nghĩ gì về chụp ảnh địa lý toàn thế giới định vị bằng vệ tinh trên trang web này , hic ngồi ở nước mỹ bọn nó có thể từng mái nhà Hà nội , chỉ cần ấn 1 nút ...hic
    http://www.wikimpia.org
    Được ngaythu_8 sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 02/05/2007
  3. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay vô tình mình tra tìm được một đoạn thông tin
    The United States Missile Defence System .
    Người đứng đầu chương trình này là ông Randolf Keydish nói mục đích của cuộc thử nghiệm này là để xác định và sửa chữa các trục trặc chứ không phải để bắn rơi một tên lửa nào .Bộ quốc phòng Mỹ nói một tên lửa được phóng từ Thái Bình Dương sẽ cố tiêu diệt một mục tiêu di động ở độ cao trên Thái Bình Dương hơn 200 km .Mục tiêu này sẽ được phóng đi từ bang California của nước Mỹ .Đây là thử nghiệm thứ năm của hệ thống tên lửa phòng thủ quốc gia được đề nghị .Tổng thống Bush nói Hoa Kỳ cần có khả năng bắn hạ các tên lửa tầm xa có thể do nước ngoài bắn đi .
    Nga phản đối Hệ thống phòng thủ tên lửa này .Nga nói hệ thống này vi phạm một hiệp ước chống tên lửa đạn đạo đã ký kết hồi năm 1972
    Các quan chức Mỹ nói thử nghiệm này không vi phạm hiệp ước năm 1972.
    http://www.bluejacket.com/usn-usmc_avi_image_vintage_g-z.html
  4. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    DPS hiện tại là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ. Nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách mặt đất 22,300 miles (khoảng 35970km), DSP có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa, phóng tàu không gian và nổ hạt nhận qua nhiệt phát sinh và các đám khói thải củ atên lửa. Cơ bản vệ tinh DSP được cấu tạo bởi các thiệt bị quan sát hồng ngoại dặt trong một viễn vọng kính Schmidt góc rộng. Phiên bản đầu tiên được phóng vào đầu những năm 1970 (6/11/1970), khi đó vệ tinh DSP nặng 2000 pounds và có khoản 2000 thiết bị cảm ứng. Sau nhiều năm nâng cấp hiện tại vệ tinh DSP nặng khoảng 5250 pounds và mang 6000 thiết bị cảm ứng. Ban đầu nhiệm vụ của DSP là phát hiện các tên lửa hạt nhân xuyên lục địa của cả Nga và Trung Quốc cũng như các tên lửa tầm ngắn phóng đi từ tàu ngầm của Nga gần lục địa Mỹ. Ban đầu tuổi thọ dự kiến của vệ tinh chỉ khoảng 1.25 năm nhưng DSP đã trở thành một thành công lớn khi tất cả các vệ tinh được phóng đều kéo dài hơn tuổi thọ ban đầu dự đoán. Cá biệt có cái đã hoạt động trên không gian cả hơn 10 năm. Trải qua nhiều lần nâng cấp và cải tiến DSP có thể chống lại các cuộc tấn công bằng laser cũng particle beams. Mercury cadmium telluride được ứng dụng trong các thiết bị cảm nhận hồng ngoại. DSP chỉ thực sự được công chúng biết tới ở cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 1 khi DSP phát hiện và truyền thông tinh cảnh báo tức thời đến Israel và Arab Saudi về các tên lửa Scud được Saddam bắn đi. Đến năm 1995 những tiến bộ về công nghệ đã cho phép DSP có khả năng phát hiện các tên lửa nhỏ hơn và các tên lửa tầm ngắn. Một trong những cải tiến lớn nhất của hệ thống DSP hiện nay là khả năng above-the-horizon, cho phép quét toàn bộ bán cầu và năng cao độ phân giải.
    Nói thêm 1 chút về hệ thống phòng thủ tên lửa:
    Nga và Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa xuyên lục địa từ những năm 1950 bởi vì không có cách nào phòng thủ được ICBM. Với đầu đạn nhỏ và di chuyển với tốc độ cao gần như không có vũ khí phòng thủ nào cho đến ngày hôm nay có thể chống lại ICBM. Tuy nhiên trên thực tế cả Nga lẫn Mỹ đều âm thầm đổ rất nhiều tiền để nghiên cứu một vũ khí phòng vệ chống lại ICBM.
    Có thể nói nghiên cứu đầu tiên về một vũ khí chống lại tên lửa xuất hiện từ năm 1956 khi một nhóm nhà khoa học Mỹ tìm cách bắn hạ đầu đạn của tên lửa đạn đạo. Họ sớm nhận ra rằng đầu đạn quá nhỏ có thể sẽ không xuất hiện trên màn hình radar, và với tốc độ quá cao một phản ứng ngay tức thời cũng là điều khó khăn. Điều khó khăn nhất là làm sao cho một tên lửa có thể xáp lại gần đầu đạn và tiêu diệt nó. Ý tưởng đầu tiên là dùng một đầu đạn nguyên tử để nổ gần đầu đạn của đối phương và làm chệch hướng của nó. Vào giữa những năm 1950, Mỹ đã chế tạo được một loại tên lửa chống tên lửa có tên là Nike-Zeus. Đến năm 1959 một hội đồng cố vấn khoa học của tổng thống Eisenhower chỉ ra rằng Nike-Zeus, quá chậm và hông có khăng năng phân biệt được đầu đạn thật và đầu đạn giả. Đến đầu những năm 1960, Không Quân Mỹ bắt đầu ước lượng khả năng dùng laser để đốt cháy đầu đạn nhưng cũng nhận ra rằng laser lúc đó không đủ năng lượng để đốt cháy đầu đạn khi nó nhỏ, di chuyển nhanh và vốn đã được thiết kế chống lại nhiệt khi lao vào bầu khí quyển Trái Đất. Lúc đó quân đội Mỹ bắt đầu phát triển một loại radar mới và tên lửa mới với tốc độ nhanh hơn là Sprint, hệt thống radar và tên lửa này được đặt tên là Nike-X. Năm 1966, những tướng lĩnh cao cấp muốn lắp đặt hệ thống này đề phòng thủ nước Mỹ trước ICBM của Nga nhưng gặp phải sự phản đối từ đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara. Thay vào đó McNamara lại dồn khả năng vào nghiên cứu MIRV, một khả năng cho phép một ICBM tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Với khả năng này thì Nga không bao giờ có thể trong 1 đòn có thể tiêu diệt hết các ICBM của Mỹ và do đó trong 1 đòn giáng trả Nga cũng sẽ tổn thất nặng nề, điều này sẽ làm Nga từ bỏ ý định tấn công Mỹ bằng ICBM. Cuối năm 1967, McNamarađồng ý bắt đầu nghiên cứu một phiên bản cái tiến của Nike-X với cái tên Sentinel. Sentinel theo như McNamara chủ yếu để đối phó với Trung Quốc. Đầu năm 1969, chính phủ mới của tổng thống Nixon, hạn chế và thu nhỏ Sentinel thành hệ thống Safeguard dùng để bảo vệ các điểm ICBM của Mỹ. Vào thời điểm 1970 Nga và Mỹ có tương số đầu đạn hạt nhân, và cả hai bắt đầu đối thoại kiểm soát vũ khí và số ICBM. Kết quả là SAL được kí 1971 và ABM năm 1972. ABM giới hạn 2 địa điểm anti-ballistic missile ở mỗi quốc gia, một đặt tại thủ đô và 1 đặt tại 1 địa điểm ICBM. ABM cũng giới hạn việc thử các hệ thống có khả năng bắn hạ ICBM cũng như các loại radar phát hiện ICBM đặt sâu trong lãnh thổ.
    Trong khoảng 20 năm từ 1950 đến 1970 cả Nga lẫn Mỹ đều âm thầm phát triển ABM. Ở Nga ABM chủ yếu được nghiên cứu và phát triển ở một cơ sớ có tên mật là Sary Shagan. Nhưng cũng như Mỹ, Nga cũng không có cách nào phát triển được một vũ khí chống lại ICBM và kết quả cuối cùng của Nga là một hệ thống phòng thủ Moscow. Tuy nhiên tài liệu giải mật sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ cho thấy ngay cả hệ thống phòng thủ Moscow của Nga cũng chưa bao giờ hoạt động một cách hiệu quả và đúng như mong đợi. Hệ thống cũng chỉ có khẳ năng chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ Trung Quốc mà thôi.
    23/31983, tổng thống Reagan tuyên bố chính sách quốc phòng mới bao gồm "Star Wars" trong đó kêu gọi Mỹ cẩn phát triển một lá chắn tên lửa để chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài dựa trên những phát triển công nghệ mới nhất, ngay cả những công nghệ chưa được nắm rõ. Nga trong lúc này cũng phát triển một radar lớn phát hiện ICBM đặt sâu trong lãnh thổ gần Krasnoyarsk, vi phạm hiệp định ABM. Khi Mỹ phát hiện được việc này vào tháng 7/1983, mối quan hệ 2 bên trở nên căng thẳng.
    Một số nhà phê bình ngay lập tức cho rằng kế hoạch "Star Wars" của Reagan là không thực tế. Reagan sau đó nhanh chóng thành lập SDI - Strategic Defense Initiative, để phát triển công nghệ chống tên lửa. Ngân sách cho SDI tăng 3 tỷ USD trong vòng 1 năm nhưng những công nghệ mà nó tìm kiếm đều ngoài tầm với. Đến cuối những năm 1980các kế hoạch của SDI bị hạn chế lại rất nhiều và cuối cùng là SDI kêu gọi phát triển hàng ngàn những interceptor nhỏ trong không gian với tên gọi "Brillient Pebbles" kèm theo là các sensor nhỏ "Brilliant Eyes". Cuối cùng thì cũng chẳng đi đến đâu. Điều duy nhất SDI làm được là gây cơn sốt cho phía Nga. Nga đã phạm 1 sai lầm rất lớn là đã tin vào sức mạnh công nghệ của Mỹ còn hơn cả người Mỹ tin vào sức mạnh công nghệ của mình. Nga đã dồn tiền vào để chạy theo "Star Wars" của Mỹ dẫn đến suy kiệt kinh tế. Ở đây cũng cho thấy thất bại lớn của tình báo Xô Viết lúc bấy giờ khi không có thông tin chính xác về thực trạng của SDI, dẫn đến những báo cáo ước lượng sai lầm dựa trên chi phí bên ngoài của SDI.
    Kết thúc Chiến Tranh Lạnh, Liên Bang Xô Viết tan vỡ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Hệ thống radar mà trước đây Nga xây dựng quá nữa không thể hoạt động, do thiếu kinh phí, thiếu năng lượng, một số nằm ở lãnh thổ nước ngoài thì bị dẹp bỏ. Hồ so giải mật cho thấy Nga cũng từng có một hệ thống như DSP của Mỹ nhưng nó chưa bao giờ hoàn thành khi vệ tinh thì đã có sẵn nhưng không có điều kiện để phóng vào không gian. Mỹ thời gian này cũng vẫn tiếp tục tìm kiếm ABM nhưng giới hạn hơn.
    Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất 1991 một lần nữa khơi lại ABM. Tuy nhiên có một sự thay đổi lớn là thay vì chống lại ICBM thì hệ thống phòng thủ mới lại chủ yếu chống lại các tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa gọi chung là theater ballistic missile. Những loại này có tốc độ chậm hơn và dễ bắn trúng hơn ICBM.
    Vào thời tổng thống Clinton thì nghiên cứu bị giảm lại. Thay vào đó là sự phát triển các ground-based và sea-based interceptors để chống lại các cuộc tấn công của những nước nhỏ như Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq. Đến năm 1998 khi Bắc Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản thì vấn đề phòng thủ tên lửa lại 1 lần nữa được hâm nóng lại. Ứng viên tổng thống Bush lúc đó đã lấy phòng thủ tên lửa là một trong những tiêu chí tranh của của mình. Sau khi đắc cử thổng thống Bush đã ra sức phát triển khả năng phòng thủ tên lửa, rút khỏi hiệp ước ABM.
    Hiện tại một số dự án nghiên cứu phát triển được biết tới của Mỹ bao gồm:
    - Aegis Ship-based BMD
    - Airborne Laser Development (ABL)
    - Defense Support Program (DSP)
    - Exoatmospheric Kill Vehicle (EKV)
    - Ground-based Interceptor (GBI)
    - Ground-based Midcourse Defense (GMD)
    - High Altitude Airship (Blimp)
    - Kinetic Energy Interceptor (KEI)
    - Medium Extended Air Defense System (MEADS)
    - Near Field Infrared Experiment (NFIRE)
    - Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3)
    - Sea-based X-band Radar (SBX)
    - Space Tracking and Surveillance System (STSS)
    - Space-based Infrared System High (SBIRS-High)
    - Sapce-based Laser (SBL)
    - Tactical High Energy Laser (THEL)
    - Terminal High Altitude Area Defense (THAAD)
  5. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Hay đó bác, bác chịu khó sưu tầm anh em đọc với bác nhé
  6. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    Col. Thom Besch, director of the Missile Defense Agency-Alaska Region stands next to an inert missile interceptor as he expains how the missile works, in a storage facility at the missile defense site at Ft. Greely, Alaska, Friday, May 18, 2007.
    [​IMG]
  7. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    Col. Thom Besch, director of the Missile Defense Agency-Alaska Region stands next to an inert missile interceptor as he expains how the missile works, in a storage facility at the missile defense site at Ft. Greely, Alaska, Friday, May 18, 2007.
    [​IMG]
  8. Nguoidanongcoitruong

    Nguoidanongcoitruong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Nga phóng thành công tên lửa thế hệ mới SS27 Topol-M
    [​IMG]
  9. Nguoidanongcoitruong

    Nguoidanongcoitruong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Nga phóng thành công tên lửa thế hệ mới SS27 Topol-M
    [​IMG]
  10. Nguoidanongcoitruong

    Nguoidanongcoitruong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa đánh chặn kiểu Sprint của Mỹ[​IMG]

Chia sẻ trang này